Chương 2
Trên con đường sát bờ sông Thạch Hãn, giữa lúc tiết trời đang Xuân, mưa bụi rơi rơi phấn hoa bay. Dòng sông quê với làn nước trong xanh, cùng con thuyền nhỏ đang xuôi dòng. Tôi với em đang đi bên cạnh nhau. Trong cuộc sống xô bồ, tôi với em đã lướt qua nhau, lướt qua nhau giờ đây có chuyện để kể. Không biết trước kia em như thế nào, vì khi đó tôi là một kẻ say, say rượu lại buồn vì chuyện duyên tình. Tôi cần gì cái chuyện tình một lúc ấy chứ? Thế mà nay nhìn em trong bộ váy áo màu trắng nhạt, đôi guốc cao gót màu trắng và em đội cái mũ rộng vành cũng màu trắng, chỉ có mái tóc đen dài thả tự nhiên sau lưng. Tôi liếc nhìn em, mà nhớ đến nàng Maria trong bộ phim lúc nhỏ được xem. Đôi mắt của em đẹp, với cái miệng mỉm cười chẳng khác gì cô diễn viên ấy là mấy. Tôi liếc nhìn em nhớ đến nàng Maria và lại nhớ đến lời của ông thầy bói rằng tôi có một mối tình kiếp trước, thế em là mối tình kiếp trước của tôi đây sao? Một mối tình thoáng qua và thế là em đã trở thành mẹ của con tôi, một gã thợ hồ, đã vắt kiệt sức dưới tiết trời nắng nóng của mùa hè. Một gã thợ hồ áo quần lem luốc, mà thật ra tôi cần gì, vì chẳng có gì để cần. Tôi đi bên cạnh em thật là tương phản. Em cần tôi, cần tôi vì chuyện gì? Chứ con bé mà em nói rằng đó là con của tôi lại chẳng cần, vì tôi chẳng làm cái bổn phận làm người cha, đã không làm bổn phận người cha, thì chỉ một con tinh trùng không hơn không kém. Tôi nhớ lời con bé nói, mà yên lặng đi bên cạnh em. Em vừa đi vừa đưa mắt nhìn dòng sông quê tôi nước chảy êm đềm.
Tôi nghe em kể đến đó thì nghĩ thầm:
_ Vào cái thời đó, khi đất nước chuyển mình từ thời bao cấp sang nền kinh tế thị trường, thì đi học cũng phải nộp học phí, chứ không như trước chẳng phải nộp, chỉ việc có cái cho vào bụng và tới lớp học. Thế mà cũng không ai cũng được đi học, bởi vì lớn thì phải giúp cha mẹ việc đồng áng để nuôi em, nuôi em cho tròn câu chữ "đông con hơn đông của". Tôi con trai còn như thế, chứ em là con gái thì...
Vì thế tôi mới hỏi em.
_ Chuyện sau đó như thế nào? Cho đến khi gặp anh?
Em nghe tôi hỏi, cũng không quay lại nhìn tôi, mà nhìn ra xa và nhớ lại.
_ Ngày đó nhà của em rất đông, sau em còn đến sáu đứa nữa, cứ như hai năm một, đứa em cuối cùng còn trên tay của mẹ. Mẹ ngoài việc sinh nở, chỉ quanh quẩn quanh bếp và hầu như trong nhà mọi chuyện đều do cha quyết định. Cha em tính tình hiền lành như cục đất, chỉ có điều đôi lúc lại nóng tính như lửa. Mẹ thì sinh nở, còn tất cả mọi việc đều đặt lên vai của cha.
Tôi nghe em kể như vậy, cũng chỉ gật đầu vào thời đó, cái thời người ta còn quan niệm "đông con hơn đông của". Ở nơi làng quê nào chẳng như thế, nhà nào ít cũng bốn, năm người, còn không có cả ông bà nữa thì cả tiểu đội. Tôi đi bên cạnh em, nghĩ thì nghĩ thầm như vậy, chứ tôi cũng không nói gì cả.
Tiết trời đang Xuân, hôm nay mưa bay bay trên dòng sông Thạch Hãn, con đường sát bờ sông cũng ít người qua lại, chỉ có lác đác vài người và những người đó điều đưa mắt nhìn tôi với em, có kẻ lại bảo:
_ Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, chẳng thể nào ngờ được.
Bỏ những câu nói đó ngoài tai, tôi cứ lặng lẽ đi bên cạnh em. Em đang bước đi, thì ngừng lại cúi người xuống ngắt lấy đóa hoa Xuyến Chi. Đóa hoa màu trắng tinh khôi, tinh khôi như cái váy áo mà em đang mặc. Em cầm lấy đóa hoa Xuyến Chi và tiếp tục kể.
_ Tối hôm đó là bữa tối đã quyết định cuộc đời của em. Sau khi ăn được vài miếng cơm, thì cha bỏ đôi đũa xuống bàn và nói với em rằng;
_ Oanh! Như con đã biết, cha đã nhận lời gã con cho thằng Lộc, con của bà Ba làng bên.
Em nghe cha nói như vậy, cũng chỉ ngồi yên lặng, thế là vì món tiền đó mà cha đã bán gả đứa con gái vừa mới lớn cho một người đàn ông gần ba mươi tuổi. Để cho thuyết phục đứa con gái vừa mới lớn của mình, cha của em tiếp tục nói:
_ Oanh! Cậu Lộc tuy lớn tuổi một chút. Nhưng cậu Lộc lại làm cán bộ nhà nước, với lại bà Ba là người có của ăn của để, con cũng được nhàn cái thân. Con sang bên ấy ở ít năm đến khi đủ tuổi thì bà Ba sẽ tổ chức đám cưới cho con. Còn như chuyện học hành để trở thành cô giáo thì bỏ đi con, nhà ta đông người với lại họ hàng chẳng có mấy ai khá giả, như bác của con là cán bộ kháng chiến, nay đau mai ốm, tiền lương cũng chỉ đủ thuốc men mà thôi, cũng chẳng giúp được gì.
Em nghe cha nhắc đến bác, bác là một người đã tham gia kháng chiến, nay trở về với bao nhiêu vết thương trên người cùng với những cơn sốt rét hành hạ. Nhưng bác từng nói với em.
_ Oanh! Thời đại bây giờ đã thay đổi rồi, nam nữ đều có quyền bình đẳng như nhau, ai ai cũng có quyền đến trường để học chữ, như Lênin đã nói "Học, học nữa, học mãi" con người được học hành mới thông minh hơn, hiểu biết hơn, khi đó mới nhận biết được nhiều sự việc hơn, chứ cứ quanh quẩn bên bếp núc, sau lũy tre làng với đàn con thơ thì chẳng bao giờ ngẩng đầu lên được.
Em nghe bác nói như vậy, mà vun đắp biết bao nhiêu ước mơ, ước mơ trở thành một cô giáo. Thế mà nay chưa gì cha đã đem em bán gả cho nhà người ta, vì thế em mới nói:
_ Cha! Tại sao cha lại nhận lời bà Ba, mà chẳng hỏi ý kiến của con, lấy ai hay yêu ai đó là quyền của con? Cái đó là quyền của con, chẳng ai tước đoạt đi cái quyền đó của con hết cả. Cha nhận lời của bà Ba thì cha đi mà làm lấy, con chẳng chịu.
Khi đó em vừa dứt lời, thì tất cả chén bát trên bàn đều bay tung tóe, cái thì nằm lăn lóc trên bàn, cái thì bị vỡ dưới đất. Cha giờ đây như một con
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top