hhtiente1

HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ

1. Hàng hóa.

a. Hàng hóa - 2 thuộc tính của hàng hóa.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động và thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi trên thị trường.

+ Giá trị sử dụng: công dụng của hàng hóa để thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con người, sản xuất ra, trao đổi mua bán trên thị trường.

- Xã hội càng phát triển thì giá trị sử dụng càng đa dạng.

- Giá trị sử dụng gắn liền với thuộc tính tự nhêin của vật phẩm, 1 vật phẩm có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau thí có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.

- Giá trị sử dụng là nội dung vật chất của vật phẩm, không kể tới hình thức xã hội đó như thế nào (xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa) mà giá trị sử dụng đều tồn tại nên giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

- Muốn là hàng hóa thì giá trị sử dụng đó phải được đem trao đổi (hay giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng cho xã hội). Trong nền kinh tế hàng hóa, thì giá trị sử dụng là phương tiện cho giá trị trao đổi.

+ Giá trị trao đổi: có 4 nội dung.

Khái niệm: là khả năng trao đổi của hàng hóa biển hiện ở quan hệ mặt lượng, một tỷ lệ trao đổi giữa giá trị sử dụng khác nhau.

- Về giá trị sử dụng thì hàng hóa khác về chất, về giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về lượng.

- Giá trị trao đổi là một phạm trù lịch sử (1 phạm trù của kinh tế hàng hóa, nghĩa là khi kinh tế hàng hóa mất đi thì không còn giá trị trao đổi)

- Cơ sở của giá trị trao đổi là giá trị. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Thực chất của sự trao đổi hàng hóa là sự so sánh về lao động đựng trong hàng hóa.

+ Kết luận:

- Hàng hóa có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị.

- Trong sự vận động của hàng hóa, 2 thụôc tính này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn, vừa là điều kiện của nhau, vừa loại trừ nhau.

b. Tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

i. Lao động cụ thể.

+ Lao động cụ thể là lao động dưới 1 hình thức cụ thể nhất định, mỗi lao động cụ thể có công cụ, đối tượng, phương pháp, kết quả khác nhau.

+ Mỗi lao động cụ thể tạo ra 1 giá trị sử dụng nhất định, lao động cụ thể càng nhiều loại thì giá trị sử dụng càng phong phú đa dạng. Cơ sở phát triển của các lao động cụ thể là sự phân công các lao động xã hội (phân công lao động xã hội nhiều => lao động cụ thể nhiều và khác nhau)

+ Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn và là điều kiện tồn tại, phát triển của xã hội loài người.

+ Lao động cụ thể chỉ có thể thực hiện được khi nó dựa vào tự nhiên, kết hợp với tự nhiên.

ii. Lao động trừu tượng.

+ Là sự hao phí sức lực nói chung của con người để sản xuất ra hàng hóa, là đặc tính chung của mọi lao động cụ thể.

+ Là phạm trù lịch sử (vì nó gắn liền với nền kinh tế hàng hóa).

+ là lao động của người sản xuất hàng hóa khác nhau về chất, lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa đồng nhất về chất, khác nhau về lượng.

+ là nhân tố duy nhất tạo nên giá trị hàng hóa nên giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh.

Kết luận:

- Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính 2 mặt:

o Xét lao động cụ thể là xem xét lao động đó tiến hành như thế nào? Sản xuất cái gì, xét về mặt chất.

o Xét lao động trừu tượng là xét xem lao động đó hao phí bao nhiêu sức lực, tốn bao nhiêu thời gian.

- Hàng hóa phải có ích thì mới có giá trị, lao động cụ thể cũng phải có ích thì mới được coi là sự hao phí sức lực của con người -> lao động trừu tượng.

c. Lượng giá trị của hàng hóa.

(chất của giá trị khác với chất của hàng hóa)

(chất của giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của 1 sản xuất hàng hóa kêế tinh trong hàng hóa)

+ Lượng giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh. Lượng lao động trừu tượng được đo bằng thời gian lao động.

+ Thời gian lao động tạo ra giá trị hàng hóa, không phải thời gian cá biệt của người sản xuất, thời gian cá biệt chỉ qui định giá trị cá biệt.

+ Giá trị xã hội của hàng hóa là lao động xã hội cần thiết (đây chính là thước đo lượng giá trị xã hội).

+ Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần thiết cho 1 lao động tiến hành với 1 cường độ trung bình trong điều kiện bình thường. Đó là thời gian lao động xã hội của những người sản xuất tuyệt đại bộ phận trên thị trường.

Ví dụ: có 3 nhóm sản xuất I, II, III.

Hao phí cá biệt của mỗi nhóm: I(1h), II(2h), và III(3h)

Số lượng cung cấp trên thị trường: I(100 dvsp), II(1000 dvsp), III(200 dvsp)  III (nhưng trong trường hợp này xã hội không phát triển)

Thời gian lao động xã hội cần thiết (giá trị xã hội): 2h.

Kết luận: số đông được tính là số trung bình.

+ Tgian lao động xã hội cần thiết không phải là 1 lượng cố định mà nó sẽ thay đổi, sự thay đổi này tùy thuộc vào năng suất lao động xã hội.

+ Năng suất lao động càng cao thì tgian lao động cần thiếtp sẽ thấp -> giá trị xã hội của 1 đơn vị hàng hóa càng nhỏ và ngược lại.

+ cần phân biệt giữa năng suất lao động và cườgn độ lao động:

o nsuất lao động là hiệu quả hay hiệu suất.

o cường độ lao động là mức độ khẩn trương, căng thẳng của lao động (hay mức độ hao phí lao động trogn 1 đơn vị tgian)

o nếu nsuất lao động tăng thì giá trị của 1 đơn vị hàng hóa giảm, còn khi tăng cường độ lao động thì giá trị hàng hóa của 1 đơn vị hàng hóa không đổi.

Ví dụ: trong 8h lao động, 1 người công nhân sản xuất được 16 sản phẩm, có tổng giá trị 80USD. Hỏi giá trị của tổng số sản phẩm làm ra trong 8h và giá trị của 1 đơn vị sản phẩm là bao nhiêu nếu:

a) nsuất lao động của người đó tăng gấp đôi.

b) cường độ lao động của người đó tăng gấp rưỡi (1.5 lần)

Giải

Tổng sản phẩm: 80USD

a) Tăng nsuất lao động gấp đôi thì giá trị không đổi=80 USD.

Tăng nsuất lao động gấp đôi thì giá trị của 1 đơn vị sản phẩm tăng gấp đôi. 80/32=2.5

b) Cường độ lao động tăng 1.5 => giá trị tăng 1.5x80

Tổng giá trị sản phẩm=80x1.5=120

Giá trị 1 đơn vị sản phẩm: 120/(16x1.5)

+ Lao động giản đơn là lao động cụ thể mà bất cứ người lao động nào đều có thể làm được.

+ Lao động phức tạp là lao động cụ thể, đòi hỏi phải có sự huấn luyện, đào tạo chuyên môn.

+ khi trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị, 1 lao động phức tạp tương đương với 1 lao động lớn hơn lao động giản đơn.

+ Tgian đào tạo càng nhềiu thì lao động càng phức tạp.

+ Quá trình trao đổi hàng hóa là qui lao động phức tạp, giản đơn thành lao động giản đơn trung bình.

+ Kết luận:

o Thước đo lượng giá trị hàng hóa là tgian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình. (giá trị tư liệu sản xuất: hao phí sức lực trực tiếp).

o Giá trị hàng hóa = giá trị cũ chuyển dịch + giá trị mới sáng tạo hay = tư liệu sản xuất + hao phí lao động.

2. Tiền tệ.

a. Nguồn gốc

Là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa của các hình thái giá trị. 4 hình thái:

i. Hình thái giản đơn/ngẫu nhiên.

Đặc trưng:

 + Quá trình trao đổi mang tính ngẫu nhiên, chưa có sự phân côgn xã hội.

 + Trao đổi trực tiếp vật lấy vật.

 + Tỉ lệ trao đổi còn tùy tiện.

 + Phương trình:

X (hàng hóa A) = Y (hàng hóa B) (được gọi là trao đổi ngang giá)

Vật ngang giá:

• Giá trị sử dụng trở thành biểu hiện của giá trị.

• Lao động cụ thể tạo ra nó trở thành hình thức biểu hiện của lao động trừu tượng.

• Lao động tư nhân là biểu hiện của lao động xã hội.

ii. Hình thái toàn bộ (mở rộng) của giá trị.

Đặc điểm:

+ hành vi trao đổi trờ thành thườgn xuyên và tất yếu.

+ có nhềiu hàng hóa tham gia quá trình trao đổi và đóng vai trong vật ngang giá.

+ tỉ lệ trao đổi không còn tùy tiện, căn cứ vào giá trị hàng hóa để trao đổi.

+ hành vi trao đổi vẫn là trao đổi trực tiếp vật lấy vật.

+ Phương trình:

1 hàng hóa A = (1 vật trao đổi nhiều vật)

iii. Hình thái chung của giá trị.

Đặc điểm:

+ tất cả hàng hóa đều biểu hiện giá trị của chúng ở 1 hàng hóa duy nhất, hàng hóa duy nhất đó được gọi là là vật ngang giá chung.

+ tỉ lệ trao đổi cố định và chính xác.

+ khi trao đổi không còn trực tiếp vật-vật mà qua trung gian (qua 2 bười: qua vật ngang giá chugn rồi mới đến hàng hóa cần)

+ phương trình: H- vật ngang giá-H

+ vật ngang giá chugn chưa ổn định, sự trao đổi khó khăn -> đi đến xu hướng chọn vật ngang giá thống nhất.

iv. Hình thái tiền tệ của giá trị.

Vật ngang giá chung cố định ở 1 hàng hóa, khi vật ngang giá chung thống nhất, được gọi là tiền tệ.

Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, sau đó cố định ở các kim loại quí như vàng, bạc, do các thuộc tính tự nhiên ở các kim loại quí:

o Thuần nhất.

o Dễ chia nhỏ.

o Ít hao mòn.

o 1 trọng lượng, 1 thể tích nhỏ thường ứng với 1 giá trị lớn.

Phương trình: H - vàng - H

Khi tiền tệ xuất hiện, cách hàng hóa chia ra làm 2 cực, 1 bên là hàng hóa, 1 bên là hàng hóa tiền tệ.

Hàng hóa thông thường là các giá trị sử dụng, lao động sản xuất làm ra chúng là lao động tư nhân.

Tiền tệ đựơc coi là hiện thân của giá trị, lao động sản xuất ra nó là lao động trừu tượng, lao động xã hội.

Bản chất:

+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung thống nhất, dùng để đo lường sự biểu hiện giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau.

+ Tăng trưởng là quan hệ xã hội, quan hệ giữa những người trong xã hội và trao đổi hàng hóa.

b. Chức năng.

5 chức năng tự nhiên:

+ Thước đo giá trị.

+ Phương tiện lưu thông.

+ Phương tiện thanh toán.

+ Phương tiện tích trữ

+ Tiền tệ thế giới (còn 1 chức năgn xã hội: trình bày trong tư bản thặng dư).

c. Qui luật lưu thông tiền tệ.

i. Qui luật

Khối lượng tiền phát hành và lưu thông phải phù hợp với khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông

(cung tiền = cầu tiền)

Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông:

+ Tỉ lệ thuận với giá cả hàng hóa.

+ Tỷ lệ nghịch với tốc độ chu chuyển của tiền.

ii. Những trường hợp vi phạm lưu thông tiền tệ.

+ : thiểu phát (deflation): lưu thông bị ách tắt, nền kinh tế trì trệ, không có tiền buôn bán trao đổi.

+ : lạm phát (inflation): phát hành tiền quá mức, làm cho tiền bị mất giá. Biểu hiện của lạm phát là giá cả thị trường tăng liên tục.

Nguyên nhân:

o Lạm phát do cầu (lạm phát cầu kéo)

o Lạm phát do cung (lạm phát chi phí đẩy).

Giải pháp: 2 vấn đề tổng quát:

o Giảm cầu hay tăng cung.

o Kết hợp cả 2 càng tốt.

3. Các qui luật kinh tế của sản xuất hàng hóa.

Qui luật giá trị: là qui luật cơ bản của sản xuất và lao động hàng hóa. Qui luật này yêu cầu việc sản xuất và lao động hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội, tức là trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết (được đo bằng tgian lao động xã hội cần thiết)

Cụ thể: trong lĩnh vực sản xuất, qui luật giá trị yêu cầu mức hao phí lao động cá biệt phù hợ với hao phí lao động xã hội cần thiết.

Trong lĩnh vực lưu thông, qui luật gtr ...

Phương thức hoạt động của qui luật giá trị:

+ Hoạt động thông qua sự biến động giá cả trên thị trường và giữa giá cả - giá trị.

+ luôn có sự chênh lệch (giá cả luôn dao động quanh giá trị), chính nhờ sự biến động này mà người sản xuất kinh doanh biết được tình hình thị trường và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

=> Nhận định: giá cả vừa là tín hiệu vừa là mệnh lệnh của tiền tệ.

Tác dụng của qui luật giá trị:

+ Tác dụng điều tiết (sản xuất lưu thông hàng hóa)

+ Kích thích (cải tiến kỹ thuật...)

+ Phân hoá (chọn lọc tự nhêin, phân hóa, người sản xuất kinh doanh thành giàu ...)

Ví dụ: tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông của 1 quốc gia là 120 tỉ, trong đó, tổng giá cả bán chịu là 10 tỉ, tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn là 70 tỉ, tổng số tiền khấu trừ là 20 tỉ.

a) Xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông ?

b) Nếu chính phủ phát hành tiền mới theo tỉ lệ có xóa bỏ được lạm phát hay không, biết rằgn số tiền hiện có trong lưu thông là 16000 tỉ?

Giải:

a) MD= = =8 tỉ.

b) Sẽ dẫn đến lạm phát nhiều hơn vì 16tỉ > 8tỉ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: