Chương 2
Theo lời Tạ Vũ kể, ngày còn nhỏ, gia đình cô sống trong một khu nhà nghèo sát mé sông. Nhà của bà con hàng xóm nơi đây ai cũng như ai, đều là những mái tôn lụp xụp. Ngày nắng thì nóng nực như lò sưởi mà ngày mưa thì nước lại được dịp luồn vào theo những khe hở từ khắp nơi. Do cái chỗ ở chật hẹp nên lũ trẻ thường được đẩy ra ngoài chơi bên bờ sông cả ngày. Có những đứa trẻ ngày ăn cơm ba bữa ở bờ sông, tắm ngoài sông và đến cả ngủ trưa cũng trải chiếu sát bên bờ sông mà ngủ nốt. Và cũng chỉ duy nhất hình ảnh đó gắn chặt trong tâm trí Tạ Tranh, sâu đậm đến mức khi thời gian đã trôi qua hơn hai mươi mấy năm có thể khiến cô quên đi mọi thứ nhưng vẫn không quên dãy nhà nghèo bên sông hôm nào.
Đối diện với những mái nhà lụp xụp bên này là những khu trung tâm thành phố, một loạt các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm sau thời mở cửa. Và thế là mỗi buổi tối, hai khung cảnh trái ngược nhau đồng thời diễn ra: bên này sông với các mái nhà lụp xụp tối om, con đường đá vắng hiu um tùm lau sậy chìm vào trong màn đên tĩnh mịch, bên kia sông lại sáng rực trên cao với ánh đèn của cần cẩu, thấp chút là hàng đèn lung linh hai bên dọc theo con đường xi măng náo nhiệt những hàng xe...
Trước khi đến đã đặt phòng từ trước, một nhà trọ nhỏ ở trong lòng Lệ Giang phố cổ, muốn đến được phải đi ngang con sông ấy. Máy ảnh cầm trong tay, chụp choẹt vài tấm lấy cảm hứng, hít vào thở ra đều cảm nhận được cuộc sống lúc nhỏ, chứng tỏ không thay đổi nhiều, nhưng có vẻ thành phố đang dần được nâng cấp, màu của dòng sông đã đen hơn một chút do ô nhiễm nhưng không quá tệ, có thể ngắm được.
Tạ Tranh kéo vali vào dãy dãy trọ, nơi này phục vụ theo kiểu tự cung tự cấp, người quản lý lại là một cô gái trẻ. Ngôi nhà mang dáng dấp của kiến trúc Pháp đúng theo nguyện vọng to lớn của những người yêu nước Pháp. Nói điều gì thêm nữa với một căn phòng đầy đủ tiện nghi những được tối giản bằng những chi tiết có gam màu trầm làm từ chất liệu gỗ. Điều đặc biệt là nếu ai đó có dịp ghé qua nơi này sẽ không thể quên được khung cửa sổ ở mặt bên của ngôi nhà. Khung cửa rộng và to như cánh cửa nhà thờ, mang hơi hướng của những ngôi nhà Châu Âu cổ kính. Những tấm kính trong suốt mang đến cảm giác mềm mại ấm áp mỗi buổi tối dưới ánh sáng màu vàng tươi tắn của chiếc đèn chùm.
Đứng trong sân chờ đợi, rất lâu sau mới nghe thấy tiếng ồn ào bên ngoài vọng tới, là một người mẹ đang dạy dỗ con mình.
Thấy khách đứng trong sân, quản lý dừng việc mắng con, phủi phủi tay tiến đến chào hỏi với cô: "Cô đến thuê à?"
"Vâng, tôi có đặt phòng rồi."
"Tôi có nghe hôm nay cô sẽ tới." Quản lý đưa tay ra: "Tôi là Lê Diệu, quản lý của dãy nhà trọ Kỳ Diệu này."
Cô cũng lịch sự bắt tay với chị ấy: "Tôi là Tạ Tranh, là... họa sĩ tự do."
Con người Lê Diệu nhìn qua rất hào sảng, nghe cô giới thiệu xong liền tấm tắc khen ngợi: "Họa sĩ sao? Đến đây lấy cảm hứng là rất hợp lý. Để tôi dẫn cô lên phòng xem một lượt rồi hãy tính tới việc ở bao lâu nhá."
