34

Chương 34. Hải đồ

Đó là một tấm hải đồ rất tinh xảo, được gấp gọn gàng và đặt dưới cùng. Toàn bộ tấm bản đồ được làm bằng chất liệu chống thấm nước và được in sao bằng phương pháp đặc biệt nên nét chữ khá rõ ràng, không bị ẩm, thậm chí cả kinh độ và vĩ độ nhỏ nhất đều nhìn thấy rõ.

Bách Ngữ Sanh cũng đi tới và vô cùng kinh ngạc.

"Đây là Thái Bình Dương, còn có Bờ Tây nước Mỹ... Vậy thì những đường có màu sắc khác nhau này hẳn là tuyến đường biển? Hơn nữa tấm hải đồ này còn rất mới, là bản đồ năm 2015." Cô ấy chỉ vào năm được viết ở góc nhỏ bên phải của bản đồ, "Thông tin trên đây vẫn chưa lỗi thời."

"Đúng vậy... Chẳng qua là vị trí toạ độ của chúng ta cũng không biết, chỉ có hải đồ cũng vô dụng." Kỷ Tiểu Hàm nói bằng giọng tiếc nuối.

"Không sao, dù sao cũng đẹp, treo trên tường để làm vật trang trí nhìn cũng thư giãn."

"Cô Bách, sao trong đầu óc cô toàn những ý tưởng trang trí và làm đẹp lạ lùng vậy."

"Cô Kỷ à, bởi vì phụ nữ phải biết mưu cầu trong cuộc sống, dù lưu lạc đến hoang đảo cũng phải sống sao cho thoải mái."

Trong lúc đùa giỡn, trên bầu trời chợt xuất hiện mưa nhỏ. Hai người vội vàng thu dọn đồ đạc, nhanh chóng trở về trại trước khi mưa trở nên nặng hạt.

Mái lều tranh của họ bây giờ đã tương đối chắc chắn, phần mái không còn là tấm thảm không gian mỏng manh mà được dựng kiên cố bằng cành cây và dây leo. Sàn không chỉ là giá gỗ mà được trải thêm một lớp chiếu rơm, nằm ngủ khá thoải mái.

Toàn bộ khu trại cũng được mở rộng, ngoại trừ lều chính để ngủ vào ban đêm, bên trái quảng trường nhỏ còn có hai túp lều tí hon đặt phiến đá to của Bách Ngữ Sanh và giàn phơi cá. Phía bên phải dọc theo lều trú mưa là khu hoạt động, kho chứa đồ và kho củi. Dưới lều trú mưa có đào một hố nhỏ đặt bếp củi, như thế thì dù trời có mưa cũng vẫn có thể hoạt động bên đống lửa.

Do thời tiết thay đổi thất thường, hay xuất hiện mưa rào, nước mưa thường chảy theo mái tranh rơi vào trong trại. Lúc đầu bùn đọng đến mắt cá chân nên hai người đã đào một rãnh thoát nước dưới đáy lều.

Nhờ thế, nước mưa rơi xuống từ mái lều sẽ chảy vào chỗ trũng, không đọng lại trong trại. Nhờ sự hoạch định này mà toàn bộ khu trại nhỏ đã sống sót sau mấy trận mưa xối xả.

Kỷ Tiểu Hàm dỡ đồ hôm nay nhặt được xuống, cô thấy trời mưa nặng hạt nên không vội xử lý hải sản mà đi tới giàn phơi cá lấy một miếng cá khô.

Bây giờ lương thực đã không còn là vấn đề.

Họ dần quen với vài khu vực cố định có thể bắt cá gần đó, mỗi khu bờ biển có một đặc tính khác nhau, có nhiều nơi cá nhỏ, thích hợp dùng bẫy để bắt, có những nơi cá to, cũng có nơi có cá mập qua lại. Họ học được cách tránh nguy hiểm và những phương pháp bắt cá khác nhau tuỳ vào đặc thù khu vực.

Kỷ Tiểu Hàm tìm một thanh gỗ chắc chắn, cài lưới đánh cá lên làm thành vợt vớt cá, kết hợp với mồi câu, dần dần có thể trực tiếp vớt được những con cá cỡ vừa bơi gần bờ. Kỹ năng bắt cá của họ ngày càng thuần thục, hầu hết mọi bữa ăn của họ đều có cá.

Ngoại trừ cá thì những hải sản khác cũng được đánh bắt dễ dàng. Vào ban đêm, họ nhiều lần giẫm phải những con cua lớn trên bãi biển và nhận ra rằng hầu hết sinh vật biển đều sống về đêm. Kỷ Tiểu Hàm lập tức nảy ra ý tưởng đào vài cái hố trên bờ cát lúc hoàng hôn, đặt những thùng chứa của họ vào đó. Đến sáng, mỗi khi đi kiểm tra sẽ thường nhìn thấy một con cua lớn đang tức giận cào cấu bên trong, có được một bữa sáng ngon lành không phí công chút nào.

Cách thức lưu trữ thực phẩm cũng có một bước tiến dài.

Thịt rùa lần trước phơi khô không thành công có lẽ là vì khối thịt quá lớn và khí hậu không tốt.

Họ khắc ghi bài học và không ngừng cải tiến, cuối cùng món cá phơi khô cũng được làm thành công. Cá nhỏ có thể trực tiếp cắt đôi, nhưng cá lớn thì nên thái miếng nhỏ, trước khi treo lên dùng lá sạch bọc cá và lấy đá nghiền để ra nhiều nước nhất có thể. Sau đó, treo cá ở nơi thoáng gió, bắt đầu phơi khô. Hiện tại, chỉ cần mấy ngày không mưa là tỉ lệ thành công đã lên đến 70%.

Kỷ Tiểu Hàm nhàn nhã nằm dưới lều trú mưa, tấm võng này được cô tranh thủ thời gian làm mấy ngày trước. Nhai miếng cá khô, hóng gió mát và ngắm nhìn cảnh biển mờ mịt trong màn mưa lất phất xem như cũng thú vị. Bách Ngữ Sanh đang ngồi trước mặt cô, xâu chuỗi những vỏ sò cô ấy vừa nhặt được.

Gần đây cô ấy đang mê mẩn làm đồ trang sức bằng vỏ sò, còn nghĩ đến việc sẽ mở một công ty trang sức chỉ sử dụng những vật liệu tự nhiên của biển khi trở về, lại còn bắt ép Kỷ Tiểu Hàm phải nghĩ giúp tên công ty không biết năm nào tháng nào mới được mở.

"Đại dương xinh đẹp?"

"Thô tục."

"Biển lặng?"

"Khó phát âm."

"Trang sức cộng với đại dương... Đại dương xanh saphire?"

"Chưa đủ hay, hình ảnh đại dương nên mang tính ẩn dụ nhiều hơn."

"Chị Bách à, chị nhiều ý kiến ý cò quá, hay chị tự nghĩ đi nhé."

Bách Ngữ Sanh có lần khoe cô từng thay mặt gia tộc đến cô nhi viện làm từ thiện, bọn nhỏ đều vây quanh cô gọi cô là chị Bách, thể hiện rằng mình có duyên với trẻ con. Kể từ lần đó, Kỷ Tiểu Hàm thường dùng danh xưng kia để trêu đùa cô.

"Không sao, cô còn nhiều thời gian suy nghĩ trước khi nhân viên cứu hộ tới. Tôi không gấp đâu."

Bách Ngữ Sanh đeo sợi dây chuyền vào, mỉm cười xoay tới xoay lui trước gương, cuối cùng hỏi Kỷ Tiểu Hàm:

"Đẹp không?"

"Không đẹp."

Kỷ Tiểu Hàm không muốn khen cô ấy, bởi vì Bách Ngữ Sanh sẽ tiếp tục được voi đòi tiên, dù rằng cô cảm thấy sợi dây chuyền này rất đẹp.

"Không đẹp? Ít nhất cũng không quá xấu. Cũng có nhắc đến từ đẹp rồi, chín bỏ làm mười coi như là đẹp đi."

Quả nhiên, BáchĐược voi đòi tiênNgữ Sanh luôn có cách xuyên tạc lời nói của cô, vui hơn hớn tự sướng.

"Đừng đùa nữa, cô không đói sao? Ăn chút cá khô không?"

Kỷ Tiểu Hàm đưa miếng cá tới, Bách Ngữ Sanh lắc đầu.

"Tôi muốn ăn đồ nóng."

"Vậy ốc và cua thì sao?"

"Được."

Sau khi nấu xong bữa trưa, Kỷ Tiểu Hàm đi lấy bát.

Cũng do Bách Ngữ Sanh nhiều tật xấu, rõ ràng cuộc sống đã đủ gian nan, còn phải đòi có đầy đủ bát, đũa, dao, nĩa, thìa mới chịu ăn cơm. Nhưng ăn đồ nóng bằng bát, đĩa đúng là tiện lợi hơn, sẽ không bị bỏng tay, Kỷ Tiểu Hàm cũng thoải mái chấp nhận.

Kỷ Tiểu Hàm đi tới kho chứa đồ.

Một cái kệ nhỏ đã được dựng lên ở đây, dưới cùng là bình chứa đầy nước dự phòng làm bằng đất và đủ các loại chai lọ, tầng thứ hai là chén bát chuyên dụng của cô và Bách Ngữ Sanh.

Họ tìm thấy tre khi thăm dò khu rừng phía đông. Tuy rằng mấy thân tre kia trông hơi khác với thứ cô nhìn thấy trên núi do sinh trưởng tại vùng đảo nhiệt đới, các đốt tre không rõ ràng lắm, thân tre hơi ngắn và nhiều rễ tập trung. Nhưng bên trong thân nó vẫn rỗng, có thể dùng để làm nĩa, thìa và đĩa ăn.

Về phần bát, mặc dù trước đó đã nung được vài cái nhưng thành bát quá dày, cầm hơi nặng tay. Thêm vào đó, bề mặt không được nhẵn mịn nên cầm nắm không được thoải mái cho lắm. Cô thường bị Bách Ngữ Sanh trêu giống như ăn cơm bằng thùng, khiến cô không cam tâm thử đi thử lại hết lần này đến lần khác, cuối cùng đã cho ra thành phẩm xinh đẹp.

Mỗi khi cô nung một chiếc bát mới, Bách Ngữ Sanh luôn nhấn mạnh rằng những thứ cô ấy dùng để ăn hàng ngày phải thật đẹp đẽ, vui tai vui mắt. Thế là cô cho vào những vỏ ốc được nhặt về, bát có nạm vỏ ốc tím là của Bách Ngữ Sanh, còn của cô thì có một hàng nhỏ vỏ ốc màu trắng hình trái tim trên miệng bát.

Nhìn hai chiếc bát được đặt ngay ngắn, đáy lòng Kỷ Tiểu Hàm khẽ xúc động.

Đây không còn là nơi trú ẩn đơn sơ mà đã trở thành một ngôi nhà nhỏ khá thoải mái. Là ngôi nhà của họ.

Giờ đây, ngay cả khi nhân viên cứu hộ không đến, họ vẫn tự tin có thể một mình vượt qua những ngày tháng đằng đẵng.

Kỷ Tiểu Hàm cầm bát đĩa đi về phía Bách Ngữ Sanh.

Chỉ là, họ không ngờ rằng thời gian sống bình yên sẽ nhanh chóng kết thúc.

Luôn có điềm báo về tai hoạ, và lần này cũng không ngoại lệ.

Một ngày trước khi xảy ra chuyện trời rất nóng, sóng êm gió lặng, cái nóng giống như muốn vắt kiệt đến giọt nước cuối cùng, bầu trời không một gợn mây, ngay cả bóng dáng chim biển cũng không nhìn thấy.

Sự yên tĩnh như trước khi cơn bão kéo đến.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top