HDA - Cau4B
<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:17707957; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-1429856202 1667766016 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715;} @list l0:level1 {mso-level-tab-stop:.75in; mso-level-number-position:left; margin-left:.75in; text-indent:-.25in;} @list l1 {mso-list-id:799806619; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-480373738 -1714783110 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693;} @list l1:level1 {mso-level-start-at:2; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:1.25in; mso-level-number-position:left; margin-left:1.25in; text-indent:-.25in; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @list l1:level2 {mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:o; mso-level-tab-stop:1.75in; mso-level-number-position:left; margin-left:1.75in; text-indent:-.25in; font-family:"Courier New";} ol {margin-bottom:0in;} ul {margin-bottom:0in;} -->
B: công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới.
1. Quá trình đổi mới tư duy về công nghiệp hóa
+Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương thời kỳ 1960-1985:
-Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định bước đi và mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất và quản lý kinh tế.Do tư tưởng nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
-Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên vè xây dựng công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn, ko tập trung sức giải quyết về căn bản vấn đề lương thực. thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
-chưa thật sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng ko phục vụ kịp thời nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Quá trình đổi mới tư duy về cnh từ đại hội VI đến đại hội X
-Hội nghị trung ương 7 khóa VII (1/1994) có những đột phá mới trong nhận thức về công nghiệp hóa: “công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đối căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao đông thủ công là cính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học.”
- Đại hội IX và đại hội X tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số điểm mới về công nghiệp hóa và nhấn mạnh một số điểm mới.
+ Con đường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Một nước đi sau có điều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật, công nghệ và thành quả của các nước đi trước, tận dụng xu thế của thời đại để rút ngắn thời gian.
+ Hướng CNH-HĐH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ CNH_HĐH đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tức là phải tiến hành cnh trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
+Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hướng vào việc nâng cao năng suốt, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a,mục tiêu cnh,hđh:
Mục tiêu cơ bản của cnh, hđh là cải biến nước ta thành một công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc,dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b,Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Một là: CNH gắn với HĐH và công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Chúng ta phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý chí.
Kinh tế tri thức là gì? Là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, sự phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+Hai là : CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xhcn và hội nhập kinh tế quốc tế.
+Ba là : lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
+Bốn là : Khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của CNH,HĐH.
+Năm là : Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Nội dung và định hướng CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức.
a,Nội dung.
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị tăng cao dựa nhiều vào tri thức.
-Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế- xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
-Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực nhất là các ngành, các lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.
b, định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Một là : về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Dịnh hướng phát triển cho quá trình này là :
-Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giái trị gia tăng ngày càng cao.
-Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
Hai là : về quy hoạch phát triển nông thôn.
-Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng các làng, xã, ấp có cuộc sống ấm no, văn minh, môi trường lành mạnh.
-Hình thành các khu dân cư đô thì với kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện.
-Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội hủ tục, mê tín dị đoan.
Ba là : về giải quyết việc làm, lao động ở nông thôn.
- Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân
- Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là các vùng sâu, xa, biên giới.
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
+Phát triển kinh tế vùng : có cơ chế, chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước cùng phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy thế mạnh,hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý ; xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền thành những trung tâm công nghiệp lớn có công nghệ cao để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển chung của cả nước.
+Phát triển kinh tế biển : xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh và hợp tác quốc tế.
+Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ : Phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội. Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ.Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu.Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động.
4. kết quả, ý nghĩa, hạn chế, nguyên nhân.
a, Kết quả và ý nghĩa
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.Tính đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung hoạt động có hiệu quả.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng : tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
Cơ cấu kinh tế vùng có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.
Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ 2000-2005 tỷ trọng lao động trong công nghiệp tăng 12,1 đến 19,7%, dịch vụ từ 19,7-25,3%....
-Những thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 7.51% từ 200-2005....
b,Hạn chế và nguyên nhân
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp so với khả năng và thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực thời kỳ đàu công nghiệp hóa, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp.
-nguồn lực của nước ta chưa được sử dụng có hiệu quả cao.Tài nguyên đất đai và các nguồn vốn của nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng.
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm
-Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại.
- Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.
-Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém, chưa phù hợp với cơ chế thị trường.
-kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Nguyên nhân :
- nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội
- cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top