HC 11b
MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬT HÀNH CHÍNH VỚI MỘT SỐ NGÀNH LUẬT KHÁC.
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định với những đối tượng riêng và bằng những phương pháp điều chỉnh nhất định. Ngoài việc phân biệt các ngành luật với nhau nhằm làm rõ sự đặc thù của mỗi ngành luật, còn phải thấy được mối quan hệ giữa chúng trong một chỉnh thể hoàn chỉnh: hệ thống pháp luật Việt nam.
1. Luật hành chính và luật hiến pháp
Luật hiến pháp là ngành luật có đối tượng điều chỉnh là những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất như chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội đối ngoại; chế độ kinh tế - chính trị; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của nước ta; thiết lập bộ máy nhà nước. Ðối tượng điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.
Luật hành chính giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, chi tiết hóa các quy phạm pháp luật nhà nước để từ đó điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước. Ngược lại, các vấn đề quyền công dân, về tổ chức bộ máy bộ máy nhà nước được qui định cơ bản trong hiến pháp, thể hiện rõ tính ưu việt trong các qui phạm pháp luật hành chính.
2. Luật hành chính và luật đất đai
Luật Hành chính nói ngắn gọn là ngành luật về quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội là những mảng tương ứng của luật hành chính. Luật đấi đai là một ví dụ. Luật đất đai, về phương diện hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai, xuất hiện, thay đổi và chấm dứt khi có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên, các quan hệ pháp luật này có những nét đặc thù riêng. ở nước ta, "đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý” Vì vậy không có khái niệm "chuyển nhượng quyền sở hữu đất", mà chỉ có khái niệm "chuyển nhượng quyền sử dụng đất". Hơn nữa, luật đất đai không chỉ được cơ quan hành chính nhà nước điều chỉnh như một lĩnh vực có tính đặc thù riêng, mà còn được điều chỉnh trên cơ sở quan hệ pháp luật dân sự liên quan đến các hợp đồng cầm cố, thế chấp đất đai. Vì vậy, theo quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay thống nhất, luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam, có quan hệ chặt chẽ sơ khởi với quan hệ pháp luật hành chính:
- Luật đất đai là ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước, với tư cách là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai.
- Trong quan hệ pháp luật đất đai, nhà nước có tư cách vừa là chủ sở hữu, vừa là người thực hiện quyền lực nhà nước.
3. Luật hành chính và luật hình sự
Cả hai ngành luật này đều có các chế định pháp lý quy định hành vi vi phạm pháp luật và các hình thức xử lý đối với người vi phạm. Trong cả hai quan hệ pháp luật này, ít nhất là một bên trong quan hệ nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước.
- Hơn nữa, việc phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm hành chính đôi khi khá phức tạp, nhất là những trường hợp vi phạm hành chính "chuyển hoá" thành tội phạm.
- Luật hành chính qui định nhiều nguyên tắc có tính bắt buộc chung, ví dụ như: qui tắc an toàn giao thông, qui tắc phòng cháy chữa cháy, qui tắc lưu thông hàng hoá, văn hoá phẩm. Trong một số trường hợp, khi vi phạm qui tắc ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như: hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, trốn thuế...Những hành vi nêu trên nếu được thực hiện lần đầu với số lượng không lớn thì là vi phạm hành chính, còn nếu với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn tái phạm thì đó là tội phạm. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt cơ bản sau:
Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành vi phạm tội, điều kiện, thủ tục áp dụng. Ðể xác định hành vi nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hình sự cần phải xem xét các yếu tố cấu thành của tội phạm về mặt chủ quan, khách quan, chủ thể, khách thể. Thêm nữa, luật hình sự phân biệt với luật hành chính ở tính chất hành vi có tính chất nguy hiểm cao, mức độ thiệt hại lớn hơn.
Còn luật hành chính lại quy định về các hành vi vi phạm hành chính, các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Sự khác nhau giữa hai ngành luật này là ở tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không phải là hình phạt vi phạm hành chính mà là chế tài đối với vi phạm hành chính. "Hình phạt" trong hệ thống pháp luật Việt nam chỉ được qui định và áp dụng trong luật hình sự mà thôi.
4. Luật hành chính và luật dân sự
Ðối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi tài sản. Luật dân sự quy định nội dung quyền sở hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản...và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận. Trong quan hệ pháp luật dân sự các chủ thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Trong khi đó đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành-điều hành. Luật hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý nhà vắng chủ, trưng mua tài sản...
Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương, dựa trên nguyên tắc quyền uy - phục tùng. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thể trực tiếp điều chỉnh quan hệ tài sản thông qua việc ban hành quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ quan, tổ chức đó. Một số cơ quan quản lý có quyền ra quyết định tịch thu, kê kiên tài sản hoặc phạt tiền. Nhưng trong cơ chế quản lý mới hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước chủ yếu điều chỉnh quan hệ tài sản một cách gián tiếp thông qua các quyết định về kế hoạch, tiêu chuẩn, chất lượng, về cơ chế định giá...
Mặt khác, trong nhiều trường hợp, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật dân sự. Nhưng ở đây, các cơ quan đó không hoạt động với tư cách trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà tham gia với tư cách một pháp nhân, do vậy không thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính.
5. Luật hành chính và luật lao động
Nhiều qui phạm của Luật Hành chính và Luật lao động đan xen, phối hợp để điều chỉnh những vấn đề cụ thể liên quan tới hoạt động công vụ, lao động viên chức, tuyển dụng, cho thôi việc đối với viên chức nhà nước, nhưng điều chỉnh từ những góc độ khác nhau. Nếu luật lao động "nội dung" của việc quản lý trong lĩnh vực quan hệ lao động, "trình tự ban hành" các quan hệ lao động ấy lại được qui định trong luật hành chính. Nói một cách cụ thể:
Luật lao động điều chỉnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động như quyền nghỉ ngơi, quyền được trả lương, quyền hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động...
Luật hành chính xác định thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực lao động, đồng thời điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến việc tổ chức quá trình lao động và chế độ công vụ, thủ tục tuyển dụng, thôi việc, khen thưởng ...
Hai ngành luật này quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện:
- Quan hệ pháp luật hành chính là phương tiện thực hiện quan hệ pháp luật lao động.
Ví dụ: Sau khi thi đậu và được công nhận vào ngạch công chức, cán bộ A được hưởng các chế độ nghỉ lễ, tử tuất do luật lao động qui định.
- Quan hệ pháp luật lao động lại là tiền đề của quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ: Sau khi ký hợp đồng lao động với xí nghiệp (doanh nghiệp nhà nước), cá nhân A với tư cách là thành viên của tập thể lao động xí nghiệp đó, có quyền tham gia quản lý trong doanh nghiệp theo nhiệm vụ được phân công.
6. Luật hành chính và luật tài chính
Luật tài chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong đó bao gồm cả các lĩnh vực về thu chi ngân sách, phân phối nguồn vốn của nhà nước mang tính chất tiền tệ liên quan đến nguồn thu nhập quốc dân. Nhìn một cách tổng quát, luật tài chính và luật hành chính đều điều chỉnh hoạt động tài chính của nhà nước:
+ Là một bộ phận chấp hành, điều hành nhà nước, luật tài chính cũng sử dụng phổ biến phương pháp mệnh lệnh.
+ Luật hành chính qui định cơ chế kiểm toán nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong các quan hệ tài chính.
+ Luật hành chính chứa đựng các QPPL qui định thẩm quyền của các cơ quan của các công tác tài chính vừa là qui phạm của luật hành chính, đồng thời là nguồn của luật tài chính.
Tuy vậy, không chỉ có nguồn gốc liên quan chặt chẽ đến luật hành chính, mà còn có mối quan hệ với luật hiến pháp và một phần của luật dân sự. Các nguyên tắc của luật dân sự được áp dụng trong một số hoạt động tài chính như tín dụng, thuế... còn luật tài chính đa phần là điều chỉnh chính các quan hệ tín dụng, thuế...ấy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top