HC 12a
a./ Khái niệm
Quan hệ pháp luật hành chính là 1 loại quan hệ pháp luật cụ thể, là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí nhà nước được điều chỉnh bằng các QPPL hành chính theo phương pháp mệnh lệnh đơn phương biểu hiện ra thành các quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể của các bên được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước
b./Ðặc điểm của quan hệ pháp luật hành chính.
Căn cứ vào những đặc trưng riêng của quan hệ pháp luật hành chính, ta thấy quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm sau: (6)
- Là loại quna hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của quản lí nhà nước liên quan đến việc thực hiện các hoạt động chấp hành, điều hành trong mọi lĩnh vực quản lí nhà nước
- Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kì bên chủ thể nào. Sự đồng ý của bên chủ thể kia không là điều kiện bắt buộc phải có trong việc hình thành quan hệ pháp luật hành chính
- Trong quan hệ pháp luật hành chính, 2 bên chủ thể có địa vị pháp lí bất bình đẳng với nhau luôn có 1 bên chủ thể mang quyền lực nhà nước. Chủ thể đó có quyền nhân danh nhà nước ra các mệnh lệnh đơn phương buộc bên kia chấp hành.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của chủ thể bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên chủ thể kia và ngược lại. Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là những quyền và nghĩa vụ liên quan đến quản lí nhà nước.
- Nếu có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể thù phần lớn những tranh chấp đó được giải quyết theo thủ tục hành chính trên cơ sở pháp luật về khiếu nại tố cáo
- Nếu có bên chủ thể vi phạm pháp luật (vi phạm hành chính) thì bên chủ thể đó phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước
3. Chủ thể, các loại chủ thể của quan hệ pháp luật HC, năng lực chủ thể.
a./ Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Là những cá nhân, tổ chức dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính để tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính để trở thành những người mang quyền, nghĩa vụ pháp lí đối với nhau theo quy định của pháp luật.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch. Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: chủ thể quản lý - bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.
* Chủ thể quản lý hành chính nhà nước: là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. "Mang quyền lực nhà nước" ở đây cần hội đủ 2 yếu tố sau:
- Có thẩm quyền hành chính nhà nước do pháp luật qui định;
- Tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách của chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, không vượt ra khỏi thẩm quyền đã được luật định;
Nói lên điều này để phân biệt rạch ròi "vai trò" của một chủ thể nhất định trong những trường hợp cụ thể nhất định. Trường hợp chủ thể A là chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước, nhưng tham gia vào quan hệ không với tư cách thẩm quyền ấy, thì không thể hình thành quan hệ pháp luật hành chính với A là chủ thể quản lý
Ví dụ: Nguyễn Văn A là chủ tịch UBND huyện B, có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trong khi điều khiển phương tiên xe 2 bánh. Trường hợp này, A phải chịu xử lý theo pháp luật hành chính như tất cả các cá nhân khác vi phạm trật tư an toàn giao thông.
Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền nhân danh Nhà nước để đơn phương ra những mệnh lệnh (thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật hoặc các mệnh lệnh cụ thể để giải quyết công việc cụ thể) buộc phía bên kia phải thực hiện. Ðây là một đặc trưng cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính so với các quan hệ pháp luật khác. Ðiều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Chủ thể này có thể là:
- Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ hành chính nhà nước. Tuy nhiên, cần phân biệt quan hệ pháp luật hành chính với quan hệ chỉ đạo công tác trong nội bộ một cơ quan.
Ví dụ: Quan hệ pháp luật giữa UBND Tỉnh A với UBND Huyện B tương ứng trực thuộc là quan hệ pháp luật hành chính. Tuy nhiên, quan hệ giữa thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước với thư ký của cơ quan đó trong việc "nhờ" cô thư ký đánh máy một công văn thì không phái là quan hệ pháp luật hành chính. Nó dựa trên quan hệ pháp luật hành chính, nhưng là quan hệ công tác nội bộ của cơ quan.
- Cơ quan nhà nước khác, cá nhân, tổ chức xã hội tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể với tư cách là bên có thẩm quyền hành chính nhà nước được qui định trong pháp luật hành chính.
Ví dụ: Theo Ðiều 35[1] Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995, chủ toạ phiên toà có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây rối tại phiên toà. Trong quan hệ này, toà án (cơ quan tư pháp) được trao thẩm quyền hành chính nhà nước, vì thế đây là quan hệ pháp luật hành chính với chủ thể quản lý là toà án.
* Chủ thể của quản lý hành chính nhà nước:
Là một bên trong quan hệ pháp luật hành chính, chịu sự quản lý, chấp hành mệnh lệnh của chủ thể quản lý. Trong quan hệ pháp luật hành chính, đây có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không với tư cách có quyền lực hành chính nhà nước; hoặc cá nhân công dân, các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội không mang quyền lực hành chính nhà nước. Theo pháp luật Việt nam:
- "Nhà nước CH XHCN Việt nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". (Ðiều 2 Hiến pháp 1992)
- "Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân". (Ðiều 3 Hiến pháp 1992)
- "Công dân có quyền tham gia vào quản lý nhà nước..." (Ðiều 53 Hiến pháp 1992).
Do đó, công dân Việt nam không chỉ là chủ thể của quản lý mà còn có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quản lý nhà nước, làm cho mục đích của quản lý hành chính ngày càng thể hiện rõ hơn lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Năng lực chủ thể là khả năng pháp lí của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Tùy thuộc vào tư cách của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, mà năng lực chủ thể của họ có những điểm khác nhau về nội dung, thời điểm phát sinh và các yếu tố chi phối. Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính bao gồm năng lực hành vi hành chính và năng lực pháp luật
Các loại chủ thể pháp luật:
+Cơ quan hành chính nhà nước: năng lực chủ thể xuất hiện khii cơ quan nhà nước đó chính thức được thành lập. Trong 1 số trường hợp năng lực chủ thể của cơ quan hành chính nhà nước được hình thành kể từ khi có văn bản phap lí của quan nhà nước có thẩm quyền trao nhiệm vụ cho cơ quan đó
+Các cơ quan nhà nước khác: năng lực chủ thể trong quản lí nhà nước chỉ xuất hiện khi cơ quan nhà nước đó được giao nhiệm vụ quan lí nhà nước cụ thể
+ Cán bộ, công chức: năng lực chủ thể bắt nguồn từ năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi họ làm việc. Về phạm vi năng lực chủ thể của đối tượng cán bộ, công chức là khác nhau. Cán bộ công chức chỉ được thwucj hiện nhiệm vụ, công vụ trong phạm vi thẩm quyền phù hợp với năng lực chủ thể mà pháp luật quy định. Trong 1 số trường hợp, năng lực chủ thể của CB, CC chỉ phát sinh khi được giao nhiệm vụ, công vụ
+Các tổ chức xã hội, kinh tế, các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị hành chính sự nghiệp: năng lực chủ thể chỉ phát sinh khi được nhà nước quy định về quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước. Khi tổ chức bị giải thể thì năng lực chủ thể cũng đương nhiên chấm dứt
+Các cá nhân: công dân, người nước ngoài và nguời không quốc tịch: năng lực chủ thể của họ bao gồm năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính. Chỉ có cá nhân có năng lực hành vi hành chính mới đủ tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Năng lực hành vi hành chính của cá nhân chỉ xuất hiện và được nhà nước công nhân
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top