happywaydkh5
U ÁC TÍNH . x. Ung thư
U BẠCH huyết bào. Mô mới, mô ung thư (thường là ác tính) của mô dạng bạch huyết.
U BAO THẦN KINH. U ở các thân thần kinh ngoại vi, giao cảm, não, phát sinh từ các tế bào có bao Svan (T. Schwann) như nguyên bào thần kinh, sao bào, tế bào ống nội tuỷ, vv. Có vị trí và hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào tế bào nguyên thuỷ. Phần lớn UBTK đều lành tính, tiến triển chậm, nhưng vẫn có nguy cơ ung thư hoá. UBTK ở não hay rễ tuỷ sống sẽ chèn ép hệ thần kinh trung ương. Có thể cắt bỏ UBTK ở một số vị trí (ngoại vi, trung thất sau, vv).
U BÀO THAI. U quái (x. Quái thai) mà thành phần là những mô không biệt hoá hay ít biệt hoá còn ở giai đoạn bào thai, nhưng mô trưởng thành dở dang. Vd. U vim (Wilms) của thận; u quái không biệt hoá của buồng trứng, của tinh hoàn; u hỗn hợp nhiều mô của tuyến nước bọt, vv. Xt. U quái thai.
U BIỂU MÔ (tk. U liên bào), những u phát sinh từ các biểu mô phủ mặt ngoài cơ thể (da), mặt trong các cơ quan rỗng (niêm mạc tiêu hoá, hô hấp), hoặc từ các biểu mô tuyến (dạ dày, ruột, thận, tinh hoàn, buồng trứng, tuyến giáp, tuyến yên...). UBM gồm hai nhóm là u lành tính và u ác tính (ung thư), UBM phủ lành tính gồm: u nhú (papilôm (ph. Papillome) và u lồi [condiôm (ph. Condylome)]. UBM tuyến lành tính gọi là u tuyến. UBM ác tính các loại đều gọi là ung thư biểu mô (carcinome).
U GIẢ. một tổ chức thừa không phải là u, sinh ra không do rối loạn sinh sản tế bào mà do nhiều nguyên nhân khác, như phản ứng viêm (u hạt), rối loạn nội tiết làm to tuyến giáp, bệnh quá tải, sự phát triển không bình thường của mộttổ chức bình thường (loạn sản phôi), vv.
U GIÁP. (cg. bướu giáp) thuật ngữ dân gian thường gọi là bướu cổ, thực chất là sự phì đại (to ra) của tuyến giáp trong nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau (tăng năng, giảm năng, quá sản đơn thuần, các loại viêm, các loại u lành tính, các loại ung thư, vv. Ở Việt Nam, bệnh bướu vùng cổ có thể là UG, song cũng có thể là di căn của ung thư vòm họng, các u ác tính của hạch thuộc khu vực này. Trong số các trường hợp có UG, UG đơn thuần là loại hay gặp nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1990), trên thế giới có khoảng 655 triệu người mắc UG, riêng các nước Đông Nam Á có khoảng 176 triệu. Nguyên nhân của UG có nhiều, phức tạp và tuỳ theo loại UG. Riêng với UG đơn thuần (tuyến giáp to không do hay viêm hay do ung thư, cũng không có tình trạng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp), nguyên nhân có thể do thiếu iot, do dinh dưỡng (một số thức ăn có thể gây UG), do các thuốc kháng giáp tổng hợp, do bẩm sinh, di truyền, vv. UG có tính chất địa phương khi xảy ra ở một khu vực nhất định (ở Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi), với tỷ lệ người mắc ít nhất 10% dân số và do cùng nguyên nhân. Phân biệt UG lan toả (khi toàn bộ thể tích tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp gồ ghề) hoặc UG hỗn hợp (tổn thương lan toả lẫn cục). Phát hiện UG thường không khó, song để phát hiện loại UG thường không khó, song để phát hiện loại UG và nguyên nhân sinh UG, đặc biệt với các UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG bằng kim nhỏ đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, cho kết quả xác định bệnh tin cậy đựơc. Phòng bệnh có hiệu quả, nhất là với các UG đơn thuần địa phương bằng cách trộn muối kali iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 50 - 60 mg/kg, hoặc uống viên iodat theo chỉ dẫn của thầy thuốc; hạn chế thức ăn chứa nhiều chất gây u. Việc điều trị phải dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh thật chính xác, do thầy thuốc chuyên khoa đảm nhiệm. Hướng dẫn điều trị chung: điều trị nội khoa cho các loại viêm tuyến giáp hay UG đơn thuần; chọc hút với những u nang giả đơn thuần; phẫu thuật trong trường hợp các u tuyến, ung thư, các UG nhiều cục lâu ngày hoặc bệnh Bazơđô điều trị nội khoa không khỏi.
U HẠT. một hạt viêm kích thước nhỏ dọi là nụ thịt trên đại thể và gặp ở những vết thương đang sửa chữa với số lượng nhiều, màu đỏ tươi, dùng làm chỗ dựa cho da non phủ lên trên ở giai đoạn sắp liền sẹo. Trên vi thể, UH là một mô liên kết tân tạo, non, giầu mạch máu, có chứa nhiều tế bào đa dạng, bạch cầu đa nhân, tế bào dạng biểu mô hoặc tế bào khổng lồ, gặp trong viêm lao, viêm phong, viêm nấm, viêm giang mai, vvv
U HẮC TỐ. U tạo nên do các tế bào chứa hắc tố: nguyên bào hắc tố và hắc tố bào. Có 2 loại: UHT lành như các nốt ruồi; UHT ác tính, còn gọi là ung thư biểu mô nơvi (Ph. Naevocarcinome) hoặc sacôm hắc tố (melanosarcome). Không nên đánh nốt ruồi vì khi đốt, cắt có thể làm cho nó trở thành u ác tính.
U LÀNH TÍNH. U mà trong quá trình phát triển thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chết người (trừ trường hợp u quá lớn hoặc ở vị trí hiếm như tim, não... hoặc gây rối loạn chuyển hoá do chế tiết nhiều hocmon). Đặc điểm của ULT: có ranh giới rõ, phân biệt với mô lành xung quanh, thường có vỏ bọc (cấu tạo bởi mô liên kết); phát triển tại chỗ chèn ép mô xung quanh nhưng không xâm lấn; mô u giống hay gần giống mô sinh ra nó (cả về tế bào lẫn mô); phát triển thường chậm tuy kích thước có thể lớn (vd. U nang buồng trứng, u xơ tử cung... có thể nặng thể hàng kg); dễ cắt bỏ và khi lấy hết u, thường không tái phát, không gây di căn. Tuy nhiên, phân biệt một ULT với u ác tính nhiều khi rất khó khăn, đặc biệt khi u còn nhỏ. Cũng khó biết khi nào một ULT biến đổi thành u ác tính (ung thư hoá). Để đáp ứng những yêu cầu này, cần sử dụng những phương pháp cận lâm sàng (chủ yếu là phương pháp tế bào học, mô học). Cách chữa tốt nhất : cắt bỏ sau khi chẩn đoán xác định.
U LAO. Tổn thương lao dưới hình thái u hình cầu hay hình trái xoan, hình tròn hoặc hơi bầu dục trên phim Xquang, bờ gọn, không có phản ứng viêm xung quanh, thường gặp ở vùng nửa trên phổi; UL gồm nhiều lớp bã đậu liên tiếp đồng tâm, đã nang hoá, bao quanh một nhân lẫn lộn mô triệu chứng lâm sàng; thường được phát hiện tình cơ khi chụp chiếu Xquang phổi. Khi được điều trị tích cực, các UL nhỏ (đường kính dưới 2cm) có thể khỏi được. Các u lớn hơn (đường kính từ 3cm trở lên) có thể biến thành một hang lao và làm lan bệnh sang phần phổi lành. Sau một thời gian điều trị tích cực, nếu UL lớn (đường kính khoảng 3cm không có biến chuyển tốt, cần cắt bỏ.
U LIÊN BÀO x. U biểu mô
U LỒI. U lành tính ở vùng ranh giới da và niêm mạc, thường gặp ở hậu mô hay bộ phận sinh dục, giống như u nhú hay hình xùi như bắp cải hoa. Có thể đơn độc hoặc cụm lại thành một khối u xùi, mềm, ướt và lan toả ra xung quanh do sự kích thích tại chỗ và tác động của một loại virut gây bệnh.
U MÁU. U chứa đầy các mạch máu ở trong. Đại đa số là u bẩm sinh có nguồn gốc từ trung bì của phôi thai hoặc của các biểu bì mô. Có 3 loại UM: u mao mạch, u xoang mạch, u hỗn hợp. UM thường gặp ở da hoặc dưới da, dưới dạng một vết đỏ tím hoặc hơi xanh, mềm, không đau. U có thể phát triển nhanh, loét và ác tính hoá. Ngoài tổ chức da và dưới da, UM còn có thể xuất hiện ở gan, xương (nhất là xương mặt), môi, lưỡi, cổ và các cơ nhai. Cần điều trị sớm bằng các phương pháp đốt điện laze CO2, tiêm thuốc tại chỗ, tia phóng xạ, cắt (áp) lạnh hoặc phẫu thuật.
U MỠ (tk. bướu mỡ), u lành tính, cấu tạo bởi những tế bào mỡ gần như bình thường, UM gặp ở mọi nơi trong cơ thể (hay gặp ở dưới da, cổ, vai, lưng, nách, bụng, cánh tay...), thường là một ổ tròn, có ranh giới rõ, có vỏ bọc, nắn mềm, dễ di động, đôi khi hơi căng mọng nhưng không có nước, u tiến triển chậm, sau cắt bỏ thường khỏi hẳn.
U NANG BUỒNG TRỨNG. buồng trứng có cấu trúc lớn trên 2cm, lâu ngày (thường trên 10 ngày) chứa đầy dịch thể. Thường chia UNBT thành 2 nhóm: u nang trứng và u nang thể vàng, dựa theo biểu hiện bên ngoài và mức độ sản sinh progesteron. UNBT rất phổ biến. Mỗi nang trứng nguyên thuỷ hoặc noãn bào đều có thể trở thành u nang. Do nang trứng không rách và noãn bào không được thải ra, nên nang trứng ngày càng tăng trưởng và trở thành u nang nang trứng (có thể rất to). U nang trứng gồm một hoặc nhiều nang có vách nang trứng bao bọc. Nang trứng lớn hơn 2cm, tồn tại lâu ngày mà không rụng trứng sẽ trở thành u nang. Ở động vật cái nếu có UNBT, thường có chu kì động dục không bình thường và động dục kéo dài (cường dục). Thể vàng có thể tăng trưởng một cách bất thường và trong xoang thể vàng có thể xuất huyết hoặc có những mô lạ (lông, sừng, gan...) làm cho thể vàng trở thành u nang. U nang thể vàng thường có một u nang với vách dày hơn so với vách của u nang nang trứng. Vách này do sự tăng sinh của thể vàng tạo ra. Động vật có u nang thể vàng thường không động dục trong thời gian dài, đây là triệu chứng rất phổ biến. Thường có sự nhầm lẫn giữa hai loại u nang này ở bò cái, khi kiểm tra buồng trứng bằng phương pháp khám qua trực tràng. Để xác định chính xác, khám bằng nội soi hoặc siêu âm.
U NHẦY ở người, UN là u lành tính, thường nhỏ, đơn độc, có vỏ bọc, mềm, mặt ngoài nhẵn hay sùi, bên trong chứa một chất như gelatin, sinh ra từ mô liên kết. UN có thể gặp ở mọi nơi trong cơ thể nhưng đáng chú ý nhất là các UN ở tim. Có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ.
U NHÚ u lành tính, sần sùi, nổi trên mặt da hay niêm mạc. Phát sinh từ các nhú liên kết bình thường bị tăng sản kéo dài, trên phủ một lớp biểu mô đơn hay kép. Có dạng như mào gà, có cuống. UN hay gây chảy máu, có thể chữa khỏi bằng cắt bỏ.
U PHÔI. U phát sinh từ mô phôi (tổ chức bào thai), thường gặp 3 loại: 1/ UP đơn giản, giống một dị dạng hơn một u. Vd. một u nang dạng biểu bì do một mảng biểu mô lạc vào mô liên kết nằm ở dưới để phát triển như một mô biểu bì, nhưng không có đường thông với môi trường bên ngoài, nên thường phình ra thành một túi chứa chất tiết ra của các tuyến phụ thuộc (nang). 2/ UP phức tạp thường hay gặp ở tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), khe cùng cụt, khu trung thất. Cấu trúc gồm nhiều mô trưởng thành, sinhra từ một nguyên bào sinh dục (có thể nữ, có thể nam) đa tiềm năng, phát triển thành nhiều mô khác nhau nhưng sắp xếp lộn xộn, không có trật tự. 3/ Ung thư bào thai phát sinh trực tiếp từ mô bào thai (mô phôi); khi hay nhiều mô biến chuyển thành ác tính. Thường hay gặp ở tinh hoàn và buồng trứng.
U QUÁI THAI. một loại u phôi, u phức tạp, có nhiều mô đa dạng, phát sinh từ ba lá phôi (lá phôi ngoài, lá phôi giữa, lá phôi trong). 1/ UQT lành tính có các mô biệt hoá giống như những mô bình thường của cơ thể, bố trí chồng chất lên nhau một cách lộn xộn không tạo thành một cơ quan, ở những vị trí bất thường trong cơ thể. Vd. UQT buồng trứng, UQT tinh hoàn. Thuộc dạng UQT lành tính còn có UQT phức tạp, trong đó quái thai (có thể hình người hay hình của một phần cơ thể) dính vào cơ thể thai bình thường và sống nhờ vào thai thường ; có thể cắt bỏ. 2/ UQT ác tính khi một hay nhiều mô của u phát triển thành ung thư.
U SỢI THẦN KINH. X. U xơ thần kinh
U SỤN. U lành tính, thường ở xương đốt bàn tay, bàn chân, vai, khuỷu tay, vv; hiếm gặp ở xương sườn, xương cánh tay, đôi khi xuất hiện ở mô mềm. Cấu tạo từ sụn trưởng thành, đơn dạng. US tiến triển chậm. Kích thước của u có thể khá lớn, gây biến dạng, hạn chế cử động và đau. Có thể cắt bỏ, kết hợp với nạo và ghép xương.
U THẦN KINH. U gồm có các sợi thần kinh bình thường ở nhiều mức độ khác nhau, có hay không có chất myelin. Chia làm hai loại: UTK ở các mỏm cắt cụt - đầu dây thần kinh bị cắt đứt tạo thành một khối u sẹo đau; UTK đám rối tạo thành một khối u ngoài da, gồm có nhiều sợi thần kinh bị biến đổi, tăng sinh, kích thước u có thể to, sờ thấy có nhiều dây, nhiều hột, giống như một bút chì; thường gặp ở mi mắt, dọc theo dây thần kinh quay hay trụ (trong bệnh Rechlinhhauden (Recklinghausen).
U THẦN KINH ĐỆM. U phát sinh từ các tế bào mô kẽ của bao dây thần kinh. Một số lành tính, nhưng có thể ung thư hoá; một số xuất phát từ các nguyên bào có thể ác tính từ đầu.
U TUYẾN. U lành tính do quá sản đơn thuần, có giới hạn của biểu mô tuyến, thường gặp ở đường tiêu hoá, tuyến nội tiết (tuyến giáp...), tuyến ngoại tiết (tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi...) và ở đường thở. UT tiển triển chậm; ít tái phát sau khi cắt bỏ.
U XƠ. U lành tính, gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể; được cấu tạo bằng mô xơ, nghĩa là gồm các bó xơ (quấn cuộn vào nhau thành những hình khối đặc biệt của các UX), ở giữa xen kẽ có các tế bào liên kết hình thoi. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tuỳ theo cơ quan có UX.
U XƠ THẦN KINH. U ở các dây thần kinh ngoại vi, được cấu tạo do sự tăng sinh của các tế bào liên kết (nguyên bào sợi) của bao ngoài bó thần kinh. Có thể thấy ở mọi lứa tuổi. U mềm, nhẵn, tròn, mọc ở lưng, thân, các chi... dọc theo đường đi của các dây thần kinh. Đôi khi u có kích thước lớn (tới vài cm). U lành tiến triển chậm, ít khi trở thành u ác tính. Khi có nhiều UXTK mọc trên thân thể người ta gọi là bệnh u xơ thần kinh [bệnh Rêchlinhhauden (Recklinghausen)]; là một bệnh di truyền kiểu trội, bệnh có kèm theo các chấm sắc tố đen trên da, càng lớn tuổi càng nhiều. Chưa có cách điều trị. Khi các u chèn ép vào dây thần kinh, có thể mổ (cắt bỏ từng u một).
U TỬ CUNG. thực chất là u phát triển từ lớp cơ trơn của tử cung kèm tăng sinh mô liên kết xơ. Nguyên nhân: cường nội tiết ostrogen; sự có mặt của tế bào non (chưa trưởng thành) nằm sẵn ở lớp cơ tử cung, sau này phát triển thành những xơ; phối hợp cả hai nguyên nhân trên. Vị trí, nhân xơ thường nằm ở thân tử cung, rất ít ở cổ tử cung. Lúc đầu nhân xơ nằm ở lớp trong cơ tử cung. Khi nhân xơ phát triển nhân về phía phúc mạc, có thể có cuống, thì gọi là u xơ dưới thanh mạc. Khi nhận xơ phát triển vào lớp niêm mạc tử cung thì gọi là u xơ dưới niêm mạc. Các dấu hiệu tuỳ theo sự phát triển của nhân xơ. UXTC thường hay gặp ở những người vô sinh 30 - 35 tuổi hoặc ở những người đã sinh con, nhưng sau một thời gian kể từ khi có thai lần cuối. Khi phát hiện được UXTC, bóc nhân xơ hay cắt tử cung tuỳ theo bệnh từng người.
U XƯƠNG. U lành tính và ác tính phát sinh từ mô xương. Mô xương là một tổ chức phức tạp, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có thể sinh ra một loạI U: màng xương sinh ra u xơ lành tính và ác tính; mô xương chính thức sinh UX lành và sacôm xương (ostéome và ostéosarcome); mô sụn sẽ sinh ra u sụn lành và sacôm sụn (chrondrome và chrondrosacome); tuỷ xương sẽ sinh ra các bệnh tăng sinh bạch cầu (leucémie) và đa u tuỷ [bệnh Kelơ (theo tên của Kahler, thầy thuốc người Đức)]; chất đệm lưới của xương sinh ra u mô bào.
Ủ dạng nhiệt luyện dùng cho vật liệu kim loại, bán dẫn và thuỷ tinh, gồm nung nóng đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt một thờI gian rồI làm nguộI chậm cùng vớI lò nhằm cảI thiện tổ chức tế vi, tính gia công và khử ứng suất dư. ĐốI vớI thép và gang, tuỳ thuộc vào mục đích mà phân ra, u đồng đều hoá, u graphit hoá, u kết tinh lạI, u khử ứng suất, u cầu hoá, vv
UNG THƯ 1. Ở động vật và thực vật, UT là tên gọi chung của tất cả các mô tăng sinh. Qúa trình chuyển biến từ tế bào bình thường thành tế bào tăng sinh gọi là UT hoá. Ở vật nuôi, thường gặp: UT mắt ở bò; UT ở ngựa (cg. UT vùng đầm lầy) - bệnh ngoài da chủ yếu ở vùng nhiệt đới, do nấm Hyphomyces destruens gây ra.
2. Ở ngườI, UT là loạI u rất nguy hiểm (cg. U ác tính), có một số đặc điểm sau: thường không có vỏ bọc, phát triển tương đối nhanh có xu hướng xâm lấn, huỷ hoại mô xung quanh, dẫn tớI kém hay không di động: tế bào UT ít nhiều kém biệt hoá (không giống tế bào sinh ra nó), có nhân quái, nhân chia; ở giai đoạn muộn thường gây di căn, cắt bỏ u dễ tái phát, thường gây chết người. UT được coi như con cua; cơn đau của UT như bị càng cua nghiến - các chân cua bò đến đâu phá huỷ mô và cơ quan trong cơ thể đến đó. Hiện nay, mỗI năm thế giới có khoảng 7 triệu người chết vì UT (đứng hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch) và hàng chục triệu bệnh nhân bị UT. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về UT trong cả nước. Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ hết nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Ở người, mọi chủng tộc, giới, lứa tuổi đều có thể bị UT, tuy mức độ (tỷ lệ, tần số) có khác nhau. Nguyên nhân thuận lợi cho sự phát sinh UT ngày càng nhiều (có tới hàng nghìn loại, đặc biệt là các chất có trong khói thuốc lá), virut, ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hoá chất, vv. UT tiến triển thường kéo dài nhiều năm; vd. UT cổ tử cung có thể kéo dài 15 - 20 năm hay hơn nữa kể từ khi UT mới phát sinh đến lúc bệnh nhân chết. UT cực kì nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ rệt và đặc biệt nên khi xác định được thường đã quá muộn: đã có di căn, suy mòn, đau đớn, nhiễm khuẩn, đôi khi do chèn ép, chảy máu. Ngày nay, nhờ những tiến bộ lớn lao trong ung thư học, sinh học phân tử... y học đã có khả năng phòng chống trên 80% các loại UT; chữa khỏi khoảng 50% các loại UT có đường kính xấp xỉ 2cm; hầu như chữa khỏi hoàn toàn các UT biểu mô giai đoạn 0 (còn gọi là UT tại chỗ hay UT tiền xâm nhập), nếu được phát hiện sớm. Ngoài 4 phương pháp chữa trị bệnh cơ bản bằng phẫu thuật, hoá chất, bức xạ ion hoá (tia phóng xạ, tia X...) và miễn dịch, y học đã cố gắng tìm ra nhiều phương pháp hoặc bài thuốc điều trị UT (dùng vitamin C liều cao, tam thất, ăn gạo lức, nhịn ăn xen kẽ dùng thuốc...) song kết quả còn hạn chế, chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
UNG THƯ BIỂU MÔ. (tk. Ung thư liên bào), u ác tính phát triển từ tế bào biểu mô (phủ bề mặt da, các niêm mạc hô hấp, tiêu hoá... các tuyến ống hoặc thành phần của các tuyến khối như gan, tuỵ, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên...). Có đặc điểm: sinh sản, phá huỷ và di căn theo đường bạch mạch, đường tuần hoàn. Tần số cao hơn các sacom (ph. Sarcome), chiếm tỷ lệ cao nhất (70 - 80%) trong mọi loại ung thư.
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG. loại u ác tính, trên 90% phát sinh từ vùng chuyển tiếp hay vùng nối vảy - trụ (tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong) cổ tử cung. Tổn thương u có thể bắt đầu từ khi còn trẻ (dưới 20 tuổi). Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những nước đang phát triển; đặc biệt ở những phụ nữ không chú ý vệ sinh sinh dục và tình dục, đẻ dày, đẻ nhiều con, sinh hoạt tình dục sớm và với nhiều người khác nhau, nhiễm virut, đặc biệt virut sinh u nhú ở người, vv. Nếu pháthiện bệnh sớm ở giai đoạn ung thư chưa xâm nhập, điều trị cho kết quả tốt, thường khỏi hẳn. UTCTC khi được phát hiện muộn ở giai đoạn đã xâm nhập, có triệu chứng lâm sàng như đau bụng dưới, ra khí hư nhiều và hôi, chảy máu khi giao hợp... rất khó chữa khỏi. Ngày nay, phát hiện sớm UTCTC bằng sàng lọc tế bào cổ tử cung định kì cho phụ nữ tại cộng đồng và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ cao được nêu là chiến lược phòng chống UTCTC tốt nhất.
UNG THƯ DẠ DÀY. dạng ung thư thường gặp ở Việt Nam; khu trú ở bờ cong dạ dày, gần môn vị; thường gặp ở lứa tuổi khoảng 40 tuổi trở lên. Bệnh bắt đầu lặng lẽ, âm thầm: đau bụng không ở điểm nào rõ rệt; cảm giác chán ăn; sút cân, vv. Các dấu hiệu này thường không được chú ý đến đúng mức nên dễ bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh. Chụp Xquang dạ dày, nhất là làm nội soi dạ dày (một lần hay liên tiếp vài lần) sẽ chẩn đoán được sớm và chữa kịp thời (mổ) cho kết quả tốt.
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG. Dạng ung thư chiếm khoảng 25% các dạng ung thư đường tiêu hoá; phần lớn ở lứa tuổi 50 - 70. Triệu chứng bắt đầu bằng rối loạn lưu thông ruột, chảy máu ruột, rối loạn dạ dày; một biến chứng như tắc ruột, viêm tấy xung quanh vùng đại tràng, vv. Dấu hiệu toàn thân: gầy, sút cân, có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, có thể sốt nhẹ. Khám không tìm thấy dấu hiệu thực thể. Thăm trực tràng: sờ thấy khối u nếu vị trí ở thấp trong trực tràng. Chụp Xquang đại tràng có chất cản quang: thương tổn hẹp lòng ruột, hình khuyết trên hình đại tràng. Nội soi trực tràng có thể thấy khối u. Làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết. Điều trị bằng phẫu thuật là chính. Tỷ lệ khỏi hẳn khoảng 40 - 50% số người được mổ.
UNG THƯ GAN. bệnh phổ biến ở Việt Nam, ở nam nhiều hơn nữ (x. ung thư); thường gặp ở lứa tuổi 40 - 50. Có thể thứ phát, từ một ung thư nguyên thuỷ ở một cơ quan khác thuộc hệ thống tĩnh mạch cửa (ống tiêu hoá, tử cung...); thông thường ung thư nguyên phát trên một gan đã bị xơ hoá (x. xơ gan). Dấu hiệu: bệnh bắt đầu âm thầm; người gầy sút cân, có thể mỗi tuần sút 1kg; mệt mỏi, sức yếu dần; có thể sốt nhẹ; rối loạn tiêu hoá như đau bụng (đau khu trú chủ yếu ở mạng sườn phải), chán ăn, ăn khó tiêu: ỉa lỏng hoặc táo bón, có thể vàng da. Dấu hiệu cơ bản: gan to, làm lồi vùng mạng sườn phải và thượng vị; bờ dưới sắc cạnh, vượt quá bờ sườn phải nhiều centimét, có thể đến đường ngang qua rối; gan cứng như gỗ; kích thước tăng nhanh mỗi tuần. Bệnh tiến triển nhanh, gây đau dữ dội, vàng da, cổ trướng ở giai đoạn cuối; chết do suy mòn, kiệt sức. Điều trị: nếu chẩn đoán tương đối sớm có thể điều trị bằng cách tiêm cồn vào khối u, cắt gan, phối hợp với hoá chất, nâng cao thể trạng; kết quả còn hạn chế. Xu hướng chung là phòng viêm gan (do virut B, C), vì dẫn tới xơ gan và UTG bằng tiêm vacxin. Ở Việt Nam, có một nguyên nhân đặc biệt gây UTG, đó là nhiễm độ dioxin, một tạp chất có trong các chất phát quang, diệt cỏ 2,4 - D và 2, 4, 5 - T và trong chất da cam do quân độ Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam trong thời kì chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1961 - 1971). Vấn đề này đang được làm sáng tỏ thêm.
UNG THƯ HOÁ .biến đổi các tế bào của một mô lành (hoặc mô bệnh nhưng không ung thư) hoặc một dòng (clon) tế bào bình thường thành tế bào ung thư. Hiện tượng UTH thường xảy ra trên các mô tổn thương đã bị kích thích lâu ngày như loét bờ cong nhỏ dạ dày, viêm loét cổ tử cung mạn tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, polip đại tràng - trực tràng, vv.
UNG THƯ HỌC môn học nghiên cứu các khối u ác tính về các mặt sinh bệnh học, giải phẫu bệnh học, cơ chế sinh bệnh, các biến đổi sinh học trong cơ thể, di truyền học, lâm sàng học, các phương pháp kĩ thuật phát hiện và chẩn đoán bệnh, các phương pháp chữa bệnh...nhằm phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong... tiến từng bước đến khống chế bệnh.
UNG THƯ MÁU. một dạng bệnh bạch cầu cấp tính, hay gặp ở trẻ em. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, ban xuất huyết, người xanh xao, mệt mỏi, xét nghiệm máu, tìm thấy các bạch cầu non; chọc tuỷ đồ sẽ chẩn đoán được bệnh. Điều trị tích cực, kể cả ghép tuỷ xương nếu cần thiết, kết quả lâu dài có thể khả quan trong nhiều trường hợp. Xt. bệnh bạch cầu.
UNG THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI x. ung thư nhau
UNG THƯ NHAU (tk. Ung thư nguyên bào nuôi) dạng ung thư thường do biến chứng của chửa trứng mà nguyên nhân chủ yếu là sự thoái hoá ác tính của các gai nhau từ nguyên bào nuôi của thai. Bệnh rất nguy hiểm, rất dễ lan tràn và di căn sớm ra các tạng trong cơ thể (phổi, não...). Triệu chứng đầu tiên của bệnh là gây chảy máu qua âm đạo kéo dai; các dấu hiệu mất máu nặng, cơ thể suy yếu nhanh; không điều trị kịp thời dễ đưa đến tử vong. Phương hướng xử trí là cắt bỏ tử cung, cắt bỏ ổ di căn khu trú; điều trị củng cố bằng hoá chất, các thuốc chống ung thư (methotrexat...) hay xạ trị. Xt. chửa trứng.
UNG THƯ PHẾ QUẢN - PHỔI. (cg. Ung thư phổi), ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản, lan dần ra nhu mô phổi, các bạch hạch, cuống phổi, trung thất...; tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, hiện chiếm vị trí hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở các nước công nghiệp phát triển. Vd. ở Hoa Kì, từ 1990 đến nay, trung bình một năm có khoảng 140 - 150 nghìn người chết vì UTPQ - P. Cũng như nhiều dạng ung thư khác, chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu nhiều năm, có thể khẳng định 90 - 95% trường hợp ung thư phổi là hậu quả trực tiếp của tệ nghiện hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào...) và ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ mắc bệnh UTPQ-P tăng tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá hút trong ngày, hàm lượng nicotin và nhựa than chứa trong thuốc hút, thói quen nuốt khói, hít khói, hít phải khói thuốc trong tiếp xúc hàng ngày với người hút (người thân trong gia đình, người sống cùng nhà), tuổi bắt đầu nghiện thuốc (càng trẻ thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao); khả năng mắc bệnh nhiều nhất là sau 40 tuổi. Bệnh bắt đầu và phát triển một thời gian dài một cách âm thầm, lặng lẽ, đương sự vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt, lao động thường cho đến khi xuất hiện một số triệu chứng: thoạt tiên thấy bình thường như ho khan có thể thành cơn, khạc một ít đờm trắng hàng ngày; đau ngực, khó thở lúc làm việc nặng; sút cân, người gầy không có lí do; hoặc các triệu chứng có ý nghĩa hơn như viêm phế quản kéo dài chữa bằng kháng sinh không khỏi; khạc đờm có lẫn máu, tiếng nói thay đổi âm thanh, vv. Bằng nhiều phương pháp khám (thử đờm, xét nghiệm máu...), đặc biệt là bộ ba chẩn đoán: chụp hình ảnh tổn thương (chụp thông thường, chụp scane, chụp cộng hưởng từ hạt nhân), nội soi các loại và xét nghiệm hình thái học (mô, tế bào), thầy thuốc tìm ra khối u ở phổi; trong khoảng 50% các trường hợp, khối u đã quá lớn, bệnh phát hiện quá muộn. Ngày nay, nếu được phát hiện sớm, chữa kịp thời có khả năng 50% bệnh nhân khỏi bệnh. Các biện pháp pháthiện bệnh sớm: lập sổ sức khỏe cho mỗi người dân; khám sức khỏe định kỳ theo đối tượng, trước mặt tập trung vào người có nguy cơ cao (người nghiện hút thuốc nặng và những người sống chung, đối tượng ở độ tuổi từ 40 trở lên); theo dõi bằng xét nghiệm tốc độ lắng máu (bình thường giờ đầu 10mm, giờ thứ hai 20mm); nếu tốc độ lắng máu tăng thì lần lượt làm các xét nghiệm khác như khám đờm tìm tế bào ung thư, soi phế quản, chụp Xquang, vv. Các biện pháp chữa tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc; mổ cắt bỏ khối u, xạ trị, hoá chất, miễn dịch, kèm theo liệu pháp tâm lí có vai trò quan trọng. Biện pháp dự phòng tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào (tỷ lệ mắc UTPQ - P thấp ở các người không hút thuốc); chú ý là sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh cao vẫn còn kéo dài (khoảng 10 năm nữa.
UNG THƯ THỰC QUẢN. một dạng ung thư của hệ tiêu hoá. Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên: nuốt khó, cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn trong thực quản ngày càng tăng; gầy, sút cân. Chiếm khoảng 3 - 10% số ung thư tiêu hoá; thường gặp ở lứa tuổi 50 - 60 và ở người nghiện rượu, thuốc lá hoặc nghiện cả hai thứ, có các thương tổn thực quản từ trước (viêm thực quản do uống axit, to thực quản). Chụp Xquang thực quản có uống chất cản quang (bari sunphat) phát hiện điểm tắc. Nội soi thực quản; xạ trị đối với ung thư có thể qua nội soi dùng tia laze; đối với ung thư không mổ phải mở thông dạ dày hoặc nối thông thực quản - dạ dày để nuôi bệnh nhân.
UNG THƯ TRỰC TRÀNG. bệnh ở trực tràng với hai dấu hiệu báo động cần đặc biệt lưu ý: chảy máu qua hậu môn; mót đại tiện nhưng không đại tiện ra phân hay chỉ ra phân lẫn máu, mũi. Nam tuổi trên 40 thường bị nhiều hơn nữ. Một số bệnh có khả năng dọn đường cho UTTT: các polip trực tràng, đại tràng; các loại u khác; bệnh viêm chảy máu trực - đại tràng, vv. Cần khám lâm sàng kĩ lưỡng, thăm trực tràng, soi trực tràng, đại tràng, chụp Xquang, làm siêu âm, vv. Mổ sớm cho kết quả tốt.
UNG THƯ TUỴ. (tk. Ung thư tuyến tuỵ, ung thư tuỵ tạng), ung thư tuyến tuỵ với 2 dạng: ung thư đuôi tuỵ - khối u lớn trong ổ bụng ở trên rốn, đau vùng thượng vị, sụt cân nhanh, vv; ung thư đầu tuỵ - không có dấu hiệu ban đầu đặc thù, dấu hiệu làm cho chú ý thường vàng da do chèn ép vào ống mật chủ gây ứ mật, ngứa, nôn mửa, sụt cân, vv. Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán bằng chụp Xquang có chất cản quang, siêu âm, siêu âm cắt lớp, vv. Bệnh khó chữa, tiên lượng dè dặt.
UNG THƯ TUYẾN. (tk. Ung thư biểu mô tuyến), u ác tính phát sinh từ biểu mô trụ phủ hoặc biểu mô tuyến thường của các niêm mạc, làm thành những ống dạng tuyến, gợi hình thái tuyến bình thường của niêm mạc UTT có cấu trúc thay đổi tuỳ theo vị trí (hình túi, hình ống, hình bè...) xt ung thư biểu mô.
UNG THƯ VÒM HỌNG. nhiều loại ung thư, chủ yếu là ung thư biểu mô không biệt hoá, có tần số xuất hiện cao nhất ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở vùng Quảng Đông (Trung Quốc) và lân cận. Triệu chứng: hạch cổ, liệt thần kinh (mắt lác, sụp mi, liệt nhãn cầu, nuốt sặc, khàn tiếng, vv); triệu chứng về mũi và tai. Bệnh sinh liên quan mật thiết với virus Epxten - Ba (Epstein - Barr virus). Tiên lượng xấu, có hi vọng chữa được trong trường hợp phát hiện bệnh sớm.
UNG THƯ VÚ. một khối u di động nhỏ, không đau, khối u to dần lên, dính vào da hay dính vào cơ ngực ở dưới, xuất hiện hạch ở nách. Rất thường gặp ở phụ nữ, gây tử vong cao. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh UTV là những phụ nữ sinh ít con, có rối loạn hoạt động buồng trứng, có khối u hoặc tổn thương ở vú không được điều trị, trong gia đình có bà, mẹ hay chị em gái đã bị UTV. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm, lặng lẽ, không có triệu chứng gì rầm rộ. Tuỳ theo mức độ phát triển của sự lan tràn của UTV, có thể điều trị bằng cách cắt bỏ u, cắt bỏ toàn bộ vú vào nạo vét các hạch kèm theo; hoặc điều trị bằng tia phóng xạ phối hợp hoá chất, liệu pháp miễn dịch. Người phụ nữ có thể tự phát hiện những bất thường ở hai vú: ngay sau khi sạch kinh, cởi trần đứng trước gương, nhìn vào gương để so sánh hai vú xem có bên nào to bất thường; dùng cả bàn tay ép vú lăn trên lồng ngực để xem có khối u nào ở vú; sờ nắn nách để tìm hạch sớm. Với cách tự khám rất đơn giản này, có thể phát hiện sớm các khối u từ lúc còn rất nhỏ, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán sớm và chữa có kết quả tốt.
UỐN VÁN . x. bệnh uốn ván
UỐN VÁN SƠ SINH. uốn ván xảy ra ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn uốn ván khi cắt rốn bằng dụng cụ không tiệt khuẩn hay tiệt khuẩn không tốt, cũng như bàn tay của người đỡ đẻ không được rửa đúng quy chế tiệt khuẩn. Tỷ lệ tử vong rất cao, trên 50%. Có thể phòng bằng cách tiêm phòng uốn ván cho thai phụ (tiêm 2 mũi; mũi thứ nhất từ tháng mang thai thứ bảy; mũi thứ hai trước ngày sinh ít nhất 2 tuần). Nữ hộ sinh thực hiện triệt để kĩ thuật vô khuẩn trong đỡ đẻ, chấn chỉnh tổ chức các nhà hộ sinh...
URÊ HUYẾT nồng độ ure trong máu. Urê được tổng hợp ở gan, là dạng đào thải của amoniac (sản phẩm giáng hoá cuối cùng của quá trình chuyển hoá protien trong cơ thể) và được bài xuất qua nước tiểu. Bình thường máu (lấy lúc đói) chứa 0,17 - 0,45g ure trong 1 lít huyết tương hoặc 2,8 - 7,5 mmol/l (theo hệ đơn vị quốc tế SI). UH có thể tăng trong trường hợp suy giảm chức năng thận. xt. Tăng urê huyết.
URÊ NIỆU. nồng độ urê trong nước tiểu. Với chế độ ăn bình thường ở người Việt Nam, mỗi ngày đào thải qua nước tiểu trung bình 16 -20g ure. Ăn càng nhiều protein thì hàm lượng UN càng tăng. Khi thận suy không đào thải được nhiều urê, hàm lượng UN sẽ giảm và urê sẽ tăng lên trong máu; thận suy càng nặng thì ure trong máu càng cao. Cho nên ở người bị suy thận, phải ăn chế độ giảm protein tương ứng với urê niệu được đào thải. Urê trong nước tiểu còn tăng hoặc giảm trong một số bệnh toàn thân khác.
Ứ MẬT tình trạng mật ngưng lưu thông một phần hoặc hoàn toàn, bị tích giữ trong các đường dẫn mật, túi mật, gan và sau đó đi vào máu. Nguyên nhân: sỏi, giun, khối u hoặc dị dạng bẩm sinh làm tắc đường dẫn mật, ƯM gây nên vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân trắng, đầy bụng, chán ăn, ngứa, vv. Điều trị theo nguyên nhân (vd. tẩy giun, phẫu thuật).
Ư MỦ VÒI TRỨNG. ứ đọng mủ trong vòi trứng. Nguyên nhân chính thường do vi khuẩn lậu; có khi còn là hậu quả của viêm phúc mạc tại chỗ rồi lan tới vòi trứng. Mủ tạo thành phá huỷ toàn bộ lớp niêm mạc vòi trứng và có thể gây dính với tử cung, buồng trứng, dây chằng rộng và các tạng trong tiểu khung như ruột, mạc treo, mạc nối lớn, vv. Triệu chứng: khi mới bị bệnh, sốt kéo dài âm ỉ, đau nhiều ở hố chậu lan ra sau lưng: khí hư như mủ (nếu là lậu). Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu liều cao và phối hợp.
ỨC CHẾ THẦN KINH. Trong sinh lí thần kinh, kích thích một dây thần kinh có thể làm ngừng hoạt động một cơ quan. ƯCTK là một quá trình chủ động và cơ quan bị ức chế không phải là cơ quan bị liệt. Vd kích thích đối giao cảm có thể ức chế phản xạ, làm mất phản xạ.
V.A (tk. Sùi vòm họng), tình trạng quá phát của amiđan vòm họng dưới dạng một u sùi. Lúc mới sinh, amidan vòm họng chỉ dài khoảng 2mm. Qua những đợt viêm mũi - họng cấp tính tái phát, amidan vòm họng tăng trưởng về khối lượng. Ngày nay quen gọi là V.A. Khi phì đại đến mức gây ra các triệu chứng bệnh lí thì gọi là V.A quá phát. Triệu chứng chính phải há mồm để thở, ngáy lúc ngủ, nghe kém, có thể biến chứng viêm tai giữa (chảy mủ tai), viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hoá, tăng trưởng chậm; trẻ em bị bệnh lâu ngày sẽ có bộ mặt V.A mũi hếch, mắt thô lố, răng vẩu, mồm há hốc, vẻ mặt ngây ngô đần độn (mọi bệnh làm bít tắc mũi từ nhỏ đều có thể tạo nên bộ mặt V.A). Thông thường gần đến tuổi dậy thì, V.A đã thoái triển cho nên soi vòm họng người lớn thấy trơn nhẵn dù đã nạo V.A hay không.
VAN. cấu tạo mô liên kết có chức năng ngăn cản dòng vật chất (đặc, lỏng, hơi) chuyển động ngược chiều. Có: V tim [V hai lá, V ba lá (các V nhĩ - thất)] tạo thành nếp gấp của màng trong tim và có chức năng đóng mở các lỗ tim; V động mạch [V động mạch chủ, V động mạch phổi (các V hình tổ chim)]; V tĩnh mạch làm cho dòng máu tĩnh mạch chảy về hướng tim; V hồi - manh tràng tạo nên các nếp gấp theo chiều ngang của lòng ruột ở chỗ ruột non đổ vào ruột già, vv. V có thể bị viêm hoặc các tổn thương khác gây ra hẹp hoặc hở. Trong một số trường hợp, người ta có thể thay V tim bị tổn thương bằng V nhân tạo.
VAN BA LÁ. Van gồm ba nắp bán nguyệt nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ phải của tim ở động vật có vú, không cho máu trở về tâm nhĩ khi tâm thất co. Xt. Tim.
VAN 2 LÁ van dây chằng gồm hai lá nhỏ ngăn cách giữa tâm nhĩ trái và tâm thất của tim ở động vật có vú và chim. Khi tâm thất bóp, van đóng lại và nhờ đó máu không trở lại được tâm nhĩ.
VÀNH TAI .phần ngoài của tai ngoài ở động vật có vú và thường được gọi "tai". Gồm một vành da, bên trong là thứ sụn đàn hồi bao quanh lỗ tai ngoài để hướng các sóng âm thanh vào lỗ tai. Ở một số động vật có vú như chó, thỏ... VT có thể cử động được.
VASOPRESIN hocmon peptit do vũng dưới đồ thị và thuỳ sau tuyến yên tiết ra. Kích thích co các cơ bao quanh mao mạch và động mạch tạo nên áp suất máu, tăng nhu động tử cung, kích thích hấp thụ lại nước trong các ống thận, dẫn đến làm tăng nồng độ urê trong nước tiểu.
VẬT TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH sinh vật mang tác nhân gây bệnh truyền từ người bệnh (hoặc động vật bị bệnh) sang người lành. Vd. bọ chét là VTGTB truyền bệnh dịch hạch từ chuột bị bệnh dịch hạch sang người; muỗi Anopheles là VTGTB truyền bệnh sốt rét, vv
VẸO CỔ . cổ vẹo, đầu nghiêng về một bên và đau, do co cứng cơ vùng cổ (chủ yếu là cơ ức đòn chũm). VC phần lớn do rối loạn chức năng: mệt mỏi, căng thẳng do gắng sức, thay đổi thời tiết đột ngột, stress, vận động và lao động với một tư thế bất thường kéo dài... Điều trị bằng nghỉ ngơi, dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ, xoa bóp, châm cứu... Thường khỏi sau vài ngày. VC còn do các nguyên nhân thực tổn: bệnh cột sống cổ, viêm cơ, viêm tai, dị dạng bẩm sinh...; thường dai dẳng. Điều trị theo nguyên nhân.
VẸO CỘT SỐNG. biến dạngcột sống vớiđặc điểm: cột sống cong sang một bên. Thường gặp trong các trường hợp trẻ phát triển thể lực kém, nhất là trẻ còi xương; suy dinh dưỡng; tư thế ngồi của trẻ không hợp vệ sinh; làm việc nghiêng lưng một bên hoặc mang nặng một tay; do di truyền (mẹ truyền gen bệnh VCS cho con gái). Dự phòng tư thế ngồi của trẻ em phải hợp vệ sinh, bàn ghế ngồi thích hợp; tập thể dục thể thao điều chỉnh các tư thế. Nếu VCS nặng có thể điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình.
VỆ khí bảo vệ, được chuyển hoá từ thức ăn, tuần hoàn cả ở ngoài kinh mạch, ban ngày đi ở phần ngoài (biểu), đêm đi ở phần tạng (lí) để làm ấm và bảo vệ cơ thể.
VỆ SINH chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu các điều kiện sinh hoạt (nhà ở, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, vv); các điều kiện lao động, sản xuất tối ưu, các yếu tố môi trường xã hội, thiên nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe; các biện pháp đề phòng bệnh tật, tạo điều kiện tối ưu cho đời sống sinh hoạt, lao động, bảo đảm cho mỗi đối tượng trong xã hội sống khỏe mạnh, tăng tuổi thọ hữu ích, vv. Xt. Vệ sinh học.
VỆ SINH ĂN UỐNG chuyên ngành vệ sinh học nghiên cứu các vấn đề; cơ cấu bữa ăn hợp lí cho mỗi đối tượng nhân dân; vệ sinh lương thực và thực phẩm; các biện pháp phòng chống các bệnh dinh dưỡng (thiếu cũng như thừa dinh dưỡng...); các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn; vệ sinh nhà ăn, cửa hàng ăn, vv
VỆ SINH CÔNG NGHIỆP. Môn khoa học kĩ thuật nghiên cứu các tác động sinh học do các yếu tố bất lợi phát sinh torng quá trình lao động và sản xuất trong các xí nghiệp, công trường lên cơ thể con người trong thời gian ngắn hoặc lâu dài, làm giảm năng suất lao động và gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người lao động, đồng thời tìm biện pháp đề phòng, làm giảm và loại trừ tác hại của chúng, tạo điều kiện làm việc thoải mái, dễ chịu. Các yếu tố bất lợi cho sức khỏe con người: điều kiện vi khí hậu không tốt như quá nóng, quá lạnh, các yếu tố gây cảm; sự chênh lệch áp suất so với áp xuất khí quyển; tiếng ồn vượt quá ngưỡng chịu đựng của tai; rung động thường xuyên; bụi do sản xuất và đặc biệt là bụi độc như bụi silic oxit, bụi than, bụi crom, bụi quặng phóng xạ; tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao); sự thiếu hay quá về độ sáng; sự căng thẳng cơ bắp như làm việc đứng lâu, gò bó tư thế.
VSCN là một loại hoạt động phục vụ sản xuất nhằm tạo ra ở mỗi nơi làm việc, mỗi bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp những điều kiện làm việc thuận lợi (sạch sẽ, trật tự, sáng sủa, thông thoáng...) nhờ đó đảm bảo sức khỏe cho công nhân, hạn chế bệnh nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn lao động, vv. Theo nghĩa rộng, VSCN là hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, xử lí chất thải công nghiệp, khắc phục tình trạng ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt của khu dân cư quanh vùng. Bảo đảm VSCN vừa là biện pháp quan trọng để tăng năng suất lao động vừa thể hiện sự quan tâm đến con người.
VỆ SINH CÔNG CỘNG chuyên ngành vệ sinh học chuyên nghiên cứu: ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên và xã hội đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng; các tiêu chuẩn vệ sinh và các biện pháp thực hiện các tiêu chuẩn đó, vv. Đối tượng nghiên cứu: không khí và các khí thải, đất, nước, phân, rác, nhà ở, các cơ sở công cộng...
VỆ SINH DINH DƯỠNG. Chuyên ngành vệ sinh học nghiên cứu: giá trị năng lượng của lương thực - thực phẩm; các điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng lương thực - thực phẩm; các phương thức chế biến tối ưu, thành phần bữa ăn hợp lí cho mỗi đối tượng nhân dân, ...
VỆ SINH ĐÔ THỊ. hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm cho người dân đô thị một môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh, thoải mái, có lợi cho sức khỏe, sinh hoạt, sản xuất. Một số vấn đề phức tạp và khó khăn của đô thị hiện đại: vấn đề ô nhiễm môi trường (các chất thải đặc, lỏng, khí, bụi, tiếng ồn và độ rung chuyển...); giao thông; cung cấp nước, nhà ở...; quy hoạch hoá đô thị trước sự bùng nổ dân số và phát triển công nghiệp.
VỆ SINH HỌC . chuyên khoa y học nghiên cứu: ảnh hưởng của môi trường xung quanh (thiên nhiên, lao động, xã hội...) đến sức khỏe của con người; các điều kiện tối ưu bảo đảm sinh hoạt, hoạt động của con người; các biện pháp dự phòng ốm đau, tai nạn, thương tật trong sinh hoạt, lao động; các biện pháp cải thiện sức khỏe cho toàn dân, nâng cao hy vọng sống (tuổi thọ), trong đó có các vấn đề nâng cao dân trí; giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của mỗi người dân về trách nhiệm và cách giữ gìn sức khỏe cho bản thân và cộng đồng trong đó mình sinh sống. Một trong những yêu cầu quan trọng của BSH là tiêu chuẩn hoá tiện nghi và điều kiện sinh hoạt, vv cho phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, thực hiện cho được các tiêu chuẩn và được mọi người chấp hành các quy định được ban hành vì lợi ích trước mắt và lâu dài của mỗi người. Ở Việt Nam, Tuệ Tĩnh (thế kỉ 14) đã đề ra phép dưỡng sinh (x. Tuệ Tĩnh). Thế kỉ 18 hiện đại có một nội dung khoa học rộng lớn, nên chia ra nhiều phân ngành nhỏ với các nội dung khác nhau.
VỆ SINH KINH NGUYỆT. X vệ sinh phụ nữ
VỆ SINH LAO ĐỘNG. tổng thể các tiêu chuẩn môi trường lao động (ánh sáng, chống bụi, nóng lạnh, gió, tiếng ồn, độ ẩm...); bảo hộ an toàn lao động, trang thiết bị bảo hộ lao động, máy móc, thiết bị sản xuất; chế độ ăn uống tối ưu thích hợp với mỗi loại lao động; vệ sinh cá nhân của người lao động; nhà ở và các loại tiện nghi sinh hoạt; quản lí sức khỏe cho người lao động và gia đình, vv.
VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. Khoa học kĩ thuật nghiên cứu các tác động sinh học do các yếu tố môi trường lên sức khỏe con người để tìm các giải pháp cải thiện môi trường. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người: điều kiện vi khí hậu như nhiệt độ không khí, độ ẩm tương đối, vận tốc lưu chuyển và bức xạ nhiệt trong không khí; áp xuất khí quyển, tiếng ồn trong không khí; độ sạch của không khí, nồng độ bụi (cả các loại bụi độc), khói độc, khí độc, nồng độ mùi hôi thối, chất phóng xạ; độ sáng và các tia nặng lượng khác. Các giải pháp cải thiện VSMT chủ yếu: các giải pháp cải tạo vi khí hậu (trồng cây, dùng quạt gió, máy điều hoà không khí, ao, hồ, nước, vv); giảm ồn (khoảng cách giữa nhà và đường, diện tích cây xanh, thảm xanh, lắp giảm thanh, quy định về sử dụng còi xe, vv); giảm và ngăn bụi (không cho bụi công nghiệp tỏa vào không khí, cây xanh và thảm xanh ngăn cách, bao bọc nguồn sinh bụi, vv); các giải pháp chiếu sáng và ngăn tia năng lượng khác.
VỆ SINH NÔNG THÔN. hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm cho cư dân nông thôn (đặc biệt ở các nước đang phát triển) một cuộc sống hợp vệ sinh, trong sạch, lành mạnh, bảo đảm sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, vv. Cần phải giải quyết các vấn đề khó khăn ở các nước đang phát triển: sinh hoạt, thiếu dinh dưỡng cả về số lượng và chất ngày càng trầm trọng do bùng nổ dân số; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, mẫu nhà ở và bể khí sinh học.
VỆ SINH NƯỚC. hệ thống các biện pháp bảo đảm nguồn nước trong lành tuỳ theo tình hình địa lý của mỗi địa phương nghiên cứu hệ thống lọc trong nước, khử sắt, khử mặn (hàm lượng natri clorua cao hơn 2,4‰), khử đục và các chất hữu cơ; xây dựng các tiêu chuẩn của nước sinh hoạt (dùng cho tắm giặt) và của nước uống được. Tiêu chuẩn của nước sinh hoạt; tính cặn 500 - 600 mg/l; H2SO4 80mg/l; NaCl 20 - 50 mg/l; HNO3 30 - 40 mg/l; HNO2 vệt; NH 3 phần 18 - 20 độ Đức; số lượng vi khuẩn hiếu khí 100 khuẩn hàm lượng clo dư thừa 0,2 mg/l. Khuyên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước đã được xử lý đầy đủ của các nhà máy nước để làm nước đá; thay thế dần các loại đồ uống có rượu bằng nước khoáng, vv
VỆ SINH PHỤ NỮ. phần vệ sinh chuyên biệt hướng dẫn cho phụ nữ biết cách giữ gìn và phòng tránh các bệnh ở bộ phận sinh dục. Bao gồm: 1/ vệ sinh hàng ngày: mỗi ngày phải rửa âm hộ ít nhất một lần bằng nước sạch và xà phòng. Khi rửa chú ý rửa từ trước ra sau, không rửa ngược từ sau ra trước. Chỉ rửa bên ngoài âm hộ, chú ý rửa các kẽ, các nếp. Không xối nước vào trong âm đạo. Phải thay quần lót hàng ngày. 2/ Vệ sinh khi giao hợp: cần rửa sạch âm hộ trước khi giao hợp. Sau khi giao hợp vài giờ, cũng cần phải rửa sạch âm hộ bằng nước sạch và xà phòng. Tránh giao hợp trong thời gian hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn. 3/ Vệ sinh kinh nguyệt hàng ngày thay bằng vệ sinh 3 - 5 lần, mỗi lần thay, rửa sạch âm hộ với xà phòng và nước ấm; tránh làm việc nặng, ngâm mình dưới nước, trong sinh hoạt giữ thái độ bình tĩnh, vui vẻ tránh giao hợp ít nhất 2 - 3ngày trươ'c khi hành kinh và sau khi sạch kinh... 4/ Vệ sinh khi có thai: giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, đồng thời phải rửa sạch hai đầu vú hàng ngày (dùng bông thấm nước đun sôi để nguội). Thường xuyên thay quần áo lót. Không mặc những quần áo chật bó sát vào người. Trong thời gian có thai, không nên giao hợp nhiều và nên tránh giao hợp vào 3 tháng cuối. 5/ Vệ sinh sinh dục. Phải lau rửa đầu vú bằng nước sạch trước và sau khi cho con bú. Phải rửa âm hộ ba lần mỗi ngày và thay băng vệ sinh. Chú ý chỉ rửa bên ngoài bằng nước ấm, sạch, không thụt nước vào trong âm đạo. Phải kiêng giao hợp ít nhất trong 6 tuần lễ sau đẻ. Một tập quán tốt cần xây dựng: mỗi gia đình có một buồng tắm, có nguồn nước sạch, có một bồn dành cho phụ nữ làm vệ sinh hàng ngày.
VỆ SINH QUÂN SỰ. Chuyên ngành y học quân sự nghiên cứu các biện pháp phòng tránh bệnh tật, tai nạn, để bảo vệ sức khỏe cho mỗi quân nhân và tập thể lực lượng vũ trang torng thời bình và trong chiến tranh. VSQS nghiên cứu các yếu tố ngoại cảnh và các đặc điểm hoạt động quân sự, xây dựng các điều lệ, các quy định về hoạt động vệ sinh và về nếp sống của quân nhân, nhằm bảo vệ và làm sạch môi trường hoạt động quân sự, giữ gìn củng cố sức khỏe, dự phòng bệnh tật, nâng cao sức chiến đấu của quân đội. Nội dung chủ yếu của VSQS bao gồm; vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh nước, vệ sinh trú quân, hành quân dã ngoại, vệ sinh doanh trại, vệ sinh cá nhân, vệ sinh chiến trường, vệ sinh quân binh chủng và lao động quân sự đặc biệt (khi hoạt động tiếp xúc với các yếu tố phóng xạ, bức xạ, độc hại...).
VỆ SINH TÂM THẦN. chuyên ngành khoa học vệ sinh áp dụng các biện pháp nhằm củng cố và bảo vệ sức khỏe tâm thần, đồng thời tiến hành các biện pháp phòng bệnh tâm thần, nhằm loại trừ các nguyên nhân và yếu tố làm cho bệnh tâm thần phát sinh. Vd. Giáo dục và rèn luyện nhân cách và lao động cho trẻ em, giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên, luyện tập thư dãn cho người già, vv
VỆ SINH THAI NGHÉN. những điều cần thiết phải tuân thủ để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và thai nhi trong thời kì thai nghén, bao gồm việc ăn, mặc, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi, giữ sạch sẽ thân thể và bộ phận sinh dục, quan hệ tình dục... kể cả khám sức khỏe định kỳ (khám thai ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván 2 lần trước khi sinh, bắt đầu từ tháng thứ năm có kèm theo đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu...) để có biện pháp giải quyết thích hợp và kịp thời khi phát hiện những yếu tố gây nguy hiểm cho sức khỏe (nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật...). Xt. Vệ sinh phụ nữ.
VỆ SINH TRƯỜNG HỌC. Công tác vệ sinh trong trường học, có nhiệm vụ: xác định và thực hiện tiêu chuẩn của một lớp học (phòng học, ánh sáng, thông khí, bàn ghế, bảng...); quy định chế độ học tập, rèn luyện thể lực, nghỉ ngơi tích cực, phòng chống tật cận thị, vẹo cột sống, lập sổ sức khỏe và theo dõi sức khỏe định kì cho mỗi học sinh; phòng ngừa các tai nạn cho học sinh.
VỆ SINH VIÊN. Công dân tự nguyện hoạt động nghiệp dư ở tuyến y tế cơ sở, được đào tạo trong thời gian ngắn để thực hiện (không yêu cầu thù lao) một số nhiệm vụ y tế đơn giản như chăm sóc sức khỏe ban đầu và có ích cho cộng đồng, cho các gia đình và cá nhân trong cộng đồng. Ở Việt Nam, hoạt động của VSV cũng tương tự như nội dung hoạt động của hội viên chữ thập đỏ, nhưng về mặt tổ chức VSV do trạm y tế cơ sở quản lí.
VỆ SINH XÃ HỘI chuyên ngành khoa học nghiên cứu các khía cạnh xã hội của y tế, của sức khỏe. Trong VSXH có những môn học như tổ chức và quản lí y tế, thống kê y tế, tâm lí y tế, dân số học. Gần đây, xu hướng của VSXH mở rộng, bao gồm thêm một số môn thuộc khoa học xã hội như nhân chủng học, pháp luật, y học xã hội, vv. Ở Việt Nam, từ những năm cuối của thập niên 70 thế kỉ 20, đã hình thành rõ nét khu vực xã hội học trong y học, ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học xã hội vào y học, lịch sử y học, ngôn ngữ y học, y học dân tộc, đạo đức học, dân số học, nhân khẩu học, kinh tế y tế, luật học, tổ chức và quản lí y tế, môi trường, vv. Y học Việt Nam hiện nay có ba lĩnh vực cấu thành: lĩnh vực khoa học cơ bản, lĩnh vực y - sinh học và lĩnh vực y - xã hội học. Y xã hội học là cơ sở nền tảng của y tế cộng đồng, nghĩa là các hoạt động của tổ chức y tế nhân dân của Việt Nam, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Xt. Y xã hội học.
VẾT BẦM MÁU tình trạng xuất hiện khi bị chấn thương kín: lớp da còn nguyên vẹn nhưng lớp dưới da bị tổn thương gây rỉ máu thànhcác đám bầm máu. Lúc đầu, đám bầm máu đỏ tím, rồi chuyển sang màu nâu thẫm xanh (1 - 3 ngày sau chấn thương). Sau 3 - 4 tuần lễ, đã trở lại bình thường về mầu sắc. Kích thước các VBM phụ thuộc vào mức độ rỉ máu và tổn thương dưới da. Người bị chấn thương có cảm giác đau, phù tại vùng bị chấn thương, thân nhiệt có thể tăng nhẹ. Không cần điều trị gì đặc biệt. Có thể dùng mật gấu bôi lên vết bầm cho chóng tan.
VẾT LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG. Thương tổn làm khuyết một vùng trên niêm mạc dạ dày - tá tràng vượt quá lớp cơ niêm trong bệnh loét dạ dày - tá tràng. Đặc điểm lâm sàng: đau ở vùng thượng vị, xảy ra vài giờ sau bữa ăn, thường kèm theo ợ chua, kéo dài đến bữa ăn sau thì lại dịu đi. Mỗi đợt đau 2 hay 3 tuần, mỗi năm đau 2 hay 3 đợt hoặc hơn. Chẩn đoán bằng chụp và nội soi dạ dày - tá tràng. Hiện nay đã tìm được nguyên nhân chính của bệnh là vi khuẩn Helicobacter pylori, vì vậy việc chữa bệnh đơn giản hơn và cho kết quả tốt hơn. Xt. Loét dạ dày - tá tràng.
VẾT SẮC TỐ. vết ứ đọng sắc tố ở da, có tính bẩm sinh, phát sinh sớm khi mới sinh hoặc phát sinh muộn sau khi đã lớn. Có thể có kích thước nhỏ (nốt ruồi son) hoặc có khi lớn hơn, lan rộng cả một phần cơ thể. Không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên cạo, đánh bạt mỏng VST vì có thể gây biến đổi các tế bào chứa sắc tố. Trong trường hợp cần điều trị vì lí do thẩm mĩ, cần phải theo chỉ định thận trong của thầy thuốc.
VẾT THƯƠNG. 1. Ở người, tổn thương ở một phần cơ thể (da, cơ, mạch máu, dây thần kinh, xương) thường do ngã hoặc do va chạm mạnh với vật cứng gây ra, có thể làm rách da (VT hở, ngoài rách da (VT hở) hay không (VT kín). Đối với VT kín thường gọi theo thương tổn của các bộ phận ở dưới da (vd. Gãy xương...). VT thương tổn của các bộ phận ở dưới da (vd. Gãy xương...). VT hở, ngoài rách da còn kèm theo rách, đứt các phần mềm (cơ, mạch máu...). Nếu kích thước nhỏ (1 - 2cm), nông và sạch, VT hở gây chảy máu ít, băng bó vô khuẩn sau vài ngày sẽ khỏi, có thể để lại sẹo nhỏ, cũng có thể sẹo lồi. Các VT hở lớn có các đặc điểm: chảy máu nhiều do đứt các mạch máu nhỏ hay vừa; dễ nhiễm khuẩn tại chỗ, có thể toàn thân, chú ý ngay đến nguy cơ uốn ván. VT hở rộng không xử lí để bị nhiễm khuẩn nặng, cần nhiều thời gian để chữa, để lại sẹo nhiễm khuẩn nặng, cần nhiều thời gian để chữa, để lại sẹo lồi, co rút gây biến dạng. Cần đưa gấp người bị thương đến cơ sở y tế, không đắp thuốc lào, thuốc lá, vải hay bông băng bẩn lên VT. Ở miền núi, nếu có sẵn củ cẩu tích (cu li) có thể lấy bông vàng đắp lên cầm máu; rửa sạch vết thương và da xung quanh, lấy hết các cục máu đông, bụi đất, các ngoại vật. Gây tê tại chỗ. Hớt lọc các phần mềm bị giập nát, làm cho mép VT đều đặn. Đặt một dẫn lưu nhỏ, khâu các phần mềm, khâu da; nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn các phần mềm, khâu da, nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn không khâu da, theo dõi vài ngày, nếu vết mổ vẫn sạch sẽ khâu lại. Tiêm ngay huyết thanh chống uốn ván.
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH. tổn thương gây rách đứt da hoặc niêm mạc, các nội tạng và các phần khác của cơ thể, có thể do các loại vũ khí được sử dụng trong chiến tranh. Trong chiến tranh hiện nay, vết thương do các mảnh phá gây tổn thương rộng, dập nát các mô, xuyên thấu nhiều tạng, nhiễm bẩn nhiều và mất máu qua vết thương. Xử lý VTCT là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện cao và tổng hợp về khoa học kĩ thuật y học, quân sự, tổ chức hậu cần (trang thiết bị, vật tư, thuốc men...), trình độ cán bộ, sự hỗ trợ của một nền y tế nhân dân hoàn chỉnh, vv
VI KHUẨN. (Bacteria; tên gọi cũ; vi trùng), nhóm sinh vật đơn bào, không quan sát được bằng mắt thường, có thể quan sát bằng kính hiển vi quang học, có đủ các thành phần cấu trúc cần thiết của một tế bào hoàn chỉnh ở mức độ đơn giản nhất, có khả năng tồn tại và phát triển trong các môi trường tổng hợp. Thuộc nhóm sinh vật tiền nhân hay sinh vật nhân sơ. Tuỳ theo cấu trúc của màng tế bào, có thể dễ bắt màu với thuốc nhuộm (VK gram dương) hay không bị nhuộm màu (VK gram âm). VK rất đa dạng về hình thái; VK hình cầu (cầu khuẩn); hình que (trực khuẩn); hình dấu phẩy (phẩy khuẩn); hình xoắn hay lò xo (xoắn khuẩn); hình cầu và xếp thành chuỗi (liên cầu khuẩn); hình cầu và tụ lại thành đám (tụ cầu khuẩn)...; một số VK có khả năng tạo ra một lớp màng dày (nha bào) có thể duy trì sức sống trong nhiều điều kiện bất lợi. Một số VK có khả năng vận động nhờ lông roi. Tự dưỡng hoặc dị dưỡng. Hô hấp hiếu khí hoặc kị khí VK có thể sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp; nhiều VK chỉ sau 20 phút phân chia một lần, do vậy chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Trong tự nhiên, VK phân bố rất rộng trong nước, đất, không khí, kí sinh trong cơ thể ngườii, động vật và thực vật. VK có vai trò quan trọng trong chu trình nitơ và cacbon; một số có ích cho người trong nhiều quá trình công nghệ sinh học khác nhau, đặc biệt trong công nghiệp thực phẩm, phân giải chất thải (vd. tạo bioga trong hầm khí sinh học), vv. Nhiều VK gây bệnh do xâm nhập vào cơ thể sinh vật, sản xuất các ngoại độc tố hoặc nội độc tố. Bệnhcây do VK có các triệu chứng: thối cây, chết từng đám tế bào, thành chấm bệnh, vết loét; héo cây; nổi u, bướu, nốt sần. VK có thể lây lan qua không khí, theo các dòng nước, qua sự tiếp xúc của côn trùng và của con người trong hoạt động sản xuất, lưu thông. VK có thể tồn lưu trong đất 10 - 40 ngày và truyền từ vụ này sang vụ khác qua hạt giống, tàn dư cây trồng nhiễm bệnh. Ở người, VK gây nhiều bệnh nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, thương hàn, uốn ván, vv. Hiện nay có nhiều loại kháng sinh có tác dụng ức chế hoặc diệt khuẩn.
VI KHUẨN DẠNG SỎI . (tk. nấm tia, xạ khuẩn). X xạ khuẩn
VI KHUẨN ĐIỂN HÌNH. Nhóm vi khuẩn lớn, đa dạng, bao gồm tất cả vi khuẩn trừ nhóm Archaebacteria. Tế bào có hình dạng ổn định do thành cứng. Phần lớn đơn bào, sinh sản bằng cách phân cắt. Có thể có dạng hình cầu, que (cg. trực khuẩn), phẩy, hoặc xoắn. Phần lớn bất động, số ít có lông. Tồn tại khắp mọi nơi. một số có thể sống trong điều kiện rất khắc nghiệt. Xt. Vi khuẩn.
VI KHUẨN HỌC. Phân ngành vi sinh học nghiên cứu về các vi khuẩn: phân loại, hình thái, đặc điểm sinh học; cơ chế gây bệnh, tác động trên cơ thể sống...; sự lây truyền, phát hiện tính miễn dịch, vv
VI KHUẨN LACTIC. (A lactic axit bacteria) nhóm vi khuẩn lên men hidrat cacbon khi có hoặc không có oxi và tạo nên sản phẩm chính cuối cùng là axit lactic. Chịu đựng cao với điều kiện axit. Tham gia tạo thành sữa chua, bao gồm ba nhóm: cầu khuẩn (Streptococcus lactic, S. Faecalic, Pediococcus cerevisaie...), trực khuẩn ưa ẩm (Lactobacillus casei, L. Plantarum...)
phomat, dưa muối và thức ăn ủ chăn nuôi. Là nguyên nhân làm hư hại thực phẩm và một số là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở vùng mũi họng. Được chia thành hai nhóm: nhóm lên men lactic đồng hình (sản phẩm lên men chỉ thuần axit lactic) và nhóm lên men lactic dị hình (sản phẩm lên men chỉ thuần axit lactic) và nhóm lên men lactic dị hình (sản phẩm len men ngoài axit lactic còn có etanol, CO2 hoặc axit axetic). VKL đồng hình
VI NHIỄM SẮC THỂ. Các cấu trúc hạt trên nhiễm sắc thể nhìn được dưới kính hiển vi điện tử (xt. nhiễm sắc thể)
VI MẠCH. X. Mạch tích hợp; Mạch vi điện tử.
VI NHUNG. những chồi rất mảnh của màng sinh chất, đặc biệt thấy ở các tế bào tiết hoặc các tế bào hấp thụ. Vô số các VN xếp sít nhau trên bề mặt tự do của tế bào biểu mô, tạo nên riềm hút hoặc riềm nhung. Các VN làm tăng bề mặt trao đổi các phân tử giữa môi trường bên ngoài và tế bào. Thường có VN ở biểu mô ruột và các ống thận, có thể thấy ở các tế bào khác là những cấu trúc cố định . Xt. Biểu mô; Màng.
VI PHẪU THUẬT phương pháp phẫu thuật qua kính hiển vi phẫu thuật (hệ thống kính quang học khuếch đại trường mổ từ 5 - 40 lần) với những dụng cụ tinh vi (máy đốt cầm máu dạng hai cực và kim, chỉ khâu không chấn thương cực mảnh). Phẫu thuật viên có thể mổ xé chuẩn xác các cấu trúc nhỏ của cơ thể như chắp nối các mạch máu nhỏ có đường kính ngoài khoảng 1mm và tách riêng rẽ các bó sợi thần kinh. VPT đã được áp dụng rộng rãi từ những năm 60 thế kỉ 20 trong nhiều chuyên ngành ngoại khoa như phẫu thuật thần kinh, chấn thương - chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình, phụ - sản khoa, ghép cơ quan... đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc của ngành ngoại khoa hiện đại, giải phẫu các loài sinh vật nhỏ và cả trong kĩ thuật truyền phôi, nhân bản sinh vật.
VI SINH VẬT. x. vi khuẩn
VI THỂ. (cg. thể peroxi), bào quan rất phổ biến ở tế bào động và thực vật, được bọc bởi một màng đơn, hình cầu, thường có đường kính 0,2 - 1,5 mm. Nội chất của VT là những hạt nhỏ, đôi khi có lõi tinh thể phân biệt rõ. Hình thành từ lưới nội bào tương. Đặc điểm phân biệt: thường có enzim catalaza với lượng lớn. Enzym này phân giải các hidro peroxit (một sản phẩm bài tiết độc từ hoạt động của các enzim khác trong VT) thành nước và oxi. Ở thực vật, có ba loại VT: glicoxisom chứa các enzim của chu trình glioxilat - transaminaza và các enzim của quá trình oxi hoá các chất béo và có vai trò chính trong biến đổi lipid thành sacarozơ trong mỡ hoặc các mô hạt có dầu như nội nhũ hạt thầu dầu; peroxison của lá liên quan tới quá trình trao đổi chất glicolat trong quang hô hấp và chứa nhiều glicolat oxidaza và những enzim khác; glicolat được chuyển từ lục lạp đến ti thể. Ba loại này rất giống nhau. Nhóm thứ ba là các VT không biệt hoá gặp ở những mô khác. Người ta còn biết rất ít về các VT động vật.
VIÊM . phản ứng bảo vệ của cơ thể động vật, chủ yếu cục bộ đối với một tác nhân gây bệnh (tác nhân có tính hoá học, vật lý, vi khuẩn, virut, kí sinh trùng, kháng nguyên...). V có thể cấp tính, mạn tính, tại chỗ, ít khi toàn thân. Các phản ứng V đều giống nhau đối với các loại tác nhân gây bệnh. Trong V cấp; có đầy đủ các dấu hiệu tại chỗ như sung (do phù), nóng (do máu nhiều oxi), đỏ (do giãn mao mạch), đau (do dây thần kinh bị kích thích); dấu hiệu toàn thân (có thể sốt, tăng bạch cầu đa nhân trung tính). Nguyên nhân: do các tế bào bị thương giải phóng histamin làm giãn mao mạch gây thoát huyết tương (có protein) và các bạch cầu. Ở vết thương, tạo các cục đông là fibrin và gắn nó lại, còn bạch cầu tấn công các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn. Tại ổ V có nhiều loại tế bào khác nhau: bạch cầu đa nhân trung tính và ưa axit, bạch cầu đơn nhân, tế bào lympho, đại thực bào, vv. Trong V mạn tính, các triệu chứng có thể rất nhẹ hoặc không đầy đủ, V là một phản ứng sinh lí, một quá trình đáp ứng miễn dịch, tự vệ của cơ thể nhằm loại bỏ nguyên nhân V có thể năng hay nhẹ, kéo dài hoặc rất nhanh. Về hình thái, V có thể không đặc hiệu hay đặc hiệu (vd. V lao, V phong, V giang mai... là dạng V đặc hiệu). Ngoài các triệu chứng chung, ở V đặc hiệu còn có các đặc điểm riêng, cho phép chẩn đoán được bệnh căn.
VIÊM AMIĐAN. (viết tắt: Vam - viêm hạch hạnh nhân), viêm nhiễm amidan khẩu cái. Có VA cấp tính và mạn tính, VA cấp tính chủ yếu do virut, vi khuẩn, VA cấp tính do liên cầu khuẩn tan huyết b (bêta), nhóm A có thể gây ra viêm cầu thận cấp, thấp khớp, thấp tim và là nguồn gốc của nhiều bệnh tim mắc phải, đặc biệt đối với lứa tuổi 15 - 16 (tần suất còn cao khoange 0,4 - 0,7% ở Việt Nam). VA cấp tính đặc hiệu thường gặp nhất là bạch hầu (x.Bệnh bạch hầu). VA mạn tính gồm các thể quá phát, có điều trị mọi dạng viêm họng không đặc hiệu bằng penicillin V với liều lượng 1 triệu đơn vị/ngày, trong 10 ngày để phòng thấp tim.
VIÊM ÂM HỘ. viêm toàn bộ hay một phần bộ phận sinh dục ngoài của nữ, gồm các môi lớn, môi nhỏ, âm vật và lỗ niệu đạo, VÂH có thể do lậu, do đái tháo đường, do vi khuẩn bạch hầu, do viêm các nang, vv. Ở các cháu gái nhỏ, VÂH thường do ngồi lê la cọ sát với vật bẩn. Đề phòng VÂH bằng cách giữ vệ sinh, nhất là khi có kinh nguyệt.
VIÊM BẠCH MẠCH. Viêm các đường bạch mạch với các dấu hiệu: sốt, viêm cấp với các đường vằn viêm tấy đỏ dưới và nổi hạch tại chỗ, VBM thường kèm theo viêm bạch hạch ở phía xuôi dòng (sưng hạch, nóng đỏ, đau, sốt, vv). Nói chung hiện nay VBH do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết tại một vết thương thường ít xảy ra. Dự phòng: xử lí tốt ngay từ đầu các vết thương, đặc biệt do các tác nhân bẩn, dính đất (dính ở dưới đất, mảnh chai, mảnh sành,..). Điều trị (trong trường hợp VBM), xử lý vết thương đắp nóng, đắp cồn dọc đường bạch mạch, dùng kháng sinh.
VIÊM BÀNG QUANG. hội chứng bệnh lý do nhiễm vi khuẩn gram âm đường ruột, gồm: đái buốt, đái rắt, đái ra mủ, có thể kèm theo đái ra máu hoặc sốt. Cẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm hoá sinh (chụp Xquang và soi bàng quang). Nguyên nhân: thường do các bệnh ở niệu đạo - sinh dục; ở bàng quang (lao, sỏi, dị vật), ở thận (lao chiếm hàng đầu). Cần phân biệt với các chứng đau bàng quang không có viêm nhiễm do nội tiết, miễn dịch, dị ứng, các tổn thương ung thư bàng quang. Ngoài điều trị các triệu chứng (đau nhiễm khuẩn), cần điều trị nguyên nhân và đề phòng bệnh tái phát.
VIÊM BỘ PHẬN PHỤ. X. viêm phần phụ
VIÊM BỜ MI. biến chứng của bệnh mắt hột, xuất hiện ở các bệnh nhân có tuổi bị bội nhiễm vi khuẩn. Hình thái lâm sàng nhẹ: đỏ, ngứa nhẹ ở bờ mi, nhất là hai góc do ứ đọng nước mắt. Hình thái nặng có kèm theo loét bờ mi (mắt toét), đứt kẽ hai góc ngoài. VBM thường đi đôi với viêm kết mạc cấp diễn hoặc bán cấp. Điều trị: tra thuốc sát khuẩn.
VIÊM BUỒNG TRỨNG. X. viêm phần phụ
VIÊM CẬN RĂNG. X. hư cận răng
VIÊM CẦU THẬN. (cg. Viêm thận) các bệnh có tổn thương chủ yếu ở cầu thận theo các cơ chế miễn dịch (không phải do quá trình viêm mủ). VCT có thể tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh hệ thống. Bệnh có thể cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính. Triệu chứng chủ yếu: phù, tăng huyết áp, đái máu (có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi nước tiểu còn có protein, trụ hạt. Phần lớn VCT có thể chữa khỏi, nhưng đôi khi gây tử vong do các biến chứng tăng huyết áp hoặc suy thận.
VIÊM CƠ TIM. Tình trạng viêm hoặc thoái hoá cấp hoặc mạn tính cơ tim do các nguyên nhân: miễn dịch (thấp tim, bệnh tạo keo); nhiễm khuẩn (bạch hầu, thương hàn); virut và Rickettsia; nhiễm độc (nghiện rượu); chuyển hoá (thiếu vitamin B1, đái tháo đường). Dấu hiệu chung của VCT; khó thở, đau ngực, tím tái, phù, tim to, rối loạn nhịp tim, vv. Điều trị: nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch, cần điều trị theo nguyên nhân.
VIÊM CƠ TỬ CUNG. Viêm lớp cơ của thành tử cung. Viêm ở phần niêm mạc thì gọi là "viêm niêm mạc tử cung" VCTC chỉ hay gặp ở thể cấp tính trong những trường hợp viêm nhiễm nặng ở bộ phận sinh dục như bị lậu, bị nhiễm khuẩn hậu sản nặng, vv. Triệu chứng: đau ở vùng tử cung và vùng hạ vị, có thể kèm theo sốt. Khi xác định VCTC, phải xử trí theo nguyên nhân.
VIÊM CỦNG MẠC Tình trạng viêm nhiễm khu trú ở lớp củng mạc mắt. Biểu hiện bằng một hay nhiều nốt sưng đỏ trên củng mạc, đau nhức. Nguyên nhân: thường do dị ứng, thấp khớp, bệnh tạo keo, ổ nhiễm khuẩn, vv.
VIÊM DA. Nhóm bệnh da khác nhau do nhiều căn nguyên: nhiễm khuẩn, nấm, kí sinh trùng, các yếu tố vật lý, hoá học, dị ứng, rối loạn nội tiết, chuyển hoá, các yếu tố nghề nghiệp, sử dụng thuốc không hợp lý... và những bệnh da chưa rõ căn nguyên. VD không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng làm giảm hiệu suất lao động, làm mất tạm thời khả năng lao động. Dự phòng: củng cố sức khỏe chung là biện pháp tốt nhất; rèn luyện thể dục thể thao, sinh hoạt, ăn uống điều độ, tăng cường vệ sinh thân thể.
VIÊM DA MỦ các bệnh da mủ, xuất hiện khi vi khuẩn gây mủ (tụ cầu, liên cầu khuẩn, vv) xâm nhập vào da. Yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn gây mủ phát triển trên da: yếu tố bên ngoài (điều kiện sinh hoạt, lao động, vệ sinh không thuận lợi, thương tích trên da, da bị kích thích do hoá chất, nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vv); yếu tố bên trong là trạng thái sức khỏe toàn thân giảm sút (rối loạn hoạt động của hệ thần kinh và nội tạng, cơ thể thiếu vitamin, rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường...) làm giảm sức chống đỡ của cơ thể. Có 2 dạng VDM: VDM do tụ cầu khuẩn với mụn mủ hình nón hoặc bán cầu, thành dày và căng, mủ đặc màng vàng chanh, ở giữa mụn mủ thường thấy một lông tơ, VDM do liên cầu khuẩn với mụn mủ dẹt, thành mỏng và nhăn nheo. Phòng bệnh: vệ sinh cá nhân có ý nghĩa quyết định; tổ chức vệ sinh công cộng và công tác giáo dục vệ sinh; cách ly và điều trị trẻ em bi bệnh ở vườn trẻ và mẫu giáo, có biện pháp bảo vệ da cho những người tiếp xúc với dầu vô cơ, hoá chất; chống nóng, chống lạnh cho cơ thể; chống nhiễm khuẩn cho các chấn thương nhỏ (bôi dung dịch xanh metylen hoặc cồn iot 2%).
VIÊM DA THẦN KINH. bệnh da liên quan đến yếu tố thần kinh, hay gặp ở người quá lo lắng, hay suy nghĩ, người lao động trí óc. Thời tiết, độ ẩm cao, các yếu tố kích thích tại chỗ, hoá chất, vi khuẩn, nấm là những yếu tố góp phần gây bệnh VDTK. Biểu hiện: ngứa dữ dội, gãi nhiều làm nổi các sẩn nhỏ, lâu ngày lan thành đám; da dày, ở giữa thâm có vẩy xám, xung quanh có sẩn bóng, ngoài cùng là vùng da màu hung nâu, các nếp da nổi hằn như da cổ trâu. Điều trị: tránh làm xước da bằng cách dùng thuốc chống ngứa (cồn long não, mỡ corticoid), thuốc an thần chống ngứa (kháng histamin tổng hợp, seduxen). Thầy thuốc chỉ can thiệp để thay đổi loại thuốc cho phù hợp với tạng người và tránh tình trạng nhờn thuốc.
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH. Viêm hoặc thoái hoá nhiều dây thần kinh, thường đối xứng, do nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm độc rượu, hoá chất, chấn thương, thiếu vitamin B1 (bệnh bêri - bêri), nhiễm khuẩn (bạch hầu, phong...)
VIÊM DẠ DÀY. Nhóm bệnh có tổn thương viêm của niêm mạc dạ dày, có triệu chứng chung là đau ở vùng thượng vị (phần trên của bụng), chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, nôn, đôi khi có cảm giác nóng rát ở bụng, ợ chua, vv. Muốn xác định VDD, áp dụng phương pháp soi dạ dày để phát hiện tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của VDD: nhiễm khuẩn (nhất là xoắn khuẩn Helicobacter pylori); do thuốc (aspirin, thuốc chữa thấp khớp, corticoid); do ăn, uống (rượu, chất chua, cay,vv); do di sản hoặc loạn sản của tế bào biểu mô phủ hoặc tuyến của niêm mạc, vv. Điều trị: áp dụng chế độ ăn kiêng, ăn nhẹ, không dùng rượu và các chất kích thích; sử dụng kháng sinh nếu cần thiết; dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (bimut, alusi, vv), thuốc chống toan của dạ dày, vv. Cần theo dõi thường xuyên thể VDD mạn tính ở người trung niên để xử trí kịp thời nếu có khả năng ung thư hoá.
VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM. bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, do virut ở lợn. Triệu chứng đặc trưng: lợn nôn mửa, tiêu chảy nặng, làm mật nước và giảm thể trọng nhanh chóng, phân sống. Tỷ lệ chết cao (có khi đến 100%), nhất là ở lợn dưới 2 tuần tuổi, lợn trên 5 tuần tuổi tỷ lệ chết thấp. Bệnh xuất hiện theo mùa, mùa đông bệnh nặng hơn. Nguồn lây bệnh chính là lợn mang mầm bệnh; ngoài ra, chó mèo đều có thể là vật mang mầm bệnh. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phát hiện kháng nguyên virut hoặc axit nucleic của virut. Có thể sử dụng các phương pháp khác như ELISA (trung hoà virut) và phương pháp CPE. Điều trị: chỉ điều trị triệu chứng như chống mất nước, tiêu chảy, diệt khuẩn kế phát và có thể dùng interferon. Phòng bệnh bằng vacxin. Những trại chăn nuôi có dịch lưu hành cần tiêm phòng cho lợn mẹ trước k hi đẻ 6 hoặc 2 tuần lễ để lợn con có miễn dịch thụ động. Tuyệt đối không nhập lợn giống từ những nơi đã có lịch sử bệnh lưu hành. Hiện nay có vacxin vô hoạt và nhược độc.
VIÊM DÂY THẦN KINH. Viêm nhiễm hoặc thoái hoá dây thần kinh ngoại biên do chấn thương trực tiếp, đụng giập hoặc kéo căng do chèn ép, do thuốc (tiêm nhầm vào dây thần kinh), có thể do lạnh, do virut, vv. Người bệnh có dấu hiệu liệt vận động, mất cảm giác và teo cơ vùng dây thần kinh chi phối.
VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH viêm hoặc thoái hoá nhiều dây thần kinh, thường đối xứng, do nhiều nguyên nhân gây nên như nhiễm độc rượu, hoá chất, chấn thương, thiếu vitamin B1 (bệnh bêri - bêri), nhiễm khuẩn (bạch hầu, phong...).
VIÊM ĐA KHỚP. Tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp xương (xt. Viêm khớp). VĐK diễn biến cấp tính và di chuyển thường gặp trong bệnh thấp tim (x. thấp tim). VĐK mạn tính kéo dài dẫn đến dính và biến dạng nhiều khớp trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
VIÊM ĐẠI TRÀNG MẠN. bệnh tạo nên các tổn thương viêm nhiễm thật sự của một đoạn hay toàn bộ khung đại tràng (không kể các thương tổn do khối u, ung thư, lao, vv) ảnh hưởng đến hoạt động của đại tràng. Nguyên nhân: nhiễm khuẩn [hàng đầu là trực khuẩn lị Siga (theo tên của Shiga Kiyoshi, nhà vi khuẩn học Nhật Bản), trực khuẩn lị Flecxnơ (theo tên S. Flexner, nhà vi khuẩn học Hoa Kì), vi khuẩn thương hàn Salmonella, tụ cầu khuẩn ...); nhiễm kí sinh trùng (hàng đầu là amip, giun tóc, vv); nhiễm độc (thuỷ ngân, vàng, asen, vv); ngộ độ thức ăn (chế độ ăn có quá nhiều protein gây nên viêm đại tràng trái do thối rữa); chưa rõ nguyên nhân, thường xếp cùng loại với các bệnh tự . Dấu hiệu: đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng; đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có máu, mũi hoặc táo bón, phân có mũi bao bọc; đại tràng căng, bụng hơi trướng; thể trạng không thay đổi gì đáng kể. Chụp Xquang đại tràng; biến đổi hình thái đại tràng. Nội soi:niêm mạc đỏ, sung huyết, dễ chảy máu, có thể có các ổ loét, có phủ máu, mủ, chất nhầy; lấy bệnh phả6m để thử; làm sinh thiết để xếp loại viêm đại tràng. Điều trị: chữa nguyên nhân của bệnh, kết hợp chữa các triệu chứng (ỉa lỏng, táo bón, giảm đau...); điều chỉnh chế độ ăn uống (giảm các loại thức ăn có nhiều bã xơ thực vật, thức ăn dễ lên men, thịt nguội, đồ hộp, các gia vị, vv).
VIÊM ĐẠI TRẠNG - TRỰC TRÀNG . tập hợp nhiều bệnh khác nhau, nhưng có những tổn thương giống nhau ở niêm mạc đại tràng (sung huyết, phù nề - loét niêm mạc, vv) và có biểu hiện lâm sàng giống nhau: đau bụng râm ran; phân nát có nhầy mũi và máu; đại tiện nhiều lần trong ngày (2 - 3 lần hoặc hơn), đau quặn bụng và mót rặn khi đại tiện. Nguyên nhân: có thể do vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm hoặc nhiễm độc (nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam là amip và trực khuẩn lị). Có VĐT - TT cấp và mạn tính, VĐT - TT cấp tính chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 10 ngày đến vài tuần. Trong trường hợp không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh sẽ trở thành mạn tính. VĐT - TT mạn tính kéo dài nhiều năm và hay tái phát. Trạng thái thần kinh tâm thần ảnh hưởng nhiều đến diễn biến của bệnh. Cần theo nguyên nhân; tránh dùng kháng sinh kéo dài vì có thể gây loạn khuẩn ruột làm cho bệnh diễn biến trầm trọng và phức tạp hơn.
VIÊM ĐẶC HIỆU. Viêm do một số vi khuẩn đặc hiệu [vd. Vi khuẩn Koc (gọi theo tên của R. Koch, thầy thuốc người Đức) gây viêm lao, vi khuẩn Hanxen (gọi theo tên của G.A. Hansen, thầy thuốc Na Uy) gây viêm phong xoắn khuẩn giang mai, vv] gây ra những tổn thương có đặc điểm và tiến triển riêng biệt, dễ lan truyền, dễ gây nên biến chứng cho bệnh nhân.
VIÊM ĐỘNG MẠCH VÀNH tổn thương ở động mạch vành làm cho lòng của động mạch vành hoặc một nhánh bị thu hẹp hoặc bị tắc; do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu do vữa xơ động mạch. VĐMV làm giảm hay ngừng sự tưới máu một bộ phận cơ tim tương ứng, gây nên hội chứng thiểu năng tuần hoàn vành (cg. Suy vành) - nguồn gốc của các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
VIÊM GAN DO VIRUT. bệnh do virut ở vịt con, có đặc trưng viêm gan, gan sưng to, trên mặt lốm đốm xuất huyết. Bệnh diễn biến cấp tính, lây lan nhanh, tỷ lệ chết cao, có khi tới 95% (gây tổn thất kinh tế lớn cho các cơ sở nuôi vịt). Virut viêm gan vịt thuộc họ Picormavoridae chienterdoirus phân bố rộng khắp thế giới, có 3 typ. Virut chỉ gây bệnh tự nhiên ở vịt con (thuộc virut typ 1). Vịt lớn bị cảm nhiễm virut không sinh bệnh và giữ nguyên khả năng sản xuất. Có thể gây bệnh thực nghiệm cho ngỗng con, gà tây con, trĩ con, gà lôi và chim cút. Phòng bệnh: cách li nghiêm ngặt vịt trong 5 tuần đầu không cho tiếp xúc với các loài thuỷ cầm hoang; tiêm phòng cho vịt con lúc 1 ngày tuổi bằng vacxin sống. Biện pháp điều trị có hiệu quả: dùng kháng thể virut typ 1 (chế tạo từ trứng của gà tối miễn), tiêm dưới da vịt con lúc mới phát hiện dịch. Bệnh có ghi trong Điều lệ kiểm dịch động vật của Việt Nam.
VIÊM GIÁC MẠC. tình trạng tổn thương giác mạc với triệu chứng mắt mờ, giảm thị lực, đau nhức, mắt bị kích thích, giác mạc đúc do thẩm lậu. Tác nhân gây VGM: vi khuẩn lao, giang mai xâm nhập vào giác mạc qua đường máu, virut Herpes gây VGM hình đĩa. Có hai dạng tổn thương giác máu cấp diễn: VGM có loét (loét giác mạc) và VGM không loét (VGM đơn thuần). VGM do vi khuẩn lao và giang mai dễ tiến triển thành mạn tính. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, kết hợp với corticoid tại chỗ. VGM kéo dài sẽ để lại sẹo đục giác mạc, làm giảm thị lực.
VIÊM HẠCH BẠCH HUYẾT. x. viêm bạch mạch
VIÊM HẠCH LYMPHO TRUYỀN NHIỄM. (Lymphanggitisefi zootica), bệnh do nấm Histoplasma farciminoscum (tên cũ: Cryptopcoccus farciminosus), bộ Ascomycetes, gây ra ở các loài ngựa, lừa, la. Bệnh thường có ở miền núi phía Bắc Việt Nam, nhất là ở những nơi nuôi ngựa, lừa tập trung. Đặc điểm: xuất phát từ một vết thương, với những apxe có mủ như kem, những mụn loét sâu có bờ sùi ra ngoài và viêm hạch lympho tương ứng. Chữa rất lâu khỏi, có khi lan toàn thân, phải giết và loại ngựa ốm.
VIÊM HỌNG. Tình trạng viêm nhiễm của họng. Có VH cấp tính hoặc mạn tính. VH cấp tính thường do virut và vi khuẩn. VH mạn tính gồm: thể khu trú (viêm amiđan mạn tính); thể lan tỏa với các hình thái teo, quá phát (viêm họng hạt), sung huyết, vv. Còn có các dạng VH đặc hiệu do lao, giang mai, vv. VH dễ gây biến chứng thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp nếu không được điều trị sớm và chu đáo.
VIÊM KẾT MẠC - HỌNG - HẠCH. Viêm nhiễm kết mạc lây lan nhanh thành dịch do ađenovirut (adenovirus). Bệnh có tính chất toàn thân (sốt nhẹ, viêm mũi - họng, nổi hạch trước tai). Dấu hiệu ở mắt: phù mi, chảy mi dưới, có cảm giác cộm chói, có khi xuất huyết dưới kết mạc. VKM - H - H diễn biến qua giai đoạn cấp diễn (kéo dài không quá 1 tuần) và giai đoạn giác mạc (kéo dài nhiều tuần hoặc có thể nhiều tháng) với những chấm nông trên giác mạc, làm cho thị lực giảm sút. Lây lan qua đường hô hấp trên và tiếp xúc trực tiếp (đồ dùng chung, bể bơi, vv).
VIÊM KẾT MẠC MÙA XUÂN. dạng viêm kết mạc đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi thanh, thiếu niên (trên 90% trường hợp là nam). Ở phương Tây, VKMMX xuất hiện vào đầu mùa xuân. Ở các nước nhiệt đới, bệnh dịch phát vào mùa hè. Bệnh gây các triệu chứng chủ quan rất đặc biệt: mắt ngứa, cộm chói, có chất tiết kết thành sợi trong đàn hồi; kết mạc mầu hồng nhạt sần sùi như những ô hình sáu cạnh hoặc nhiều cạnh. VKMMX là bệnh dị ứng với bụi, phấn hoa, nấm mốc trong nhà và bức xạ mặt trời. Phòng và điều trị bằng cách đeo kính màu, tra thuốc chống dị ứng (cortisone) theo chỉ dẫn của thầy thuốc; trong trường hợp nặng không khỏi khi điều trị bằng thuốc, cần mổ theo chỉ định của thầy thuốc.
VIÊM KHÔNG ĐẶC HIỆU. Viêm do các vi khuẩn thông thường (liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu, vv). Vd. Viêm phổi, viêm ruột, viêm cơ,...
VIÊM KHỚP tình trạng sưng, nóng đỏ, đau và hạn chế vấn động của một khớp; phản ứng viêm xảy ra chủ yếu ở màng hoạt dịch khớp. Cần dựa vào thăm khám, xét nghiệm, chụp Xquang để xác định nguyên nhân. Điều trị VK theo nguyên nhân.
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP bệnh khớp mạn tính nguyên nhân chưa rõ. Biểu hiện bằng sưng, nóng đỏ, đau và hạn chế vận động nhiều khớp, nhất là các khớp ở bàn, ngón tay, đối xứng hai bên; bệnh tiến triển kéo dài nhiều tháng dẫn đến dính và biến dạng các khớp, cuối cùng là tình trạng tàn phế. Muốn điều trị có kết quả, cần được chẩn đoán sớm, chữa đúng và liên tục bằng các thuốc chống viêm, giảm đau, châm cứu, xoa bóp, tăng cường luyện tập... để chống teo cơ, dính khớp (nên đi khám và chữa ở các cơ sở y tế chuyên khoa).
VIÊM LỢI. Viêm khu trú ở lợi không kèm theo tiêu xương ổ răng. Nguyên nhân tại chỗ: cao răng, bệnh nha chu, vệ sinh răng miệng kém. Nguyên nhân toàn thân: bệnh nhiễm khuẩn [bệnh Vanhxăng do xoắn khuẩn (gọi theo tên của H. Vincent, thầy thuốc người Pháp)], nhiễm virut (bệnh rộp do virut Herpes), nhiễm nấm (Actinomyces), nhiễm độc thuốc, đặc biệt là thuốc chống co giật diphenylhydantoin (dilantin) chữa động kinh; nhiễm độc nghề nghiệp hoặc nhiễm độc do hoá chất (chì, thuỷ ngân, vv); thiếu vitamin C; một số bệnh máu ác tính như bệnh bạch cầu, ung thư hạch, suy tuỷ...; bỏng axit, chất ăn da; ăn uống quá nóng, ăn nhiều gia vị, uống rượu nặng thường xuyên; xỉa răng gây chấn thương; dị tật tại chỗ; biến chứng do răng khôn mọc lệch...; thai sản ở phụ nữ. Triệu chứng: lợi sưng, đau, có thể có loét tấy đỏ, chảy máu, sốt, hơi thở hôi, vv. Phòng bệnh: giữ vệ sinh răng miệng. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân: dùng kháng sinh và vitamin, điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi, thuốc sát khuẩn, chống viêm và phù nề; ngừng chải răng khi bệnh đang tiến triển; xúc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước oxi già 3% pha với nước ấm.
VIÊM LƯỠI. Viêm nhiễm cấp tính hoặc mạn tính của lưỡi; là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác. Có nhiều nguyên nhân rất khác nhau: nhiễm khuẩn, chấn thương (vd. cắn lưỡi khi động kinh); chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn uống nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B [vd bệnh pellagra (L. Pellagra)], thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai, vv. Biểu hiện bệnh không đi đôi với mức độ trầm trọng của bệnh. Lưỡi có thể đỏ, sưng to, cộm rộp, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không. Có khi thấy đám loang, kẽ nứt, mảng đen có lông, bạch sản có lông kết hợp với AIDS. Lưỡi viêm cấp thể trầm trọng do nhiễm khuẩn tại chỗ, bỏng, chấn thương; có thể sưng to, tụt lưỡi gây tắc nghẽn đường thở, khó thở. Có người bệnh kêu đau lưỡi nhưng khám không thấy viêm, có thể là sau khi mãn kinh hoặc chớm bệnh nấm, khô miệng, thiếu máu, tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, hội chứng hấp thụ kém hoặc ung thư.
VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO. Tình trạng bệnh lí ở mắt với nhiều hình thái: viêm mống mắt, viêm thể mi, viêm hắc mạc, VMBĐ toàn bộ, có khi kèm theo các triệu chứng của viêm não, viêm màng não. Viêm mống mắt - thể mi thường cùng xảy ra một lúc và gọi là viêm màng bồ đào trước. Dấu hiệu: mắt đau nhức, nhìn kém, mắt đỏ, đồng tử có nhiều chỗ dính, các môi trường nội nhãn bị vẩn đục. Bệnh hay tai phát, dễ dẫn đến mù loà. Thường có biến chứng tăng nhãn áp thứ phát hoặc theo nhãn cầu.
VIÊM MÀNG BỤNG. (tk. Viêm phúc mạc), bệnh nhiễm khuẩn của khoang màng bụng. 1/ VMB cấp - nhiễm khuẩn do thủng một tạng rỗng trong ổ bụng (viêm ruột thừa, thủng ổ loét dạ dày - tá tràng, viêm túi mật), vết thương thấu bụng gây thủng các tạng, nhiễm khuẩn bằng đường máu từ một ổ nhiễm khuẩn ở xa. Các dấu hiệu: đau bụng dữ dội, nôn mửa, sốt, thành bụng cứng như gỗ, vv. Là cấp cứu ngoại khoa. Điều trị: mổ cấp cứu để chữa nguyên nhân. 2/ VMB mạn tính, hay gặp là VMB lao với các hình thái cổ trướng, loét - bã đậu hay VMB kiểu bàn cờ, xơ - dính do trực khuẩn lao xuất phát từ một ổ lao nguyên thuỷ ở phổi, hạch phế quản, vv, VMB có thể lan tỏa ra toàn bộ ổ bụng, khu trú ở một phần ổ bụng, vv. Điều trị nguyên nhân (bệnh lao).
VIÊM MÀNG MŨI THỐI LOÉT . x. bệnh trĩ mũi
VIÊM MÀNG NÃO. Viêm các màng của não, thường do nhiễm khuẩn (não mô cầu, trực khuẩn lao...), virut, đôi khi do nhiễm độc. Bên cạnh dấu hiệu nhiễm khuẩn (sốt cao), còn có các triệu chứng màng não như đau đầu, nôm, cứng gáy; hai cẳng chân duỗi thẳng, bệnh nhân không thể gấp đùi về phía bụng [dấu hiệu Kecnich, theo tên của Kecnich (V.M Kernig) thầy thuốc người Nga]. Trong đa số trường hợp, bệnh nhân còn có các biểu hiện tâm thần - thần kinh khác như mù mờ ý thức, co giật, VMN do não mô cầu có thể gây thành dịch. Cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bằng kháng sinh (loại có khả năng thấm vào nội tuỷ) để hạ tỷ lệ tử vong và tránh di chứng.
VIÊM MÀNG NGOÀI TIM (tk. Viêm ngoại tâm mạc), tình trạng bệnh lý của màng ngoài tim, biểu hiện dưới nhiều hình thái bệnh lý: cấp tính, mạn tính; thể khô, thể dính (co khít); thể tràn dịch (thanh tơ, mủ, máu). Nguyên nhân: thấp khớp, thấp tim, nhiễm khuẩn huyết; dị ứng; urê máu cao; bệnh bạch cầu, lao (nguyên nhân phổ biến), vv. Biến chứng nặng nề của VMNT là dính, xơ cứng màng ngoài tim, bóp nghẹn các hoạt động của tim (thể co khít). Phải mổ để giải phóng tim.
VIÊM MÀNG PHỔI. (tk. Viêm phế mạc) trạng thái bệnh lí đa dạng: viêm màng phổi khô, viêm kèm theo tràn dịch màu vàng chanh, tràn máu, mủ, vv. Nguyên nhân: lao, ung thư, vi khuẩn, vv. Triệu chứng: sốt, đau ngực, khó thở, ho khan. Thầy thuốc khám sẽ tìm ra các dấu hiệu đặc thù của mỗi hình thái viêm. Điều trị: chữa căn nguyên; dùng thuốc giảm đau; hút dịch màng phổi nếu có dịch, tập thở.
VIÊM MÀNG PHỔI TRUYỀN NHIỄM BÒ. Bệnh do Mycoplasma mycoides gây ra ở bò lây lan nhanh. Triệu chứng phổi viêm thường kèm theo viêm màng phổi, nhiễm khuẩn huyết gây tổn thương ở thận và nhau thai. Bệnh truyền qua nhau thai. Thời gian ủ bệnh thường 3 - 8 tuần. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao, có đàn tới 100%. Theo luật thú y, tất cả những bò nhiễm bệnh đều phải giết loại thải. Bệnh có ghi trong Điều lệ kiểm dịch động vật của Việt Nam.
VIÊM MÀNG TIM DO CHẤN THƯƠNG. hội chứng bệnh do khi ăn cỏ, trâu bò chỉ nahi qua rồi nuốt, nuối lẫn những vật sắc nhọn như đinh, mẩu dây thép, kim, những thứ này mắc vào thành trước của dạ tổ ong, do dạ tổ ong co bóp thường xuyên qua cơ hoành, chọc vào màng tim gây viêm màng tim. Bệnh không chữa được. Phòng ngừa cẩn thận, sửa sang bãi cỏ trước khi chăn. Không để vật kim loại lẫn vào rơm, cỏ.
VIÊM MẮT ĐỒNG CẢM viêm màng bồ đào nặng xảy ra lúc đầu ở một mắt bị chấn thương (vd. chấn thương xuyên thủng nhãn cầu gây tổn hại màng bồ đào, đặc biệt là vùng thể mi của một mắt) hoặc bị phẫu thuật (mắt gây đồng cảm); sau một thời gian (vài ngày hoặc nhiều năm) lan sang mắt lành (mắt bị đồng cảm). Có diễn biến lâm sàng rất nặng, dễ gây mù loà cả hai mắt, thường kèm theo các dấu hiệu bệnh lí của não - màng não, mất sắc tố da, rụng tóc, bạc lông, bạc tóc sớm. Đề phòng bệnh VMĐC; cần điều trị chấn thương sớm, có hiệu quả và theo dõi chặt chẽ sau mổ.
VIÊM MIỆNG CÓ MỤN NƯỚC. bệnh truyền nhiễm do Vesiculovirus thuộc họ Rhadoviridae. VMCMN cảm nhiễm ở nhiều loài động vật như bò, ngựa, lợn và nhiều loài thú hoang kể cả những loài gậm nhấm. Có thể gây bệnh thực nghiệm cho loài vật máu lạnh. Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc với con vật bệnh hoặc virut, với biểu hiện giống như bị cúm sốt, đau mình. Bệnh chỉ có ở Bắc, Nam và Trung Mỹ. Bệnh lây lan do tiếp xúc hoặc qua đồ dùng bị ô nhiễm và côn trùng đốt. Biểu hiện lâm sàng đầu tiên là chảy nước dãi nhiều và sốt (bò, ngựa), chân khập khiễng (vd. ở lợn). Mụn nước thấy ở niêm mạc miệng, thượng bì lưỡi, núm vú, gót chân và có thể ở những bộ phận khác của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi, có nơi tới 90% đàn, tỷ lệ chết rất thấp. Thường chỉ chết do bội nhiễm vi khuẩn nặng. Phát hiện bệnh cần báo ngay cho cơ quan thú y. Chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, chữa triệu chứng đối với ca bội nhiễm. Nghiêm cấm vận chuyển động vật bệnh và nghi bệnh; phải tẩy uế triệt để, sát khuẩn xe vận chuyển và đồ dùng. Ở Việt Nam chưa xác định bệnh này.
VIÊM MÔI . trạng thái nhiễm khuẩn các mô của môi, do nhiều nguyên nhân: chấn thương (vd. Răng cắn phải môi, vv), nhiễm khuẩn (đặc biệt là đinh râu), nhiễm virut (virut Herpes) viêm miệng lan rộng; bỏng nước nóng, rượu, hoá chất, côn trùng đốt, dị ứng, vv. Dấu hiệu: môi bị sưng, đỏ (có khi trắng hoặc hơi tím), loét, đau có mụn phỏng, sốt, mệt mỏi, hạch cổ to, hơi thở hôi, vv. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân: dùng thuốc chống viêm và làm săn niêm mạc, thuốc sát khuẩn nhẹ, thuốc chống phù nề và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
VIÊM MỦ DA x. Viêm da mủ
VIÊM MỦ VÒI TRỨNG. X. Viêm phần phụ
VIÊM NANG LÔNG. bệnh do tụ cầu khuẩn gây nên, bắt đầu bằng mụn mủ ở lỗ nang lông, sau quá trình viêm lan xuống phần sâu của nang lông, thành mụn mủ căng, hình chóp nón nằm trên nền da rắn với kích thước bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu xanh. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, VNL sẽ phát triển thành nhọt, cụm nhọt, ổ gà, đinh râu, hay xuất hiện ở vùng da hở do chấn thương, bụi bẩn, ngứa, gãi, sây sát da do mắc bệnh ghẻ, chấy rận. Nam giới có thể bị viêm chân râu do cạo râu không đúng cách, không hợp vệ sinh. VNL có thể dai dẳng do những thay đổi lớn về sức đề kháng của cơ thể, liên quan đến rối loạn chức năng của nội tạng, thần kinh, nghiện rượu. Điều trị tại chỗ bằng dung dịch xanh metylen 2%, eosin 2% hoặc mỡ colimycin 5%, erytromycin 5%, oxit vàng thuỷ ngân 3%, bôi cồn ampho - salicylic 2% quanh ổ tổn thương. Điều trị toàn thân bằng cách dùng thuốc tăng cường (vitamin C, vitamin B tổng hợp, axit nicotinic, thuốc có sắt, photpho), thức ăn giầu protein, vitamin, hạn chế chất bột, không dùng thức ăn ướp muối, kiêng rượu.
VIÊM NÃO bệnh do nhiễm khuẩn, virut, kí sinh trùng, tai biến sau tiêm chủng (phòng bệnh dại, uốn ván) hoặc ăn thực phẩm chế biến từ thịt gia súc bị bệnh (bệnh bò điên). Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vùng bị tổn thương; bên cạnh đó là triệu chứng não toàn bộ và dấu hiệu màng não. Thể bệnh hay gặp là VN - màng não. Ngoài ra, bao giờ cũng có các triệu chứng về tâm thần (vd. Co giật, mù mờ ý thức, vv). VN có thể phát thành dịch (vd. VN Nhật Bản) với tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở trẻ em. Khi bệnh lui có thể để lại nhiều di chứng thần kinh: giảm trí tuệ, giảm sút trí nhớ, co giật kiểu động kinh, hội chứng Packinsơn [theo tên của thầy thuốc người Anh Packinxơn (J. Parkinson)].
VIÊM NÃO - MÀNG NÃO. X. Viêm màng não
VIÊM NGHẼN TĨNH MẠCH. (tk. Viêm tắc tĩnh mạch), thành tĩnh mạch bị viêm, thoạt tiên từ áo trong (màng trong cùng, nội mạc) bị chớt, loét, trên nền đó hình thành các cục đông máu bám chắc vào thành tĩnh mạch làm cho tuần hoàn tĩnh mạch bị nghẽn lại. Các nguyên nhân thường gặp: dãn tĩnh mạch, phình tĩnh mạch (mạn tĩnh); vết thương tĩnh mạch; nhiễm khuẩn hậu sản; nhiễm khuẩn sau nạo thai; viêm da; xước da bị nhiễm khuẩn. Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của tĩnh mạch bị nghẽn. Nếu tĩnh mạch ở nông: tĩnh mạch sưng đỏ, giãn to, nóng, đau và sốt dao động. Nếu tĩnh mạch ở sâu: triệu chứng phụ thuộc vào vị trí chức năng của nó (vd. Tĩnh mạch cửa, có sốt dao động, đau và ứ trệ tuần hoàn tại chỗ. Các tĩnh mạch phụ phát triển (tuần hoàn bằng hệ kiểu như rễ cây). Điều trị nội khoa bằng kháng sinh, thuốc chống đông máu và bất động trong thời gian đang tiến triển. Cắt bỏ đoạn tĩnh mạch viêm và lấy cục đông máu sau giai đoạn cấp tính và tình trạng tại chỗ đã ổn định.
VIÊM NHA CHU (tk. Viêm quanh răng), viêm các mô quanh răng (có tác dụng nâng đỡ răng), làm tiêu xương ổ răng không phục hồi, gây thành các túi mủ quanh răng, làm cho răng lung lay và rụng dần. Phòng ngừa: giữ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng thường kì; chà xát lợi với tinh dầu; sửa khớp cắn, vv. Điều trị toàn thân: dùng kháng sinh, vitamin, thuốc giảm đau và an thần theo chỉ định của thầy thuốc.
VIÊM NIỆU ĐẠO nhễm khuẩn niệu đạo do lậu cầu (Gonococcus), trùng roi (Trichomonas), chlamydia lây lan qua đường sinh dục; các loại vi khuẩn gram âm đường ruột thông thường. Triệu chứng lâm sàng: đái buốt, chảy mủ niệu đạo. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào xét nghiệm mủ niệu đạo để tìm tác nhân gây bệnh. Nếu không chữa sớm và triệt để, bệnh dễ trở thành mạn tính và gây chít hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn ngược dòng, vô sinh.
VIÊM NỘI TÂM MẠC. X viêm màng trong tim
VIÊM PHẦN PHỤ. thuật ngữ dùng chung cho những trường hợp viêm ở vòi trứng và dây chằng. Trên thực tế không thể phân biệt một cách chính xác những thương tổn viêm cụ thể ở từng bộ phận riêng biệt nói trên. Ở nhiều nơi, ngày nay thuật ngữ VPP đã được thay thế bằng thuật ngữ viêm tiểu khung. Thường gặp trong thời kì sau khi sinh đẻ, sau hút điều hoà kinh nguyệt và nạo phá thai. Các triệu chứng: sốt, ra khí hư hoặc rong kinh, rong huyết. Xử trí bằng kháng sinh mạnh đủ liều và nằm nghỉ, nếu không bệnh sẽ chuyển sang thể mạn tính rất khó chữa.
VIÊM PHẾ NANG thương tổn viêm của phế nang và là thương tổn cơ bản của nhu mô phổi; hay gặp trong các bệnh viêm phổi, viêm phế quản - phổi, lao, ung thư.
VIÊM PHẾ QUẢN. Viêm niêm mạc các phế quản do nhiều nguyên nhân: nhiễm khuẩn [liên câu khuẩn, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn Pơfaifơ (theo tên của R. Fleiffer, thầy thuốc Đức), vi khuẩn Fridenđơ (theo tên của C. Frieffer)..]; nhiễm virut (virut cúm Adenovirus...), dị ứng; các bệnh tim, thận, sự tăng cảm ứng hay quá nhạy cảm của niêm mạc phế quản với các yếu tố gây ô nhiễm môi trường (khói thuốc lá, vv). Bệnh diễn biến theo hai thể: VPQ cấp tính và VPQ mạn tính với hai dấu hiệu lâm s2ng chung là ho và khạc đờm (có thể lẫn máu). VPQ cấp tính có thể kéo dài vài tuần (ở trẻ em), thường hay xảy ra vào mùa thu, cuối đông sang xuân và tiến triển theo ba giải đoạn: sổ mũi hay viêm họng trong khoảng 1 - 3 ngày; VPQ khô, sốt nhẹ, ho và khạc ra ít đờm quánh; VPQ ướt với đờm nhiều và loãng, VPQ mạn tính kéo dài ít nhất ba tháng trong một năm và ít nhất 2 năm liền, hay tái phát, với dấu hiệu lâm sàng: ho thành cơn, nhiều, có thể liền nhau; khạc nhiều đờm; khó thở. VPQ hô hấp, suy tim. Dự phòng VPQ mạn tính: không hút thuốc lá, làm thanh khiết môi trường sống; lao động và tập thể dục, tập thở, điều trị dứt điểm các đợt VPQ cấp tính. Điều trị theo nguyên nhân; điều dưỡng nước khoáng, chuyển nơi cư trú đến các vùng có khí hậu khô, nóng..
VIÊM PHỔI (cg. phế viêm) 1. Theo các nhà lâm sàng học cổ điển Pháp, VP (cg. Viêm phổi thuỳ) là tổn thương viêm lan rộng của phổi, chiếm từ một thuỳ phổi trở lên. Vi khuẩn gây bệnh, thường là phế cầu khuẩn. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là người già (đặc biệt là người phải nằm lâu sau khi mổ, gẫy xương đùi, vv) và trẻ em (thường do cảm lạnh). Các triệu chứng chính: sốt đột ngột, thường kèm rét run, mắt đỏ, ho có đờm, đau ngực, thở nhanh và nông khó thở. Cần đi khám chuyên khoa. Hướng điều trị: bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn, mặc ấm, dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn; chữa các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở, vv. Bệnh ngày càng ít gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2. Theo thuật ngữ ở các nước nói tiếng Anh và Đức, VP là dạng viêm ở phổi thành từng ổ, bất kể nguyên nhân gì. Theo quan điểm này, ngày nay người ta không phân biệt viêm phế quản - phổi (hay phế quản - phế viêm) và vì thế VP là một bệnh hay đúng hơn là một nhóm bệnh phổ biến của bộ máy hô hấp, đặc biệt ở trẻ em. VP ở các nước phát triển thường do virut. Ở Việt Nam, VP thường do vi khuẩn và tỷ lệ tử vong còn cao, nhất là ở trẻ đẻ non, trẻ đã bị ỉa chảy, suy dinh dưỡng hay đã có sẵn các bệnh khác.
VIÊM PHÚC MẠC. X. Viêm màng bụng
VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM. bệnh cấp tính do virut, lây lan nhanh ở gà con. Bệnh đặc trưng của đường hô hấp, tiết niệu, sinh dục, dạ dày và ruột. Bệnh được xác định đầu tiên ở Mỹ năm 1940. Virut VPQTN (Coronaviridae) thuộc họ Coronaviridae, có ít nhất 8 typ lưu hành. Virut có trong nước mũi, phân và vỏ trứng bị ô nhiễm. Bệnh nguyên lan truyền qua những hạt bụi nhỏ trong không khí do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm, qua tiếp xúc với gà bệnh, đồ dùng, quần áo của người chăn nuôi. Tỷ lệ mắc bệnh cao, có thể 100%, lây lan nhanh. Gà con ho, chảy nước mũi, thở ran trong 10 - 14 ngày. Tỷ lệ chết thường là 5%. Trường hợp chủng virut gây viêm thận hoặc bội nhiễm vi khuẩn, tỷ lệ chết cao hơn (tới 60%). Bệnh ở gà đẻ, giảm đẻ trứng 5 - 50%, trứng dị hình, vỏ trứng mỏng, lòng trắng lỏng như nước. Bệnh tích: dịch nhầy trong khí quản và phế quản, túi khí dầy, đục, có trường hợp thận sưng, mầu nhợt nhạt. Không có thuốc chữa đặc hiệu, có thể dùng kháng sinh trị bội nhiễm, làm giảm tỷ lệ chết. Dùng vacxin nhược độc cho gà con 1 - 14 ngày tuổi bằng cách phun khí dung cho vào nước uống hoặc nhỏ mắt. Thường phải tái chủng. Vacxin vô hoạt được dùng miễn dịch cho gà trứng và gà giống. Do virut VPQTN có nhiều typ, nên cần dùng vacxin với typ đặc hiệu vùng. Ở Việt Nam, bệnh có ở gà nuôi công nghiệp.
VIÊM QUẦNG viêm da cấp tính do liên cầu khuẩn tan huyết. Vùng da và mô dưới da sưng tấy đỏ, làm thành một mảng đỏ, có gờ bao quanh, loang dần ra xung quanh. Bệnh nhân còn bị sốt cao, mạch nhanh, vv. VQ thường xảy ra ở mặt, ở các vết thương phần mềm, vv. Điều trị bằng penicillin và các thuốc cùng nhóm.
VIÊM QUY ĐẦU tình trạng quy đầu và thường kèm theo bao quy đầu bị viêm nhiễm. Nguyên nhân: bao quy đầu thường bị chít hẹp; không chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài. Cần phân biệt với các bệnh khác như bệnh hoa liễu, bệnh nấm, kí sinh trùng, ung thư dương vật. Các biến chứng có thể xảy ra: gây viêm loét rộng ở quy đầu, chít hẹp miệng sáo, hẹp niệu đạo trước, nhiễm khuẩn ngược dòng, có nguy cơ gây ung thư dương vật. Phòng bệnh: cắt bao quy đầu nếu bị chít hẹp; chú ý giữ vệ sinh sinh dục; phòng tránh các bệnh hoa liễu.
VIÊM RỄ THẦN KINH. Viêm nhiễm rễ thần kinh tuỷ sống các đoạn khác nhau, từ cổ đến thắt lưng - cùng. Vd. Đau dây thần kinh hông thuộc loại VRTK đoạn thắt lưng - cùng. Có nhiều nguyên nhân: do khối u, ápxe, phình mạch chèn ép, do nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Trong VRTK có những rối loạn cảm giác (đau, cảm giác kiến bò, tê), những rối loạn vận động (liệt nhẹ và teo cơ), giảm phản xạ, vv.
VIÊM RUỘT thuật ngữ chung chỉ sự viêm nhiễm của niêm mạc ruột do nhiều loài vi sinh vật gây nên, vd. Vi khuẩn Salmonella typhy gây VR thương hàn, kí sinh trùng Entamoeba histolytica gây bệnh lị amip,vv
VIÊM RUỘT HOẠI TỬ CẤP. một bệnh nặng thường gây tử vong, biểu hiện bằng dấu hiệu nhiễm khuẩn rất nặng và dấu hiệu tắc ruột. Tổn thương cơ bản là hoại tử loét dạng đồng tiền cả một đoạn ruột non hay ruột già gây chảy máu hoặc thủng ruột (do vi khuẩn kị khí, thường gặp là Clostridium perfrigens) cộng với trạng thái thiếu oxi của ruột. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em.
VIÊM TAI . 1/ VT ngoài: bao gồm các loại nhọt, nấm bội nhiễm, viêm do virut như zona, Herpes. 2/ VT giữa cấp thường là nhiễm khuẩn tai giữa sau viêm đường hô hấp trên, nhất là sau sởi, cảm, cúm... 3/ VT giữa mạn tính là tình trạng viêm của các lớp phủ lên mặt trong tai giữa: loại chỉ chảy nhầy không thối (không nguy hiểm); loại chảy mủ thối (nguy hiểm). Khi lớp biểu bì lộn vào trong có ngấm cholesterol tạo nên một thương tổn bệnh lí đặc biệt gọi là cholesteratoma (L. Cholesteatoma), dễ tái phát, dễ có biến chứng.
VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM. Viêm cấp hoặc mạn tính hòm nhĩ và các tế bào xương chũm. Cần điều trị bằng phẫu thuật. Đối với VTXC mạn tính, có thể phẫu thuật tạo hình tai giữa nhằm hai mục đích: loại trừ thương tổn giải phẫu, phục hồi và tăng cường sức nghe.
VIỄN THỊ tật khúc xạ của mắt, với đặc điểm: ảnh của vật không hiện đúng trên võng mạc mà hiện ở phía sau võng mạc; mắt chỉ nhìn rõ khi đưa vật ra xa. Mắt VT có trục trước - sau ngắn, các hình không thể tập trung được vào võng mạc. Nếu VT dưới 3 điop, thể thuỷ tinh (nhân mắt) có thể điều tiết được, đương sự có thể nhìn rõ được ở khoảng cách xa; người bị VT không nhìn được gần. Tuy nhiên, sự cố gắng điều tiết kéo dài có thể gây nhức đầu, mỏi mắt, nhất là vào cuối ngày. Cần phải điều chỉnh bằng các kính đeo mắt hay kính tiếp xúc hội tụ. Cần phân biệt VT với lão thị (x. Lão thị)
VIRUT. ( y; A. Virus; tên cũ: siêu vi trùng, siêu vi khuẩn), vi sinh vật cực nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi điện tử có cấu trúc mang một trong hai axit nucleic (ADN hoặc ARN), có vỏ protein bao bọc hoặc mang một nang lipid bên ngoài; do đó không có khả năng tự tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình nhân lên. Thuật ngữ được nhà thực vật học và vi sinh học Hà Lan Bâyerinkơ (M.W.Beyerinck) dùng từ 1899. V hoàn toàn kí sinh ở các hệ tế bào sống và chỉ có khả năng sinh sản trong các tế bào của kí chủ và có thê tạo ra các hiện tượng huỷ hoại tế bào. Là tác nhân gây nhiều bệnh ở cây trồng, vật nuôi và người. Đến nay, đã mô tả được trên 500 loài V khác nhau, trong đó có 300 loài gây nhiễm ở thực vật. V chỉ có thể sinh sản trong các mô sống, khi ở ngoài tế bào sống, chúng tồn tại như những hạt bất động được bọc trong vỏ protein. Dạng ở ngoài tế bào gọi là virion. V xâm nhập qua thành tế bào vật chủ và giải phóng axit nucleic vào tế bào axit nucleic dịch mã nhờ ribosom của tế bào vật chủ để sản sinh ra enzym cần thiết cho quá trình sinh sản của V và hình thành nên các virion con. Các virion được giải phóng ra ngoài khi tế bào vật chủ bị phân huỷ. Một số V còn liên quan tới sự hình thành một số khối u. Nhiều V có tác dụng gây tiêu huỷ vi khuẩn (x. thực khuẩn thể). Các kháng sinh không có hiệu lực chống V.
VIRUT GÂY U virut gây u ở động vật và người. Thuộc nhóm Papavaridae (cg. Virut u nhú). Có hình khối không vỏ, chứa ADN vòng xoắn kép, phân tử khối của phân tử ADN = 5x106 dal. Gồm các loại BPV (gây u bò), ROPV và RPV (gây u thỏ), DPV (gây u hươu), COPV (gây u chó) và HPV (gây u người).
VIRUT HỌC. Khoa học nghiên cứu virut, VH đại cương nghiên cứu bản chất, phương thức sinh sản, hoá sinh học, di truyền học của virut. VH y học và thú y nghiên cứu virut gây bệnh, các bệnh do virut gây nên, các phương pháp miễn dịch, phòng trừ, chẩn đoán và điều trị.
VITAMIN (cg. Sinh tố) các chất hữu cơ có phân tử khối thấp, có bản chất hoá học khác nhau, với lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho sự sống của người và động vật. Cơ thể người và động vật hầu như không tử tổng hợp được V mà phải lấy từ thức ăn hàng ngày. Nhiều V là thành phần của các coenzim. V được chiết xuất đầu tiên từ cám gạo, làm mất triệu chứng của bệnh tê phù. Dựa vào tính chất hoà tan, người ta chia V làm hai loại: loại tan trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K), thường được hấp thụ ở ruột cùng với các chất dầu mỡ trong thức ăn, được dự trữ trong gan với một lượng khá lớn; loại tan trong nước (vitamin B, C, P) có lượng dự trữ trong cơ thể rất ít không đáng kể. Vitamin A giữ cho biểu mô không bị xơ chai, chống sự xâm lấn của vi khuẩn gây bệnh, tham gia duy trì tính nhạy cảm của mắt đối với việc thu nhận ánh sáng. Vitamin E tham gia vào quá trình điều hoà sinh sản, chống lão hoá, chống phóng xạ. Hiện nay, một số hoá chất được một số bác sỹ xếp vào loại V, vd. Procain và novocain 2% được xếp vào loại vitamin H3 có tác dụng dinh dưỡng và tái tạo trong các hiện tượng lão suy. Thiếu V sẽ gây nhiễm bệnh (x, thiếu vitamin). V rất cần thiết cho sự sống, nhưng nếu lạm dụng thì phát sinh bệnh thừa V và có hại. Ở động vật, thừa vitamin A gây chứng gầy mòn, viêm mắt, rụng lông, vvv. Thừa vitamin D sẽ làm cho muối canxi tích luỹ ở các mô khác của cơ thể ngoài mô sụn. Các chất kháng V là hợp chất hữu cơ có tác dụng ngược lại với các V và gây ra hiện tượng thiếu V ở người, động vật và vi sinh vật. Chất kháng V có cấu tạo hoá học gần giống V tương ứng, khi xâm nhập vào cơ thể thường đẩy V ra khỏi các coenzym, do đó làm chohệ enzym mất hoạt tính và làm ngừng quá ctrình chuyển hoá . Chất đối kháng của vitamin K là dicumarol và axit salixylic. Dùng V để chữa một số bệnh ở cơ quan nội tạng, bệnh da, rối loạn thần kinh, vv; hoặc để thoả mãn nhu cầu tăng về V trong những trạng thái sinh lí như có thai, cho con bú (gọi là liệu pháp vitamin); hoặc dùng chủ yếu cho cơ thể mắc bệnh thiếu V (gọi là liệu pháp thay thế cho V thiếu hụt).
V là thành phần quan trọng của thức ăn: nhiệt lượng của khẩu phần càng cao, thì nhu cầu vitamin B, đặc biệt là B1 càng lớn. Bệnh tê phù do thiếu vitamin B1 thường xảy ra vì ăn gạo chất lượng kém, xay xát quá trắng, hoặc sau các vụ úng lụt lúa bị ngâm lâu dưới nước, hàm lượng vitamin B1 giảm. Rau xanh, quả chín là nguồn chủ chốt của vitamin C và caroten (tiền vitamin A) có giá trị phòng bệnh cao.
VITAMIN C x. Axit ascobic
VITAMIN H (A. Vitamin H). X. Biotin
VÒM MIỆNG vòm phía trên xoang miệng. Ở động vật có vú, xoang mũi tách biệt với xoang miệng nhờ VM. Có hai phần: phần trước là xương - VM cứng, được hình thành từ mấu xương, phát triển từ xương trước hàm và xương hàm trên ở phía trước và xương khẩu cái ở phía sau; phần sau - VM mềm và tận cùng là lưỡi gà. Ở lưỡng cư, lớp da phủ VM có tác dụng hô hấp.
VÒNG KINH. Quãng thời gian tính từ ngày bắt đầu ra máu kinh của kì hành kinh này đến ngày bắt đầu ra máu kinh của kì hành kinh sau. Cùng nghĩa với chu kì kinh nguyệt, VK trung bình của người là 28 ngày, nhưng kém hoặc hơn 7 ngày cũng được gịo là bình thường. Trong mỗi VK chỉ có một lần phóng noãn (x. Phóng noãn).
VÒNG PHẢN XẠ . thuật ngữ và khái niệm do Becnơstein (N.A. Berneshtejn) và Anôkhin) đưa ra. Theo quan niệm này thì phản xạ gồm 4 khâu: khởi đầu, khâu trung ương, khâu trả lời (vận động) và khâu thông tin phản hồi. Như thế, phản xạ là một vòng tròn khép kín hay một vòng xoáy trôn ốc được mở rộng do thông tin phản hồi,. Thông tin này có thể đòi phải có sự chính xác hoá của các cử động trả lời. Thiếu các tín hiệu của các thông tin phản hồi thì cơ thể sẽ không thể có phản ứng chính xác với bất cứ một kích thích bên ngoài hoặc bên trong tích cực nào.
VÒNG SINH TRƯỞNG (cg. Vòng hàng năm), vòng tăng trưởng hàng năm của tầng phát sinh ở thân và rễ cây gỗ. VST ở các cây vung ôn đới trên bản cắt ngang có thể thấy hai vòng đồng tâm có màu sáng và màu tối của mô xylem. Các vòng đó gồm: vùng chứa yếu tố mạch rộng hơn là sản phẩm của tầng phát sinh hoạt động vào mùa xuân (vòng sáng hơn); vùng chứa yếu tố mạch bé hơn (vòng sẫm hơn) được sản sinh từ cuối mùa hè. Qúa trình này được lặp lại hàng năm do đó số vòng sáng hoặc tối chỉ rõ số tuổi của cây. Những cây sống ở vùng nhiệt đới ẩm, không có mùa lạnh thì tầng phát sinh hoạt động liên tục không có thời gian nghỉ, do đó VST không thấy rõ.
VÒNG TRÁNH THAI dụng cụ tử cung. Là thuật ngữ thông dụng ở Việt Nam vì dụng cụ tử cung được sử dụng đầu tiên là OTA có hình tròn (1963). Từ thập kỉ 70 thế kỉ 20, ở Việt Nam dùng dụng cụ tử cung DANA cải tiến, SUPER DANA hoàn toàn bằng chất dẻo, kín, không có hình tròn. Tới thập kỉ 80, dùng loại dụng cụ tử cung hở có nhiều hình dáng khác nhau như hình chữ T, hình số 7, vv. Tuy hiện nay dụng cụ tử cung không còn hình tròn nữa, nhưng danh từ VTT vẫn thông dụng và mang nghĩa như dụng cụ tử cung. Tác dụng tránh thai của dụng cụ tử cung đạt hiệu quả khoảng 95%, tuỳ theo loại VTT.
VÕNG MẠC. (cg. Màng võng), lớp torng cùng của mắt, bao gồm nhiều tế bào que và tế bào nón cảm thụ ánh sáng (VM ở mắt người có khoảng 7 triệu tế bào nón và 75 - 100 triệu tế bào que). VM là nơi biến đổi các kích thích quang học thành dạng hưng phấn thần kinh và thực hiện quá trình xử lý bước một tín hiệu thị giác. Xt Mắt.
VỌNG một trong bốn phép thu thập tư liệu lâm sàng (tứ chẩn) của y học cổ truyền, nhằm đánh giá khái quát trạng thái của người bệnh để tìm ra vị trí, tính chất hàn nhiệt, trạng thái hư thực và nguyên nhân bệnh. Nội dung của V thường là nhìn thần sắc mặt, thể trạng của người bệnh, mắt mũi, môi, lưỡi, chất thải (đờm, phân, nước tiểu, chất nôn)...; ở trẻ em dưới 3 tuổim còn xem chỉ văn ở ngón tay.
VÔ CẢM x. Gây tê
VÔ KHUẨN. trạng thái hoàn toàn không có bất cứ vi sinh vật nào; là một trong những điều kiện hàng đầu phải tuân thủ thực hiện trong tất cả các kĩ thuật y tế, đặc biệt đòi hỏi gắt gao trong phẫu thuật, đỡ đẻ, tiêm truyền, vv.
VÔ SINH. Tình trạng người (đối với nam hay nữ) không có khả năng có con qua đường tình dục bình thường. Một cặp vợ chồng được cho là VS khi cùng chung sống đã được hai năm trở lên mà vẫn chưa có thai mặc dù đang còn ở tuổi sinh sản và không sử dụng một biện pháp tránh thai nào. Phân biệt: VS nguyên phát - trường hợp chưa có thai lần nào; VS thứ phát - trường hợp trước đó đã có thai ít nhất một lần (sẩy thai, sinh con, con sống hay chết) nay đã quan hệ tình dục bình thường trên hai năm mà vẫn chưa có thai lại. VS có thể do nhiều nguyên nhân: 1/ Nguyên nhân ở nam: dị dạng của bộ phận sinh dục nam (lỗ đái lệch thấp...); nghẹt ống sinh tinh hoặc tổn thương ống sinh tinh (thường xảy ra sau bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục như bệnh lậu...); sự phát triển bất thường của tinh hoàn do nội tiết hoặc tổn thương tinh hoàn dẫn tới tình trạng vô tinh trùng hoặc thiếu tinh trùng; do độc tố, thuốc lá, ma tuý làm ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng hoặc thiếu tinh trùng; do bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình xuất tinh; bất thường nhiễm sắc thể. 2/ Nguyên nhân ở nữ: dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục (âm đạo ngắn, tử cung kép, không có một hoặc cả hai vòi trứng...); tắc nghẽn vòi trứng do bệnh lý; bệnh ở tử cung (u xơ, lạc nội mạc tử cung...); không rụng trứng không rõ nguyên nguyên (có thể do stress, rối loạn nội tiết, bệnh của buồng trứng...); bất thường nhiễm sắc thể, vv. Khoảng 30% trường hợp VS do nam; khoảng 30% - do nữ; khoảng 40% trường hợp do cả hai người, VS tăng theo tuổi, càng lớn tuổicàng khó thụ thai.
Hiện tượng không có khả năng sinh sản ở sinh vật nói chung gọi là bất thụ. Hiện tượng VS ở súc vật cái gọi là sổi hay nân sổi.
VỠ TỬ CUNG. Tai biến sản khoa, hậu quả của đẻ khó. Do các nguyên nhân cản trở thai nhi không sổ được ra ngoài qua âm đạo: khung chậu hẹp, méo mó làm cho đâu thai nhi không chui lọt qua được; sản phụ có khối u ở đoạn dưới tử cung, cổ tử cung, đường sinh dục dưới làm chặn đường ra của thai nhi; sản phụ có vết mổ cũ ở tử cung mà các cơn co tử cung mạnh có thể làm toác vết mổ cũ; đầu thai nhi quá to không chui lọt qua khung chậu; tư thế nằm ngang (ngôi trán, ngôi mặt...); các thủ thuật can thiệp để lấy thai ra không đúng chỉ định (kéo thai, xoay thai, kẹp đầu thai...). Là tai biến nặng, có thể gây chết con, chết mẹ nếu không được can thiệp kịp thời. Tai biến xảy ra do tổ chức y tế theo dõi thai sản chưa tốt, không khám thai thường kì trước khi sinh. Bộ Y tế Việt Nam đã đề ra chương trình thanh toán 5 tai biến sản khoa, trong đó có VTC (uốn ván sơ sinh, sản giật, VTC, nhiễm khuẩn sau đẻ, chảy máu sau đẻ).
VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH x. Xơ vữa động mạch.
VƯỜN TRẺ công trình phục vụ việc gửi trẻ ở tuổi trước khi đến trước, thường có vườn và sân chơi kèm theo.
WHO (A. World Health Organization), x. Tổ chức Y tế Thế giới.
WMA (A. World Medical Association), x. Hiệp hội Y khoa Thế giới.
XQUANG x. Tia Rơnghen
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH sự hình thành những cá thể theo giới tính nhất định tuỳ thuộc vào tổ hợp những nhân tố di truyền nằm trong nhiễm sắc thể (sự xác định di truyền của giới tính) hoặc tuỳ thuộc những điều kiện môi trường bên trong và bên ngoài mà ở đó các giao tử hoặc hợp tử hìnhh thành (tức sự xác định phenotip của giới tính).
XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG PHÓNG XẠ các phương pháp xác định tuổi của các lớp đất, các hoá thạch căn cứ vào lượng sản phẩm phân huỷ của các nguyên tố phóng xạ. Quá trình phân huỷ của các nguyên tố này diễn ra trong thiên nhiên với tốc độ rất đều đặn, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Thường dùng 235U có chu kì bán huỷ là 4,52 tỉ năm. Một gam 235U mỗi năm sinh ra 7,4.10-9 g 206 Pb và 9.10-6 cm3 He (heli). Bằng phân tích chính xác có thể xác định khối lượng Pb (chì), thể tích khí He và khối lượng U (urani) hiện có trong mẫu quẵng, từ đó suy ra tuổi của mẫu với độ chính xác vài trăm năm. Người ta cũng hay dùng 40K vì nguyên tố này phổ biến trong nham thạch cũng như trong đá trầm tích. Để xác định tuổi những hoá thạch tương đối mới, người ta dùng cacbon phóng xạ. Trong quá trình dinh dưỡng, thực vật và cả động vật cũng hấp thụ 12C và 14C. Khi sinh vật đang sống thì tỉ lệ 12C, 14C không đổi. Sau khi chết, sinh vật ngừng hấp thụ cacbon và 14C bắt đầu phân rã. Chu kì bán rã của 14C là 5.700 năm. Phân tích cacbon trong các hoá thạch có thể xác định tuổi của nó chính xác tới vài trăm năm.
XÁC ĐỊNH TUỔI BẰNG CACBON 14C x. Xác định tuổi bằng phóng xạ.
XÁC ƯỚP x. Ướp xác.
XANH MÊTILEN (A. methylene blue), phẩm màu thuộc nhóm thiazin. Tinh thể màu xanh lục (lam sẫm), có ánh kim. Tan trong nước, etanol. Dùng làm chất chỉ thị trong hoá phân tích, làm thuốc sát trùng, thuốc giải độc xianua, thuốc giảm đau, phẩm nhuộm, mực viết, vv.
XANH TÍM ĐẦU CHI tình trạng da ở đầu các ngón chân, tay, kể cả phần móng chuyển từ màu hồng bình thường sang màu phớt xanh và tím do tăng cao nồng độ hemoglobin khử (không bão hoà oxi) tại các mao mạch ngoại vi; thường kèm theo tím môi. Nguyên nhân thường gặp: tiếp xúc với lạnh, giảm áp suất khí quyển khi ở độ cao lớn; rối loạn chức năng thông khí phổi, viêm phổi, tắc mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp; suy tim, một số bệnh tim bẩm sinh có luồng thông giữa tim phải và trái; tắc động mạch hoặc tĩnh mạch; dị thường của hemoglobin (chất vận chuyển oxi trong lòng mạch máu), vv.
XĂM MÌNH tục trang điểm có từ lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới, phổ biến ở vùng biển (vd. Thái Bình Dương). Về sau do các thuỷ thủ qua lại bắt chước nên XM phát triển rộng. Ở Việt Nam, các dân tộc ở Tây Nguyên XM nhiều hơn các dân tộc khác. Người ta dùng những đầu nhọn, sắc bằng gỗ cứng hay ngà voi, xương, kim loại...châm thành hình người, thần, muông thú, hoa lá, chữ, các dấu hiệu, biểu tượng...lên bề mặt da (có trường hợp xăm đến 96% tổng diện tích da), rồi rắc than, bột đen, bôi chàm hay phẩm màu lên. Khi vết xăm lành, để lại hình và màu. Lúc đầu, người ta XM với mục đích tự vệ vì cho rằng khi lặn xuống nước các loài thuỷ quái trông thấy phải sợ (cư dân Lạc Việt) và các thú dữ khác, tà ma, bệnh tật, gió độc, tai biến, rủi ro...đều phải kị. Tiến tới thành phong tục như xăm mặt cho cô dâu ở Đài Loan , rạch lưng trước khi cưới ở Ôxtrâylia, xăm trên da bụng khi có mang ở một số bộ lạc Châu Phi, để lại dấu ấn của một việc làm dũng cảm, hoặc để ghi nhớ những kỉ niệm cuộc đời, để biểu hiện sự sùng đạo, để tiến hành một nghi lễ thiêng liêng, để tỏ rõ quyết tâm, như thời Trần nước Đại Việt (thế kỉ 13), quân sĩ xăm hai chữ "Sát Thát" (giết giặc Nguyên) vào cánh tay, dân xăm lên bụng hàng chữ "Nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc" ("Vì nghĩa liều thân, báo đền ơn nước"). Lúc đó tục XM rất phổ biến, trình độ nghệ thuật cao. Vua, quan, quân, dân đề XM, và đã có thợ chuyên vẽ XM. Ngày nay, nhiều hải cảng lớn ở Anh, Đức, Hà Lan...có những cơ sở và dịch vụ chuyên nghiệp XM nổi tiếng, trước hết phục vụ các thuỷ thủ.
XEM TƯỚNG xem mặt và hình dáng con người để suy đoán vận mệnh. Tục XT thịnh hành từ lâu. Người ta chia khuôn mặt ra làm 12 cung, mỗi cung ứng với một việc. 1) Ấn đường (ở hai bên lông mày) gọi là mệnh cung, chủ về bản mệnh; 2) Tài bạch (hai cánh mũi) chủ về của cải; 3) Huynh đệ (hai bên đầu lông mi) chủ về anh em; 4) Điền trạch (hai con mắt) chủ về nhà cửa, ruộng vườn; 5) Ngoạ tàm (hai ổ dưới mắt) cung về nam nữ, chủ về đường con cái; 6) Ngự vĩ (hai bên đuôi mắt) cung thế thiếp, chủ về đường vợ chồng; 7) Địa các (dưới cằm)là cung nô bộc, chủ đường tôi tớ, kẻ hầu người hạ; 8) Sơn côn (sống mũi) là cung tật ách, chủ về bệnh tật; 9) Thiên di (hai bên gò má) chủ đường đi xa; 10) Quan lộc (đỉnh trán) chủ đường công danh; 11) Phúc đức (ngoài cung thiên di, ở bên sát trái tai) chủ về phúc ấm gia đình; 12) Phụ mẫu (ở gò trái đôi bên) chủ việc cha mẹ. Lại chia mặt làm ba, gọi là tam đình: thượng, trung, hạ quan hệ đến phần trên, phần giữa, phần dưới của mặt. Việc phân chia ra các cung, các phần dựa theo cách tính của Kinh Dịch với thuyết âm dương, ngũ hành, ứng với chu kì 12 năm: Tí, Sửu, Dần, Mão, vv.
XT còn lưu ý đến hình dáng, tư thế, cách đi đứng của con người. Ngoài ra còn nhiều cách xem: vân tay, tai, miệng, tóc, râu, tướng ngồi, đi đứng, ăn, nằm, lời ăn tiếng nói, vv. Nhưng cơ bản là xem thần khí.
Trong dân gian thường theo kinh nghiệm mà đoán định. XT chưa thể coi là một khoa học, khó có thể tin được; nhiều người coi là mê tín.
XEM VÂN TAY thường coi là một bộ phận của xem tướng (x. Xem tướng). Bàn tay được chia thành tám cung: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, ở giữa là minh đường. Tuỳ theo hình dáng của từng cung ứng với các công việc trong đời sống. Cung kiền tới phụ mẫu; cung khảm tới cơ nghiệp; cung cấm tới việc làm ăn; cung chấn, đường vợ con, vv. Mỗi ngón tay cũng có một tướng riêng tuỳ theo hình dáng mà đoán định.
Chịu ảnh hưởng cách XVT của phương Tây, nhiều người cũng định cho từng đường vân tay ứng với từng công việc trong đời sống: đường thọ, đường tình ái, tướng con cái, tướng công danh, vv.
XVT cũng có sách học, rất khó xác định sai, đúng. Vân tay rất có giá trị trong khoa học hình sự.
XÉT NGHIỆM TỨC THÌ xét nghiệm được thực hiện ngay, cho kết quả ngay sau đó. Trong y học, thường dùng để chỉ những xét nghiệm cần làm khẩn cấp và cho kết quả nhanh chóng. Vd. phẫu thuật viên trong khi mổ chưa xác định được khối u của bệnh nhân là lành tính hay ác tính; XNTT về mô học cho phép xác định nhanh chóng (trong vòng 15 phút) tính chất của u, giúp cho phẫu thuật viên chọn cách xử trí thích hợp.
XÍ TỰ HOẠI thiết bị vệ sinh trong nhà bao gồm chậu xí (để tiếp cận phân), thiết bị truyền dẫn đưa phân vào bể tự hoại, tại đó phân tự huỷ hoại theo phương pháp vi sinh.
XOA BÓP x. Liệu pháp xoa bóp.
XOANG (cg. Khoang), 1. (động vật), khoang trống, một hốc, một chỗ phình hoặc các túi trong cấu tạo cơ thể sinh vật. Trong các X có thể lấp đầy nội quan chỉ thừa lại khoảng trống nhỏ như X màng bụng, X màng phổi... hoặc khoang trống như X mũi, X miệng, X mắt. Nguồn gốc do quá trình phân cắt trứng hình thành nên các lá phôi và quá trình biệt hoá các lá phôi này.
2. (thực vật), khoang trống còn lại trong một tế bào đã mất đi các chất sống và được bao bọc bởi các vách tế bào, vd. X trong các yếu tố gỗ.
3. Ở người, có nhiều X: X xương - một hốc rỗng trong xương (vd. X xương sọ , X mặt cạnh mũi...); X tĩnh mạch - một đoạn tĩnh mạch phình to (X tĩnh mạch dọc trên trong họp sọ); X tim hay nút khoang Keith và Flack - một tập hợp tế bào gần chỗ nối tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, nơi phát động nhịp tim bình thường (nhịp xoang).
XOANG BAO MANG 1. Phần xoang tim nhận máu từ tĩnh mạch đưa đến.
2. Phần chính của xoang tai giữa nằm phía dưới xương búa.
3. Ở động vật lưỡng tiêm và động vật có bao, là xoang bên ngoài chuyên nhận nước từ mang chảy vào.
XOANG BAO TIM xoang giữa lớp trong của màng bao tim và màng sát mặt tim.
XOANG ĐỘNG MẠCH CẢNH phần phình gần chỗ xuất phát của động mạch cảnh trong ở cổ, chứa các thụ quan cảm giác điều khiển sự thay đổi huyết áp (x. Thụ quan áp lực).
XOANG MẶT (cg. Xoang cạnh mũi), các hộc khí nằm trong xương mặt hoặc xương sọ, lưu thông với mũi. Gồm có: xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Tất cả các xoang đều tiếp giáp với ổ mắt; xoang trán, xoang sàng, xoang bướm gần kề với não. Xoang sàng liên quan mật thiết với răng. Xoang hàm, xoang sàng đã có từ lúc mới sinh, các xoang khác phát triển về sau: xoang bướm phát triển từ 4 - 5 tuổi; xoang trán từ 7- 8 tuổi. Vào khoảng 9 - 10 tuổi, các xoang đã tương tự như ở người lớn. Các xoang thường phát triển không giống nhau ở hai bên và giữa các cá thể; vd. Xoang trán khác nhau tuỳ từng người, nên có thể dùng làm đặc điểm nhận dạng.
XOANG MIỆNG xoang qua đó thức ăn được đưa vào ống tiêu hoá, được lót một lớp biểu mô hình vẩy xếp thành tầng, nguồn gốc từ lá phôi ngoài và một phần phôi khẩu. Ở động vật có vú, XM được má và môi bao quanh, giữ cho thức ăn không rơi ra ngoài khi nhai. Trong XM, có lưỡi là cơ quan vị giác và hỗ trợ cho việc nuốt, các ống dẫn nước bọt để thấm ướt và đôi khi tiêu hoá một phần thức ăn. Ở những động vật có xương sống khác, XM không có má nên chúng không nhai thức ăn mà phải nuốt hết cả vào ruột. Ở động vật không xương sống, XM rất đa dạng, phụ thuộc vào dạng thức ăn và phương thức tiêu hoá.
XOANG TAI GIỮA x. Tai giữa.
XOANG TĨNH MẠCH xoang có thành mỏng nằm phía sau và dưới tim ở cá và lưỡng cư, nhânj máu tĩnh mạch (máu bị mất oxi) từ các mô của cơ thể dồn về, trước khi về tim. Ở các động vật có xương sống khác, XTM nhập vào tâm nhĩ phải.
XOANG TUỶ xoang giữa của răng động vật có vú, chứa mô liên kết (tương tự keo), mạch máu, bạch huyết và các sợi thần kinh, được bọc trong lớp đentin. Nguồn gốc từ các nhánh đi qua rãnh tuỷ. Lớp ngoài tuỷ răng chứa các tế bào chuyên hoá (nguyên bào răng), gồm các sợi chất nguyên sinh bám sâu vào lớp đentin. Khi sinh trưởng kết thúc, rãnh co khít lại và chỉ còn các mạch cung cấp máu đủ duy trì các tế bào sống (xem thêm minh hoạ ở mục từ Răng).
XOẮN KHUẨN (Spirochaetales), bộ vi khuẩn có hình dạng uốn lượn như làn sóng hoặc lò xo. Tế bào thường xếp riêng lẻ, có lông roi ở một hay hai cực. Hầu hết thuộc loại hoá dưỡng. Hô hấp ưa khí hoặc vi ưa khí hoặc kị khí. Một số XK gây bệnh ở động vật và người, vd. XK gây bệnh giang mai, bệnh xoắn khuẩn vàng da chảy máu, phảy khuẩn tả gây bệnh tả, vv. Xt. Bệnh leptospira.
XOẮN RUỘT tình trạng tắc ruột do một quai ruột bị xoắn lại theo một trục nhất định, xảy ra sau phẫu thuật ổ bụng gây dính do ruột bị viêm, nhu động ruột tăng, nhưng vẫn không lưu thông được thức ăn và phân. XR ở ruột non ít gặp hơn ở ruột già. XR gây tắc ruột cấp tính, hoại tử ruột rất nhanh và viêm màng bụng cấp tính, rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Cần chẩn đoán, phát hiện và mổ sớm để giải thoát đoạn ruột bị xoắn.
XỐP XƠ TAI bệnh gây điếc do ổ thương tổn ở xương (xốp và xơ) phát triển lan đến cửa sổ bầu dục, hạn chế sự vận động của xương bàn đạp, ngăn cản sự truyền dẫn của âm thanh. Bệnh có tính gia đình, nữ bị nhiều hơn và khởi phát từ tuổi thanh niên. Điều trị bằng cách phẫu thuật xương bàn đạp có kết quả tốt, hoặc có thể đeo máy trợ thính.
XƠ CỨNG trạng thái bệnh lí của một mô xơ hoá bị rắn lại (x. Xơ hoá). Xơ hoá là cơ sở mô học của XC và XC thường là biểu hiện giai đoạn cuối của xơ hoá. Về vi thể, dễ thấy XC dưới dạng thoái hoá trong. Trong thực tế, người ta có thói quen coi xơ hoá đồng nghĩa với XC.
XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH trạng thái bệnh lí thường do phát triển quá mức mô liên kết và mất các sợi chun làm dày cứng và yếu thành động mạch. Bao gồm: vữa cơ động mạch, xơ cứng tiểu động mạch, vôi hoá lớp áo giữa động mạch, trong đó dạng vữa xơ động mạch hay gặp nhất. XCĐM làm giảm tuần hoàn và sự tưới máu ở các vùng cơ thể tương ứng. Nguyên nhân: vữa xơ, tuổi già, ngấm vôi hoặc viêm mạn tính, vv. Dấu hiệu: động mạch nông ở dưới da cứng và ngoằn ngoèo; tăng huyết áp. Dự phòng như dự phòng vữa xơ động mạch.
XƠ CỨNG RẢI RÁC bệnh đặc trưng bởi các thương tổn xơ cứng nhỏ rải rác trong hệ thần kinh, chỉ khu trú ở chất trắng ở mọi nơi trong não, tiểu não, thân não và tuỷ sống, không thấy ở chất xám và thần kinh ngoại vi. Trước hết, các thương tổn hình thành ở vỏ myelin (chất bọc các sợi thần kinh) rồi lan ra thành mảng xơ cứng, có thể gây chèn ép. Biểu hiện lâm sàng của bệnh phụ thuộc vào nơi khu trú các thương tổn. Vì không đụng chạm đến các đường thần kinh tương ứng chi phối vẫn hoạt động bình thường. Căn nguyên bệnh hiện chưa xác định nhưng được xếp vào loại bệnh tự miễn. Điều trị bằng corticoid, vitamin nhóm B và sớm hồi phục chức năng khi có tổn thương vận động.
XƠ GAN bệnh gan mạn tính đặc trưng bởi tình trạng xơ hoá phát triển lan tràn của mô liên kết trong gan, bóp nghẹt các nhánh tĩnh mạch cửa và các tế bào nhu mô gan. Tuỳ theo nguyên nhân có các loại XG khác nhau: 1) XG teo Lanec (theo tên của R. Laennec, thầy thuốc người Pháp): teo gan nhỏ, cứng, sù sì như gai mít; nguyên nhân phần lớn do nghiện rượu. 2) XG do ứ mật: gan to, chắc, đau...; nguyên nhân do viêm đường mật, sỏi, sán lá gan. 3) XG do viêm gan virut B (nguyên nhân thường gặp nhất): lúc đầu gan to, vàng da, sau gan teo nhỏ dần, xuất hiện cổ trướng (bụng có nước), phù, cơ thể gầy sút, mệt mỏi, tiêu hoá kém, sau cùng chết do hôn mê, hoặc chảy máu đường tiêu hoá, hoặc ung thư hoá. Dự phòng XG: chữa sớm các bệnh gan, chống nghiện rượu, tiêm vacxin phòng viêm gan B cho trẻ em. Điều trị XG rất ít kết quả, có thể ghép gan để thay thế toàn bộ gan khi đã bị tổn thương nặng.
XƠ HOÁ hiện tượng tăng sinh các tế bào liên kết kèm theo sự sinh sản quá mức các chất gian bào trong một cơ thể như mô tuyến, mô thần kinh, mô cơ...(tăng sinh nguyên bào sợi, tế bào sợi, sợi tạo keo...), làm cho mô xơ cứng lại, một phần hay toàn bộ chức năng của mô bị ngừng trệ. Thường thấy: xơ nội bì, xơ phổi giữa các thùy và quanh phế quản, xơ bắp thịt, vv.
XƠ PHỔI tình trạng bệnh lí khi các mô liên kết (chất tạo keo, tế bào sợi) ở phổi phát triển một cách không bình thường cả về chất lượng, số lượng và tạo nên những thương tổn khu trú (lao phổi, ung thư phổi...) hoặc tản mạn, dọc theo các vách gian phế nang lên toàn bộ hệ thống nhu mô phổi (do các loại bụi, chất độc, vv.). Sự phát triển của mô xơ có thể do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể. Sau một thời gian phát triển, XP có nguy cơ dẫn đến suy hô hấp.
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH hậu quả của một quá trình lão hoá các động mạch, mỡ đọng trong thành động mạch, làm thành dày lên, mất tính đàn hồi, lòng bị thu hẹp; dòng máu sẽ chảy chậm lại, giảm lượng máu tới tưới các cơ quan có liên quan, làm rối loạn hoạt động của chúng, tạo nên các hội chứng bệnh lí. Vd. XVĐM vành dẫn tới cơ co thắt ngực, chóng mặt...; XVĐM chi dưới gây đau, chuột rút ở bắp cẳng chân, vv. Bệnh bắt đầu từ lúc trẻ tuổi, tiến triển âm thầm, lặng lẽ cho đến khoảng 50 tuổi mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt của bệnh. Dự phòng bệnh phải bắt đầu rất sớm, từ tuổi thanh niên (chống cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường, tăng cholesterol máu; không hút thuốc lá, vv.), Chữa bệnh theo chỉ định của thầy thuốc; cần có sự hợp tác và tự nguyện cao của bệnh nhân. Xt. Xơ cứng động mạch.
XUẤT HUYẾT x. Chảy máu.
XUẤT HUYẾT DẠ DÀY x. Chảy máu dạ dày - tá tràng.
XUẤT HUYẾT DỊCH KÍNH chảy máu trong dịch kính do tổn thương thành mạch máu võng mạc vì viêm nhiễm, chấn thương hoặc biến chứng phẫu thuật, XHDK nhiều làm giảm sút nghiêm trọng thị lực: mới đầu mắt nhìn thấy màn màu đỏ che lấp, sau đó không nhìn rõ vật. XHDK do chấn thương và biến chứng phẫu thuật có thể điều trị bằng thuốc (dùng tam thất đạt hiệu quả cao). Trong trường hợp XHDK kéo dài và không tiêu, cần mổ để lấy máu và thay dịch kính.
XUẤT HUYẾT NỘI NHÃN chảy máu vào trong lòng nhãn cầu do tổn thương mạch máu vì viêm, chấn thương hoặc biến chứng phẫu thuật. XHNN có phạm vi tổn thương rộng và bao gồm tình trạng chảy máu vào tiền phòng và chảy máu vào dịch kính (x. Xuất huyết dịch kính). Cách xử trí cơ bản cũng như khi xuất huyết dịch kính. Còn có thể bằng cách trích máu tiền phòng, trong trường hợp máu lâu tiêu và có khả năng đe doạ tăng nhãn áp.
XÚC CẢM sự phản ánh tâm lí (x. Tâm lí) dưới dạng một trải nghiệm (x. Trải nghiệm) trực tiếp về ý nghĩa đời sống của các hiện tượng và tình huống, được quy định bởi quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng đối với nhu cầu của chủ thể. Trong quá trình tiến hoá, XC nảy sinh như là một phương tiện cho phép sinh vật xác định được ý nghĩa sinh học của các trạng thái cơ thể và những tác động bên ngoài. Hình thức đơn giản nhất của XC gọi là màu sắc XC của cảm giác - những trải nghiệm trực tiếp diễn ra cùng với những tác động riêng lẻ có ý nghĩa đối với sự sống (vd. nhiệt độ, mùi vị, vv.) và thúc đẩy chủ thể duy trì hay loại trừ chúng. Trong những điều kiện đặc biệt, khi chủ thể không khắc phục được tình huống nảy sinh, thì xuất hiện những xúc động (x. Xúc động). XC của con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử thuộc về những quá trình điều chỉnh bên trong đối với hành vi, là hình thức biểu hiện chủ quan của nhu cầu. Sản phẩm phát triển cao của XC ở con người là những tình cảm ổn định (x. Tình cảm) đối với những sự vật đáp ứng các nhu cầu cao cấp của họ.
XÚC ĐỘNG dạng cảm xúc có cường độ rất nhanh, diễn ra trong một thời gian ngắn, kèm theo những thể hiện nội tạng và vận động rõ rệt. Khi XĐ, con người thường ít làm chủ được bản thân, không ý thức được hậu quả hành động của mình (hoạt động của bộ phận dưới vỏ não trội hơn hoạt động của vỏ não, sự kiểm soát của vỏ não bị suy yếu). XĐ diễn ra dưới hình thức những quá trình ngắn, theo từng "cơn" ("cơn giận", "cơn ghen", vv.). Nội dung và tính chất của XĐ ở người có thể nhờ sự tự kiềm chế mà biến đổi cho phù hợp với yêu cầu của tình hình (giáo viên, điệp viên, vv.)
XÚC GIÁC một trong các giác quan của cơ thể động vật, gồm những tận cùng thần kinh ở sát mặt da, giúp cơ thể phân biệt và có được 3 loại cảm giác khác nhau: nhiệt giác - cảm giác nóng lạnh khi đụng vào một vật nóng hay lạnh; thống giác - cảm giác đau khi đụng vào một vật sắc, nhọn, gây tổn hại ít nhiều cho da; xúc giác - cảm giác khi sờ mó vào một vật thì nhận biết là da của ta đã đụng vào vật gì đó, lại giúp ta phân biệt được vật đó cứng hay mềm, trơn hay ráp, mịn hay thô, tròn trĩnh hay có góc cạnh, vv. Vd. người bị bệnh phong có thể bị mất hay kém nhiệt giác, thống giác và cả XG. Do mất XG, nên bệnh nhân phong không biết dẫm vào gai, đá nhọn, dễ bị các vết thương ở gan bàn chân và các vết loét ổ gà, vv.; không cảm nhận được khi cầm một vật nóng, nên dễ bị bỏng, gây lở loét, co quắp bàn tay, ngón tay ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.
XUỒNG CỨU SINH xuồng được làm bằng gỗ, nhựa tổng hợp hoặc bằng vật liệu đặc biệt. Tuỳ từng loại tàu mà trang bị các loại xuồng khác nhau, vd. Tàu chở dầu, chở khí đốt phải dùng xuồng chống cháy. XCS có thể được trang bị chèo tay hoặc máy, có đủ độ bền để khi hạ từ trên cao xuống nước có tốc độ rơi nhanh mà không bị vỡ, không bị chìm và có đủ lượng nước uống, thực phẩm, phương tiện phát tín hiệu liên lạc theo quy định.
XUYÊN KHUNG (Ligusticum wallichii; tk thung cùng, tăng kì), cây thảo lâu năm, họ Hoa tán (Apiaceae). Thân thẳng, rỗng ruột. Lá mọc cánh. Hoa tán kép, trắng. Quả bế đôi, hình trứng. Rễ có mùi thơm. Cây dược liệu được trồng ở miền Nam Trung Quốc và Sa Pa (Việt Nam). Rễ phơi, sấy khô, được dùng làm thuốc điều kinh, dưỡng huyết, chữa cảm mạo, nhức đầu, phong thấp, nhức mỏi, bụng đầy trướng, mụn nhọt, hoa mắt; dùng dưới dạng thuốc sắt, bột hay rượu thuốc.
XUYÊN MẠCH (tk. Thoát mạch), hiện tượng di chuyển của các phân tử hữu hình của máu (chủ yếu là bạch cầu) xuyên qua thành các tiểu tĩnh mạch, mao mạch để ra ngoài, chủ yếu nhờ chuyển động dạng amip. Là hiện tượng thường gặp trong viêm.
XUYÊN MẠCH CỦA BẠCH CẦU ĐA NHÂN hiện tượng di chuyển của bạch cầu đa nhân xuyên qua thành mạch máu. Bạch cầu đa nhân được sản ra từ tuỷ xương. Trong rất nhiều loại viêm, chúng được huy động đầu tiên và rời khỏi lòng mạch đi vào ổ viêm. Bình thường, bạch cầu đa nhân di chuyển giữa dòng trục các mạch máu, khi đến vùng viêm chúng toả ra các phía và bám dính tập trung vào bề mặt trong nội mạch mạch máu. Tiếp theo, chúng tìm các khe hở mở ra giữa các tế bào nội mô rồi luồn giả túc uốn mình chui qua, hoặc tiết ra enzim tiêu mô tạo lỗ thủng qua tế bào và màng đáy để thoát ra ngoài thành mạch. Sau đó, dưới tác động của hệ bổ thể, các sản phẩm của vi khuẩn và sản phẩm chuyển hoá của tế bào trong vùng viêm, bạch cầu đa nhân chuyển động có định hướng để tiếp xúc với vật lạ và thực hiện nhiệm vụ thực bào tiêu diệt vật lạ, dọn sạch tổn thương.
XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculata = Justicia paniculata; tk cây lá đắng, công cộng , nguyên cộng, khô đảm thảo), cây thảo họ Ô rô (Acanthaceae). Thân mọc thẳng đứng, cao 0,3 - 0,8 m, nhiều đốt, nhiều cành. Lá nguyên mềm, mọc đối. Hoa trắng điểm hồng, mọc thành chùm hình chuỳ ở nách lá hay đầu cành. Mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam để làm thuốc. Trong toàn cây XTL có 14 chất glucozit và flavon, với hoạt chất chính là anđrographolit.
Những nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nước sắc XTL với tỉ lệ 5/1, 2/1 có tác dụng yếu đối với các chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Bacillus subtilis. Khi mới thu hái, hàm lượng anđrographolit cao, có tác dụng diệt khuẩn mạnh; càng để lâu (3 - 6 tháng), hàm lượng hoạt chất giảm nhanh, tác dụng diệt khuẩn giảm. Được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam. XTL có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, giảm đau. Được dùng chữa vết thương, tẩm gạc đắp vết thương hoặc làm dịch nhỏ giọt rửa vết thương; chữa viêm họng, viêm phế quản, lị (nước sắc XTL cùng với bồ công anh, sài đất...).
XỬ LÍ NƯỚC biện pháp cải tạo chất lượng nước cho đạt yêu cầu mong muốn: 1)XLN cấp: nước lấy ở sông, giếng có nhiều chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu sử dụng phải xây dựng trạm xử lí. Các chỉ tiêu cần đạt của nước cấp: độ vô trùng của nguồn nước, độ trong của nguồn nước, các hàm lượng hoá chất, độ cứng, độ ion của nước. Tuỳ chất lượng nguồn nước mà trạm xử lí phải qua các công đoạn gia công cho nước cấp đạt yêu cầu mới bơm vào đường ống cấp cho người sử dụng. 2) LN thải: nước thải từ nơi sinh hoạt, nước phân, nước tiểu, nước thải công nghiệp phải được kiểm dịch chất lượng. Nếu nước thải độc hại về mặt sinh học hay hoá học, phải qua trạm xử lí mới được tháo ra hệ thống thoát nước công cộng hoặc ra sông ngòi.
XỬ LÍ Ô NHIỄM 1. Một phương pháp kĩ thuật hay một quá trình nào đó được thiết kế, xây dựng nhằm mục đích loại bỏ các chất rắn và các chất gây ô nhiễm ra khỏi các loại chất thải rắn, các loại nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp..., và các loại khí thải.
2. Các phương pháp được sử dụng nhằm mục đích làm biến đổi các thành phần hoặc đặc tính sinh học của các loại rác thải bệnh viện để làm giảm đáng kể hoặc là loại bỏ hẳn khả năng gây bệnh của các loại rác thải này.
XỬ LÍ VỆ SINH biện pháp làm mất hiệu lực hay loại trừ chất phóng xạ, chất độc và vi khuẩn khỏi cơ thể người và trang, thiết bị. Bao gồm: tắm rửa, tiêu độc, tẩy xạ và khử khuẩn đối với người, trang phục, phương tiện phòng hộ.
XƯƠNG loại mô liên kết do chất căn bản của mô nhiễm nhiều muối khoáng (canxi, magie...làm cho X là mô rắn nhất trong cơ thể và thực hiện chức năng chống đỡ cho cơ thể. X còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá một số chất, nhất là canxi. Bộ xương người có khoảng 200 X đa dạng (X dài, X ngắn, X dẹt, X nhỏ trong tai, X chứa khí, X vừng...) tiếp nối nhau bằng các loại khớp. Bộ xương người là hệ thống khung, ngoài nhiệm vụ chống đỡ cho toàn bộ cơ thể còn có nhiệm vụ: bảo vệ nội tạng (não, tuỷ sống, tim, phổi, tuỷ xương...); tạo cho cơ thể có tư thế, hình dáng thích hợp với sinh hoạt ở mọi môi trường; thực hiện chức năng vận động. Mọi biến đổi bất thường ở bất cứ điểm nào của bộ xương (gãy, cứng khớp, viêm...) đều gây rối loạn trong hoạt động bình thường của cơ thể người.
XƯƠNG BẢ VAI xương hình tam giác bẹt, rộng tạo thành phần lưng của đai ngực ở đa số động vật có vú và vai người. Mỗi xương bả khớp với xương cánh tay nhờ khớp vai - cánh tay. Xương bả úp lên một phần các xương sườn từ xương số hai đến số bảy và ở đa số động vật có xương sống nó gắn liền với cột sống. Ở động vật có vú, có các cơ bám trên XBV và phía sau ngực cho phép vai có thể cử động tự do.
XƯƠNG BÀN tập hợp các xương hình que tạo nên phần đầu của xương chi ở động vật bốn chi. Ở chi năm ngón điển hình, có 5 XB và có sự phân hoá ở các nhóm động vật khác nhau, vd. ở các loài động vật có vú chạy nhanh như ngựa thì các đốt XB kéo dài ra và nâng lên khỏi mặt đất. Có XB chân và XB tay. XB chân nằm ở phần chi sau của động vật bốn chi và mu bàn chân ở người; gốc XB chân khớp với xương cổ chân và phần ngọn khớp với xương ngón chân. XB tay ở phần chi trước ở động vật bốn chi : các xương này tạo nên một phần của xương chi trước ở động vật bốn chi và lòng bàn tay của người; gốc các XB tay khớp với xương cổ tay và đầu kia khớp với các xương ngón tay.
XƯƠNG BÀN CHÂN x. Xương bàn.
XƯƠNG BÀN ĐẠP xương nhỏ có hình bàn đạp gắn vào cửa sổ bầu dục của tai và ở thú là xương tai nằm trong cùng. Ở lưỡng cư, chim và bò sát, XBĐ là que xương hoặc sụn tạo nên xương tai duy nhất, XNĐ tương đồng với sụn móng hàm của cá.
XƯƠNG BÀN TAY x. Xương bàn.
XƯƠNG BÁN KHUYÊN ba xương hình bán khuyên tạo nên mê lộ tai trong của động vật có xương sống, để kiểm soát sự thay đổi vị trí trong di chuyển của đầu. Các xương này nằm trong túi bầu dục và vuông góc với nhau, ở đầu cuối phình to chứa các tế bào cảm giác. Khi đầu di chuyển trong một mặt phẳng cụ thể, sẽ làm cho nội dịch chuyển về phía sau trong các ống bán khuyên nằm trên mặt phẳng đó và kích thích lên tế bào cảm giác.
XƯƠNG BÁNH CHÈ xương nhỏ nằm phía trước đầu gối; là ổ khớp giữa xương đùi và xương chày chân sau ở đa số động vật có vú, một số loài chim và bò sát. Có dạng quạt (xương vừng) bám vào gân của cơ đùi bốn đầu.
XƯƠNG BỒ thân rễ đã phơi, sấy khô của cây thạch xương bồ (Acorus gramineus) và cây thuỷ xương bồ (Acorus calamus), họ Ráy (Araceae). Trong XB có tinh dầu chứa khoảng 85% asaron, có tính ấm, vị cay, đắng, mùi thơm; được dùng làm thuốc bổ trong đông y. Xt. Thạch xương bồ; Thuỷ xương bồ.
XƯƠNG BÚA xương hình chiếc búa có cán dài tựa vào màng nhĩ. Là xương đầu tiên và lớn nhất của xoang nhĩ ở động vật có vú. Tương đồng với sụn Mecken (Meckel) của cá sụn. XB giữ màng nhĩ ở trạng thái căng liên tục và vừa phải nhờ có trương lực của cơ. Những âm thanh quá mạnh hoặc quá cao gây phản xạ co cơ XB, làm màng nhĩ căng mạnh và sẽ kém rung động, đây là biện pháp bảo vệ tai trong khỏi những tiếng rít hoặc quá ồn.
XƯƠNG CÁNH TAY xương dài từ vai tới khuỷu của chi trước động vật bốn chi. Đầu tròn phía trên khớp với hốc khớp vai - cánh tay (ổ chảo), tạo nên khớp hình cầu. Đầu dưới, xương phân hoá và hình thành nên một mặt khớp (lồi cầu) với xương quai và xương trụ tạo nên khớp khuỷu (xem minh hoạ Chỉ năm ngón).
XƯƠNG CHÀY xương dài, lớn ở ống chân chi sau động vật bốn chi. Diện khớp ở đầu trên khớp ở đầu trên khớp với xương đùi tạo nên khớp bản lề của đầu gối. Đầu dưới khớp với xương mác phía bên và xương cổ chân phía dưới tạo nên khớp mắt cá. Phía trong đầu dưới XC còn có một mấu lồi tạo nên mắt cá trong.
XƯƠNG CỔ CHÂN tập hợp xương tạo nên mắt cá và gót chân ở người và cổ chi sau ở động vật bốn chi (xt. Xương cổ tay). Ở chi năm ngón điển hình, có 12 xương xếp thành ba hàng. Các xương này khớp với nhau và khớp các xương phần đốt bàn ở phía trước. Một XCC, xương sên tạo nên khớp lồi của mắt cá với xương chày và xương mác. XCC cũng có sự phân hoá và tiêu giảm so với sơ đồ chung, vd. ở người chỉ có 7 XCC.
XƯƠNG CỔ TAY tập hợp xương hình thành nên cổ tay người và cổ chi trước ở động vật bốn chân (xt. Xương cổ chân). Ở chi năm ngón điển hình, có 12 xương xếp thành ba hàng và có sự thay đổi ở từng nhóm động vật; vd. ở người chỉ còn 8 XCT, chúng khớp với nhau và khớp với xương bàn. Ba XCT tạo nên khớp xoay với xương quay của chi trước.
XƯƠNG CỘT SỐNG (cg. Xương sống), gồm 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Đốt sống có mặt khớp phẳng (đốt platixen) đặc trưng của thú và xen kẽ với các đĩa sụn tròn giữa các đốt. Số đốt cổ không thay đổi (7 đốt) trừ một vài trường hợp ngoại lệ. Xt. Đốt sống.
XƯƠNG CÙNG một hay một số các đốt sống ở phần chậu của cột sống gắn lại với nhau và với xương chậu của đai chậu ở động vật bốn chi, để nâng đỡ khung chậu. Ở người, XC có hình tháp, do năm đốt sống cùng hợp lại, dính liền lại, nằm phía sau dưới của thân mình, khớp với xương chậu ở hai bên để tạo thành chậu hông (x. Chậu). Bình thường giữa đốt sống thắt lưng thứ năm với XC có một khe khớp hẹp. Cùng hoá đốt sống là hiện tượng dính liền đốt sống thắt lưng thứ năm với xương cùng; thường gặp trong một số bệnh viêm và thoái hoá khớp, sau chấn thương, bất động lâu ngày...; điều trị bằng liệu pháp thể dục, liệu pháp vật lí (ngâm nóng, đắp parafin, bùn); nếu cần; mổ chỉnh hình.
XƯƠNG CỤT xương hình tam giác nhỏ ở cuối cột sống của người và một số động vật linh trưởng khác. Do 3 - 5 (thường 4) đốt sống đuôi thoái hoá kết hợp lại.
XƯƠNG ĐE xương hình cái đe, nằm giữa trong ba xương nhỏ của tai trong động vật có vú. Xương này tương đồng với xương vuông của các động vật có xương sống khác.
XƯƠNG ĐÒN đôi xương màng nằm hai bên phần góc cổ có ở một động vật có xương sống, tạo nên các xương quai xanh ở người. Ở nhiều động vật có vú và người, XĐ tạo phần bụng của đai vai, nối liền xương bả vai với xương ức. Tác dụng như một giá treo cho vai. Xt. Xương quay.
XƯƠNG ĐỐT NGÓN chuỗi các xương nhỏ, hình que tạo nên xương các ngón ở chi động vật bốn chi. Ở chi năm ngón điển hình, có 2 đốt ở ngón thứ nhất và ba đốt ở các ngón khác. Ở một số loài, XĐN có thể kéo dài ra hay rút ngắn lại. Giữa các đốt ngón có khớp bản lề và gốc các đốt ngón trong cùng, khớp với xương bàn (xem minh hoạ Chi năm ngón).
XƯƠNG ĐÙI xương dài nằm trong đùi chi sau, giới hạn từ háng đến đầu gối ở động vật bốn chi. Đầu trên XĐ có một chỏm hình bán cầu và khớp với ổ khớp chậu đùi ở đai chậu. Đầu dưới có hai mặt khớp để khớp xương chày tạo nên khớp trụ (khớp bản lề) của đầu gối. Những động vật chạy, nhảy giỏi thường có XĐ dài.
XƯƠNG HÀM TRƯỚC đôi xương màng tạo phần trước hàm trên ở đa số động vật có xương sống. Ở động vật có vú, XHT mang răng cửa.
XƯƠNG HÁNG đôi xương tạo nên thành trước bụng của xoang chậu ở động vật bốn chi. Đôi khi gắn liền tạo nên khớp háng.
XƯƠNG HỔNG đôi xương tạo nên phần lưng của đai chậu ở động vật bốn chi. Ở người, XH chính là phần có dạng quạt của các xương không tên. Mỗi XH ở phía sau gắn với mấu của các đốt sống cùng.
XƯƠNG KHÔNG TÊN (cg. Xương cánh chậu), khối xương tạo nên mỗi nửa của xương chậu ở bò sát, chim và động vật có vú. Do xương hông, xương ngồi và xương háng kết hợp lại.
XƯƠNG KHỚP xương nhỏ ở hàm dưới của cá xương, lưỡng cư và bò sát, khớp với xương vuông của hàm trên. XK có nguồn gốc từ sự hoá xương của sụn Mecken (Meckel) của cá sụn.
XƯƠNG LƯỠI HÁI phần kéo dài ra về phía bụng của xương ức ở chim, dơi, có dạng chiếc lưỡi hái rộng. Là chỗ bám cho các cơ cánh của chim.
XƯƠNG MÁC một trong hai xương dài của cẳng chân sau ở động vật bốn chi. Ở người, XM mảnh và nhẹ. Đầu trên XM khớp với xương chày ngay phía sau và dưới của mặt ngoài đầu gối, đầu dưới gồ lên ở phía dưới bên cạnh xương chày. Ở một số loài, XM tiêu giảm một phần hay tất cả và gắn liền vào xương chày.
XƯƠNG MANG RĂNG xương màng mang răng. Ở động vật có vú là xương hàm dưới, gồm hai xương giống nhau ở hai bên và sau này dính liền với nhau ở phía trước tạo thành một xương.
XƯƠNG MÀNG xương được hình thành do quá trình xương hoá của mô liên kết thay cho sụn. XM thường dẹt, mỏng như các xương ở hộp sọ. Trong các mô liên kết này có chứa một số tế bào sinh xương, về sau nhiễm dần muối canxi photphat tạo nên các tia hay các nan xương rồi thành tấm xương.
XƯƠNG NGỒI xương tạo nên phần sau của mặt bụng ở đai chậu của động vật bốn chi. Ở người, XN có hình chữ L, đi xuống từ ổ khớp chậu đùi và quặt sang xương háng.
XƯƠNG QUAY một trong hai xương dài của phần dưới chi trước ở động vật bốn chi. Ở người, XQ tạo nên bờ trước cánh tay, từ mặt trên khớp khuỷu tới phía ngón cái cổ tay; có thể quay quanh xương trụ lớn hơn trong một khớp trục và cho phép bàn tay lật sấp hoặc lật ngửa. Ở một số động vật, xương trụ và XQ có thể gắn liền lại với nhau.
XƯƠNG SỌ xương đầu của động vật có xương sống và người, cấu tạo từ sụn và (hay) xương, bao bọc và bảo vệ não, chứa nhiều giác quan quan trọng, là nơi bám của các cơ tạo thành phần đầu của hệ hô hấp và tiêu hoá. Trong quá trình tiến hoá, hình dạng XS thay đổi theo sự phát triển của não bộ, các giác quan, các cơ của động vật, và được chia thành hộp sọ và xương mặt.
Ở người, hộp sọ bao quanh não, gồm xương trán, 2 xương thái dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm ở phía sau mũi và xương bướm. Xương mặt gồm có xương mũi, xương gò má, xương hàm. Khoang XS được nối với ống sống qua lỗ chẩm lớn . Các mảnh XS ở người trưởng thành liên kết với nhau bằng các đường khớp đầu. Ở trẻ sơ sinh , tại những chỗ nối các mảnh XS có những phần xương chưa khép kín gọi là thóp (x. Thóp).
XƯƠNG SÔNG (Blumea lanceolaria, Blumea myriocephala), cây gia vị và làm thuốc, họ Cúc (Asteraceae). Cây thảo, cao hơn 1 mét, sống 2 năm. Thân đứng, nhẵn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 - 4 cái ở nách các lá bắc. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng. Tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấn có tai. Bầu có lông. Quả bế hình trụ, 5 cạnh. Mọc dại và được trồng ở nhiều nơi, thường mọc tự nhiên trong vườn do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi. Lá dùng làm gia vị, nấu canh, hoặc bọc thịt nướng chả. Thân và lá làm thuốc trị ho, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi.
XƯƠNG SỐNG x. Xương cột sống.
XƯƠNG SỤN loại xương hình thành từ sụn ở trong phôi. Sụn bị các tế bào xương lấn vào và dần dần biến đổi thành xương trong quá trình hoá xương (x. Xương; Nguyên bào xương). Xt. Xương màng.
XƯƠNG SƯỜN nhiều đôi xương mảnh, dẹt, nằm ở vùng thân trước ở đa số động vật có xương sống, gắn với cột sống. Ở người, có 12 đôi khớp với đốt sống ngực ở phía sau, vòng quanh lồng ngực và gắn với xương ức ở phía trước. Tạo thành khu bảo vệ tim và phổi. Chỉ 7 đôi đầu tiên nối trực tiếp với xương ức (XS thật), các đôi thứ 8, 9, 10 không dài tới xương ức mà gắn với mặt bụng của XS khác (XS giả). XS cũng tham gia vào hoạt động thở. Ở nhiều loài cá, có hai loại XS, các XS phía lưng gắn với các đốt sống phần thân và nằm giữa các khối cơ, các xương phía bụng (xương dăm) không nối với các đốt sống mà khớp với XS lưng, có tác dụng nâng đỡ nội quan.
XƯƠNG TAI loại xương nằm trong tai giữa ở các loài động vật có vú. Có bốn xương: xương búa, xương đe, xương hạt đậu, xương bàn đạp, tạo nên hệ thống đòn bẩy truyền dao động sóng âm từ tai ngoài vào màng nhĩ và qua cửa trong vào tai trong. Các XT tương đồng các xương hàm ở động vật có xương sống bậc thấp (x. Xương Vebơ).
XƯƠNG TRÂM ĐUÔI phần cuối cùng của cột sống, gồm một số đốt sống đuôi gắn liền với nhau ở cóc, ếch, nhái (bộ Không đuôi).
XƯƠNG TRỤ một trong hai xương dài trong phần chi trước ở động vật bốn chi. Ở người, XT tạo nên bờ sau cẳng tay, kéo dài về phía sau khuỷu tới cổ tay và nằm song song với xương quay. Đầu trên XT giống như một cái móc tạo thành một mỏm nhọn của khuỷu và mặt cong phía trong khớp với đầu dưới xương cánh tay.
XƯƠNG ỨC xương hình khiên hay que nằm ở đường giữa mặt bụng của ngực ở động vật bốn chi, thường là chỗ bám mặt bụng của các xương sườn. Ở chim và dơi, XƯ là chỗ bám của cơ cánh. Ở người, XƯ là xương dẹt, dài, khớp với xương đòn ở đầu trên và khớp với xương sườn ở hai bên.
XƯƠNG VẢY một trong hai xương nằm phía bên hộp sọ ở đa số các loài động vật có xương sống. Ở động vật có vú, mỗi xương có mấu gò má lồi về phía trước tai, cong lên trên và khớp với phần sau của xương gò má để tạo thành xương má và có mặt dưới khớp với mặt khớp của xương hàm dưới.
XƯƠNG VEBƠ (A. Weberian ossiles), một chuỗi ba hay bốn đôi xương ở một số loài cá (thuộc họ Cá chép) nối giữa bóng khí với mê lộ. XV do bốn đốt sống đầu tiên biến đổi bóng khí với mê lộ. XV do bốn đốt sống đầu tiên biến đổi thành và là cơ quan thuỷ tĩnh của cá, tương đồng với xương tai của động vật có xương sống bậc cao. Sự thay đổi áp suất được truyền từ bóng khí vào tai trong qua XV, nhờ đó mà cá nhận biết vị trí của nó ở trong nước.
XƯƠNG VUÔNG đôi xương hàm trên của cá xương, lưỡng cư, bò sát và chim, tạo nên điểm khớp với xương hàm dưới. Tương đồng với khẩu cái vuông ở cá sụn.
Y BẠ sổ ghi chép tình hình sức khoẻ, bệnh tật của một người trong lần khám đầu tiên và các diễn biến sức khoẻ và bệnh tật, trong các lần khám định kỳ tiếp sau, theo quy định của thầy thuốc. Là tài liệu quan trọng của một chế độ quản lí sức khoẻ toàn dân của một nền y tế tiến bộ, giúp cho theo dõi sức khoẻ mỗi người, từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến lúc chết. Trong giai đoạn trước mắt, YB giúp theo dõi sức khoẻ của một vài đối tượng ưu tiên như trẻ em, phụ nữ có thai, người lao động, vv.
Y ĐẠO những quy ước, lâu dần trở thành những quy định, một số có tính chất pháp lí (thành luật hoặc chưa thành luật), một số có tính chất nội bộ trong ngành y tế, thuộc về hoạt động nghề nghiệp của cán bộ y tế, chủ yếu của người thầy thuốc, trong mối quan hệ giữa thầy thuốc với các đối tượng tiếp xúc hàng ngày. Mục đích: giúp cho thầy thuốc có thái độ xử thế đúng đắn hợp với lòng người, tạo nên một sự hài hoà trong quan hệ nội bộ của ngành và trong xã hội (thái độ đối với bệnh nhân, nhân dân thuộc các tầng lớp khác nhau, đối với cả người đang sống và người đã chết, vv.); giúp cho việc hành nghề đạt nhiều kết quả tốt và tạo ra một sự tín nhiệm trong cộng đồng. Cũng có thể hiểu một cách ngắn gọn, nội dung của YĐ là những nghĩa vụ của thầy thuốc và các quyền lợi của họ.
Y ĐỨC (tk. đạo đức y học), những quy ước không có tính chất pháp lí, những thuộc phạm trù luân lí, đạo đức ràng buộc người thầy thuốc phải chấp hành trong hành nghề hàng ngày, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân. Nội dung của YĐ được nêu trong lời thề Hippôcrat hay lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của YĐ thay đổi theo không gian và thời gian, tuỳ theo các yếu tố tâm lí, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội. Trong xã hội hiện đại, các tiến bộ khoa học và công nghệ y học nêu lên một loạt vấn đề mới đang gây ra nhiều tranh luận chưa được kết luận thống nhất, nhưng đã làm thay đổi một phần các quan niệm thông thường về YĐ như nạo phá thai, thụ tinh nhân tạo cho người, ghép cơ quan, khả năng kéo dài cuộc sống trong khi bệnh nhân không còn ý thức, vv. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu gọn nội dung của YĐ trong câu "lương y phải như từ mẫu".
Y HỌC ngành khoa học (cơ bản, tự nhiên, xã hội) và kĩ thuật ứng dụng, hướng phát triển vào việc bảo vệ và củng cố sức khoẻ con người, dự phòng và chữa các bệnh tật, tạo những tiền đề thực hiện nhằm kéo dài tuổi thọ một cách tích cực và sáng tạo, cải tạo giống nòi. Đối tượng nghiên cứu của YH là trạng thái sinh học của con người khi khoẻ và khi bệnh tật (trạng thái bình thường và trạng thái bệnh lí). Nội dung nghiên cứu của YH bao gồm: nghiên cứu quy luật phát triển bệnh, cơ chế tác động của các nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội đối với trạng thái sinh học của con người; tìm biện pháp chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; phát hiện nguyên nhân gây bệnh, tìm các biện pháp củng cố và nâng cao sức khoẻ cho người dân. Chức năng xã hội học của YH: cứu chữa người bị bệnh, bị thương, tàn tật, phục hồi chức năng; bảo vệ sức khoẻ người dân (bảo vệ môi trường, cải tạo nòi giống); nghiên cứu và soạn thảo các đề nghị về tổ chức tối ưu công tác y tế và nếp sống của con người trong xã hội. YH đứng ở vị trí nối liền giữa khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội. Hệ phương pháp nghiên cứu của YH sử dụng cách quan sát theo dõi các sự kiện, đúc kết kinh nghiệm, thực hiện khoa học và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học chính xác khác, vv.
Y HỌC CHỮA BỆNH lĩnh vực của y học ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại. Dân tộc nào cũng có những kinh nghiệm chữa bệnh cổ xưa, truyền tụng từ đời này sang đời khác và được ứng dụng vào từng thời đại. Đầu tiên, chữa bệnh dựa vào sự quan sát các hiện tượng bệnh tật, các kinh nghiệm chữa bệnh thực tiễn hàng ngày. Trình độ văn hoá, triết học, khoa học và kĩ thuật, các kinh nghiệm thực tiễn được tổng kết, đúc kết thành lí luận hoàn chỉnh dần từng bước qua các giai đoạn lịch sử. Từ nhiều thế kỉ nay, theo nhận xét của các danh y, muốn chữa bệnh đạt hiệu quả mong muốn, YHCB phải phát triển theo hướng dự phòng; bản chất của YHCB là dự phòng; không có mâu thuẫn giữa YHCB và y học dự phòng.
Ngoài thuốc men và kĩ thuật cao, YHCB hiện đại phải chú ý đến các vấn đề sau: tổ chức mạng lưới y tế đến tận các cụm dân cư, đến tận gia đình; tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả; phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm; sử dụng ngày càng nhiều các biện pháp huy động sức chống đỡ của cơ thể bệnh nhân; liệu pháp tâm lí; phục hồi chức năng sớm ngay từ khi mới mắc bệnh; rèn luyện cơ thể hằng ngày và khi ốm đau; nâng cao ý thức giữ gìn sức khoẻ cho mỗi người dân, kéo dài tuổi thọ khoẻ mạnh; tổ chức cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, lành mạnh, tránh việc phung phí sức khoẻ vào những hoạt động không cần thiết, vv.
Y HỌC CỔ TRUYỀN tổng thể các kiến thức và thực hành y học dựa trên kinh nghiệm sống và quan sát lâm sàng, được truyền từ thế này sang thế hệ khác bằng dạy nghề trực tiếp, truyền khẩu hoặc văn tự, giải thích được hoặc không giải thích được để chẩn đoán, dự phòng hoặc loại trừ sự mất cân bằng trong cơ thể con người, giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và xã hội, nhằm chữa bệnh và giữ gìn sức khoẻ. Nói chung, mỗi dân tộc đều có YHCT riêng. Còn có YHCT của từng khu vực, vd. Đông y là YHCT của các nước phươn Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, vv.)
Y HỌC DỰ PHÒNG lĩnh vực y học chuyên nghiên cứu và triển khai thực hiện các biện pháp nhằm phòng tránh bệnh tật, tai nạn, để giữ gìn và nâng cao sức khoẻ cho mỗi người và cho cộng đồng xã hội, cải thiện môi trường (thiên nhiên, sinh hoạt đời sống, lao động sản xuất, vv.). YHDP bao gồm: vệ sinh học, dịch tễ học và một số môn học liên quan như di truyền, miễn dịch, sinh học, vi sinh và kí sinh y học, y học lao động, y học xã hội, dinh dưỡng, vv. Bản chất của y học hiện đại là dự phòng. Chữa bệnh tốt, tích cực phục hồi toàn vẹn sức khoẻ như trước khi bị bệnh cũng là một mặt của YHDP.
Y HỌC ĐỊA LÝ lĩnh vực của y học đề cập đến các bệnh tật, vấn đề sức khoẻ có liên quan mật thiết với môi trường địa lý, làm thay đổi dịch tễ học, trạng thái bệnh lí, diễn biến của bệnh, vv. Có thể chia các bệnh thành 2 nhóm: 1) Các bệnh phổ biến ở đâu cũng có (vd. Ung thư, bệnh tim mạch, vv.); 2) Các bệnh có tính chất địa phương của từng vùng, từng khu vực như các bệnh nhiệt đới, các bệnh theo chủng tộc, vv. Vd. bệnh Buygơ (theo tên của L. Büger - nhà phẫu thuật Áo) hay viêm tắc động mạch chi, đặc biệt phổ biến ở người Do Thái; ung thư thực quản có tỉ lệ mắc cao ở Nhật Bản; ung thư vòm họng do virut Epxten - Ba (Epstein - Barr) ở Châu Phi nhiệt đới; bệnh bướu giáp có tỉ lệ mắc cao ở miền núi, vv.
Y HỌC HÀNG KHÔNG chuyên ngành y học nghiên cứu những điều kiện hoạt động hoạt động nghề nghiệp của nhân viên bay cũng như tình hình sức khoẻ của các hành khách, làm cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp bảo vệ sức khoẻ, khả năng lao động và đảm bảo an toàn bay trong thời chiến cũng như trong thời bình.
Y HỌC HẠT NHÂN chuyên ngành y học nghiên cứu cách sử dụng các chất đồng vị phóng xạ vào chẩn đoán (vd. Kĩ thuật chụp hình nhấp nháy); vào chữa bệnh (vd. liệu pháp rađi, iot, photpho phóng xạ, coban...); vào nghiên cứu khoa học, vv. Ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng YHHN từ những năm 1969 - 70.
Y HỌC HIỆN ĐẠI nền y học bao gồm bốn lĩnh vực: các khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội, sinh học và kĩ thuật hiện đại; là cơ sở cho chữa bệnh, dự phòng và nghiên cứu y học. Trước thế kỉ 19, y học tuy phát triển những chưa có một cơ sở khoa học vững chắc. Trong thế kỉ 19 và 20, các môn khoa học khác ngày càng phát triển, cung cấp cho y học các thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật tự nhiên.
Y học là một ngành khoa học ứng dụng dựa vào sinh học và các ngành khoa học khác để nghiên cứu sức khoẻ và bệnh tật, đi sâu tìm hiểu các quy luật khách quan về sự phát triển của cơ thể con người khi bình thường cũng như khi bị bệnh, bị thương tật, tìm các biện pháp dự phòng và chữa bệnh có hiệu quả. Bên cạnh khoa học tự nhiên và xã hội, các khoa học xã hội, khoa học môi trường cũng xâm nhập nhanh chóng và mạnh mẽ vào y học. Có hai xu hướng phát triển của YHHĐ: 1) Phân hoá chuyên sâu trong nghiên cứu: thu hẹp phạm vi của đối tượng nghiên cứu; áp dụng phương tiện nghiên cứu có độ nhạy, tính đặc biệt và mức chính xác cao. 2) Lồng ghép nhiều chuyên ngành: để tạo được tri thức tổng hợp về quá trình bệnh tật, YHHĐ đòi hỏi những hiểu biết tổng hợp về con người từ mức sinh học phân tử và cấu tạo tế bào, về môi trường, sinh thái và về xã hội học, để cố tìm được các biện pháp đảm bảo khả năng lao động và khả năng thích nghi của con người trong các điều kiện xã hội hiện đại, đảm bảo sức khoẻ cho con người, đặc biệt là những người lao động, người nghèo khổ, người tàn tật và bị giảm khả năng lao động.
Y HỌC PHÂN TỬ x. Y học hạt nhân.
Y HỌC PHỤC HỒI chuyên ngành của y học nghiên cứu lí luận và thực tiễn các biện pháp tổng hợp (sinh học, xã hội học, vv.) để thực hiện việc khôi phục toàn diện (hình thái, chức năng, khả năng lao động, vv.) các khả năng vốn có cho người bị giảm khả năng sinh hoạt, lao động, giúp họ hội nhập trở lại vào cộng đồng xã hội, có thể sống và hoà nhập với môi trường xung quanh. Việc phục hồi được thực hiện ở tất cả các cơ sở chữa bệnh, các nhà điều dưỡng và tại gia đình, theo các phương pháp và phương tiện thích hợp với tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội của mỗi cộng đồng (vd. luyện tập thở trong các bệnh phổi; luyện tập vận động trong các bệnh về thần kinh, cơ - xương - khớp; dưỡng sinh, vv.)
Y HỌC QUÂN SỰ chuyên ngành y học nghiên cứu lí luận và thực hành đảm bảo sức khoẻ cho lực lượng vũ trang trong thời bình và thời chiến. YHQS có nhiệm vụ nghiên cứu những đặc điểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của lực lượng vũ trang, vận dụng những thành tựu của y học, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đảm bảo quân y phù hợp với điều kiện quân sự và chiến đấu, nhằm mục đích giữ vững và nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh, cứu chữa thương bệnh binh, góp phần nâng cao sức chiến đấu cho lực lượng vũ trang. YHQS gồm các bộ môn chính: ngoại khoa dã chiến, nội khoa dã chiến, vệ sinh quân đội, dịch tễ quân đội, tổ chức và chiến thuật quân y, sinh lí lao động quân sự, phóng xạ quân sự, độc học quân sự, địa lý quân y, tiếp tế quâny, y học không quân, y học hải quân, vv.Ngành quân y Việt Nam được chính thức xây dựng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Cục trưởng đầu tiên Cục quân y là bác sĩ thiếu tướng Vũ Văn Cẩn, sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế (1973 - 83).
Y HỌC THỂ THAO chuyên ngành y học mà đối tượng nghiên cứu là vận động viên thể thao, người tập luyện thể dục thể thao ở mọi lứa tuổi có giới tính và trình độ luyện tập khác nhau. YHTT giúp huấn luyện viên tuyển chọn vận động viên các môn thể thao; kiểm tra theo dõi sức khoẻ, dự báo kết quả tập luyện; hướng dẫn vệ sinh tập luyện , sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, bảo đảm an toàn trong tập luyện, thi đấu thể thao; điều trị chấn thương, bệnh tật, phục hồi chức năng; nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao. Liên đoàn Y học Thể thao Quốc tế (International Federation of sports Medicine) thuộc Uỷ ban Ôlympic Quốc tế.
Y HỌC TUỔI GIÀ x. Lão học.
Y HỌC VŨ TRỤ chuyên ngành y học nghiên cứu ảnh hưởng của chuyến bay vũ trụ đến cơ thể, làm cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp, chế tạo những phương tiện để bảo vệ sức khoẻ, khả năng lao động và đảm bảo an toàn trong những điều kiện không có trọng lượng trong các chuyến bay vũ trụ ngắn ngày hay dài ngày.
Y LUẬT những quy định về tập quán, nghề nghiệp, lí luận, mà chính những thầy thuốc đã xác lập ra từ lâu, có ít nhiều thay đổi với thời gian và tự nguyện chấp hành theo truyền thống, cũng như được nhân dân và nhà nước chấp nhận. Có thể nói YL là luật pháp của nội bộ ngành y; là lời thề của thầy thuốc khi gia nhập nghiệp đoàn (vd. lời thề Hippôcrat ở một số nước phương Tây). Nội dung của YL có thể được coi là một bộ phận của y đạo liên quan đến phần pháp luật quy định trong khi hành nghề. Xt. Y đạo.
Y PHÁP chuyên khoa của y học sử dụng các kiến thức của y học để xây dựng các mối quan hệ với pháp luật, nhằm giải quyết các vấn đề có tính pháp lí nảy sinh hàng ngày. Gồm: 1) YP dân sự (luật dân sự) - bố trí công tác, nghĩa vụ quân sự, xác định mẫu hệ, phụ hệ, chứng chỉ sức khoẻ trước khi kết hôn và khi cần thiết, vv. 2) YP hình sự (luật hình sự) - các vi phạm nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự... của công dân, các vụ đột tử mà nguyên nhân không rõ ràng, các vụ án mạng, vv. Ở một số nước, YP cùng với vệ sinh phòng dịch và y học lao động hợp thành một nhóm chuyên khoa gọi là y học xã hội. Ngoài ra, YP có liên quan mật thiết với pháp y, y đức, y đạo, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề về nhiệm vụ của người thầy thuốc ở bất cứ nước nào, vì lẽ phải và danh dự phải tuân theo. Xt. Pháp y.
Y TẾ CỘNG ĐỒNG tổng thể các đường lối, khoa học kĩ thuật, hoạt động thực hành, tay nghề hướng vào việc chăm sóc, bảo vệ, cải thiện sức khoẻ cho toàn dân, tạo sự thoải mái cho mỗi cá nhân cũng như cho cộng đồng; điều chỉnh, sửa chữa kịp thời sự suy giảm sức khoẻ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bình thường của cá nhân và công đồng. Nội dung gồm: các hoạt động dự phòng; chữa bệnh; phục hồi chức năng; tổ chức điều dưỡng cho người kém sức khoẻ; giáo dục sức khoẻ; sản xuất, phân phối thuốc, trang thiết bị, hoá chất chẩn đoán, vật tư cho mọi nhu cầu của các cơ sở y tế và các cán bộ y tế; đào tạo cán bộ y tế; phát triển khoa học kĩ thuật; quản lí, vv. Tổ chức YTCC phụ thuộc vào tình hình phát triển của xã hội (chế độ chính trị; tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội, trình độ dân trí; trình độ khoa học kĩ thuật, vv.). Mạng lưới YTCC có nhiều khu vực: y tế nhà nước, y tế tư nhân, y tế tập thể, vv. những đều cần hướng và mục tiêu chung là chăm sóc sức khoẻ có hiệu quả cho nhân dân, cho các tầng lớp người lao động và người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở gần nơi cư trú, tại gia đình, gần cơ sở sản xuất; huy động sự tham gia tích cực của mỗi người dân.
Y TẾ CÔNG NGHIỆP hệ thống tổ chức y tế trong các cơ sở sản xuất công nghiệp, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, giúp họ đạt năng suất và hiệu quả lao động cao. Nội dung bao gồm: chăm sóc sức khoẻ ban đầu; dự phòng các tai nạn lao động; đề ra các biện pháp khả thi giải quyết các chất thải công nghiệp, các tiêu chuẩn môi trường lao động tối ưu, giảm ô nhiễm môi trường lao động, phát hiện kịp thời các yếu tố làm giảm năng suất lao động, các cá nhân có hiện tượng giảm sức lao động; khám sức khoẻ định kì cho người lao động; tham gia tổ chức công tác điều dưỡng; chú ý theo dõi thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động và gia đình họ, vv. Bộ Y tế có trách nhiệm quản lí nghiệp vu khu vực YTCN trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập khu vực và toàn cầu.
Y TẾ ĐÔ THỊ lĩnh vực của ngành y tế, có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chăm sóc sức khoẻ cấp hai, cấp ba cho cư dân đô thị; hỗ trợ cho mạng lưới y tế nông thôn về các yêu cầu vượt quá khả năng nghiệp vụ. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là nhiệm vụ của các tổ chức y tế cơ sở ở đô thị. Các yếu tố như số dân, mật độ dân cư, thành phần dân cư, các hoạt động nghề nghiệp, mạng lưới giao thông, vệ sinh đô thị...đều ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của mạng lưới YTĐT, vì vậy ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan (quản lí công trình đô thị, giao thông vận tải, vv.) để cải tạo môi trường sinh hoạt, lao động cho người dân đô thị.
Y TẾ NÔNG THÔN lĩnh vực của ngành y tế có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cư dân nông thôn. Là khu vực y tế quan trọng của các nước đang phát triển (có khoảng 70 - 80 % dân số sống ở nông thôn). YTNT được tổ chức theo địa giới hành chính (xã, huyện) để phát huy được trách nhiệm của nhân dân, các đoàn thể quần chúng, của chính quyền , đảng bộ địa phương. Đơn vị y tế nhỏ nhất là trạm (trung tâm) y tế xã; trạm y tế có thể có các tổ y tế (từ 1 đến 2 cán bộ) ở các cụm dân cư (thôn, ấp, bản) ở xa trạm. Nội dung công tác của trạm y tế xã: chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho toàn dân, trong đó có nạn nhân chiến tranh, đặc biệt là nạn nhân chất da cam, chăm sóc ngoại trú và tại nhà là chính; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có tại địa phương; cải tạo môi trường nông thôn, vv. Các bộ phận công tác của trạm: nhà hộ sinh làm công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em (quản lí thai sản, đỡ đẻ, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sơ sinh, tiêm chủng, giải quyết các bệnh phụ khoa thông thường, vv.); phòng khám bệnh y tế tây y và đông y có giường lưu; quầy dược; vườn thuốc nam, vv. Trung tâm y tế huyện chỉ đạo hoạt động của trạm y tế xã, hỗ trợ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên môn; nhận các bệnh nhân khó do trạm y tế xã chuyển về; phối hợp với hội chữ thập đỏ đào tạo; giúp đỡ các hội viên chữ thập đỏ của xã, các nhân viên y tế cộng đồng, vv.
Y TẾ TRƯỜNG HỌC tổ chức y tế chăm sóc sức khoẻ cho học sinh thuộc hệ thống giáo dục đào tạo, đặc biệt chú ý đến lứa tuổi học sinh phổ thông, nhà trẻ và mẫu giáo. Nội dung: chủ yếu là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tập trung vào vệ sinh răng - miệng, dự phòng các tật gù lưng, vẹo cột sống, các tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị); xây dựng các tập quán sinh hoạt lành mạnh tuỳ theo lứa tuổi; vận động xây dựng bảo hiểm y tế học sinh một cách thích hợp và có hiệu quả cao, vv.
Y XÃ HỘI HỌC lĩnh vực của các khoa học xã hội (xã hội học) nghiên cứu các quy luật phát triển và vận động về mặt xã hội liên quan đến y học (triết học, chính trị, tư tưởng, kinh tế, tâm lí học, vv.) nhằm mục đích đẩy mạnh công tác phòng bệnh, chữa bệnh. Là một ngành khoa học ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học căn bản, khoa học tự nhiên, đặc biệt là triết học, kinh tế, pháp luật, môi trường... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề liên quan đến sức khoẻ con người. Vd. muốn phòng và chống bệnh lao tốt, ngoài việc nghiên cứu về mặt sinh học, lâm sàng, cần phải nghiên nghiên cứu cả về khía cạnh xã hội như các yếu tố dễ mắc bệnh (xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường, tập quán... và cả tâm lí người bệnh) để có biện pháp khống chế có hiệu quả bệnh này. Xt. Vệ sinh xã hội.
YẾU TỐ ĐÔNG MÁU nhóm máu gồm 12 chất hoạt động khi máu bị chảy ra khỏi hệ tuần hoàn (khi bị thương) và làm máu đông lại như một số protein, vitamin K, ion canxi và tiểu cầu, vv.
YẾU TỐ GIỚI TÍNH cấu trúc AND mạch vòng, xác định giới tính ở vi khuẩn. Các tế bào vi khuẩn có nhân tố giới tính (F+) là các tế bào đực. Các tế bào cái là (F-).
YẾU TỐ MẠCH một trong những tế bào tạo nên mạch xylem, thường rộng, ngắn và có bản thủng lỗ nằm ngang.
YẾU TỐ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ những thành phần quy định sự phát triển tâm lí của trẻ, bao gồm: a) Yếu tố thể chất giữ vai trò tiền đề của sự phát triển; b) Yếu tố môi trường xã hội; c) Yếu tố giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn chiều hướng phát triển; d) Yếu tố hoạt động và giao lưu của chủ thể giữ vai trò trực tiếp quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ.
YẾU TỐ R yếu tố quyết định tính kháng sinh của vi sinh vật, thường là đoạn AND mã hoá cho một enzim thuỷ phân kháng sinh.
YÔGA (Yoga), học thuyết triết học và phương pháp tự điều khiển nhằm đạt được sự tự chủ tâm lí, sinh lí. Có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại và trung đại. Theo thuyết Y, con người thông qua tâm thần (ý) có thể điều khiển được các vật thể sinh học và vật thể vô tri vô giác.
Trong mọi sinh linh đều tiềm ẩn khả năng và sức mạnh đặc biệt có thể thay đổi căn bản trật tự tự nhiên. Nội dung: 1) Rèn luyện sinh lí (hatha yoga) qua các tư thế (asana), các dáng điệu (mudra), các co thắt cơ (bharana); 2) Rèn luyện tinh thần với mục đích chủ đạo là nhập tĩnh (samyayama) với 3 giai đoạn: tập trung chú ý (dharana); nghiền ngẫm (dhyana); trạng thái bất biến (samadhi), tức là giải thoát mọi ràng buộc về tâm sinh lí. Điều hoà khí (pranayama) là biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm giao lưu giữa cơ thể với khí của vũ trụ để thực hiện sự làm chủ của tâm thần đối với cơ thể bằng cách cản trở (prana: khí, yana: cản trở), làm chậm lại, ngừng lại sự hoạt động của thân thể và tinh thần. Trong y học, Y là một phương pháp dưỡng sinh, một môn thể dục tập luyện để chống xơ cứng cơ thể.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top