hiep dinh ve thuong mại GATT
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994
1. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994 ("GATT 1994") bao gồm:
a) các quy định quy định của Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, ký ngày 30 tháng 10 năm 1947, phụ lục của Văn kiện Cuối cùng Thông qua tại Phiên bế mạc Kỳ họp lần thứ Hai của Uỷ ban trù bị của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm (ngoại trừ Nghị định thư về Việc áp dụng Tạm thời), như đã điều chỉnh, sửa đổi hoặc thay thế bằng các thuật ngữ của các văn bản pháp luật đã có hiệu lực trước ngày có hiệu lực của Hiệp định WTO;
b) các quy định quy định của các văn bản pháp luật được trình bày dưới đây đã có hiệu lực theo GATT 1947 trước ngày có hiệu lực của Hiệp định WTO:
(i) các nghị định thư và chứng nhận liên quan đến các nhượng bộ thuế quan;
(ii) các nghị định thư về sự gia nhập (loại trừ các các quy định: (a) liên quan đến việc áp dụng tạm thời và việc huỷ bỏ của áp dụng tạm thời; và (b) với điều kiện là Phần II của GATT 1947 sẽ được áp dụng một cách tạm thời với phạm vi đầy đủ nhất không mâu thuẫn với luật pháp hiện hành tại thời điểm ban hành Nghị định thư);
(iii) các quyết định về các miễn trừ đã được thừa nhận theo Điều XXV của GATT 1947 và vẫn có hiệu lực tại thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực1;
(iv) các quyết định khác về Các bên ký kết GATT 1947;
c) Các Bản diễn giải được trình bày dưới đây:
(i) Bản Diễn giải về cách hiểu Điều II: 1 (b) của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994;
(ii) Bản Diễn giải về cách hiểu Điều XVII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994;
(iii) Bản Diễn giải các quy định về Cán cân thanh toán theo Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994;
(iv) Bản Diễn giải về cách hiểu Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994;
(v) Bản Diễn giải về việc Miễn trừ các Nghĩa vụ của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994;
(vi) Bản Diễn giải về các hiểu Điều XXVIII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994; và
d) Nghị định thư Marrakesh về GATT 1994.
2. Các Ghi chú giải thích:
a) Liên quan đến “bên ký kết” trong các quy định của GATT 1994 sẽ được hiểu là “Thành viên”. Liên quan đến “bên ký kết kém phát triển” và “bên ký kết phát triển” được hiểu là “Thành viên đang phát triển” và “Thành viên phát triển”. Liên quan đến “Thư ký điều hành” sẽ được hiểu là “Tổng giám đốc WTO”.
b) Liên quan đến Các Bên Ký Kết cùng quy định trong các Điều XV: 1, XV: 2, XV: 8, XXXVIII và các Ghi chú bổ sung Điều XII và XVIII; và trong các quy định quy định về thỏa thuận trao đổi đặc biệt trong Điều XV: 2, XV: 3, XV: 6, XV: 7 và XV: 9 của GATT 1994 sẽ được coi là các tham chiếu trong WTO. Các chức năng khác mà các quy định quy định của GATT 1994 ấn định cho Các Bên Ký Kết sẽ do Hội nghị Bộ trưởng chỉ định.
(i) Nguyên bản của GATT 1994 sẽ bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
(ii) Bản tiếng Pháp của GATT 1994 được sửa đổi về những thuật ngữ nêu tại Phụ lục A của văn bản MTN.TNC/41.
(iii) Nguyên bản tiếng Tây Ban Nha của GATT 1994 sẽ là bản trong Quyển IV của các Văn bản Cơ bản và một loạt các Tài liệu Chọn lọc, là đối tượng của các sửa đổi về các thuật ngữ đã được chỉ ra trong Phụ lục B của văn bản MTN.TNC/41.
3. a) Các quy định của Phần II GATT 1994 sẽ không áp dụng cho các biện pháp mà một Thành viên thực hiện theo luật bắt buộc cụ thể, đã được Thành viên đó ban hành trước khi trở thành một bên ký kết GATT 1947, điều đó ngăn cấm việc sử dụng, bán hay cho thuê các tầu biển do nước ngoài đóng hoặc đại tu lại vào các mục đích thương mại giữa các điểm trong vùng nội thủy hoặc trong vùng đặc quyền kinh tế. Việc miễn trừ này áp dụng đối với: (a) việc phục hồi nhanh chóng hay liên tục của một quy định không phù hợp với luật đó; và (b) việc sửa đổi một quy định không phù hợp của luật đó trong phạm vi mà việc sửa đổi không làm giảm sự phù hợp của quy định với Phần II của GATT 1947. Việc miễn trừ này giới hạn ở các biện pháp được thực hiện theo luật pháp đã mô tả ở trên đó là nó được thông báo và định rõ trước ngày có hiệu lực của Hiệp định WTO. Nếu luật đó được sửa đổi sau làm giảm tính phù hợp của nó với Phần II của GATT 1994, thì nó sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của đoạn này.
b) Hội nghị Bộ trưởng sẽ rà soát lại miễn trừ đó không muộn hơn 5 năm sau ngày có hiệu lực của hiệp định WTO và sau đó cứ 2 năm 1 lần, nếu miễn trừ vẫn còn hiệu lực, xem xét lại các điều kiện hình thành miễn trừ xem liệu miễn trừ có còn cần thiết không.
c) Một Thành viên có các biện pháp thuộc đối tượng của miễn trừ này hàng năm sẽ đệ trình một thông báo thống kê chi tiết bao gồm 5 năm hải hành trung bình về sự lưu hành thực tế và dự kiến của các tầu biển có liên quan cũng như các thông tin thêm về việc sử dụng, bán, cho thuê hoặc sửa chữa các con tầu liên quan thuộc đối tượng của miễn trừ này.
d) Một Thành viên cho rằng miễn trừ này áp dụng trên tinh thần chứng tỏ một sự hạn chế tương xứng và có đi có lại về việc sử dụng, bán, cho thuê hoặc sửa chữa các con tầu biển được đóng trong lãnh thổ của thành viên viện dẫn miễn trừ, sẽ được tự do giới thiệu một hạn chế như vậy trong thông báo trước cho Hội nghị Bộ trưởng.
e) Miễn trừ này không gây phương hại đối với các giải pháp liên quan đến các khía cạnh cụ thể của luật pháp thuộc phạm vi của miễn trừ này đã được đàm phán trong các hiệp định khu vực hoặc trong các diễn đàn khác.
1.1. GATT là gì ?
GATT ra đời do sự thất bại của việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (International Trade Organization – ITO). Thoạt tiên, 50 nước thỏa thuận thiết lập ITO, một cơ quan của Liên hiệp quốc, để điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Nhằm mục đích đó, năm 1946, 23 trong số 50 nước đã thương lượng và thoả thuận giảm thuế quan và không tăng thuế quan. Thoả thuận trên được ký kết ngày 23/10/1947 với tên gọi là Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), có hiệu lực vào 1-1-1948, trong khi các nước vẫn đang thương lượng về bản Dự thảo Điều lệ ITO. Kết quả đã giảm 45.000 dòng thuế, tác động đến một khối lượng thương mại 10 tỉ USD, 1/5 thương mại thế giới lúc bấy giờ. Sau đó, Mỹ đã không phê chuẩn Điều lệ của ITO nên tổ chức này không ra đời, nhưng các nước ký kết GATT thì vẫn tiếp tục thực hiện hiệp định này.
1.1.1. Chức năng của GATT:
GATT có những chức năng cơ bản như sau:
- là một hệ thống quy định quốc tế chung điều tiết mọi hoạt động thương mại của các nước tham gia ký kết;
- là diễn đàn thương lượng đa phương lớn nhất để thảo luận việc từng bước tự do hoá thương mại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ;
- là một cơ quan quốc tế để chính phủ các nước giải quyết các tranh chấp trong phạm vi các nước thành viên.
1.1.2. Các nguyên tắc và nội dung cơ bản của GATT: GATT gồm 4 phần và 38 điều, nội dungcó thể tóm gọn trong các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại, hay là đối xử tối huệ quốc (Most Favored Nation): Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, quy định các nước thành viên dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc về thuế xuất nhập khẩu và đối xử bình đẳng trong thương mại. Nguyên tắc này có hai ngoại lệ là:
- Các nước tham gia các khối mậu dịch tự do hay liên minh thuế quan khu vực như EU, NAFTA, AFTA… có quyền áp dụng với nhau một biểu thuế, một hàng rào phi quan thuế riêng.
- Các nước đang phát triển được ưu đãi riêng, được các nước phát triển dành cho Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) với thuế suất thấp hơn thuế suất tối huệ quốc.
Nguyên tắc có đi có lại: Một nước quyết định mở cửa thị trường của mình (hạ thuế nhập khẩu, bỏ bớt các quy định đối với hàng nhập) có quyền đòi hỏi các thành viên khác có những nhượng bộ tương tự.
Nguyên tắc công khai và cạnh tranh lành mạnh: Yêu cầu các nước thành viên không được tăng và từng bước giảm hàng rào phi thuế quan, thừa nhận quyền đánh thuế chống phá giá và chống trợ cấp xuất khẩu.
Nguyên tắc khước từ một số nghĩa vụ của GATT: Cho phép mỗi thành viên có quyền áp dụng biện pháp cấp thiết (như hạn chế nhập khẩu hoặc đình chỉ những nhượng bộ về quan thuế) để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước đang bị thương tổn, hoặc do khó khăn về cán cân thanh toán.
Nguyên tắc ưu tiên cho hàng hoá của các nước đang phát triển: Ngoài hệ thống GSP, còn có các ưu đãi về tiếp cận thị trường, hoặc ít bị ràng buộc bởi nguyên tắc có đi có lại.
1.1.3. Cơ cấu hoạt động
1.1.3.1. Các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách
Gồm các cơ quan sau đây:
- Khoá họp hàng năm của các thành viên:Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của GATT, xem xét và thông qua tất cả những vấn đề có liên quan tới Hiệp định, như chính sách thương mại của các nước thành viên hay phê duyệt ngân sách. Khi cần thiết, GATT có thể triệu tập hội nghị đặc biệt của các nước thành viên. Phần lớn các quyết định của Khoá họp được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận (consensus). Một số trường hợp đặc biệt có bỏ phiếu (mỗi nước 1 phiếu) theo đa số thường hoặc 2/3, tuỳ từng vấn đề.
- Hội đồng đại diện: Hội đồng có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề nảy sinh giữa hai Khoá họp hàng năm, chuẩn bị cho Khoá họp, chỉ đạo công việc của các Uỷ ban, các tổ công tác. Hội đồng họp 8 – 9 lần trong một năm.
- Các Uỷ ban, các Tổ công tác: Các Uỷ ban, Tổ công tác giải quyết các vấn đề cụ thể. Đáng chú ý và Uỷ ban Thương mại và phát triển tập trung giải quyết những quan tâm của các nước đang phát triển.
1.1.3.2. Ban Thư ký GATT: Ban Thư ký gồm 9 vụ với tổng số 400 người, đứng đầu là Tổng Thư ký, đóng trụ sở tại Geneva. Ban Thư ký chuẩn bị và phục vụ cho các Khoá họp hàng năm, các hội nghị, các cuộc họp, thương lượng hay thảo luận, gửi các văn kiện, tài liệu, công trình nghiên cứu, thông báo…cho các nước thành viên.
1.1.4. Ngân sách
Ngân sách hàng năm của GATT khoảng 75 triệu Franc Thụy Sĩ (trên 50 triệu USD), do các hội viên đóng góp theo tỷ trọng buôn bán của họ trên thị trường thế giới. Mức đóng góp tối thiểu là 72.500 Franc Thuỵ Sĩ (khoảng 50.000 USD).
1.2. Quá trình hoạt động:
Hoạt động của GATT chủ yếu thông qua các Vòng Đàm phán, cụ thể là:
- 5 Vòng Đàm phán đầu (1947 – 1961) nhằm giảm thuế quan.
- Vòng Đàm phán thứ 6 (1964 – 1967) mở rộng thêm đối với các biện pháp chống bán phá giá (62 nước tham gia).
- Vòng Đàm phán thứ 7 (1973 – 1979), gọi là Vòng Đàm phán Tokyo, mở rộng thêm các biện pháp phi thuế quan và các hiệp định khung (102 nước tham gia).
- Vòng Đàm phán thứ 8 (1986 – 1994), còn gọi Vòng Đàm phán Urugoay, mở rộng cho cả thuế quan, phi thuế quan, các nguyên tắc về dịch vụ và đầu tư liên quan đến thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, hàng dệt may, hàng nông nghiệp và đặt cơ sở cho sự ra đời của WTO (123 nước tham gia).
Tính đến tháng 7/1994, GATT có 123 nước thành viên, chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới. Từ 1/1/1995, WTO đã thay thế cho GATT, với 123 nước thành viên và 25 nước nộp đơn xin gia nhập.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top