Phần 2. Tôi là tạo phẩm của cha mẹ

07. Những điều cơ bản về mối gắn kết giữa đứa trẻ trong bạn và cha mẹ

 Là một kẻ dành hết mọi thời gian, tâm huyết và năng lượng trí tuệ trong dòng dã 3 năm tuổi trẻ theo học tâm lý ở trường đại học, mình có một "nguyên tắc vàng" mỗi khi hẹn hò ở tuổi 20. Mình luôn lựa thời điểm trong buổi nói chuyện và hỏi câu: "Cậu có thân thiết với gia đình của cậu không?" Bước vào thế giới của người lớn khiến mình nhận thấy một điều thú vị, đó là chẳng còn mấy ai quan tâm đến gia đình của chúng ta nữa. Ít có ai hỏi bố mẹ chúng ta làm nghề gì hay chúng ta có quan hệ tốt với bố mẹ hay không. Có lẽ bởi rất nhiều người có chung một niềm tin được ngầm hiểu về chuyện trưởng thành, khi đã là người lớn, chúng ta trở thành những sinh vật độc lập về cá tính, về các mối quan hệ xã hội, về tài chính và về tất cả mọi thứ khỏi cha mẹ.

Việc đánh giá một người dựa trên da cảnh dần trở nên lỗi thời và phiến diện vì chúng ta thật sự không muốn hạ thấp giá trị của ai đó chỉ đơn giản vì họ không có "đặc quyền" được lớn lên trong một gia đình "truyền thống". Và mình đồng ý rằng việc lớn lên trong một gia đình "tốt" hay "xấu" theo thước đo xã hội không thể phản ánh phẩm cách của một cá nhân. Vậy nhưng có một sự thật rằng, mối quan hệ của cha mẹ và đứa trẻ bên trong bạn quyết định một phần rất lớn để xu hướng tương tác xã hội của mỗi chúng ta. Và bạn nên nhớ, bởi chúng ta là những động vật xã hội, những mối quan hệ xã hội định hình một phần rất lớn nhân dạng của mỗi chúng ta.

Một học thuyết rất phổ biến trong tâm lý học phát triển ở trẻ em và đã dần được mở rộng để ứng dụng vào tâm lý học xã hội - hành vi trong giao tiếp xã hội của người trưởng thành là học thuyết gắn kết được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Mary Ainsworh và John Bowlby. Sự gắn kết được định nghĩa là một dạng thức gắn bó với người chăm sóc (thường là người mẹ, nhưng không phải lúc nào cũng là người mẹ) quyết định khả năng điều chỉnh cảm xúc của đứa trẻ được phát triển trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 4 tuổi (Mitchel và Ziegler, 2013). Nghiên cứu của Ainsworh và cộng sự (1972) cho các em bé 9 tháng tuổi bước vào một căn phòng với mẹ. Mẹ và bé sẽ chơi với nhau cho đến khi người làm thí nghiệm ra tín hiệu, mẹ sẽ rời khỏi phòng và để bé lại hoặc một mình, hoặc ở với người quan sát phản ứng của các em bé khi mẹ rời đi, Ainsworh tìm thấy bốn xu hướng hành vi phản ánh tính chất của mối quan hệ hay dạng thức gắn bó giữa mẹ và bé.

Ở dạng thức thứ nhất mà dạng thức gắn bó an toàn (thường chiếm 50-64%, các bé trong thí nghiệm được thực hiện với các trẻ em phương Tây), em bé có xu hướng trở nên hoảng sợ và bật khóc khi mẹ biến mất, một phản ứng rất bình thường. Khi mẹ quay lại, em bé chào đón mẹ một cách vui vẻ và tiếp tục chơi đùa, khám phá cùng mẹ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một phản ứng lành mạnh, thể hiện sự gắn bó cảm xúc khi trẻ tin tưởng mẹ và thoải mái khám phá với sự có mặt của mẹ. Điều này chứng tỏ trẻ có ý thức về nền móng vững chắc và cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ bởi mẹ.

Ở dạng thức thứ hai là dạng thức gắn bó lo âu (thường chiếm 10%), em bé cũng có phản ứng hoảng sợ và khóc khi mẹ biến mất. Tuy nhiên, khi mẹ trở lại phòng, em bé này ngừng khóc nhưng lại có thái độ kháng cự và lạnh lùng với mẹ, thể hiện sự giận dỗi và tổn thương. Phản ứng này là phản ánh sự thiếu niềm tin ở mẹ, nhạy cảm thái quá với sự biến mất của mẹ và việc không cảm thấy an toàn trong gắn bó cảm xúc với mẹ. Nguyên nhân của mùa gắn kết này được cho rằng, do mẹ thường có những phản ứng không đồng nhất với cảm xúc của trẻ, lúc nóng lúc lạnh, khiến trẻ bối rối và không biết phải phản ứng như thế nào để làm hài lòng mẹ, dẫn tới xu hướng rối loạn trong hành vi. Đây là một trong những dạng thức gắn bó không an toàn cùng với dạng thức gắn bó né tránh và dạng thức gắn bó rối loạn.

