Tư duy phản biện (Critical Thinking)


Tư duy phản biện (Critical Thinking, hoặc cũng được biết với tên gọi Critical Skill) là quá trình tư duy có liên quan tới khả năng phán đoán logic và suy luận, sắp xếp thông tin nhằm mục đích giải quyết các vấn đề đó một cách rõ ràng và ngắn gọn. Hiện nay, tư duy phản biện ngày càng đóng vai trò thiết thực cả trong công việc lẫn cuộc sống, chẳng hạn như việc sử dụng kỹ năng này sẽ giúp mỗi người xác định được cái nào cần ưu tiên làm trước để đạt được mục đích hay có góc nhìn đúng đắn hơn đối với mỗi tình huống xảy ra, tránh việc đưa ra các quyết định sai lầm, vội vàng và thiếu cơ sở.

Tư duy phản biện không phải là bàn lùi. Người bàn lùi thường không phải vì mục đích tập thể mà chỉ để thỏa mãn cái tôi cá nhân và khao khát đưa ra ý kiến. Đồng thời, đối với những vấn đề được gợi mở, họ cũng không hề có một cơ sở hay quan điểm chắc chắn nào để bảo vệ chúng cả.

"Tôi thấy rằng ý kiến của anh rất hay nhưng có một cái gì đó không ổn" (nhưng tôi không rõ là cái gì không ổn)."Tôi cho rằng cái chúng ta đạt được không xứng đáng với tiềm năng" (nhưng nếu cho tôi làm lại thì tôi không biết cách nào có thể làm tốt hơn)."Tôi cho rằng cách làm này của chúng ta sẽ không đi đến đâu" (nhưng tôi không biết lý do và tôi cũng chưa tìm ra cách làm khác)."Tôi cho rằng ý kiến anh đưa ra còn thiếu cơ sở vững chắc" (nhưng tôi không thể đưa một ý kiến khác)."Tôi nghĩ chúng ta cần một giải pháp an toàn hơn cho tình huống này" (nhưng tôi chưa nghĩ ra được một giải pháp nào cả).Dấu hiệu bạn có kỹ năng tư duy phản biện tốt

Khả năng quan sát: Nhìn và hiểu, tuy nhiên không đơn giản chỉ nhìn thấy những đặc điểm ở bề ngoài mà phải hiểu sâu về bản chất của sự vật, hiện tượng, vấn đề mà người bình thường khó có thể nhận ra được.

Tò mò và chủ động tìm kiếm câu trả lời: Luôn đặt câu hỏi tại sao trước mọi vấn đề nhưng không phải chỉ hỏi, ngược lại, chủ động tìm lời giải phù hợp nhất cho vấn đề đó.

Luôn nghi ngờ: Không dễ dàng tin vào những lời nói của người lạ và những người bản thân không tin tưởng. Ngược lại, luôn soi xét kỹ vấn đề trước khi ra quyết định.

Có tư duy logic: Có khả năng kết nối, xâu chuỗi các ý lại với nhau để tìm câu trả lời và giải quyết vấn đề.

Khách quan: Phân tích, đánh giá vấn đề dựa trên những dữ kiện tìm thấy chứ không đặt nặng "cái tôi" của bản thân.

Có kỹ năng ra quyết định tốt: Bao gồm cả việc phát hiện vấn đề, nguyên nhân, giải pháp và tổ chức thực thi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top