Hẹn gặp giữa mùa yêu.

Năm tôi 20 , tôi có một bài tập viết lại quá trình học ngoại ngữ. Lớp của tôi kết hợp cả cử nhân và thạc sĩ, mà 2/3 là anh chị học thạc, chỉ có lẻ loi tôi và nhỏ kia chưa cả tốt nghiệp. Bài viết này, tôi xem từ bản mình đã nộp bằng Tiếng Anh, nhưng tôi gửi lại đây tiếng Việt, câu chuyện về cuộc đời tôi, về những người đã truyền cảm hứng cho tôi trong quá trình phấn đấu và học tập để thoát nghèo. Đột nhiên tôi cảm thấy, có một ngày nhìn lại cả quá trình dài đó, dù có buồn vui nước mắt, tôi thấy thật tự hào.

Từ bao giờ, với tôi, Wattpad là nơi tôi muốn bộc bạch hết những điều tôi giữ trong lòng không dám nói, không biết thổ lộ cho ai. Với nhiều người, Wattpad từ lâu là một nơi để đọc truyện giải trí, tôi hy vọng đâu có trong những con chữ tôi viết ra, bạn tìm thấy được một mảnh giá trị. 

Bản thân tôi rất yêu thích hai câu nói, giáo dục thay đổi một con người, và học thêm một ngoại ngữ là sống một cuộc đời mới. Xuất thân là một cô bé sinh ra và lớn lên ở làng quê, nơi mà mọi người quanh năm làm lụng trên đồng ruộng và mong ước con cái của mình sau này có một công việc ổn định, việc học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng anh, đối với chúng tôi là một thứ khá xa xỉ. Hồi tôi còn bé, gia tài cả nhà là một chiếc tivi với các kênh quen thuộc về hoạt hình, về âm nhạc, có những bộ phim hoạt hình Disney nổi tiếng như Nàng tiên cá hay Bạch Tuyết và bảy chú lùn, (bạn bè tôi hay thắc mắc tại sao tôi từng coi các bộ phim nổi tiếng của Disney nhưng không học được chữ Tiếng Anh nào qua các bộ phim đó, là bởi vì chúng đều đã được lồng tiếng việt , còn kênh âm nhạc có những bài hát bằng tiếng anh (dĩ nhiên là không thể lồng tiếng việt), là cơ hội cho chúng tôi tiếp xúc với thứ ngôn ngữ toàn cầu này. Tôi còn nhớ rõ bài hát đầu tiên thu hút tôi vào thế giới ngoại ngữ là See you again, giai điệu da diết và có phần ray rứt khó tả, dù khi đó vốn tiếng anh của tôi còn hạn chế, nhưng tôi đoán được nội dung bài hát xoay quanh chủ đề "tình bạn" khi lời bài hát liên tục lặp lại chữ "friends". Đó cũng là bài hát tiếng anh đầu tiên mà tôi thuộc lời từ đầu đến cuối, và có một hôm khi tôi đang ngêu ngao hát theo thì bố tôi tiến lại và hỏi đây là bài hát gì và nội dung của nó như thế nào. Sau đó bố bảo tôi hát lại cho ông nghe, và ông có nói một điều khiến tôi nhớ mãi "Bố rất hạnh phúc vì thấy các con được tiếp cận với nền giáo dục tốt và hiện đại hơn, nếu học giỏi Tiếng Anh sau này tương lai của các con sẽ rộng mở". Đó là động lực và cũng là điểm khởi đầu cho sự đam mê học tiêng anh của tôi. Còn một sự kiện nữa cũng góp phần vào khao khát muốn nghe hiểu và sử dụng tiếng anh của tôi, đó là cuộc thi Vietnam Next top model. Tôi còn nhớ rõ nếu ai đạt giải quán quân cuộc thi đó sẽ nhận được 1 năm miễn phí sử dụng dịch vụ phòng gym đẳng cấp 5 sao tại california fitness and yoga. Khi đó tôi còn nhỏ nên chưa hiểu được ý nghĩa của việc đi gym hay yoga là gì, nhưng tôi vô tình biết được California là tên một thành phố (thực chất là một tiểu bang) ở nước ngoài, cái tên thật sự rất sang trọng và thu hút tôi mỗi lần nó được nhắc đến, và tôi tò mò đó là một nơi thú vị như thế nào. Vậy là từ đó, khao khát muốn nghe hiểu và nói tiếng anh trôi chảy và thuần thục trong tôi bắt đầu sôi sục, nhưng khi đó thứ ngự trị hơn cả là mong muốn có thể khiến bố mẹ tôi tự hào, muốn nghe hiểu và hát lại bất kỳ bài tiếng anh nào mà tôi yêu thích cho người thân của tôi nghe, chứ khi đó tôi chưa từng mơ về việc một ngày nào đó tôi sẽ được đặt chân đến Cali, điều mà giờ đây đã trở thành hiện thực. Phải, bây giờ, trong lúc viết phần tự sự này, tôi đang ở Mỹ, và tôi đã đến 2 thành phố nổi tiếng của Cali là Los Angeles và San Francisco rồi, vào 8 năm sau, khi tôi tròn 20 tuổi.

Với ý chí sục sôi khi đó, tôi đã trở thành học sinh đầu tiên ở làng quê nghèo đạt được giải thưởng cao trong kì thi học sinh giỏi môn tiếng anh ở cấp huyện. Dù chỉ là giải ba thôi, nhưng là giải thưởng cao nhất cho trường tôi lúc đó, và tôi trở thành niềm tự hào của bố mẹ, của nhà trường, và cả của một người cô giáo đã luôn hỗ trợ và động viên tôi, cho đến tận bây giờ. Tôi cố gắng duy trì thành tích đó, khi tôi lên lớp 8 tiếp tục tham gia cuộc thi một lần nữa nhưng chỉ đạt giải khuyến khích, và khi lên lớp 9 thì tôi không đạt giải. Năm tôi học lớp 9, nhà trường sắp xếp cho một cô giáo mới giảng dạy chúng tôi, cô cho chúng tôi luyện tập rất nhiều đề, và chữa hàng tuần, nhưng những kiến thức mới và khó cô chỉ nói lướt qua và không đi sâu khiến chúng tôi làm bài trong khó hiểu. Lúc đó, tôi cũng có bias cô giáo cũ dạy tôi từ lớp 5, nên khi có cô giáo mới tôi cảm thấy không thoải mái nên cũng không có connect với cô cho phần ôn thi. Tôi biết trước được kết quả năm đó mình sẽ không có giải, và tôi bắt đầu giảm tình yêu và đam mê với việc học tiếng anh từ lúc đó. Khi lên cấp 3, cô chủ nhiệm của tôi trong 3 năm đó cũng là người ôn thi cho tôi, nhưng phương pháp của cô cũng giống như giáo viên trước đó và bản thân tôi cảm thấy việc học không có hiệu quả, lớp học không có sự kết nối và việc giảng dạy kiến thức mới khá mơ hồ, tình yêu tiếng anh của tôi gần như đã kết thúc từ đó. Cho đến khi đăng ký nguyện vọng để vào đại học, tôi mơ hồ và không biết bản thân sau này muốn học chuyên ngành nào và muốn làm nghề gì. Khi đó tôi đã chọn lựa theo điểm mạnh của mình, là Tiếng Anh, vì tôi nghĩ rằng dù sau này tôi có không thích ngành mình chọn, nhưng nếu tôi giỏi thứ đó thì nó vẫn có thể giúp tôi có thêm thu nhập, và dự định của tôi khi đó trở thành một phiên dịch viên để có nhiều tiền hỗ trợ cho gia đình.

Đại học là một chương mới trong cuộc đời tôi. Chuyên ngành của tôi về tiếng anh nên hầu hết bạn bè cùng lớp đã có background khá tốt về cả 4 kĩ năng Nghe nói đọc viết. Nhưng tôi và một số bạn khác, vì khi ở quê chúng tôi chỉ học ngữ pháp và từ vựng để vượt qua bài kiểm tra ở cấp bậc thấp hơn (Hoang & Mai, 2015), nên 4 kĩ năng này chúng tôi chưa được đào tạo, đặc biệt là viết, nghe và nói. Tôi còn nhớ buổi học đầu tiên như là một cơn ác mộng khi tôi phải đứng lên giới thiệu về mình bằng tiếng anh. Khả năng nói của tôi khi đó ở mức thậm tệ vì tôi chưa có cơ hội luyện nói trước đây, nên tôi đã nói lắp bắp và đổ mồ hôi như tắm vì căng thẳng. Trong hai năm đầu tiên, chúng tôi phải thành thạo cả 4 kĩ năng để thi chứng chỉ, và 4 kĩ năng này chính là yêu cầu cho mỗi bài thi. Bài thi nói kì 1 năm nhất là bài pairwork để role-play một đoạn hội thoại, vì quá căng thẳng dưới áp lực thời gian trong lúc thi nên tôi đã có phần làm không tốt, và tôi cảm thấy áy náy với partner của mình rất nhiều. Đó là khoảng thời gian vô cùng áp lực, khi tôi thấy mình kém cỏi hơn bạn bè xung quanh và thấy sợ việc học vì nó quá khó, khác xa so với tiếng anh sách vở tôi học trước đây, tôi đã từng có ý định bỏ cuộc. Tôi từng nghĩ rằng mình học khá tốt môn này ở cấp 2 và cấp 3 thì khi lên đại học tôi cũng sẽ survive được thôi, nhưng sự thật đã rũ bỏ giấc mộng đó. Khi nhìn lại tôi thấy nó giống như một cú shock đối với tôi vậy, nhưng thay vì là Cultural shock như người ta hay nói, tôi đã gặp English shock trong quãng thời gian đầu chuyển mình từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành khi lên đại học. Và bài học đắt giá khi đó đối với tôi là never-give-up, không bỏ cuộc. Khi tôi gọi điện về nhà vào khoảnh khắc khó khăn đó, mẹ tôi không hề biết chuyện và bà kể cho tôi về tháng lương đầu tiên của bà. Khi đó mẹ tôi đã hơn 40 tuổi, vì học phí đại học quá lớn nên mẹ tôi đã cố gắng đi xin việc tại một công ty may, hàng ngày bà đạp xe đạp 10 cây số để đi làm. Sau khi tắt điện thoại, tôi đã bật khóc nức nở vì thương mẹ, và mẹ vẫn luôn cố gắng hết sức mình để chăm cho cho toi và 2 đứa em gái được tiếp cận decent education. Vậy thì tại sao tôi lại bỏ cuộc? Tôi quyết tâm bắt đầu lại, tôi để dành tiền đi làm thêm (đi làm gia sư), mua bộ sách KET về để chăm chỉ luyện tập trong một tuần trước kì thi đọc và viết cuối kì. Tôi cũng hỏi bạn bè xung quanh để có thêm lời khuyên và chia sẻ. Dù bước vào phòng thi vẫn còn lo lắng và kết quả không được tốt như tôi mong đợi, ít nhất tôi đã thử và không bỏ cuộc.

Kết thúc kì một cũng là lúc dịch covid 19 bùng phát và tất cả mọi hoạt động thường ngày bị tạm dừng, tôi trở về quê và bắt đầu hành trình hơn 1 năm học đại học online. Qúa trình đó cũng là một bước ngoặt mới. Tôi luôn tự ti về khả năng của mình, nhất là sau lần thi nói cuối kì cùng bạn cùng lớp và ảnh hưởng đến bạn, tôi càng tự ti hơn. Khi về quê học online tôi không gặp bạn nữa, và tôi suy nghĩ về cách để vượt qua nỗi sợ hãi khi đối diện với bạn. Tôi nghĩ bản thân mình nên làm gì đó để cảm thấy tự tin và thoải mái hơn, và tôi bắt đầu với việc tham gia các dự án tình nguyện online. Một năm sau đó, tôi tích lũy được cho mình nhiều kĩ năng mềm thông qua quá trình phục vụ cộng đồng, kĩ năng chuẩn bị tổ chức sự kiện (làm timeline, masterplan), kĩ năng truyền thông, kĩ năng viết nội dung, và quan trọng nhất là leadership skill, điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi đã thử những điều tôi chưa từng thử, bước ra khỏi vòng an toàn của mình, rèn kĩ năng và trau dồi bản thân. Năm đó tôi không đạt được học bổng của trường, nhưng tôi giành được 2 suất học bổng từ Tập đoàn Deloitte và Hyundai tại Việt Nam, merit-based scholarship cho những học sinh có đóng góp cho cộng đồng. Đối với tôi khi đó, hành trình thay đổi bản thân, trở nên tích cực và cống hiến cho xã hội giúp tôi mở mang kiến thức của mình, và đặc biệt hơn, nó giúp tôi nhận ra ước mơ mà tôi thật sự muốn theo đuổi, là trở thành giáo viên hỗ trợ cho những học sinh có hoàn cảnh kém may mắn như tôi. Tôi nhận ra rằng sức mạnh của việc học ngoại ngữ, không chỉ giúp tôi nâng cao khả năng học thuật, giúp tôi có thêm thu nhập hỗ trợ cho gia đình, mà còn là phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp tôi tham gia các hoạt động giảng dạy trong cộng đồng, từ đó tôi có niềm yêu thích công việc giảng dạy Tiếng Anh cho mọi người xung quanh. Việc giảng dạy cho người khác cũng chính là giảng dạy cho chính bản thân tôi, khi tôi học những điều mới từ chính học sinh của mình days by days.

Đồng thời, trong năm đó, tôi cố gắng tạo môi trường cho mình luyện nói mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi đang tắm, tôi tự kể lại chuyện ngày hôm qua, xem các video mẫu nói, luyện bắt chước ngữ điệu và cách phát âm của người bản xứ. Dần dần, tôi tự tin hơn vào khả năng xạ nói tiếng Anh của mình. Dù không thành thạo nhưng học kì 2 sau đó, tôi cố gắng tập trò chuyện tự nhiên với bạn bè và chủ động mở mic giao tiếp trong lớp.


Qua thời gian, tôi cảm thấy thoải mái hơn về bản thân mình. Trước đây, tôi từng có cảm giác tự ti rằng mình sẽ không thể nâng cao được năng lực chuyên môn. Rồi một ngày tôi đã làm được. Tôi từng nghĩ một đứa trẻ nhà quê như tôi không thể đạt điểm cao. Tôi đã làm được, được học bổng và được thầy cô khen ngợi, những điều đã thúc đẩy tôi tiến về phía trước. Quan trọng hơn, tôi nhận ra sự thay đổi của chính mình thông qua sự thay đổi của môi trường và cộng đồng nơi tôi sinh sống. Nó liên quan đến phương pháp giảng dạy mà tôi được dạy trong lớp Giảng dạy & Văn hóa tôi học kỳ này ở Mỹ. Đó là hai phương pháp IRE (Đánh giá phản hồi ban đầu) và phương pháp IC (Instructional Conversation) trong giảng dạy. Thông qua video Oakland Schools Literacy (2014), trước tiên, phương pháp IRE được giới thiệu bao gồm các câu hỏi đóng, câu trả lời ngắn gọn, thực tế, sự kiểm soát của giáo viên, nói và đánh giá các câu trả lời "đúng" hoặc "không đúng", tác động đến sự thụ động trong việc "nhớ lại" của người học. , kể lại và liệt kê" các câu trả lời cũng như suy nghĩ của họ ở cấp độ đầu tiên của Thang phân loại Bloom, nhớ lại các sự kiện và khái niệm cơ bản (Mcdaniel, 2010). Phương pháp này nên được áp dụng cho một số mục đích nhất định như đưa ra đánh giá ngắn gọn, không chính thức về kiến thức của học sinh về một chủ đề hoặc cung cấp bối cảnh bằng cách xem xét thông tin nhanh (Oakland Schools Literacy, 2014). Hồi còn ở quê, từ tiểu học đến trung học, tôi đã được dạy bằng phương pháp này là luôn ghi chép, ghi nhớ, rồi khôi phục lại ghi chú để thi đậu, mà không có sự hiểu biết sâu sắc hơn và tư duy phản biện về việc mở rộng tầm hiểu biết của mình. Mặt khác, ở trường đại học, tôi được tiếp xúc với chiến lược CNTT, đưa ra các câu hỏi mở, câu trả lời được đánh giá tối thiểu, kích thích sinh viên hiểu sâu hơn về một môn học cụ thể khi khuyến khích phát ngôn, hiểu sâu sắc bằng cách phân tích, tổng hợp, giải thích, cũng như Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn đưa ra phản hồi. Nhờ đó, chúng tôi tham gia trí tuệ để chia sẻ kiến thức sâu hơn, khai thác các kỹ năng lập luận, nghiên cứu và tư duy phản biện của họ, từ đó đạt được cấp độ cao hơn trong Thang phân loại của Bloom về kỹ năng và khả năng. Việc học đại học không chỉ trau dồi kết quả học tập của tôi mà còn mở ra cho tôi cơ hội phát triển bản thân, có được những kỹ năng phù hợp và tin tưởng vào bản thân.


