hiện đại

1986-1990

* Thành tựu:

- Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, huy động được sức mạnh của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội;

- Đặc biệt là chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội:

+ Về lương thực thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1990 chúng ta đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.

+ Về hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng, mẫu mã – chất lượng tiến bộ hơn trước, lưu thông tương đối thuận lợi.

+ Về kinh tế đối ngoại, phát triển mạnh và mở rộng hơn trước: từ năm 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, hàng nhập khẩu giảm đáng kể.

+ Kiềm chế được một bước đà lạm phát, đời sống nhân dân giảm bớt khó khăn.

+ Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.

Những thành tựu trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

* Hạn chế

- Đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội; nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng.

- Chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

- Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp, hiện tượng tham nhũng, hối lộ, bất công xã hội, vi phạm pháp luật, kỉ luật, kỉ cương… vẫn còn khá nặng nề và phổ biến.

1991-1995

* Thành tựu:

- Thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1995), trên các lĩnh vực của sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn:

- Nhịp độ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) đã hoàn thành vượt mức:

- Kinh tế tăng trưởng đạt trung bình 8,2%/ năm. Lạm phát được đẩy lùi, tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.

- Các ngành dịch vụ năm 1995 tăng 80% so với 1990, vận tải hàng hóa tăng 62%.

- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu trên 21 tỉ USD. Vốn đầu tư tăng trung bình 50%.

- Khoa học và công nghệ có bước phát triển mới, văn hóa – xã hội có những chuyển biến tích cực.

- Ổn định tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

* Hạn chế:

- Nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ còn thấp.

- Tình trạng tham nhũng, lãnh phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước chưa được ngăn chặn triệt để.

- Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

1996-2000

Công nghiệp và Dịch vụ

Phát triển kinh tế vẫn giữ được nhịp độ cao, những mục tiêu chủ yếu của kế họach hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 7% /năm. Công nghiệp tăng 13,5% /năm. Cơ cấu kinh tế thay đổi, tỉ trọng công nghiệp tăng lên 36.6% .

Nông nghiệp

Sản lượng lương thực tăng 5.7%, bình quân lương thực đầu người năm 2000 là 444kg. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chuyển dần tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ và tỉ trọng nông nghiệp giảm còn 24.3%

Kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 51.6 tỉ USD tăng 21%. Trong đó xuất khẩu công nghiệp đạt 10 tỉ USD, nông nghiệp đạt 4.3 tỉ USD. Nhập khẩu 61 tỉ USD tăng 13.3%. Có quan hệ buôn bán với hơn 140 nước. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tư nhân. Vốn đầu tư nước ngoài tăng, đạt trên 40 tỉ USD. Bắt đầu đầu tư sang các nước khác.

Văn hóa Xã hội

Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng và giải quyết được nạn đói. Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố Hàng năm tạo được 1.2 triệu lượt việc làm mới cho người lao động. 100% tỉnh thành đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục, xóa xong nạn mù chữ và tiến tới thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

Hạn chế và khó khăn

Kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa vững chắc, lạc hậu, trình độ kém, thu nhập quốc dân, năng suất tuy tăng cao nhiều lần so với các năm trước nhưng vẫn còn thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao. Xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, buôn lậu và nhiều tiêu cực còn tồn tại trong nhà nước. Trình độ khoa học kĩ thuật kém không đáp ứng nhu cầu đất nước. Tình trạng chảy máu chất xám xuất hiện.

2001-2005

          1. Thuận lợi:

          Tình hình chính trị xã hội tiếp tục ổn định, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân được phát huy; sản xuất phát triển, xuất khẩu không ngừng được tăng cường, đây là nền tảng vững chắc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội: Qui mô nền kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trên địa bàn tỉnh được nâng lên rất nhiều so với trước. Nền kinh tế nước ta đã chính thức bước vào hội nhập với thị trường khu vực (AFTA); đồng thời đã khắc phục được những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực và thế giới những năm trước và đang lấy lại đà tăng trưởng kinh tế. Thể chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách từng bước hoàn chỉnh, đồng bộ hóa và đang phát huy tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

          2. Khó Khăn:

          Tình hình chính trị một số nước trên thế giới những năm gần đây có những diễn biến phức tạp: Cuộc chiến tranh IRắc đã có tác động ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới cũng như nước ta.

          Tình hình trong nước: Thời tiết diễn biến thất thường, dịch cúm gia cầm phát sinh gây thiệt lớn, giá cả hàng hóa vật tư tăng cao, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước nhìn chung còn thấp kém, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa thấp. Chất lượng và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.

2006-1010

Thuận lợi

1.    Đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao

2.    Kinh tế vĩ mô có bước cải thiện, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm

3.    Bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn

4.    Khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường đạt được những kết quả tích cực

5.    Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực

6.    Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại đạt kết quả quan trọng, vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng lên

Khó khăn

1.Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Hiệu quả đầu tư còn thấp

2. Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ; bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài, không khuyến khích tiết kiệm năng lượng và hạn chế việc huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển nguồn điện.

3. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao. Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn không ít khó khăn, yếu kém; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.

4. Tệ nạn xã hội ở một số nơi còn diễn biến phức tạp; kết quả kiềm chế lây nhiễm HIV chưa vững chắc, vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát cao. Tai nạn và ùn tắc giao thông vẫn còn là vấn đề bức xúc.

5. Chất lượng giáo dục đào tạo không đồng đều, chậm được cải thiện; nội dung và chương trình đào tạo nghề nghiệp, phương pháp dạy và học chậm được đổi mới. Tình trạng vi phạm đạo đức trong nhà trường còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.

6. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn chưa tạo được kết quả mang tính đột phá góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

7. Công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên khoáng sản còn nhiều yếu kém, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước còn thấp; ý thức về bảo vệ môi trường trong xã hội chưa cao.

8. Thể chế, chính sách còn thiếu đồng bộ, vừa làm hạn chế hiệu quả quản lý, vừa dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm. Công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, chất lượng thấp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: