hệ thống tài chính tiền tệ

1.hệ thống tài chính tiền tệ từ sau năm 1972

a.  Hệ thống tiền tệ hậu BWS.

- hệ thống tiền tệ thả nổi

Từ năm 1973 các nước đã được tự do lựa chọn khả năng chuyển đổi đồng tiền của họ ở một mức giá cố đinh (tỷ giá hối đoái cố định) hay để cho thị trường quyết định (tỷ giá thả nổi). Vào thời kỳ này sự giao động của tỷ giá hối đoái lớn và rất khó dự đoán; lạm phát cao và biến đổi không ngừng

Ưu điểm của tỷ giá thả nổi là chính sách tiền tệ của các quốc gia độc lập, tỷ giá hối đoái đóng vai trò công cụ tự ổn định cho thị trường. Tuy nhiên nhược điểm dể thấy của tỷ giá thả nổi là dễ nảy sinh tình trạng đầu cơ bất ổn định gây nên tổn hại cho ngoại thương và đầu tư, các chính sách kinh tế không liên kết được với nhau.

- Bản vị SDRs và hội nghị Jamaica 1976

- Hệ thống tiền tệ châu Âu và quá trình hình thành EMS (1979)

- Đồng USD hùng mạnh những năm 80-85 ( nguyên nhân đưa tới hiệp định Plaza).

Trong thời gian này, đồng USD tăng giá gần 50% đối với cả tỷ giá thwucj và tỷ giá danh nghĩa. Nguyên nhân của vấn đề này là do Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng lại nới lỏng chính sách tài khóa gây nên thâm hụt ngân sách, đẩy mức lãi thực của Mỹ cao hơn so với các nước châu Âu và làm đồng đô la mỹ lên giá.Điều này làm thu hẹp các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu, giảm sức cạnh tranh đối với hàng nhập khẩu.

- Hiệp định Plaza và Louvre.

b. Hệ thống tiền tệ thập niên 90

- Sự rối loạn của hệ thống tiền tệ quốc tế những năm đầu thập niên 90s.

- Liên minh tiền tệ châu Âu và sự ra đời của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone)

Khi ra đời năm 1999, đồng euro đại diện cho sức mạnh lẫn biểu tượng. Điều này được thể hiện không chỉ bởi kích thước của khu vực tiền tệ, với 17 quốc gia và dân số hơn 328 triệu người, mà còn tham vọng của cả Liên minh EU trở thành một cực chính trị độc lập trên bình diện toàn cầu. Nhiều nhà quan sát thậm chí còn lạc quan về viễn cảnh một trật tự lưỡng cực với đồng tiền chung euro đối đầu, cạnh tranh và vượt qua đồng đô la Mỹ. Euro và khu vực tiền tệ chung châu Âu được thành hình nhằm giúp các nước thành viên trung lập hóa ảnh hưởng biến động tỷ giá. Để vượt qua cái bẫy đô la, các quốc gia đồng ý từ bỏ đồng tiền riêng của mình, cùng kiến tạo một "cái neo" tiền tệ ổn định không những về tỷ giá, mà còn về giá trị.

Tuy nhiên thực tế về cuộc khủng hoảng đồng Euro hiện nay đã cho thấy lỗ hổng và những điểm yếu của Eurozone. Đó là tình trạng thâm hụt ngân sách cao, tỷ lệ thất nghiệp báo động, khả năng cạnh tranh kém của Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland hiện nay đã gây nên sự khủng hoảng đồnh euro và sự hoài nghi của thế giới đối với sức mạnh của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Do đó, là một liên minh 16 chính phủ, lại có đồng tiền chung và một ngân hàng trung ương nên các cách thức chi tiêu khác nhau của các chính phủ được thống nhất dưới một đồng tiền chung và đồng euro rất dễ suy yếu do các lỗ hổng ngân sách quá lớn ở các chính phủ.

2. Việt Nam.

-              Chế độ tỷ giá cố định thông thường: là chế độ tỷ giá trong đó Chính phủ neo đồng tiền của mình với 1 đồng tiền chính hay một rổ các đồng tiền tại một mức giá cố định, đồng thời cho phép tỷ giá dao động trong biên độ 1% quanh tỷ giá trung tâm. Theo IMF, tính đến 4/2008, có 68 quốc gia áp dụng chế độ tỷ giá này trong đó có Việt Nam ( nhóm những quốc gia neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ).

Theo phân loại của IMF vào năm 2002, Việt Nam được xếp vào nhóm nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tuy nhiên giai đoạn cuối năm 2007, đầu 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và áp lực giảm giá đồng USD khiến tỷ giá bất lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Chính phủ quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm làm giảm áp lực tăng giá vnđ, điều này làm tỷ giá USD/vnđ biến động không nhiều trong khi trong khi giá USD đnag giảm mạnh so với các ngoại tệ mạnh khác. Tuy nhiên đây chỉ là tình trạng tạm thời, trong dài hạn, Chính phủ Việt Nam vẫn cam kết áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: