Chương 4
Chương 4 : Hội Ngộ
Hán Thành , tại Đồ Họa Thư ( Ký Họa Viện...)
- Khi vẽ tranh, là thể hiện điều gì lên trang giấy . Danwon chậm rãi chắp tay sau lưng tiến xuống đám học trò trong Ký Họa Viện . Mặc dù, đã nên chức Biệt Đề nhưng ngài vẫn muốn đích thân chỉ dạy đám học trò. Thấy một cậu học trò cuối lớp, có vẻ lơ đễnh. Ngài tiến lại gần, gõ chiếc trên tay xuống bàn trước mặt cậu ta hỏi :
- Theo ngươi là gì ?
Cậu học trò bị hỏi bất ngờ, luống cuống đứng lên ấp úng :
- Dạ... thưa thầy.. là vẽ những gì nhìn thấy lên giấy ạ !
Danwon nhìn cậu ta chằm chằm, khuôn mặt không chút biểu cảm nói :
- Vậy ta nhìn thấy một con gà, ta vẽ nó lên giấy gọi là điều muốn thể hiện trong vẽ tranh à ?
Cậu học trò bối rối vô cùng..
- Dạ... Vâng ạ !
Danwon gõ mạnh chiếc thước vào trán cậu ta rồi ngoảnh mặt bước lên, ngài nói :
- Trò nên về nhà nói với cha mình cho đi chăn gà tốt hơn là trở hành một họa sĩ đó. Ngài nói thêm :
- Hôm nay, dừng ở đây. Ta thật không có hứng thú gì mà dạy các ngươi nữa.
- Thưa thầy, khi vẽ tranh là vẽ tư tưởng vào tranh phải không ạ ? Bất ngờ trước câu trả lời, Danwon quay mặt lại về phía lớp học . Trước mắt ngài là một cậu học trò dáng người nhỏ nhắn , những đôi mắt toát lên vẻ thông mình, lanh lợi . Hình ảnh, Yun Bok lại hiện về trong ngài. Danwon im lặng hồi lâu, khiến cậu học trò hơi lúng túng. Bất giác, ngài như chợt thoát hỏi mộng mị. Tiến lại gần phía cậu học trò lanh lợi, ngài hỏi cậu học trò :
- Tại sao, ngươi lại nghĩ khi vẽ tranh là vẽ tư tưởng vào tranh ?
Cậu học trò, đưa ánh mắt đầy tự tin về phía Danwon, cậu nói :
- Trò không biết, chỉ cảm thấy vậy ? Nên, nói ra suy nghĩ của mình.
Danwon hỏi : - Ngươi tên gì ?
- Trò tên là : Jang Seung-eop, thưa thầy !
... Giờ Tỵ ngày mai, đến thư phòng gặp ta. Danwon nói với cậu học trò. Rồi tiến lên trước lớp học. Hôm nay, đến đây thôi. Các trò về suy nghĩ lại câu hỏi của ta ngày hôm nay. Nói đoạn, Danwon ung dung bước đi. Nhưng, thực chất ngài đang muốn che dấu nỗi xúc động đang dâng trào. Ngài thầm nhủ : " Không lẽ, có một Yun Bok thứ 2 xuất hiện "
Từ lúc bỏ lại bức tranh " Mỹ Nhân họa đồ " rồi đi mất. Danwon lúc nào cũng nhớ đến Yun Bok, cậu học trò nhỏ giống như thầy, bạn và cũng là người mà Danwon đem lòng yêu. Nỗi đau khi phải mất đi nàng quả thật khó lòng xoa dịu, sau biến cố từ hai vị đại thần Tả thừa tướng và Thượng thư bộ Lại đã chấm hết. Danwon tính sẽ rời Ký Họa Viện đi chu du thiên hạ, nhưng vì được Hoàng Thượng đặt niềm tin, và mong Danwon ở lại Ký Họa Viện giúp ngài trong việc điều hành chính sự. Nên, ngài đành ở lại, ngài vẫn dò hỏi tin tức về Yun Bok xem cuộc sống của nàng có hạnh phúc không ? Nhưng , chỉ biết được buổi sáng nàng lên chuyến đò xuôi theo dòng sông Hán. Không ai còn biết thêm gì về nàng nữa.
Giờ Tỵ, Ngày hôm sau ...
- Không biết thầy hẹn con có việc gì ? Jang Seung-eop đến trước mặt Danwon trong thư phòng cung kính :
Danwon đang ngồi xem tranh, ngài không nhìn Jang Seung-eop chỉ nói :
- Ta muốn hỏi trò về bức tranh này. Trò thấy được điều gì trong đó : Danwon đưa bức tranh trước mặt mình cho Jang Seung-eop.
- Mỹ Nhân họa đồ.. Jang Seung-eop đọc tên bức tranh, cậu nhìn khắp bức tranh, ánh mắt như sáng lên những điều kỳ thú đã nhìn thấy được.
- Con thấy bóng hình một cô gái. Không phải vì bức tranh vốn vẽ một cô gái... Nói đến đây Jang Seung-eop có vẻ ngập ngừng.
Hiểu ý, Dan won nhìn cậu nói :
- Trò nói tiếp đi.
- Khuôn mặt có vẻ e thẹn, đang mỉm cười. Nhưng ánh mắt toát lên tâm tư , chắc hẳn người vẽ nó muốn gửi tâm sự của mình lên bức họa. Ở đây, có thể là một khao khát mà tác giả bức tranh muốn thể hiện chăng ?
- Danwon vẫn giữ vẻ điềm nhiên, hỏi tiếp :
- Khao khát gì ? Theo ngươi , đó là khao khát gì mà tác giả muốn thể hiện trong bức họa.
- Con thiết nghĩ, đó là khao khát được trở thành một cô gái ..
Dawon nhíu mày nhắc lại lời Jang Seung-eop : - Khao khát được trở thành một cô gái .
- Cô gái trong tranh chính là người mà tác giả tìm kiếm bấy lâu. : Cậu học trò tự tin nói lên suy nghĩ của mình.
" Người con gái trong tranh chính là người ta tìm kiếm bấy lâu, trong cả những giấc mơ. Nàng luôn quay lưng lại, chỉ chìa bàn tay đón lấy ta. Cũng chính là người mà Yun Bok muốn tìm kiếm sao ? Ta hiểu được khát khao của nàng ấy. Sống quá lâu trong thân phận một nam nhân, quên mất mình là nữ nhân. Nhưng, Yun Bok luôn khát khao được sống như một người con gái thật sự. Yun Bok đang đi tìm bóng hình người con gái trong tranh ư ? Phải chăng, lý lẽ này giờ ta mới cảm nhận sâu sắc được "
Thấy thầy mình không nói gì, ánh mắt lại lạc đi có vẻ đang suy tư. Jang Seung-eop cảm thấy bối rối , cậu nói :
- Trò nói có gì không phải sao ? Đây chỉ là suy nghĩ của riêng trò, có gì sai xin thầy bỏ qua.
Danwon cười lớn :
- Trò nói không sai ? Mà là ta đã sai.. Hê hê ...
Jang Seung-eop không hiểu gì ? Cậu cảm thấy hơi lo lắng, khi thầy nói bản thân thầy có lỗi nên có phần sợ sệt :
- Xin thầy tha lỗi, học trò nói năng lung tung, khiến thầy không hài lòng.
Danwon không để ý gì đến lời Jang Seung-eop và dáng vẻ lúng túng của cậu. Ngài hít sâu rồi thở ra một hơi dài, đứng lên rồi bước ra ngoài cửa nói với Jang Seung-eop :
- Lâu rồi ta chưa ra khỏi Dohwaseo, trò có muốn đi cùng ta không ?
Jang Seung-eop, thấy thầy Danwon lảng sang chuyện khác, thì bất ngờ.. chỉ kịp Dạ.. một tiếng rôi đặt bức tranh lên bàn, chạy theo thầy.
Danwon chắp tay sau lưng, đủng đỉnh đi vào khu phố chợ đông người. Jang Seung-eop theo sau thầy không rời nửa bước, chẳng dám để ý đến thứ gì xung quanh, sợ mất dấu thầy.
Dạo gần đây , một số thương buôn từ các vùng lân cận qua Hán Thành bàn tán xôn xao chuyện Danh họa Hyewon đến Dương Nguyên. Vô tình, Danwon đi qua nghe được câu chuyện Yun Bok đang ở Dương Nguyên. Lại nổi danh, được mọi người biết đến. Nóng lòng muốn dò hỏi tin tức, nhưng một phần lại chột dạ lời của Jang Seung-eop bình tranh lúc sáng, nếu quả thật Yun Bok muốn ra đi. Ngài không có lý do gì để níu lại, hay gây phiền hà cho Yun Bok. Nhưng, thật tâm không để đứng im. Đang tính lại gần hỏi chuyện thì Jang Seung-eop đứng sau cất tiếng, khiến ngài giật mình.
- Tiên sinh Hyewon có phải chính là tác giả bức tranh " Mỹ nhân họa đồ " thầy cho con xem lúc sáng.
Danwon quay đầu lại nhìn học trò của mình rồi lên tiếng :
- Đúng vậy , cậu ấy cũng từng là học trò của ta.
- Dạ ! Con biết ạ, con rất ngưỡng mộ tranh của Hyewon tiên sinh. Những nét đi mềm mại, luôn mang bóng dáng nữ nhi trong đó. Jang Seung-eop hào hứng nói về cảm nhận của mình. Khiến Danwon không khỏi tò mò về cậu học trò này. Đi được một quãng... Dawon nói với Jang Seung-eop :
- Trò thấy lão bá phía xa kia chứ ? Nói đoạn Danwon chỉ tay về hướng có một người đàn ông đang có hành động kỳ cục, ông ta buộc những sợi rơm vào đầu ngón chân sau đó kéo căng ra. Giống như một đứa trẻ thảnh thơi đang rất thích thú và say mê với món đồ chơi của riêng mình vậy ?
- Dạ ! Con thấy ạ.
- Ngày mai con hãy mang lão bá đó đến gặp ta.
Jang Seung-eop nghe thầy nói vậy, không hiểu chuyện gì ?
- Mang lão bá đó đến gặp thầy, nhưng... bằng cách nào ạ ?
- Đó là chuyện của con. " Tanwon nói xong thì bước thẳng, cũng không còn ý định dò hỏi tin tức gì về Yun Bok nữa. Biết được nàng vẫn khỏe mạnh, nay lại nổi danh ở vùng đất mới được mọi người biết đến. Ngài cũng yên tâm và thỏa mãn phần nào những khúc mắc bấy lâu ? Ngài chỉ hơi lo ngại, chuyện Yun Bok nổi danh ở Giang Nguyên mà đến tai Hoàng Thượng sẽ khiến ngài không hài lòng. Hình ảnh Yunni (Yun Bok ), người con gái trong giấc mơ của ngài, ngài sẽ cất dấu trong tim. Vì, ngài biết nàng không bao giờ thuộc về ngài, giống như trong giấc mơ, cô gái ấy không hề quay đầu lại... "
Jang Seung-eop vẫn chưa hiểu ý thầy mình, tại sao lại " mang lão bá đó đến gặp ta "? Không lẽ, mời ông ta vào Ký Họa Viện với lý do gặp Biệt Đề đại nhân. Không thể nào? Jang Seung-eop lắc mạnh đầu, để xua đi cái ý nghĩ ấy. Mải suy nghĩ, cậu quên mất là đang theo sát thầy mình, vội đuổi theo
- Thầy... đợi con với !
Cả đêm về trằn trọc không tài nào ngủ được suy nghĩ những gì thầy nói hồi sáng ngoài phố chợ. " Ngày mai con hãy mang lão bá đó đến gặp ta " Bằng cách nào đây ? Bỗng nhiên, ánh mặt cậu sáng lên, bật dậy như một chiếc lò xo.. " - Có thế mà mình không nghĩ ra, phải rồi... "
- Thưa thầy , con là trò là Jang Seung-eop ạ !
- Con vào đi.
Jang Seung-eop đẩy cửa bước vào, Danwon đang ngồi đọc một cuốn sách . Ngước nhìn thoáng qua Jang Seung-eop , ngài nói :
- Có chuyện gì mà sáng sớm con đã tìm gặp ta.
- Thưa thầy, " con mang lão bá đó đến gặp thầy " ạ !
Danwon nhìn Jang Seung-eop một hồi, như nhớ ra điều gì ? Liền nói :
- À... Vậy ông ta đâu ?
- Là đây ạ ! Nói đoạn , Jang Seung-eop mở ra một bức tranh, đưa đến trước mặt Danwon.
Nhận bức tranh từ tay cậu học trò, Danwon ngắm ngía bức tranh hồi lâu. Ngài cảm nhận được những gì đã nhìn thấy ngày hôm qua ở trên một phiến đá gần chợ, người đàn ông đang chăm chú đan giày từ những sợi rơm. Nhìn ông ta, có vẻ thảnh thơi, nhàn rỗi, nhưng lại không phải vậy ? Tỉ mẩn với những sợi rơm để làm lên một chiếc giày quả thật không phải chuyện dễ. Mới chỉ nhìn thoáng qua , mà Jang Seung-eop có thể khắc họa chân thực, lột tả được cảm xúc của nhân vật vào tranh. Một tài năng thì đúng hơn, nghĩ đến đây, Danwon cần phải chú ý nhiều hơn đến cậu học trò này. Ngài nói :
- Bức tranh này là con vẽ đấy à ? Danwon nhìn Hae Sung muốn chứng thực.
- Dạ, là học trò vẽ đêm qua ạ !
- Khá lắm, rất giống với phong cách của Hyewon, nét vẽ rất mềm mại , chuyển động một cách chân thực.
Jang Seung-eop ngẩng cao đầu nhìn thầy mình bất giác phát ra tiếng :
- Dạ...
Thật không ngờ, thầy nhận xét bức tranh của mình giống với phong cách Hyewon tiên sinh. Lòng cậu bỗng cảm thấy vui lạ, chỉ sợ thầy không hài lòng với cách " mang lão bá đó đến gặp ta " của mình. Nhưng, Jang Seung-eop đâu biết rằng : Ngụ ý của Danwon chính là muốn cậu thể hiện trên trang giấy, ngài muốn xem tranh của Jang Seung-eop. Cậu học trò khiến ngài hết bất ngờ này, đến bất ngờ khác. Tuổi còn trẻ mà đã có cảm nhận và cách thể hiện những bức tranh rất có hồn và sâu sắc. Nét vẽ mềm mại, uyển chuyển. Phải chăng, một Yun Bok rời xa ngài. Ông trời lại mang đến cho ngài một Yun Bok thứ hai. Như xoa dịu nỗi lòng ngài bấy lâu nay còn vương vấn, chưa có lời giải đáp. Một trang mới mở ra cho Kim Dong Ho, cũng như sự nghiệp trong tương lai của ngài. Ngài thầm nhủ : " Shin Yun Bok, nàng hãy sống tốt nhé ! Ta cũng sẽ như vậy ? Nhất định phải như vậy. "
Tại hậu cung của Hoàng Hậu, một thời gian dài nằm liệt. Bà ta vẫn chưa nguôi ý định và mưu đồ đen tối của mình. Đâu đó vẫn có những tai mắt , tàn tro còn núp trong bóng tối, hòng tìm kiếm cơ hội nổi dậy. Liệu vua Jeon Jo, Kim Hong Do hay Shin Yun Bok đã thực sự được yên ổn.
Khánh Thượng Đạo..
Sau khi rời khỏi quán trọ ở Tương Dương ( YangYang ) Yun Bok mải miết tìm đến Khánh Thượng Đạo. Hỏi thăm tin tức về Han đại nhân, nhưng không ai biết vị quan nào có họ Han cả. Yun Bok lại cảm thấy hụt hẫng, rõ ràng tối đó hai người đàn ông có nhắc đến vị đại nhân họ Han. Nhưng, sao đến đây lại không có chút tin tức gì ? Phải chăng, có nhầm lẫn gì ở đây chăng ? Chàng lang thang khắp nơi ở Khánh Thượng Đạo, hỏi mọi người thì được biết : Khánh Thượng Đạo còn có nhiều tỉnh thành nhỏ. Yun Bok thiết nghĩ : Giờ mà đi hết các tỉnh thành thuộc Khánh Thượng Đạo cũng phải thượng sách. Lúc rời khỏi quán trọ ở Tương Dương vì vội vàng lại không nói gì với Hwang đại nhân, nên ngân lượng mang theo cũng không nhiều.
Về phần Hwang đại nhân, sau khi đọc được lá thư của Yun Bok để lại. Ngài rời Tương Dương trở về Dương Nguyên, ngài rất buồn, vậy là ngài không còn người bạn tri giao bên mình. Nghĩ đến Hyewon, có lúc ngài cảm thấy như trẻ lại, đầy nhiệt huyết . Tiên sinh bình thường rất từ tốn , trầm tĩnh. Nhưng, hễ có chuyện gì liên quan đến nàng Jeong Hyang lại trở lên kích động, nghốc nghếch. Một con người đa nhân cách , hay bởi tình cảm người dành cho cô gái ấy lớn hơn cả bản thân. Thân là quan Tuần phủ cai trị cả một vùng đất Dương Nguyên, lại sắp đến ngày phải vào Kinh thành diện kiến Hoàng thượng theo nghi thức hàng năm. Nên ngài không thể đến Khánh Thượng Đạo tìm Hyewon, nhận lời giúp chàng mà đã mấy tháng qua lực bất tòng tâm. Cảm thấy xấu hổ vô cùng, thời gian ở lại phủ cũng đã từng được nghe chàng kể lại chuyện đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, không nhà không cửa. Bản thân thì bị những kẻ xấu rình dập truy sát. Nên dặn lòng sẽ cho người tìm đến Khánh Thương Đạo âm thầm bảo vệ Hyewon cũng như nắm rõ tình hình chàng ra sao ?
- Ngươi đến Khánh Thượng Đạo tìm Hyewon tiên sinh , âm thầm bảo vệ ngài an toàn . Không được để lộ hành tung... Có tin tức gì từ ngài báo về cho ta ngay.
Hwang đại nhân sai một tên tùy tùng thân tín nhưng võ nghệ hơn người đến Khánh Thượng Đạo bảo vệ Hyewon. Như chợt nhớ ra lúc đi Hyewon không mang theo ngân lượng, nhưng biết tính tình Hyewon chắc sẽ khó lòng nhận. Bởi vốn tính ngay thẳng lại thanh niêm, sống vì dân chúng ngài cũng chẳng khá giả gì . Ngài gọi một tên gia nhân lại, nói thầm. Rồi quay sang nói với tên tùy tùng :
- Ngươi mang ngân lượng đến cho tiên sinh Hyewon, nhớ không được để ngài biết. Còn làm thế nào ? Là do ngươi. Ta rất tin tưởng, mong ngươi làm cho tốt việc ta giao.
Tên tùy tùng gật đầu phục tùng ý của Hwang đại nhân, lên ngựa thẳng hướng Khánh Thượng Đạo...
Tại phủ Han Jiwon ( Khánh Thượng Đạo )
Jeong Hyang, ở nhà Han Jiwon cũng được 4 tháng. Vết thương đã lành, sức khỏe cũng đã bình phục hoàn toàn. Nàng có ý muốn từ biệt Han đại nhân, nhưng bởi Han phu nhân đối xử với nàng quá tốt. Bà coi nàng như con gái mình , quan tâm chăm sóc tận tình. Lại có công cứu mạng, giờ khi đã bình phục lại cáo biệt đi ngay không đền đáp được chút công ơn nào ? Khiến nàng cảm thấy khó nghĩ vô cùng, nhưng đôi khi bắt gặp ánh mắt của Han đại nhân, nàng chỉ muốn rời thật xa nơi này. Trong lòng nàng luôn cảm thấy điều gì đó không hay sẽ xảy đến với mình.
- Nhìn cô đi lại, khỏe mạnh thế này ? Ta cảm thấy rất vui mừng.
Han phu nhân bắt gặp nàng đang dạo chơi trong sảnh vườn, vẻ mặt vui mừng tiến lại gần nói với nàng. Jeong Hyang thấy vậy đáp lễ :
- Chào Han phu nhân. Nhờ có Han Đại nhân và phu nhân, tiểu nữ mới được như thế này. Thật không biết lấy gì để đền đáp.
Han phu nhân mỉm cười trìu mến nhìn nàng rồi nói :
- Ta coi cô như con cái trong nhà , vậy nên đừng nhắc đến công ơn làm gì ? Cô làm vậy khiến ta buồn lắm ! Nay ta có ý thế này ? Không biết cô thấy sao...
Thấy phu nhân có vẻ ngập ngừng, nàng từ tốn tiếp lời. Để bà dễ nói :
- Có điều gì chỉ dạy, mong phu nhân cứ nói.
Sau vài giây ngập ngừng, Han phu nhân đánh tiếng :
- Cô nương ở phủ ta cũng đã được 4 tháng nên cũng biết rõ, ta với Han đại nhân sinh hạ được ba người con. Nhưng, không biết kiếp trước ta đã làm gì lên tội mà kiếp này thật khổ. Con trai đầu thì đến tận Joseon làm quan, nhóc tỳ thứ hai yểu mệnh, mất từ nhỏ . Còn đứa con thứ ba thì... Nói đến đây, bà hạ giọng hẳn, lộ rõ vẻ buồn phiền, rầu rĩ bà nói tiếp :
- Ta cũng lớn tuổi rồi, muốn có chỗ dựa nơi con cháu để tâm được thanh thản. Nhưng, số mệnh đã định, ta cũng chẳng thể làm khác được... Nay ta có ý muốn nhận cô nương làm con nuôi, không biết ý cô thế nào ? Phụ thân và phụ mẫu cô nương cũng đã mất, cô cũng không còn chỗ dựa, lại một thân một mình...
Jeong Hyang nghe chuyện của Han phu nhân cảm thấy chua sót cho bà vô cùng, có chút động lòng, đứa con gái thứ ba của bà, nàng cũng biết . Năm nay mới chỉ 10 tuổi , nhưng mắc phải căn bệnh lạ từ nhỏ. Không nói chuyện với ai, chỉ thích một mình với những trò quái đản. Nhưng, nàng không có thiện cảm với Han đại nhân. Thật lòng, chẳng biết nên làm thế nào ? Từ chối thịnh tình của Han phu nhân thì thật không phải, công ơn cứu mạng và quan tâm của bà khiến nàng rất cảm động mà không biết lấy gì đền đáp. Thấy nàng không nói gì ? Han phu nhân vội nói :
- Có thể ta hơi đường đột, khiến cô khó xử. Cô cứ suy nghĩ những lời ta nói, ta luôn tôn trọng quyết định của cô nương.
Jeong Hyang, sau một hồi đấu tranh tâm tưởng thì nói ra suy nghĩ của mình :
- Được Han phu nhân, có lòng nhận làm con nuôi. Tiểu nữ cảm kích vô cùng, nhưng tiểu nữ thật lòng muốn tìm về quê hương. Sống nốt quãng đời còn lại, không muốn quan tâm đến thời thế. Cũng định bụng, mấy ngày sắp tới đến cáo biệt Han đại nhân và phu nhân.
Nghe Jeong Hyang nói vậy ? Bà bỗng cảm thấy rất buồn. Nhưng, thấy Jeong Hyang trả lời thẳng thắn và quả quyết ? Cũng không muốn gượng ép cô. Bà cũng hiểu vì sao cô muốn yên phận, cuộc đời quả thật không công bằng với cô. Bà nói với Jeong Hyang cũng như cố tự an ủi mình :
- Ta hiểu được cô nương đã trải qua quá nhiều tủi nhục, nếu cô đã quyết định như vậy ? Ta cũng không ép buộc, cô cứ ở lại phủ tĩnh dưỡng thêm vài bữa rồi thong thả đi cũng chưa muộn.
Nhìn sắc mặt phu nhân có vẻ buồn, nhưng nàng không thể làm khác. Nàng mỉm cười nói với phu nhân :
- Phu nhân là một người hiền từ, phúc hậu. Ông trời chắc sẽ không bạc người có lòng, phu nhân sẽ sớm tìm được niềm vui mới. Tiểu nữ cũng mong tiểu thư nhà mình sẽ sớm khỏi bệnh, để phu nhân không phải nhọc công, khổ tâm như bây giờ.
Han phu nhân được Jeong Hyang an ủi, cũng vơi bớt phiền muộn. Mỉm cười nhìn cô, bà nói :
- Ta cũng mong là như vậy ?
Ba ngày ở Khánh Thượng Đạo , Yun Bok vẫn kiên trì dò hỏi tung tích vị quan họ Han. Có người mách nước, ở Andong làng Hahoe có vị quan tri phủ họ Han. Không biết có đúng vị quan mà Yun Bok cần gặp, nhưng dù là một hy vọng mong manh. Chàng cũng sẽ không bỏ qua, chỉ mong tìm được Jeong Hyang để chàng có thể giải mối hiềm nghi mà chàng lo lắng suốt mấy ngày qua, Jeong Hyang đang bị thương nặng. Chàng có lúc mong người đó là nàng, có lúc lại hy vọng là một người khác. Chàng không muốn Jeong Hyang bị tổn thương dù là một sợi tóc, trước đây dù thân phận bị bại lộ , nguy hiểm cận kề trước kẻ từng giết cha mẹ mình. Chàng cũng không màng bản thân, luôn bảo vệ Jeong Hyang để nàng không gặp bất cứ nguy hiểm nào ?
Tuy đã có chút tin tức, nhưng trong túi không còn một xu nào ? Không biết xoay sở ra sao cho những ngày sắp tới lại phải đi xuống tận Andong. Chàng tính chuyện vẽ mấy bức tranh, bán kiếm chút lộ phí. Nhưng, không muốn để lại danh tính trên tranh, sợ bất trắc có thể xảy ra. Ở Dương Nguyên được mọi người biết đến , nhưng bản thân chàng vẫn còn chút lo lắng, mặc dù phe phái Hoàng Hậu đã thất thế , nhưng biết đâu vẫn có những kẻ ghen ghét chàng.
Chàng chọn thể loại tranh dung tục để dễ bán, bởi thời thế mỗi lúc một thay đổi và biến chất. Những kỹ viện mọc lên càng nhiều ở khắp nơi để thỏa mãn những vị khách làng chơi. Yun Bok nhắm sẽ bán tranh ở mấy tiệm tranh trong phố chợ.
Vẽ hoàn tất mấy bức họa, Yun Bok vô tình làm rơi tấm khăn, có con dấu thầy Danwon tặng chàng lúc trước lăn ra. Chàng nhìn ngắm một hồi , ký ức về thầy vọng lại. Chàng đóng thật mạnh con dấu nên mấy bức tranh, đôi khi con người ta làm những chuyện mà ngay bản thân mình cũng không hiểu nổi. Suy cho cùng những bức tranh " khiêu dâm " là để bán cho những kẻ dùng để chi phối cảm xúc và thỏa mãn. Họ không đem trưng hay mang ra khoe mẽ. Nên chắc cũng chẳng ai để ý đâu đến dấu ấn của chàng. Nghĩ vậy, chàng cảm thấy bớt lo lắng cho hành động vô thức của mình vừa rồi.
Mà ở Khánh Thượng Đạo ít tiệm tranh quá, không biết có ai mua tranh không danh tính của chàng không ? Thì một người đàn ông chạc tuổi ngũ tuần, dáng vẻ nông dân xuất hiện. Ông ta bắt lời :
- Có phải cậu là Họa nhân ?
Yun Bok bất ngờ trước câu hỏi của người đàn ông ?
- Sao đại thúc biết . Chỉ chờ có vậy, người đàn bèn nói :
- Nhìn cái ống vẽ sau lưng cậu, nên ta đoán thế ? Ta đang đi mua tranh giúp một vị đại nhân, không biết cậu có tranh bán không ?
Như kẻ rơi xuống sông vớ được khúc gỗ . Yun Bok vui mừng ra mặt, nhưng có phần hơi do dự lên tiếng :
- Tiểu sinh có mấy bức tranh , nhưng là tranh khiêu dâm. Không biết ngài có thích không ? Để tiểu sinh cho ngài xem ?
Người đàn ông, thấy Yun Bok mang tranh ra tính mở thì ông ta vội ngăn lại.
- Cậu đưa ta xem nào ? Nói đoạn ông ta giật tranh từ tay Yun Bok, mở ra xem qua loa rồi gấp lại. Lấy ra một dây tiền, dúi cho chàng rồi rảo bước thật nhanh. Khiến chàng chẳng hiểu chuyện gì, á khẩu nhìn theo, không nói được lời nào ? Trên đời, sao lại có người kỳ lạ đến thế. Nhìn dáng vẻ, thì chẳng mang chút gì hiểu về hội họa. Thôi mặc kệ ông ta, Yun Bok chẳng quan tâm ông ta thế nào ? Điều chàng quan tâm là Jeong Hyang, và chàng đã có đủ lộ phí để đến Andong tìm nàng. Chàng vui mừng, chuẩn bị chuyến đi vào sáng sớm ngày mai.
Dương Nguyên phủ...
Nhìn những bức tranh " khiêu dâm " được thuộc hạ gửi về. Hwang đại nhân , mỉm cười :
- " Chỉ có Hyewon tiên sinh mới làm được điều này, quả thật rất dễ khiến con người ta bị kích động. Nhưng, dưới con mắt của ta. Tiên sinh thật tuyệt vời! Ta cần phải để mắt đến dân chúng nhiều hơn. Tha hóa đến mức này, thật không thể nào chấp nhận được. " Hwang đại nhân thở dài... Ngài đem mấy bức tranh đến chỗ nàng Hwang Jini, đưa tranh cho nàng xem và bình phẩm. Ở đời khiến ngài khâm phục và yêu mến chỉ có Hwang Jini và Hyewon . Ngài muốn biết Hwang Jini sẽ nghĩ gì về những bức tranh " khiêu dâm do chính Hyewon vẽ "
Ban đầu Hwang Jini có vẻ e ngại, nhưng được Hwang đại nhân động viên. Nên, nàng thấy tự nhiên hơn :
- Tuy là lọa tranh " khiêu dâm " Nhưng tiểu nữ lại có cảm nhận khác. Tranh đối với những kẻ ham thú , thì mang cảm giác khiêu dâm , dục vọng . Nhưng, đối với tiểu nữ đó là cái nhìn phiến diện, những bức tranh Hyewon tiên sinh thể hiện bằng thủ pháp chân thực, chi tiết hơi châm biếm, đã phản ánh muôn mặt của đời sống của xã hội trong thời đại Joseon ngày một phát triển nhưng lại là bàn đạp cho sự xa ngã của tầng lớp quý tộc rộ lên ở khắp nơi. Những bức tranh tiên sinh vẽ có cái gì đó thuần khiết truyền thống, nhưng xuyên suốt tác phẩm lại thẫm đẫm những tư tưởng tiến bộ, mới lạ... "
Hwang đại nhân nghe Jini nói thì cười lớn, ngài tỏ vẻ rất vừa ý. Khi nhìn những bức tranh này, ngài cũng có suy nghĩ như vậy. Qủa không hổ danh là một tài nữ xinh đẹp, không những đàn hay mà bình họa cũng không kém. Hwang đại nhân tuy lớn tuổi hơn nàng , nhưng ngài không thể bỏ qua người phụ nữ này. Nàng có cái nhìn rất sâu sắc, ngài thầm cảm ơn cuộc đời mang nàng đến với ngài. Chỉ có điều, ngài không biết nàng đối với ngài thế nào ?
Thấy Hwang đại nhân chỉ cười không nói gì khi nghe nàng bình tranh ? Hwang Jini đánh tiếng :
- Chỉ cái cảm nhận của tiểu nữ. Có gì không phải mong ngài bỏ qua đừng để bụng.
- Không ? Nàng bình rất hay, rất giống với những gì Hyewon muốn thể hiện và suy nghĩ của ta.
Hwang đại nhân nói thêm :
- Ngài mai, ta đến Hán Thành trình diện Hoàng thượng theo nghi thức hàng năm, để khai báo về tình hình ở Dương Nguyên. Ta được biết, Hoàng Thượng là một người cũng rất thích tranh, và công minh , chấp pháp. Không biết Hoàng thượng sẽ nghĩ gì về những bức tranh này.
Hwang Jini nhìn Hwang đại nhân, nhíu mày tỏ rõ sự bất ngờ trước quyết định của Hwang đại nhân.
- Ý ngài là.. dâng lên Hoàng thượng những bức tranh " dung tục " này.
Hwang đại nhân có phần do dự nhưng chắc ngài đã suy xét mọi mặt. Mới dám tính đến chuyện dâng lên Hoàng thượng. Ngài nói :
- Đúng vậy ? À ! Có thể ta đi Hán Thành khoảng một tuần. Nàng ở lại , sẽ không sao chứ ?
- Ngài không cần phải lo cho tiểu nữ đâu ạ ! Ngài đi đường cẩn thận. Hwang Jini đa lễ cúi đầu nói với Hwang đại nhân.
- Uhm.. ! Vậy ta đi cũng yên tâm.
Nói rồi, Hwang đại nhân đi khỏi phòng nàng, ngài cảm nhận được sự khách sáo của Hwang Jini. Ngài chắp tay sau lưng thở dài. : " Không biết đến bao giờ, nàng mới cảm nhận được tấm chân tình của ta "
Được biết Hyewon tiên sinh đi Khánh Thượng Đạo không trở về. Hwang Jini cảm thấy buồn tủi vô cùng, nàng không hiểu nổi mình nữa. Giữa nàng và Hyewon chẳng có mối tương giao nào cả, vậy mà khi xem tranh của Họa công, chẳng biết từ lúc nào. Nàng đã cảm mến chàng, nàng thấy được tình cảm họa công thể hiện trong mỗi bức họa. Có cái gì đó, rất mong manh nhưng lại rất dữ dội, như chính bản thân nàng vậy ... Nàng sẽ chôn dấu tình cảm này trong tim, như một sự ngưỡng mộ . Một thứ tình cảm mà chỉ nàng mới hiểu , nên bỏ hay nên vứt , lộ liễu hay chôn sâu ...