Tháng 12 năm ngoái, tôi tình cờ biết được thông tin học bổng trao đổi tại Mỹ vào những ngày gần đến hạn nộp hồ sơ. Thực ra tôi đã biết thông tin về nó từ trước nhưng tôi lo sợ về khả năng của mình. Chỉ còn 3 ngày nữa là hết hạn, tôi cố gắng thử sức một lần trong đời, cho mình một cơ hội vì ai biết được, biết đâu sau này tôi cũng sẽ xin được học bổng thạc sĩ, ước mơ lớn của đời tôi. Thời gian khá eo hẹp nhưng tôi đã kịp hoàn thành được 2 bài luận với câu chuyện ước mơ của chính mình, về việc em muốn học và làm gì khi có cơ hội sang Mỹ rồi trở về đóng góp cho quê hương. Dù thừa nhận rằng mình sẽ thất bại vì đơn đăng ký chỉ được chuẩn bị trong thời gian ngắn nhưng tôi rất vui vì ít nhất mình đã sử dụng được khả năng viết đã được rèn luyện của mình trong nhiều năm qua, kể lại câu chuyện của chính mình. Điều đầu tiên tôi làm sau khi nộp hồ sơ là cảm thấy tự hào vì khả năng viết tiếng Anh của tôi đã tiến bộ nhanh hơn tôi nghĩ. Và tôi cũng không bỏ cuộc dù thời gian có hạn. Cuối cùng tôi đã được chọn, như được viết ở đoạn đầu tiên, tôi đã đạt được ước mơ của mình, đã đến được California, Mỹ.


Khi tôi đến Mỹ, một chân trời khác đã mở ra với tôi. Có một điều tôi chưa bao giờ dám nói với người thân của mình, rằng tôi từng bị sốc văn hóa khi mới tới đây, từng phải lên Khoa Tư vấn của trường để gặp bác sĩ, khi múi giờ quá khác so với nơi tôi sinh ra và tôi có cảm giác mình bị bỏ rơi. Những người bạn  của tôi đã sống một cuộc sống khác, và tôi đang sống một cuộc sống khác mà không có bất kỳ mối liên hệ nào. Và đôi khi "tiếng Anh thực sự" ở nơi này khiến tôi bối rối vì khả năng nghe vốn đã không tốt. Tôi cảm thấy xấu hổ mỗi khi nghĩ đến việc trả lời người khác, tôi sợ mắc lỗi nên chỉ biết giữ  riêng ý kiến của mình và có không có bạn mới. Nhưng nhờ đó, những thử thách lại một lần nữa thúc đẩy tôi tiến bộ hơn. Tôi tìm ra cách thích nghi, thúc đẩy bản thân nói tiếng Anh nhiều hơn với bạn bè và trong lớp để luyện tập, và rèn luyện khả năng nghe của mình qua những bộ phim hài như The suite of Jack & Cody. Tôi đã học được nhiều cụm từ và tiếng lóng mới mà người bản địa sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Thay vì nói "No worries", tôi có thể nói "You r good or You r fine". Tôi có thể thay "Thank you" bằng "I appreciate u" một cách trôi chảy và tự nhiên. Khi tôi đi du lịch đến một thành phố mới, Chicago hay Boston, tôi cũng tích lũy những câu mới, "Come again" hoặc "I didnt get you" hơn là "Sorry, can u repeat again".  Sau đó, tôi cố gắng bắt chước và áp dụng nó hàng ngày, và cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện với người khác hơn so với trước đây."Adifferent language is a different vision of life."(Federico Fellini). "Learninganother language is like becoming another person."(Haruki Murakami). "To haveanother language is to possess a second soul." (Charlemagne). Cả ba câu nói này đều rất đúng với hành trình của tôi. Nhờ biết thêm một ngoại ngữ mới, cuộc đời tôi nhiều lần thay đổi, với một tư duy mới, tư duy về sự trưởng thành, tự tin và tiến bộ hơn. Trước đây, tôi thấy mình thiển cận, cho rằng việc học cấp 3 và đại học đều giống nhau. Và rồi môi trường ngoại ngữ thực sự đã giúp tôi trưởng thành cả về trí tuệ lẫn tinh thần, tin tưởng vào khả năng của mình. Khi nhìn lại quá khứ, tôi thấy mình như một con người khác, không còn là cô bé rụt rè cúi mình đi gù lưng trong sân trường năm nào, mà là một sinh viên sắp ra trường, có công việc bán thời gian để giúp đỡ gia đình và đóng góp một phần nhỏ bé cho xã hội. Và thật ngạc nhiên, tôi có một tâm hồn mới, một tâm hồn thiết giao đến nền văn hóa mới tôi học được ở Mỹ, tâm hồn học cách mỉm cười và tự nhiên chào người lạ, một tâm hồn biết lên lịch hẹn trước khi đến văn phòng Giáo sư, tâm hồn thoải mái chia sẻ ý kiến của mình trong lớp mà không sợ đánh giá, tâm hồn kỳ lạ mà trước đây tôi chưa từng gặp, nhưng giờ đây, nó đã trở thành một phần trong cuốn nhật ký này tôi.


