13

Truyền hình đang chiếu cảnh các tốp lính có vũ trang đóng quân ở mọi thành phố lớn trên thế giới.

Những con đường chạy song song với hàng cây màu hồng.

Màu hồng ngụy trang những góc cạnh xù xì của thành phố vì cư dân của nó.

Vũ khí màu hồng.

Lựa đạn màu hồng.

Mặt nạ phòng độc màu hồng.

Tôi không nghi ngờ gì chuyện hơi cay cũng màu hồng.

Các sinh phủ đã ra lệnh mọi miền trên thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp.

<list:item>

<i: New York>

<i: Paris>

<i: Geneva>

<i: Tokyo>

</list>

Cảnh sát và quân đội Hiệp Định Geneva đứng khắp mọi nẻo đường.

Nhiệm vụ của họ là tìm kẻ sát nhân và các vụ tự sát tiềm tàng. Kẻ sát nhân có thể sẽ mặc màu hồng. Hiển nhiên, vì sĩ quan cảnh sát và lính đi tuần đều là đối tượng của tuyên bố một-mạng-đổi-một-mạng, ai tin họ cho nổi? Mọi người là nghi phạm, người có vũ khí còn đáng nghi hơn.

Từ khoảnh khắc lời tuyến bố đưa ra, thế giới đã và đang đọc lùi lại những trang sử. Người ta thấy bóng dáng Thời Kỳ Loạn Lạc ở khắp bóng đen.

Quận trung tâm của Baghdad trống vắng như chùa bà đanh. Ai nấy ru rú trong nhà tựa như có thể tránh phải quyết định. Nhưng lời tuyên bố đã chứng minh hiệu lực của nó một cách rõ ràng, và mỗi một người liên kết tới một sinh phủ có WatchMe cài đặt trong người đều đang gặp nguy.

Rất khó khi bạn bị buộc phải đưa ra một lựa chọn rất cá nhân trong một xã hội bị ám ảnh phải đi theo những lời khuyên và thỏa thuận hợp tác xã.

<list:item>

<i: Tôi nên giết ai đó để sống chăng?>

<i: Tôi không nên giết người rồi chết chăng?>

<i: Tôi nên chọn không tin điều mình đã thấy bằng mắt mình chăng?>

</list>

Tôi cá là các nhà quản lý công nghệ đang bận rộn đào bới lại máy chủ sinh phủ, căng mắt tìm lỗ hổng bảo mật. Các lỗ hổng trong máy chủ WatchMe chịu trách nhiệm cho giám sát medicule bên trong vài tỷ cơ thể người.

Về phần tôi, tôi chỉ vừa dùng đặc quyền của một Đặc vụ Cục Xoắn Ốc để gài vài medicule nghe lén vào Gabriel Étaín khi tôi bắt tay cô ta. Các medicule đi xuyên qua da, chu du qua thân xác, cho đến khi kích hoạt mạch nghe lén trong HeadPhone của cô. Dù không có lấy một điều bất thường trong hành động của Étaín làm tôi nghi ngờ, nhưng cô ta là đầu mối duy nhất tôi có.

Một cuộc gọi đến từ người đàn ông mang-danh-thiếp khi tôi lái xuống con đường quạnh hiu.

"Cô đã gặp Gabrielle Étaín à?" Vashlov hỏi. Nghe có vẻ anh ta hài lòng với mình.

"Tin tức loan nhanh thật."

"Hiệp Hội Nghiên Cứu Y Học Thần Kinh SEC chỉ là một mặt tiền công khai của Nhóm Giám Sát Tư Cách Con Người Thế Hệ Mới. Étaín là một trong số chúng, Thanh Tra Kirie ạ."

"Mà làm sao anh biết?"

"Chúng tôi lần dấu tiền. Tôi thấy chuyện đấy có chút nằm ngoài khả năng một Đặc vụ Cục Xoắn Ốc."

"Thế tại sao không nghe trộm Gabrielle Étaín mà là tôi?"

"Ồ, chúng tôi làm rồi chứ. Được chút kết quả. Cô ta biết mình bị theo dõi."

"Vậy sao không ngăn tôi đi gặp cô ta? Nếu tôi mà biết cô ta có liên quan—"

"Vì chúng tôi đang hy vọng một phản ứng hóa học."

<discomfort>

Chuyện đó phiền toái thật. Vậy ra người đàn ông từ Interpol đã sử dụng tôi, để tôi đi gặp Étaín với hy vọng rằng bóng ma từ một cơ quan điều tra của chính quyền sẽ kích thích một phản ứng trong nhóm Thế Hệ Mới. Họ đã vào ngõ cụt với kẻ cung cấp tin tức và sự quan sát của họ, nên họ đặt cược tiền vào tôi chỉ để làm một tác nhân bất ngờ họ cần để bóc lớp vảy."Chậc, sao tôi thấy mình đần thật.""Cô hiểu tình hình nghiêm trọng thế nào mà. Chúng có lẽ sẽ có hành động tự vệ. Hãy cẩn trọng.""Ồ, tôi lúc nào cũng vậy. Không thiếu kẻ khủng bố muốn lấy mạng một Đặc vụ Cục Xoắn Ốc làm niềm tự hào đâu."

</discomfort>

Tôi chấm dứt cuộc gọi trong HeadPhone rồi gạt cần vào Khách Sạn Baghdad.

Thuở nơi đây còn là vùng chiến sự, quân đội đương nhiệm của Mỹ đã vây quanh địa điểm này bằng 4 bức tường bê tông để ngăn chặn các thiết bị phát nổ tự chế và bazooka. Giữa những vụ nổ và gạch vụn, CIA đã cắm doanh trại ở đây. Mặc dù phần lớn sự theo dõi khu vực bọn khủng bố ngày nay được thực hiện bởi quân đội Hiệp Định Geneva và công ty cung cấp tin tình báo quân sự mà họ thuê, nhưng bấy giờ, CIA là mạng lưới tình báo lớn nhất đối với bất kì quốc gia nào trên trái đất.

Thời đại đó đã trôi về dĩ vãng, và giờ đây nơi này chỉ là một khách sạn hạng sang điển hình trên đường Sadoon, con đường cắt qua Khu Công Nghiệp Y Dược Baghdad. Đến từ doanh trại quân Geneva ở tiền tuyến, tôi chuộng nơi ít khoa trương để ở, nhưng có một truyền thống là viên chức WHO và sinh phủ sẽ đến Khách Sạn Baghdad, do đó tôi chẳng có mấy lựa chọn. Tôi đi qua sảnh, lướt qua các viên chức sinh phủ và khách VIP từ WHO trên đường. Lúc tôi tới được phòng và nhấn ngón tay lên cửa, nó vùng mở. Một mảnh giấy gấp rơi lên sàn.

<cautiously>

Theo phản xạ, tôi tắt AR. Tôi không muốn bất kỳ kẻ đột nhập nào vào thông tin trực giác của tôi để xem, nếu có cái gì đó, được ghi trên miếng giấy. Giống như tôi đã vào xem được các bản thu từ những vụ tự sát, cảnh sát và Interpol cũng như một số dân thường trong MIS có quyền hạn xem lén thông tin trực giác trong chế độ thời gian thực. Chỉ là để chắc ăn, tôi vào buồng tắm và dùng dung dịch tẩy rửa để lấy len kính AR khỏi mắt. Rồi tôi đóng cửa và trườn xuống dưới giường. Interpol đang lợi dụng tôi. Họ có thể dễ dàng giám sát phòng tôi. Cuộn tròn như một bào thai trong bóng tối, tôi mở mảnh giấy gấp làm tư.ABŪ-NUWĀS. CHIỀU TỐI. KHÔNG AR, KHÔNG RIDER.Tôi bò ra từ dưới giường và nhìn ra cửa sổ.Bầu trời đang chầm chậm đổi sang đỏ, chuẩn bị hoàng hôn. Rider thì ý họ là máy ghi hình và ghi âm lén. Ai đó muốn tôi nhìn và nghe thứ họ không muốn bị ghi lại bởi AR rồi gửi tới máy chủ.

</cautiously>

Chẳng mấy chốc là tới chiều tối.

Trong bộ phim Miach từng một lần cho tôi coi, một người nhận được tin nhắn mật đã dùng bật lửa để đốt nó trong cái gạt tàn. Thật tiện lợi biết bao, tôi suy nghĩ thế khi thay sang bộ đồ thường dân và nhét bừa mảnh giấy vào túi.

Rất hiếm khi thấy một người Iraq bằng xương bằng thịt trong vùng thuộc đoàn thể công nghiệp y dược. Một chuỗi sự kiện lạ lùng đã diễn ra, biến đất nước Trung Đông này trở thành trung tâm thế giới về y học. Song cũng giống như không có nơi nào tốt hơn nơi nào để quay phim hay chế tạo PassengerBird, thì không có nơi nào tốt nhất để sản xuất thuốc. Một khi chút tài sản được tích cóp, nó lại bị đem ra dùng, biến sa mạc thành một khu vực công nghiệp khổng lồ.

Trong Thời Kỳ Loạn Lạc, Iraq đã hứng chịu bom hạch nhân đồng nghĩa không thiếu thốn bệnh tật ở đây cho các nhà nghiên cứu y khoa. Nhưng vào những tháng ngày đó, khó mà tìm được một nơi không bị trúng bom hạt nhân. Sự miễn thuế và luật lỏng lẻo về mặt đạo đức cũng không đủ lý giải sự xuất hiện bất thình lình của ốc đảo y tế bí ẩn này đây. Lời giải thích duy nhất bạn có thể đưa ra chỉ mang tính cứu cánh: tài sản tích tụ nơi đây bởi có sự tích tụ tài sản.

Các công ty cung cấp tài nguyên quân sự chăm lo về bảo an.

<list:company>

<c: Security Arts Co.>

<c: Hard Shield Co.>

<c: Eugene & Crups Co.>

<c: v.v, v.v>

</list>

Khu vực dựa dẫm toàn bộ vào sự bảo vệ của MRS.

Dầu từ thế kỷ 19 đến 20, các lực lượng không có thế lực chính trị vẫn còn thuộc sở hữu quốc gia, nhưng khi các quốc gia suy yếu, cán cân quân lực nghiêng về MRS và MIS. Trên bề mặt, có rất ít sự khác biệt bởi gần như mọi MRS và MIS đều được ký kết bởi Tổ Chức Hiệp Định Geneva – một liên đoàn quốc tế tạo ra nhờ sự hiệp nhất giữa mọi sinh phủ. Tôi dừng lại ở một SecGate trong bức tường dài vài km bao quanh khu y dược để một lính y tế trong bộ đồng phục màu hồng có thể kiểm tra danh tính của tôi. Họ cũng cần sự đồng ý của tôi rằng họ không thể đảm bảo sức khỏe tôi tốt ở bên ngoài khu bảo vệ, và rằng WatchMe của tôi sẽ offline.

Tôi được tự do, một lần nữa đi vào thế giới không WatchMe, không medcare unit, không AR. Tôi nhìn quanh quẩn, nhìn cảnh vật mà thời gian đã bỏ quên: láng trại sau láng trại lại sau láng trại, một mớ những tòa nhà đổ nát. Nơi này tạo cảm giác như nó bị mọi thành phố sinh phủ ruồng bỏ, và không khí ngập đầy hương thơm và mùi thối.

Một người đàn ông ngồi bên vệ đường, hút thuốc lá từ một cây ống to đùng nhìn tựa như nhạc nhí. Có mùi cá nướng, thịt, và đủ loại gia vị. Đây là một cái chợ. Tôi ghé vào một nhà hàng gần đấy và gọi một bữa không rõ thành phần, calorie và tác nhân có hại. Tôi để ý thấy một cái gạt tàn, nên tôi ra dấu cho chủ quán là tôi muốn hút thuốc lá. Ông ta lấy ra vài điếu xì-gà và một bật quẹt. Tôi lấy miếng giấy tôi đã nhét trong túi ra, giữ nó trên gạt tàn, và đốt cháy nó. Tuyệt. Tôi đã luôn muốn làm vậy.

<relax>

Đây là cuộc sống bên ngoài sinh phủ. Đây là sống.Tôi thấy hài lòng vì rằng dù các trụ sở y dược khắp thế giới đang phủ bóng lên họ, hầu hết người dân ở Baghdad tầng lớp thấp không cài đặt WatchMe. Họ không bị liên kết tới bất kì máy chủ nào. Họ cứ thế mà

<list>

<i: bị cảm lạnh.>

<i: bị đau đầu.>

<i: bị ung thư.>

<i: chết vào độ tuổi áng chừng 60 hay 70.>

</list>

Tôi rít một hơi thuốc lá ngắn, hơi đầu tiên kể từ Niger. Sống ở đây không tệ, nhưng tôi không nghĩ các sinh phủ sẽ còn để những người dân này sống với phương tiện của họ được lâu.Món cá của tôi đến khá nhanh. Nó nhìn như một con cá chép bị bắt ở sông Tigris gần đây, bị mổ banh ra rồi nướng. Nó đi cùng một cục bánh mì loại nào đấy và quả chà là chưa nấu.

<list>

<i: không đong đo calorie><i: không có danh sách thành phần><i: không có đánh giá mức nguy hại>

</list>

Đĩa ăn giản đơn của tôi, không có AR readout hiện lên trên, đẹp đẽ bởi sự mộc mạc.

