hanh trinh doi doi cua cau be chan cuu

Ông Hafid tần ngần bên chiếc gương bằng đồng, ngắm kỹ mình trong tấm kim loại được đánh bóng.

"Chỉ có cặp mắt là giữ lại được vẻ trẻ trung của người."

Ông thì thầm quay lưng chậm rãi đi ngang qua nền nhà lát đá cẩm thạch của căn phòng rộng lớn. Ông đi giữa hai chiếc cột bằng mã não vươn cao đỡ lấy trần nhà được

dát bạc và vàng, đôi chân già nua đưa ông đi ngang qua những chiếc bàn chạm khảm xà cừ và ngà voi.

Những chiếc mai rùa già sáng bóng được sử dụng làm lưng ghế tựa, đi văng và treo khắp trên tường. Những chiếc mai ấy đều có cẩm đá quý. Chúng được viền xung quanh

bằng những đường thêu kim tuyến và những hoa văn cầu kỳ nhất. Những cây cọ khổng lồ đứng im lìm trong những chậu cây bằng đồng thau vay quanh đài phun nước có

những bước tượng nữ thần làm bằng thạch cao tuyết hoa. Những chậu cây hình vuông trồng đầy hoa tươi, thành chậu cẩn đá quý như ganh đua với những bức tượng trắng

và những chậu cây cọ, nhằm lôi cuốn sự chú ý của mọi người. Thực vậy, không một người khách nào đến toà lâu đài của ngài Hafid mà còn nghi ngờ về sự giàu sang tột

bậc của chủ nhân.

Ông già đi ngang qua khu vườn khép kín, vào trong nhà kho được xây áp vào căn nhà chính. Căn nhà này rộng tới năm trăm thước vuông. Erasmus người trông coi sổ sách

chính của ông bồn chồn chờ đợi ngay bên lối ra vào.

- Xin chào đức ngài!

Hafid gật đầu và tiếp tục đi trong im lặng. Erasmus đi theo, khuôn mặt không che giấu được nỗi lo lắng khi ông chủ đột ngột yêu cầu ông đến gặp tại chốn này. Đến gần kệ

chứa hàng, ông Hafid ngừng lại, trầm ngâm nhìn đống hàng hoá sắp sửa được chuyển lên xe để đưa đến những điểm bán lẻ nằm rải rác trong thành phố.

Hàng hoá có: len, vải lanh loại thượng hạng, da thuộc, mật ong, thảm quý và dầu nhập từ Tiểu Á, thuỷ tinh, quả vả, quả hạch, nhựa thông là những thứ sản xuất trong

nước, vải vóc, thuốc thang nhập từ Ấn Độ, gừng quế, đá quý nhập từ Ả Rập, ngô, giấy, đá granit, thạch cao tuyết hoa và đá bazan nhập từ Ai Cập, thảm thêu đến từ

Babylon, những bức danh hoạ mang từ Rome tới, những bức tượng cổ quý giá đến từ Hy Lạp. Mùi dầu thơm thấm đẫm trong không khí. Dù tuổi đã cao nhưng mũi ông

Hafid vẫn còn thính. Ông sử dụng mũi mình để kiểm tra chất lượng của mận, táo, phô mai và gừng.

Cuối cùng, ông quay lại nói với Erasmus:

- Này ông bạn già, kho của cải của ta tích trữ ở đây trị giá khoảng bao nhiêu?

Mặt Erasmus tái nhợt đi.

- Thưa ông chủ, tất cả ư?

- Tất cả.

- Gần đây tôi không thống kê đầy đủ nhưng tôi có thể ước tính nó trị giá hơn bảy triệu đồng vàng.

- Thế còn số lượng hàng hoá của ta ở tất cả các kho và cửa hàng lớn, nếu đổi ra vàng thì sẽ được bao nhiêu?

- Thưa đức ngài con số thống kê của mảng này vẫn chưa được hoàn tất, nhưng tôi nhẩm tính ít nhất ba triệu đồng vàng nữa ạ!

Hafid gật đầu.

- Đừng mua hàng vào nữa nhé. Ngay lập tức tiến hành bất cứ kế hoạch nào cần thiết để bán hết số hàng của ta và đổi chúng ra vàng.

Viên kế toán của Hafid chỉ biết đứng sững, không nói được lời nào. Ông bật ngửa người ra sau như thể có ai vừa giáng cho ông một đòn chí mạng. Cuối cùng, khi ông nói

được thì lời lẽ thốt ra sao mà khó khăn đến thế.

- Thưa đức ngài, tôi không hiểu! Đây là năm làm ăn hưng thịnh nhất của chúng ta. Tất cả các báo cáo gởi về đều thông báo doanh số bán hàng tăng cao hơn cùng kỳ năm

ngoái, thậm chí ngay cả những quân đoàn La Mã cũng trở thành khách hàng của chúng ta. Chẳng phải ta đã bán cho lữ đoàn của họ ở Jerusalem hai trăm con ngựa Ả Rập

chỉ trong vòng nửa tháng đó sao. Xin hãy tha thứ nếu như tôi dám mạo muội thắc mắc về mệnh lệnh của ngài, điều mà tôi rất ít khi làm. Nhưng mệnh lệnh lần này thì tôi

không hiểu.

Hafid mỉm cười và nhẹ nhàng nắm chặt tay Erasmus.

- Chiến hữu thân tín của ta, ông còn nhớ mệnh lệnh đầu tiên ta nói với ông khi ông mới làm việc với ta cách nay đã nhiều năm rồi chứ?

Erasmus nhíu mày một lát rồi khuôn mặt ông sáng bừng lên.

- Tôi được ngài chỉ thị rằng mỗi năm ngài đem một nửa số lợi nhuận của chúng ta chia cho người nghèo.

- Lúc đó ông có cho rằng ta là gã khờ trên thương trường không?

- Lúc đó tôi biết trước, thế nào ngài cũng có ngày giàu có như hôm nay, thưa đức ngài.

Hafid gật đầu, ông chỉ tay vào những kệ hàng chất ngất.

- Giờ ông đã thú nhận rằng điều lo lắng của ông là không có căn cứ chưa?

- Thưa đức ngài đúng ạ!

- Hãy để ta khích lệ ông giữ vững niềm tin vào quyết định của ta cho tới khi ta giải thích các kế hoạch của mình. Ta giờ đã già, những nhu cầu của ta chẳng có bao nhiêu.

Chúa trời đã mang Lisha yêu quý của ta đi, sau bao năm sống hạnh phúc và vui vẻ. Giờ đây niềm mong ước của ta là được phân phát tất cả của cải mình có cho những

người nghèo trong thành phố này. Ta chỉ giữ lại số của cải vừa đủ để sống nốt quãng đời còn lại mà không phải chật vật kiếm cái ăn. Còn nữa, sau khi giải quyết số hàng

tồn kho, ta mong ngươi hãy chuẩn bị những giấy tờ cần thiết để chuyển quyền sở hữu tất cả những cửa hàng trên thành phố này cho những tay quản lý từ trước đến nay

vẫn tận tình phục vụ ta. Ta lệnh cho ông hãy tặng cho mỗi người quản lý ấy năm ngàn đồng vàng, như một phần thưởng cho những năm tháng họ đã trung thành phục vụ

ta. Và như vậy họ có thể mua lại số lượng hàng trên kệ trong cửa hàng như họ muốn.

Erasmus định cắt lời, nhưng ông Hafid giơ tay ra hiệu im lặng.

- Không lẽ nhiệm vụ đó khiến ông khó chịu?

Viên kế toán lắc đầu cười gượng.

- Không, thưa đứa ngài. Tôi chỉ không hiểu tại sao ngày làm thế. Ngài nói như thể một người đang đếm những ngày còn lại của đời mình trên đầu ngón tay vậy.

- Rất đúng với tính cách của ông, Erasmus! Bởi ông luôn lo lắng cho ta thay vì lo lắng cho mình. Ông không nghĩ ngợi gì về tương lai của chính ông khi mà đế quốc thương

mại hùng mạnh của chúng ta phải giải tán hay sao?

- Nhiều năm làm việc trên thương trường, đã mang lại cho tôi rất nhiều chiến hữu bạn bè. Vả lại, làm sao ngay trong lúc này tôi chỉ có thể nghĩ về bản thân mình?

Hafid ôm người bạn già vào lòng và trả lời:

- Ông không cần phải lo lắng nữa. Ta yêu cầu ông ngay lập tức chuyển năm mươi ngàn đồng vàng vào tài khoản mang tên ông. Ta mong rằng ông vẫn luôn bên ta, làm

việc cùng ta cho tới khi ta hoàn thành công việc mà cách đây rất lâu ta nguyện sẽ phải hoàn thành. Khi lời thề của ta đã thực hiện xong, lúc đó ta sẽ ghi trong di chúc: toà

lâu đài này và căn nhà kho kia sẽ là của ông sau khi ta đã về nơi suối vàng sum họp với Lisha.

Viên kế toán già nhìn ông chủ, không thể hiểu được những lời vừa nghe.

- Năm mươi ngàn đồng vàng, toà lâu đài này và cả nhà kho kia! Ôi, tôi không xứng đáng!

Hafid gật đầu.

- Ta luôn đánh giá tình bạn của ông là của cải quý giá nhất của ta. Những món quà ta tặng cho ông hôm nay chỉ bằng một phần rất nhỏ nếu so với lòng trung thành vô hạn

của ông. Ông thấu hiểu cách cư xử ở đời không phải để làm lợi cho bản thân mà còn cho những người khác. Điều đó ghi dấu ấn lên tất cả những việc ông đã làm. Giờ ông

hãy mau chóng hoàn thành những kế hoạch của ta. Thời gian là món hàng quý giá nhất mà ta sở hữu. Chiếc ly rót đầy những năm tháng vui buồn trong cuộc sống của ta

đã gần như đầy tràn.

Erasmus quay đi giấu những giọt nước mắt, giọng ông vỡ ra khi ông hỏi:

- Vậy lời hứa nào đức ngài đã hứa phải thực hiện cho xong? Mặc dù nhiều năm qua chúng ta coi nhau như anh em, nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy ngài nói về một

chuyện như vậy.

Hafid khoanh tay trước ngực và mỉm cười:

- Ta sẽ gặp ông vào cuối buổi sáng, sau khi ông đã mang lệnh của ta đi khắp nơi. Khi đó ta sẽ tiết lộ một bí mật mà ta chưa từng chia sẻ với ai ngoại trừ người vợ yêu quý đã sống với ta hơn ba mươi năm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huy