Khánh Thượng Đạo, Andong làng Hahoe....
- Tiểu nữ xin kính chào Han Jiwon đại nhân và Han phu nhân. Cảm tạ ân đức của hai vị đã có công cứu mạng tiểu nữ. Nay sức khỏe đã bình phuc. Tiểu nữ xin cáo từ hai vị.
Jeong Hwang và nữ tỳ Manuyn chuẩn bị hành lý đến trước đại nhân Han Jiwon và phu nhân xin được rời khỏi phủ :
Han phu nhân gần như sắp khóc, và nắm tay Joeng Hyang nói :
- Cô nương đi mạnh khỏe , khi nào ổn định nhớ báo về cho ta biết tin. Ở đây, ta mong tin cô và chúc cô thuận buồm xuôi gió , không gặp bất trắc gì ?
Joeng Hyang cũng rất buồn, nàng không muốn Han phu nhân phải thất vọng. Nhưng, nàng tất phải đi , gặp gỡ rồi chia ly đó là điều luôn xảy ra. Không có cách nào khác được ,nàng nói :
- Tiểu nữ cũng mong, phu nhân ở lại mạnh khỏe. Khi nào ổn định, tiểu nữ sẽ báo tin về cho phu nhân.
Hai người phụ nữ nắm tay nhau mà không thể ngăn nổi nước mắt.
Han đại nhân, lúc này đứng sau mới lên tiếng :
- Chúc cô đi đường mạnh khỏe , và hy vọng không có bất trắc gì ?
Jeong Hyang bỏ tay khỏi tay Han phu nhân , cúi chào thêm một lần nữa. Rồi bước ra cổng lớn, Manuyn nhìn lại hai vị đại nhân, nhớn nhác đuổi theo kịp chủ nhân.
Han phu nhân bật khóc, bà cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Thấy vậy Han đại nhân nhìn bà lên tiếng :
- Làm sao mà phải khóc, cô ta chỉ là một kỹ nữ. Có gì khiến bà phải xúc động đến thế ?
Han phu nhân, lau vội nước mắt nhìn Han đại nhân vẻ mặt đầy tức giận, rồi bỏ vào trong.
- Ơ hay... Cái người này...
Han đại nhân nhìn cách phu nhân mình thể hiện thì ra phần khó chịu. Còn lại một mình, ông ra nhìn ra cửa lớn cười thầm... tự nhủ : " Nàng nghĩ , nàng có thể ra khỏi phủ Han Jiwon ta dễ dàng vậy sao " Rồi cười lớn , ánh mắt lộ rõ vẻ gian ngoa, sảo quyệt.
Yun bok đi từ sáng sớm, đến gần trưa thì đến làng Hahoe ở Andong. Một ngôi nàng xinh đẹp được bao bọc bởi núi rừng và sông nước. Chàng ghé một quán nước nghỉ ngơi chốc lát và hỏi thăm được nhà Tri Phủ họ Han, uống vội bát nước trả tiền rồi tính tìm đến.
Lúc này, Joeng Hyang và Manuyn cũng vừa bước tới, nàng kéo tấm áo lụa che kín đầu...
Vì vội vã , lúc cúi chào bà chủ quán nước, chàng vô tình va phải một cô gái mặc bộ đồ trắng, tấm lụa che kín đầu vì vậy mà tuột khỏi tay nàng, tung ra...
Yun Bok lảo đảo, vội vã giữ lấy nàng . Khi đó, hai ánh mắt gặp nhau. Bàng hoàng và không gì có thể tả nổi sự bất ngờ, mọi vật xung quanh như ngừng lại....
T/g : Thụy Hoài Tâm
-----------------------------------------------------------------------
Jang Seung-eop : sinh năm 1843, thế kỷ 19. tên hiệu là "Ngô Viên". Từ nhỏ, cha mẹ mất sớm, phải ăn nhờ ở đợ trong nhà một nhân vật tên là Yi Eung-heon. Yi Eung-heon vốn có cha vợ là Yi Sang-jeok, học trò của quan văn, học giả và là nhà thư họa nổi tiếng Kim Jeong-hee. Tại hạ mạn phép sửa lại lịch sử Joseon đưa ông vào là học trò của Dan won Kim Dong Ho.
Làng Hahoe : ở Andong là hai trong số những ngôi làng cổ tiêu biểu cho văn hoá Hàn Quốc bên cạnh làng Yangdong. Ngôi làng 500 tuổi còn là nơi bảo tồn đời sống của những gia tộc Hàn Quốc với những gia trang, lớp học, trường dạy Nho Giáo, kiến trúc nhà cửa và cấu trúc làng mạc truyền thống từ thời đại Joseon và cả những ngôi nhà tranh mái lá truyền thống của người dân. Cảnh quan núi rừng, sông nước quanh làng tạo nên những bức tranh thuỷ mạc huyền ảo vốn đã đi vào trong thơ ca từ thứ kỉ 17, 18 bởi vẻ đẹp kì vĩ. Năm 2010, làng dân gian Hahoe đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top