Chuyện ngoài lề. Lời cảm ơn.

Đến tận bây giờ, tôi vẫn giữ liên lạc với người giáo viên đầu tiên truyền cảm hứng cho tôi trong việc học tiếng anh, người công nhận năng lực của tôi, giúp tôi đam mê ngoại ngữ tới bây giờ, người đã cho tôi kiến thức vô giá và miễn phí, là người có ơn rất lớn với gia đình tôi. Khi cô mới chuyển về một trường cấp 1 tại ngôi làng còn nhiều thiếu thốn, khi đó chúng tôi không biết Tiếng Anh là gì, chỉ được thông báo nó sẽ là một môn học mới bắt buộc. Chúng tôi đều có xuất phải điểm từ số 0 như nhau, nhưng sau đó cô phát hiện ra tôi có khả năng học thuộc từ vựng và áp dụng ngữ pháp nhanh hơn bạn bè, cô đã chọn tôi vào đội tuyển học sinh giỏi. Khi tôi lần đầu đoạt giải, cô đã tặng tôi cuốn từ điển làm phần thưởng, là lần đầu tiên tôi thấy một cuốn sách dày như thế, là phần thưởng cho sự nỗ lực học tập, và là kho tàng kiến thức đối với tôi, bởi khi ấy từ điển là công cụ duy nhất tôi có thể truy cập vào thế giới ngoại ngữ, khi mà nhà tôi chưa có máy tính, điện thoại thông minh hay internet. Khi tôi lên cấp 3, hai em gái của tôi lên cấp 2 và cũng bắt đầu đi học thêm ở nhà cô, khi đó cô đã cho gia đình tôi nợ học phí đến tận cuối năm sẽ trả. Tôi còn nhớ mỗi năm vào dịp năm mới, mẹ đạp xe chở tôi qua nhà cô để đóng tiền học và mua bánh kẹo trả ơn cho cô, và cô có mừng tuổi lại cho tôi nữa. Nếu không nhờ có sự giúp đỡ của cô, hai em của tôi cũng không có cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ quốc tế hữu ích này, phục vụ cho việc học và thăng tiến trong công việc sau này. Mỗi năm khi cô giảng dạy lứa học sinh mới, cô luôn tự hào và nói rằng tôi là một trong những học trò xuất sắc nhất của cô khi cô bắt đầu công tác giảng dạy, và tôi luôn hy vọng có thể tặng cô những món quà cảm ơn cho sự giúp đỡ tận tình của cô đối với tôi và gia đình tôi.

Không chỉ có cô, những giáo viên mà tôi gặp trong suốt quãng đời này, tôi cũng luôn biết ơn vì họ mang lại cho tôi những bài học quý giá, là những người truyền cảm hứng cho tôi trong công việc sau này. Khi tôi đi làm thêm với tư cách một gia sư hay một giáo viên đứng lớp trực tiếp, tôi càng thấm thía sự tận tâm của họ đối với nghề, và niềm hạnh phúc trên con đường truyền đạt kiến thức để giúp đỡ học trò của mình, và tôi hạnh phúc vì sau này sẽ có một ngày tôi làm được điều đó.     

Bài này thầy đã chấm rồi, thầy chấm và trả bài rất nhanh. Tôi tự nhận thấy mình chẳng thêm thắt được mấy nghiên cứu hay những bài giảng lý thuyết từ tài liệu khóa học thầy giao chúng tôi đọc hàng tuần, điều mà thầy đã kỳ vọng nhiều hơn. Nhưng thầy vẫn cho 48/50 điểm, cho những điều tôi bộc bạch về chính con người mình, cho phần thưởng vì tôi đã hiểu mình, vì tôi có ước mơ, và tôi chưa bao giờ từ bỏ ước mơ đó.

Ngày 27 tháng 11 năm 2023. Dù có khó khăn, dù có nước mắt. 

Hôm nay, tôi yêu lại chính con người mình.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dieudinh