hh sgd
TRẢ LỜI CÂU HỎI NHÓM PHẢN BIỆN VỀ
MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
Nhóm 8- Lớp A15
1. Sự cần thiết của việc thành lập sở giao dịch
Có thể nhận thấy một số hạn chế trong giao dịch hàng hóa ở Việt Nam:
• Quy trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá chưa gắn được cung vào cầu.
• Tiêu chuẩn hàng hoá của Việt Nam thường không được công nhận rộng rãi nên hàng hoá phải xuất khẩu theo tiêu chuẩn của thế giới, gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là người nông dân.
• Thiếu thị trường thứ cấp tập trung để người sản xuất huy động được vốn, người kinh doanh có thể mua đi bán lại hàng hoá và nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia đầu tư.
Do đó cần tạo ra một thị trường để đảm bảo trước khi sản xuất phải có hợp đồng tiêu thụ, sau đó mới đến khâu lưu trữ và giao hàng, nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Vì thế, cần thiết phải thành lập Sở giao dịch hàng hoá tập trung.
2. Ý nghĩa của việc ký quỹ? Mức ký quỹ là bao nhiêu?
• Ý nghĩa: Theo khoản 3 điều 69 Luật Thương Mại 2005 quy định: "Thương nhân môi giới mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá có nghĩa vụ đóng tiền ký quỹ tại Sở giao dịch hàng hoá để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình hoạt động môi giới mua bán hàng hoá. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hoá quy định."
• Theo điều 39, nghị định 158/2006:
Sở Giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch. Trong một thời hạn nhất định theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải bổ sung tiền ký quỹ khi có biến động giá. Trường hợp không bổ sung tiền ký quỹ đúng hạn, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền tất toán hợp đồng với thành viên kinh doanh.
3. Liệu một thành viên của sở giao dịch này có thể hoạt động tại một sở giao dịch khác không? Nếu có thì cần làm những thủ tục và theo quy định nào?
Hiện tại luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này, tuy nhiên theo ý kiến của nhóm thuyết trình thì để có thể giao dịch tại sở giao dịch bất kỳ thì các thành viên cần đăng ký tham gia tại sở giao dịch đó và chấp hành các quy định theo luật pháp và theo điều lệ của từng sở giao dịch.
4. Sở giao dịch khi không tuân thủ quy định về công bố thông tin có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Khoản 1 điều 52 ND158/2006 có quy định về Sở giao dịch hàng hóa vi phạm "các quy định khác của Nghị định này và của pháp luật liên quan" thì "tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính". Trong khi đó việc công bố thông tin là trách nhiệm của sở giao dịch quy định tại khoản 3 điều 16 ND 158/2006. Như vậy việc không tuân thủ quy định như trên sẽ xử lý theo khoản 1 điều 52 ND158/2006 (trích ở trên).
5. Hiện tại ở Việt Nam có những sở giao dịch nào?
Hiện tại, ở Việt Nam chỉ mới có sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đối với sở giao dịch hàng hóa thông thường, mặc dù đã có không ít doanh nghiệp quan tâm nhưng cho đến nay chưa có một sở giao dịch hàng hóa nào chính thức hoạt động. Sàn giao dịch cà phê do Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) kết hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk thực hiện. Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (tên gọi của sàn giao dịch) đã được khánh thành nhưng kỳ thực chỉ nhằm lấy ngày và chưa chính thức hoạt động.
6. Sàn giao dịch và sở giao dịch khác nhau như thế nào?
Do chưa có quy định chính thức phân biệt 2 khái niệm này, tuy nhiên dựa trên những kiến thức thực tế, nhóm thuyết trình cho rằng Sàn giao dịch có phương thức hoạt động không tập trung và các quy định cũng chưa chặt chẽ bằng Sở giao dịch.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top