hiệp định trip
hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại, gọi tắt là TRIPS. Khi người Mỹ ký kết hiệp định tự do thương mại với những nước nghèo, trong đó có Việt Nam, người ta đã đẩy cao hơn một số tiêu chuẩn so với TRIPS. Những cam kết đó gọi là [TRIPS +].
Có thể dễ dàng nhận thấy so với Hiệp định TRIPS năm 1994, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2000 đã ràng buộc đối tác ký kết vào những điều khoản chặt chẽ hơn liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ như sau:
- Thời lượng bảo hộ quyền tác giả là 75 năm, dài hơn quy định chung của Công ước Berne là 50 năm;
- Mở rộng đối tượng được bảo hộ nhãn hiệu thương mại đến nhãn hiệu chứng nhận;
- Quy định nghĩa vụ cung cấp hệ thống đăng ký nhãn hiệu thương mại;
- Nghĩa vụ bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa;
- Bảo vệ các dữ liệu trắc nghiệm lâm sàng cho dược phẩm ít nhất năm năm.
Việc Việt Nam đã chấp nhận những điều khoản [TRIPS+] kể trên có thể sẽ kéo theo hai hệ lụy dưới đây cho quá trình đàm phán từ nay đến cuối năm 2005:
- Sau khi đã đạt được những điều khoản [TRIPS+] trong hiệp định năm 2000, người Mỹ sẽ khó lòng chấp thuận những điều khoản lỏng lẻo hơn liên quan đến sở hữu trí tuệ. Ngược lại, họ sẽ sử dụng những điều kiện đó làm cơ sở đàm phán song phương trong các cuộc thương lượng ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO.
- Các nước khác, tham chiếu nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, cũng có thể sử dụng những cam kết [TRIPS+] mà Việt Nam đã chấp thuận với Mỹ để làm cơ sở đàm phán.
Ảnh hưởng của các cam kết [TRIPS+] đối với nền kinh tế nước ta rất cần được nghiên cứu. Đây là một công việc cho tới nay rất ít được tiến hành, một phần bởi thói quen của các nhà đàm phán Việt Nam không tiết lộ thông tin, lộ trình, kế hoạch đàm phán cho công chúng (đôi khi cơ quan nhà nước xem đó là tài liệu mật); một phần cũng bởi sự thiếu vắng dự báo hoặc phê phán chính sách của các hiệp hội kinh doanh, báo chí hoặc giới chuyên môn.
Từ những cảm nhận ban đầu, có thể đưa ra hai lời bàn dưới đây liên quan đến những hệ lụy mà một nước nghèo như Việt Nam phải gánh chịu khi chấp nhận những tiêu chuẩn bảo hộ sở hữu trí tuệ quá cao:
Thứ nhất, trong số hàng trăm nước nghèo, chỉ có khoảng trên dưới 10 quốc gia, tập trung ở Đông Nam châu Á, đã thành công trên đường tìm kiếm thịnh vượng chủ yếu thông qua chiến lược: cóp nhặt, đuổi theo và vượt công nghệ phương Tây. Bảo hộ tác quyền quá dài tăng quyền cho chủ tài sản tư của nước giàu và hạn chế doanh nhân nước nghèo tiếp nhận tri thức đôi khi đã trở nên công cộng.
Bởi vậy, một mặt chỉ nên đàm phán chấp nhận những chuẩn chung đã được thừa nhận tại TRIPS, mặt khác nên tìm mọi cách hạn chế sự bảo hộ thái quá tài sản trí tuệ của phương Tây. Mở rộng chính sách nhập khẩu song song là một trong những phương cách đó, tạo cơ hội hạn chế quyền của chủ tài sản trong những trường hợp vì lợi ích công cộng, ví dụ sản xuất và cung ứng thuốc chữa bệnh vì sức khỏe nhân dân.
Thỉnh thoảng báo chí nhắc tới vài vụ Trung Quốc tiêu hủy đĩa CD vi phạm tác quyền, song nhìn toàn cục, Trung Quốc đã rút nhanh khoảng cách công nghệ với phương Tây, một phần rất lớn nhờ sao chép và nhái kỹ nghệ. Cái được xem là bất hợp pháp theo nhãn quan của người giàu không nhất thiết phải trở thành bất chính trong mắt người nghèo.
Thứ hai, so với các dân tộc láng giềng, người Việt Nam dường như có cái tài cải biên, biến tấu, thêm thắt mà tạo ra cái của riêng mình. Luật pháp phải tạo cơ hội cho người nước ta tận dụng tri thức của các nước đi trước mà mau chóng biến thành cái của riêng mình.
Nếu các dữ liệu trắc nghiệm lâm sàng được giữ kín và bảo hộ chặt chẽ tới năm năm, thì các hãng dược Việt Nam khó mà có cơ hội phóng tác và cải biên để có được dược phẩm của riêng mình. Việc họ hầu như trở thành các đại lý bán thuốc cho các hãng nước ngoài, với giá rất đắt cho nhân dân trong nước, là điều chẳng đáng ngạc nhiên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top