Tạ Tranh đã tìm hiểu qua nhà trọ Kỳ Diệu trên mạng, mọi đánh giá đều rất tốt, ngoài ra ở vị trí căn trọ này cách ngôi nhà cũ của cô vài chục bước chân, tuy bây giờ nơi đó đã biến thành bãi đất trống nhưng Tạ Tranh vẫn không ngừng mường tượng về dáng vẻ lụp xụp của căn nhà khi đó, còn việc gia hạn thì quy định phải đặt cọc ít nhất là một tháng. Công việc cũng đã từ chức, lâu lắm mới về lại quê hương nên cô quyết định sẽ ở đây khoảng thời gian, tầm ba tháng, để tâm hồn cùng tâm trí của mình yên tĩnh trở lại, và còn để ống kính của chị gái lưu lại nơi đây nữa.
Soạn ít đồ bỏ vào phòng, khoảng thời gian còn lại rảnh rỗi, Tạ Tranh cầm theo máy ảnh của chị gái đi tham quan đường xá. Cổ trấn này được xây dựng vào cuối triều đại Nam Tống và có lịch sử hơn 800 năm, không có tường thành xung quanh thành phố cổ và nó như lời chào đón tất cả mọi người đến đây một cách cởi mở và hòa nhập. Ngoài ra, nơi đây còn có một ngôi nhà gỗ lâu đời ghi lại rằng các quý tộc Lệ Giang từng sống ở đây. Những cây cầu nhỏ trong thành phố cổ và những bức tường trắng xóa làm cho nơi này trở nên nhẹ nhàng và thanh lịch hơn. Vòng nước lớn nằm ở lối vào của thành phố cổ Lệ Giang có một guồng nước lớn, đây cũng là thứ mang tính biểu tượng ở Lệ Giang.
Chiều chiều, những người bạn bồ câu hay đậu bên cửa sổ nhặt nhạnh từng vụn bánh mì vương vãi còn thơm nức. Mùi bánh thơm ngậy đặc sệt vị trứng gà đồng quê, khác với vị nhàn nhạt toàn lòng trắng của những quả trứng gà công nghiệp.
Vừa đi vừa kiểm tra những tấm ảnh xinh đẹp trong máy, hôm nay là ngày bội thu vì cô thấy cái gì cũng chụp bởi cái gì cũng mới lạ. Khi đi ngang qua ngã tư, lúc Tạ Tranh vừa hạ máy ảnh xuống liền có một cậu nhóc chạy bạt mạng đến chỗ cô, bất cẩn thế nào lại khiến phần trán đập vào ống lens máy ảnh. Thằng bé thì ngã ra đất, ôm trán khóc nức nở, máy ảnh trên tay Tạ Tranh rơi xuống, đã nát giờ còn nát hơn.
Sợ tiếng quấy của đứa nhỏ thu hút nhiều người, sợ tình huống trở thành người lớn ăn hiếp con nít, Tạ Tranh đành ôm máy ảnh, ngồi thụp xuống kiểm tra thằng nhóc, nhưng dù có hỏi han bao nhiêu câu thì đáp lại cô vẫn chỉ là tiếng oa oa nhức đầu ấy. Cô bất lực ngồi nhìn, dần dần lại thấy tức giận vì tiếng khóc chói tai.
Vài phút sau, gia đình của thằng bé tới. Người đứng trước mặt cô có vẻ là ba của nó, kiểm tra khắp cơ thể thì chỉ thấy phần trán bị va chạm sưng tấy lên, có một vết rách nhỏ khiến máu ứa ra một chút.
"Tôi không để ý thằng bé chạy tới, không may va vào máy ảnh của tôi." Tạ Tranh lên tiếng trước, dù sao mạng của thằng bé vẫn không thể so với máy ảnh của cô.
Người đàn ông nghe thế liền trộm nhìn máy ảnh trong tay của, phần khác hư hỏng thế nào thì không rõ nhưng ống lens rõ ràng bị nứt đến nát bét. Chưa bàn đến giá trị của chiếc máy ảnh, nhìn qua cô gái sành điệu trước mặt cũng khiến uy thế của người nông thôn cảm thấy hụt chí.
Thấy gia đình mình cũng có phần lỗi, anh ta bất an gãi đầu: "Máy ảnh của cô không sao chứ? Nếu đi lên thị trấn bên cạnh có thể sẽ tìm được chỗ sửa, hay là..."
"Hay là chúng ta dẫn thằng bé đến trạm xá xử lý vết thương trước rồi chuyện này tính sau đi."
"..."