"Trông ngon quá," tôi nói hầu như không nên lời. Quả chà là sống là một thứ cao lương mỹ vị hiếm hoi đối với cư dân sa mạc đây, và có lẽ bây giờ vẫn vậy. Bởi thế cây chà được coi là biểu tượng của sắc đẹp và chiến thắng trong Kinh Thánh. Tôi từng nghe rằng Cây Sự Sống trong truyền thống Thiên Chúa Giáo đôi khi được coi là giống cây chà là. Khi Chúa Jesus vào thành Jerusalem, người dân thành phố đã vẫy cây cọ để tung hô. Thứ quả này là sự sống, và lòng tin.Tôi biết điều này không phải bởi Miach từng kể tôi nghe, mà bởi cây chà là được khắc họa trong biểu tượng của Cục Thanh Tra Xoắn Ốc. Bất kỳ hàm ý thuộc Thiên Chúa Giáo trong đó đều bị vô hiệu hóa do cành cọ cũng đóng vai trò là biểu tượng của sự sống trong Kinh Koran và thậm chí là trong thần thoại về Gilgamesh—một thần thoại địa phương được ưa chuộng lúc hoàng kim.Có nhiều người ngoài đường, trái nghịch hẳn với tình trạng của xã hội sinh phủ sau-lời-tuyên-bố-ấy mà tôi vừa rời khỏi. Tôi không cho là nhiều người dân ở đây đã nghe tin tức. Chỉ có mấy tỷ người với WatchMe cài trong mình mới có lý do để sợ hãi. Những cư dân trong các khu nhà theo chủ nghĩa sinh mệnh, chịu trách nhiệm cho 80% nền kinh tế toàn cầu. Với những người Iraq trên con đường lúc chạng vạng thế này, WatchMe và medicule chẳng mắc mớ gì tới cuộc sống của họ.Cuộc sống phía bên ngoài, cuộc sống phía bên trong.Khác biệt giữa hai cái không thể nào lớn hơn nữa.Một bên, con người chia cắt cơ thể mình và tin tưởng giao các bộ phận cho những nhà cung cấp dịch vụ khác nhau để làm tròn chức năng xã hội yêu cầu. Bên kia, con người không cho bất kỳ ai chạm vào cơ thể họ.Khi tôi hãy còn bận bịu với con cá sông—món được gọi là masgouf, tôi đã hỏi tên—người chủ mang ra một tô yogourt lỏng. Cái này tôi nhận định nó không giống một món tráng miệng mà là một bữa ăn khác. Ông ta đặt nó lên mặt bàn gỗ bị lủng lỗ chỗ rồi rút lui về đằng sau.

</relax>

Khi ông ta rời đi, tôi phát hiện một mảnh giấy ló ra bên dưới tô yogurt. Tôi mở nó ra. Nó viết "Tới sông" bằng tiếng Nhật.

Tôi ra dấu kêu cái bật lửa lần nữa và đốt mảnh giấy thứ hai trên gạt tàn thuốc. Ăn xong món masgouf, tôi ra đường, luồn lách qua đám đông với hy vọng sẽ cắt đuôi anh bạn bí ẩn hay viết thư nhất định đang e sợ kia.

Con phố này một thời là quận giải trí: Abū-Nuwās.

Cái tên ám chỉ con đường này, với cái chợ của nó. Abū-Nuwās ngày xưa là một đại thi hào A-rập và là một người yêu thích rượu cùng nhục dục trong một xã hội Hồi Giáo cấm rượu. Những bài thơ về khoái lạc của ông lập một danh sách những gì bị đạo Hồi cấm đoán và chối bỏ—chất thơ gây sốc xã hội. Nói cách khác, 2 000 năm trước, một người đàn ông sống ở đây đã chiến đấu chống lại cùng một giáo điều mà xã hội chủ nghĩa sinh mệnh ngày nay tuân giữ. Quả là một sắp đặt tuyệt hảo cho cuộc gặp gỡ bí mật giữa một kẻ nhu nhước chấp hành theo hệ thống và một kẻ rất có khả năng đang góp một tay trong điều khiển hệ thống đó.

Tôi đảo mắt cẩn thận phòng hờ có kẻ bám theo, rồi rời khỏi Abū-Nuwās đi tới bờ sông đang lấp lánh trong nắng xế chiều. Bờ sông toàn cát phủ khắp nơi tới tận mực nước. Tôi tự hỏi liệu là Gabrielle Étaín đang chờ tôi, hay thậm chí là chính Mihie Miach. Ánh nắng phản chiếu từ sông Tigris, làm lóa mắt người và che đi khuôn mặt người mà lúc này tôi đang thấy đứng chỉ cách tôi một khoảng ngắn, về phía lòng sông.

"Con có biết tại sao họ gọi nơi đây là Mesopotamia?" bóng người trên bờ sông hỏi tôi với giọng thân quen. "Mesopotamia nghĩa là 'giữa các con sông.' Con hiểu chứ?"

"Do chúng ta ở giữa sông Tigris và sông Euphrates?"

"Chính xác."

Người đàn ông bước lại gần hơn. Ông đang vận một bộ đồ rách rưới. Một bộ đồ của mấy tên ma cà bông. Vừa vặn với kẻ đã bỏ rơi mẹ tôi và tôi 13 năm trước để tới Baghdad.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #harmony