Ở dạng thức thứ ba là dạng thức gắn bó né tránh (thường chiếm 15%), em bé có tương tác rất xa cách với mẹ ngay từ khi mẹ còn ở trong phòng. Em bé này cũng không có phản ứng hay thậm chí nhận thức được việc mẹ đã rời khỏi phòng. Đến khi mẹ quay lại, em bé cũng không có nhiều thay đổi trong hành vi. Nói cách khác, em bé này hoàn toàn lãnh cảm với sự tồn tại của mẹ. Nguyên nhân của dạng thức gắn kết này nằm ở chỗ từ ngay những tương tác hàng ngày giữa mẹ và bé đã không có sự gắn kết, mẹ thường sao lãng trẻ, dẫn đến việc sẽ không thể hình thành mối gắn kết cảm xúc lành mạnh với mẹ. Bé không có niềm tin cũng không có nhu cầu dựa dẫm vào sự hiện diện của mẹ.

Ở dạng thức cuối cùng là dạng thức gắn bó rối loạn (thường chiếm 15%), xu hướng hành vi của em bé rất khó để đoán định. Khi mẹ rời đi, em bé này có thể giúp bạn thân bình tĩnh như dạng thức cần bò né tránh trong một khoảng thời gian ngắn rồi đột nhiên khóc lớn, rơi vào trạng thái hoảng sợ, loay hoay lo lắng. Khi mẹ quay lại, em bé tiếp cận mẹ như muốn được bồng lên nhưng khi người mẹ chuẩn bị bồng bé lên, em lại có thái độ lo lắng và kháng cự như dạng thức gắn bó lo âu.

Woolf và Ijzemdoorn (1997) nhấn mạnh sự nhạy cảm trong quá trình tương tác giữa mẹ với bé trong giai đoạn trẻ hình thành gắn kết cảm xúc. Sự nhạy cảm này được thể hiện qua bốn yếu tố sau. Thứ nhất là khả năng mẹ đọc vị cảm xúc ở bé và cách mẹ phản ứng với các tín hiệu cảm xúc mà bé phát ra. Thứ hai là sự đồng nhất và liên tiếp trong việc mẹ trả lời bé. Thứ ba là số lượng và chất lượng của những cử chỉ thân mật mẹ dành cho bé. Cuối cùng là cách mẹ can thiệp vào các hành vi của bé có mang tính kiểm soát thái quá hay không. Anisfeld và các cộng sự (1990) chỉ ra rằng những trẻ em được mẹ bồng,nựng và ôm ấp vào lòng nhiều trong giai đoạn sơ sinh thường có khả năng hình thành xu hướng gắn kết an toàn cao hơn.

Những em bé có dạng thức gắn bó an toàn thường sẽ tự tin hơn khi bước vào xã hội, việc kết bạn với các em cũng trở nên dễ dàng hơn. Điều này được lý giải do niềm tin ở gia đình đã được chuyển hóa vào các mối quan hệ xã hội. Các em cũng vâng lời và thân thiết với bố mẹ hơn, trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn và có nhiều bạn bè hơn. Trẻ thuộc dạng thức gắn kết cảm xúc an toàn thường thấu hiểu cảm xúc và đồng cảm với người khác hơn. Ngược lại, những trẻ thuộc kiểu gắn bó không lành mạnh được nhập nhiều chướng ngại trong việc gắn kết cảm xúc với người tình và bạn đời khi trưởng thành (những trở ngại này sẽ được nhắc đến cụ thể hơn trong chương 10).

Cuối cùng, Bowlby (1965) cho rằng, ngoài 4 dạng thức gắn bó trên, những trẻ em bị tách rời khỏi cha mẹ trong giai đoạn sơ sinh và không để hình thành mối gắn kết với bất kỳ ai thường sẽ trở thành những người không có cảm xúc, không biết đồng cảm, rối loạn tâm thần và có xu hướng phạm pháp cao hơn. Kết luận cho rằng,việc hình thành gắn kết lành mạnh và có mối quan hệ tốt với gia đình giúp chúng ta định hình bản thân trong đời. Tuy nhiên, nếu bạn nhận biết được xu hướng gắn bó không lành mạnh của bản thân điều này không biến bạn thành một kẻ xấu hay một người không thể yêu. Chúng ta đều không hoàn hảo, việc hiểu rõ về bản thân sẽ giúp bạn giải đáp những nguyên nhân khó hiểu đằng sau những hành động của mình, như lo lắng thái quá, luôn bám dính lấy người yêu hay lảng tránh họ. Từ đó bạn có thể tính cách giao tiếp những khó khăn này với họ một cách hiệu quả hơn. Nhờ vậy, cả hai có thể cùng nhau xây dựng một mối quan hệ giữa trên sự thấu hiểu và tình yêu thương sâu sắc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top