Tạ Tranh ngồi ở ngoài đợi, nghe thoang thoảng là phải may hai mũi nhỏ trên trán cậu bé. Nhìn lại máy ảnh của mình, nghĩ xem ống lens phải may bao nhiêu mũi thì mới lành, ngoài mặt thở dài thườn thượt. Chiếc máy ảnh yêu thích của Tạ Vũ, chưa hết một ngày đã tàn tạ đến đáng thương, nếu chị gái còn sống, nhất định sẽ xé xác cô bằng những lời đao búa.
Một lúc lâu sau thì có người khác chạy đến phòng bệnh, người này trông trẻ hơn so với ba của cậu bé. Hai người rù rì gì đó ngay trước cửa, vẻ mặt có chút nghiêm trọng. Ánh mắt người đàn ông thoáng liếc nhìn qua phía Tạ Tranh, nhìn thấy nửa gương mặt của người con gái đang ngồi trên băng ghế đằng kia. Mái tóc dài được cô gái cột cao lên nhưng vẫn không mất đi nét bồng bềnh.
Như cảm thấy có người nhìn mình, Tạ Tranh quay lại và nhìn anh. Cũng đúng thôi, cô bây giờ đang đóng vai kẻ đầu xỏ gây tai nạn trên đường mà.
Lát sau thì người đàn ông vừa tới đi đến trước mặt cô.
"Thực xin lỗi, thằng bé ham chơi nên chạy nhảy không nhìn đường, hại máy ảnh của cô bị hư hỏng nặng. Hay là thế này, cô đưa máy ảnh cho tôi, tôi đem lên thị trấn phía trên sửa, toàn bộ chi phí đều do chúng tôi chi trả, sau đó xem như chúng ta huề?"
Tạ Tranh bị lôi ngược ra khỏi thế giới của mình bằng giọng nói trầm ấm của anh ta. Nhìn vẻ ngoài, áo phông tối màu được phối cùng chiếc quần có chút hầm hố, kết hợp với đôi bốt bằng vải đã cũ, trông chân chất giống những người ở đây và cũng nhìn ra nét thật thà. Với lại so với những người mà hôm nay cô đã gặp, anh ta có vẻ ngoài được nhất.
Tạ Tranh không dám liều, cô nghiêng đầu, suy nghĩ đến phương án khác: "Hay là anh dẫn tôi đến chỗ sửa đi. Đây là máy ảnh tôi rất quý và bên trong cũng có nhiều thứ quan trọng nên không thể nói đưa là đưa."
Anh ta có vẻ bất ngờ, chần chừ suy nghĩ thêm một chút rồi mới đồng ý: "Nói như thế cũng được thôi, cô là khách ở đâu?"
"Dãy trọ Kỳ Diệu."
"Trùng hợp thế sao?" Người đàn ông cười tươi rói: "Gia đình tôi tiếp quản nơi đó."
Tạ Tranh gật đầu, xem như đã hiểu. Duyên phận cũng đóng vai trò quan trọng trong mọi vấn đề rắc rối xảy ra đấy chứ.
"Tôi là Lê Kình, rất vui được biết cô."
Bắt tay lại với anh: "Tôi là Tạ Tranh."
Tạ Tranh rất xinh. Dáng cô mảnh khảnh và gương mặt nhỏ nhắn, làn da trắng nhưng xanh xao, trông rất mong manh nhưng không hề yếu đuối. Anh đã trăn trở rằng, chẳng rõ sức mạnh vô hình ẩn trong cơ thể bé nhỏ kia tên là gì, chỉ biết rằng đối với bất cứ ai, Tạ Tranh đều mang lại cảm giác cô đủ mạnh mẽ và sự tinh khiết, để có thể vỗ về những tâm hồn đã lấm lem.
Trở về phòng trọ, Tạ Tranh đem ảnh trong bộ nhớ chuyển qua máy tính, bày biện bút chì và bút màu, tịnh tâm một chút rồi bắt đầu vẽ lên giấy.
Không gian yên tĩnh, trong đầu chợt nhớ về người đàn ông tên Lê Kình, miên man một lúc liền phát hiện mình vẽ nhầm. Tấm ảnh đang hiện trên máy tính là một trũng núi nhỏ, mất hồn thế nào liền vẽ thành đoạn tóc ngắn cũn chỉa đủ hướng của Lê Kình. Bản thân cô cũng thấy kỳ lạ, hẳn là gia đình anh là người bản xứ đầu tiên trò chuyện cùng cô nên có chút ấn tượng, chắc là thế rồi.
Trước khi rời khỏi trạm xá, Lê Kình có dặn cô: "Ngày mai tám giờ, tôi sẽ chờ cô ở trước cửa rồi chúng ta đi."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top