Hệ sinh thái và cân bằng HST

2.Kn hệ sinh thái, phân tích các tp hệ sinh thái, lấy VD?

Định nghĩa: Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau

Phân loại:

. Hệ sinh thái bao gồm: hệ tự nhiên và hệ nhân tạo  

+ Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm HST nguyên sinh như rừng nguyên sinh, sông, hồ...hay HST tự nhiên đã

được cải tạo.  

VD: Một cái hồ cũng có HST môi trường hồ :nó gồm các quần xã sinh vật của các loài cá, lòng tong...với

môi trường sống của nó là nước hồ, với không khí hoà tan trong nước, với ánh sáng mặt trời và thức ăn, với

các chất khoáng cùng các hoạt động sống của tất cả các quần xã trong HST đó.

+ Hệ sinh thái nhân tạo: là do con người tạo ra mới hoàn toàn

VD: Một HST đô thị bao gồm nhà cửa, công xưởng, nhà máy... cũng như hoạt động sản xuất, dịch vụ, du lịch

nghỉ ngơi cùng sự phát triển hoặc suy thoái cuả đô thị đó. 

Các thành phần cơ bản của HST:

a.  Thành phần vô sinh: bao gồm

   Các chất vô cơ tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất như: CO2, H2O, O2, C, N,…

  Các chất hữu cơ riêng biệt: P, G, L, chất mựn,...  liờn kết cỏc phần tử hữu sinh và vụ sinh

  Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…

b.  Thành phần hữu sinh: gồm các sinh vật sống như: thực vật, động vật, vi sinh vật.

Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm 3 loại:  

  Sinh vật sản xuất (producer): Là những sinh vật tự dưỡng (autotrophy)  

  Sinh vật tiêu thụ (consumer): là những sinh vật dị dưỡng (heterotrophy). Các sinh vật tiêu thụ lại được

chia làm hai phân nhóm: các sinh vật ăn cỏ, và các sinh vật ăn thịt. 

  Sinh vật phân huỷ(reducer): Sinh vật phân huỷ thu lấy năng lượng từ phản ứng phân huỷ các đại phân

tử hữu cơ và đưa trở lại môi trường các hợp chất vô cơ đơn giản

3. KN cân bằng hệ sinh thái, phân tích tác động con ng tới hệ sinh thái? VD?

Định nghĩa:

-Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thich nghi cao nhất với điều kiện sống

-Cân bằng sinh thái là một trạng thái cân bằng động của hệ.  Khi có một nhân tố nào đó của môi trường bên ngoài tác động tới bất kỳ môt thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi của cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động. Bằng cách đó hệ biến đổi nhưng vẫn cân bằng.  

Cần nhấn mạnh rằng, khả năng tự thiết lập cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp , làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. 

Các tác động của con người đến HST:

Con người là một sinh vật của hệ sinh thái có số lượng lớn và khả năng hoạt động được nâng cao nhờ khoa học kỹ thuật. Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính  sau đây:  

Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân  bằng của hệ sinh thái

Cơ chế của hệ sinh thái tự nhiên là tiến tới tỷ lệ P/R=1; P/B=0. Cơ chế này không có lợi cho con người, vì on người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mì bằng cách tạo ra hệ sinh thái có P/R > 1 và P/B > 0. Do vậy, con người thường tạo ra các hệ sinh thái nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm).Các hệ sinh thái này thường kém ổn định. Để duy trì các hệ sinh thái nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.  

Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên  

Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời,cỏc hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trỡnh tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...  

Tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái  

Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên  bằng cách thay đổi hoặc cải  tạo chúng như:  

 -Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quí hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v...  

-Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người.  

-Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. 

-Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xó hội khỏc nhau.   

Tác động vào cân bằng sinh thái  

Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:  

 -Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái.  

-Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm.  

-Chặt phỏ rừng tự nhiờn lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật.  

-Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bệnh, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài khác hoặc  đối với con người. 

-Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v..

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: