hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
Để đối phó với thách thức từ AFTA và Trung Quốc, Việt Nam cần nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của một loạt các ngành công nghiệp xét ra có lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN. Như vậy có hai câu hỏi cần trả lời: Một là, Việt Nam có lợi thế so sánh trong những ngành nào? Hai là, làm sao để nhanh chóng tăng sức cạnh tranh của những ngành đó?
Lợi thế so sánh tĩnh (static comparative advantage) là lợi thế hiện tại, có ngành đã phát huy được, cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, nhưng cũng có ngành chưa phát huy được do môi trường hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Lợi thế so sánh động (dynamic comparative advantage) là lợi thế tiềm năng sẽ xuất hiện trong tương lai gần hay xa khi các điều kiện về công nghệ, về nguồn nhân lực và khả năng tích luỹ tư bản cho phép. Nếu có chính sách tích cực theo hướng tạo ra nhanh các điều kiện đó sẽ làm cho lợi thế so sánh động sớm chuyển thành sức cạnh tranh hiện thực.
Để dễ phân tích, ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm:
Nhóm A: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v..
Nhóm B: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v..
Nhóm C: Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu.
Nhóm D: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bom nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v..
Nhóm E: Những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v..
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top