TẬP 36
Tập 36
Chào quí vị! Chúng ta tiếp tục đề mục thứ năm "phiếm ái chúng", yêu thương rộng rãi đến mọi người, yêu thương động vật, chúng sanh. Đương nhiên chữ "ái" này là chữ hội ý, tức là phải dùng tâm để cảm nhận nhu cầu của đối phương. Dùng tâm để thể hội cảm giác của đối phương. Người và người cư xử với nhau như vậy thì có thể rất hòa thuận, an vui, không đến nỗi thường thường xảy ra xung đột và tranh chấp.Mạnh Tử nói: "thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa." Cho nên thiên thời, địa lợi, nhân hòa, ai quan trọng nhất? Nhân hòa quan trọng. Nên người và người phải cư xử với nhau cho tốt mới có được nhân hòa thật tốt, mới có sức mạnh đoàn kết lớn. Vậy làm thế nào để đạt được nhân hòa? Đương nhiên trong cuộc sống hằng ngày, trong xử sự đãi nhân tiếp vật, chúng ta nên thực hiện những lời giáo huấn này của "Đệ tử quy , Đệ tử quy nhắc đến "mình có tài, chớ ích kỉ", vậy đương nhiên quí vị sẽ đạt được nhân hòa. Mạnh Tử nói tiếp: "người chính nghĩa nhiều người giúp, người bất chính ít người giúp", người chính nghĩa có thể được nhiều người giúp đỡ, người bất chính rất ít người sẽ giúp đỡ họ. Chư vị, chữ "đạo" này chỉ cho cái gì? Chữ đạo này trong Trung dung có nhắc đến "tu thân để có đạo, tu đạo để có nhân", cho nên chữ đạo này tượng trưng cho lòng nhân từ. Lúc một người luôn luôn lo nghĩ cho người khác, tức họ đã trong nhân đạo, cho nên người đắc đạo tượng trưng tâm tư của họ có thể lo nghĩ cho đối phương. Người thất đạo đều là tự tư tự lợi, không cảm nhận được tâm trạng của người khác, không nhìn thấy nhu cầu của người khác. Chỉ có thấy bản thân. Chỉ cần thời gian dài như vậy tất nhiên vì tâm tư không giống nhau, mà có kết quả tuyệt nhiên không giống, cho nên người chính nghĩa ắt được trợ giúp nhiều. Người bất chính ắt ít người giúp."Người giúp cực ít, thân thích cũng phản họ", tức là họ tự tư đến cực điểm ngay cả bà con bạn bè họ đều bỏ họ mà đi, gọi là mọi người phản bội, gia đình rời xa. Vậy "giúp họ cực nhiều", giả sử như họ luôn luôn lo nghĩ cho người khác, thực hành đều là nhân đạo, đó là "thiên hạ theo họ", người trong thiên hạ đều cảm được tâm nhân từ của họ, hi vọng có thể đi theo họ cùng họ dốc sức, cùng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho nên chúng ta nhìn thấy Chu Văn Vương, dùng tâm nhân từ thắng được lòng dân. Có lần, đang xây dựng một công trình, nhân viên công tác đào được một số xương trắng, liền đặt qua một bên, Chu Văn Vương nhìn thấy, Chu Văn Vương vô cùng lo sợ, lập tức đem những xương cốt này rất thận trọng tổ chức tế lễ, chôn cất đàng hoàng, nhân dân đứng bên cạnh nhìn thấy rất cảm động. Họ nói Văn Vương ngay cả người chết cũng không dám khinh mạn, cũng cung kính đến vậy, thiết nghĩ đối với người sống tất nhiên sẽ hết sức quan tâm, thương dân như con. Cho nên thời nhà Chu nhanh chóng dùng tâm nhân từ thống nhất thiên hạ. Hơn nữa tạo thành một niên đại hưng thịnh lâu dài nhất Trung Quốc. Toàn triều đại của họ kéo dài đến 800 năm. Chúng ta xem xem người chính nghĩa được giúp nhiều như thế nào? Đệ tử quy có giáo huấn "phiếm ái chúng", trên thực tế cũng quay quanh một chữ "nhân", nhân trong chữ nhân từ. Chúng ta hãy xem xem "mình có tài, chớ ích kỉ", nên phải tận tâm tận lực phục vụ cho người khác. Vào thời nhà Tống, tể tướng Phạm Trọng Yêm, lúc ông còn nhỏ, gặp một thầy tướng số, ông đi đến nói với người thầy tướng số này: ông có thể xem giúp cháu xem xem cháu có thể làm tể tướng không? Thầy tướng số nghe xong rất kinh ngạc, đứa bé này tuổi còn nhỏ như vậy mà khẩu khí lớn thế, cho nên lúc thầy tướng số vừa nói như vậy, Phạm Trọng Yêm có chút mắc cỡ, cúi đầu xuống, tiếp đó liền nói, nếu không thì như vậy cũng được, ông xem xem cháu có thể làm bác sĩ được không? Thầy tướng số cũng có chút nghi ngờ, kỳ lạ mới đầu thì nói có thể làm tể tướng hay không, bây giờ lại hạ xuống làm thầy thuốc đông y, liền hỏi ông, vì sao hai nguyện vọng của cháu lại khác xa nhau đến vậy? Tiếp đó Phạm Trọng Yêm liền nói: bởi vì chỉ có lương tướng và lương y có thể thực sự cứu người. Bởi vì một người tể tướng tốt chỉ cần xử lý tốt chính sách quốc gia có thể giúp đỡ hàng ngàn hàng vạn nhân dân, mà bác sĩ tận tâm tận lực cũng có thể giúp cho người khác từ trong bệnh khổ thoát li ra được. Kết quả lúc thầy tướng số nghe Phạm Trọng Yêm nói như vậy cũng rất cảm động, thấy ông tuổi còn nhỏ mà luôn luôn lập chí không phải vì bản thân mình mà vì giúp đỡ người khác, cho nên rất cảm động. Lập tức nói với Phạm Trọng Yêm: cháu có tấm lòng như vậy, cháu nhất định có thể làm tể tướng. Đó mới là tâm tể tướng chân chính.Chư vị, Phạm Trọng Yêm sau này có làm tể tướng hay không? Điều này cũng không ngạc nhiên. Bởi vì ông nhỏ như vậy đã lập chí muốn làm tể tướng. Cho nên lúc ông đi học, lúc ông học Tứ thư, lúc học ngũ kinh, ông muốn học ra cái gì? Học ra trị quốc bình thiên hạ như thế nào, những người học hành thông thường khác, muốn học ra cái gì? Công danh lợi lộc. Xin hỏi học được kết quả giống nhau hay khác nhau? Cái nhìn có giống nhau hay không? Cho nên chư vị, để cho con cái lập chí sớm, mục tiêu đã xác định tức có thể dốc sức để theo đuổi. Mà người chính nghĩa được nhiều người giúp, tất nhiên lúc con cái quí vị đích thực phát tâm lợi ích xã hội, có thể trong quá trình trưởng thành của nó, sẽ có rất nhiều quí nhân tương trợ. Phạm Trọng Yêm trong quá trình làm quan vào đời nhà Tống, ông còn mua rất nhiều nghĩa điền, thân tộc của ông hơn 300 người đều là do ông chăm sóc, hưng nghĩa điền để cho họ đến canh tác, như vậy tức có thể làm cho cuộc sống đầy đủ. Bổng lộc của ông, chỉ cần nhìn thấy bạn bè thân thuộc có khó khăn trong hôn nhân tang lễ hỉ sự, ông đều khảng khái giúp đỡ, có xả thì có được, được những gì? Thành tựu của Phạm Trọng Yêm chỉ thua Khổng lão phu tử. Thành tựu của họ lớn hơn đế vương các đời. Bởi vì gia tộc Phạm Trọng Yêm đã hơn 800 năm không suy kém. Khổng lão phu tử 2000 năm không suy, bởi vì họ đều là dùng chân thành để đóng góp cho xã hội. Phạm Trọng Yêm ngoài việc tiền tài tận tâm tận lực giúp những người thân hữu này ra, ông còn xây một trường học, hưng nghĩa học. Giúp cho càng nhiều học trò có thể nhận được lời giáo huấn của thánh hiền, từ đó mà có thể đền đáp cho quốc gia. Nên Phạm Trọng Yêm xây dựng ngôi trường kia mãi đến đời nhà Thanh thi đỗ tiến sĩ có mấy trăm người, trạng nguyên có được mấy mươi người. Mà hiện nay ở nơi vùng đất đó, cũng là một trường cấp ba có tiếng của địa phương. Cho nên đích thực đức hạnh của Phạm Trọng Yêm hiện nay vẫn còn ảnh hưởng. Vậy nên "mình có tài, chớ ích kỷ", tự nhiên sẽ thu phục được lòng thiên hạ. Phạm Trọng Yêm đức hạnh như vậy tất nhiên làm cho con cháu đời sau của ông hưởng được bóng mát. Nên Kinh Dịch nói: "gia đình tích thiện, con cháu phát đạt", mình có tài chớ ích kỉ, người có tài chớ khinh thường. Lúc chúng ta nhìn thấy người khác có năng lực mà phê bình, mà khinh mạn, thì sẽ tạo thành bầu không khí không tốt trong đoàn thể. Rất có khả năng việc tốt đều bị chướng ngại hết. Mà lúc sự việc này là việc của mọi người, vậy chúng ta tội lỗi rất là lớn rồi, bởi vì làm chướng ngại cả một đoàn thể. Vì vậy chúng ta nên mở rộng tấm lòng, tùy hỷ với tài hoa của người khác, năng lực của người khác, cùng làm việc tốt cho tốt, rốt cuộc thì tác thành cũng không dễ. Thời đại này làm việc tốt có dễ dàng hay không? Chúng ta càng nên đem những việc tốt này cực lực tác thành."Chớ nịnh giàu, chớ khinh nghèo", nên có trái tim nhân từ thì có thể không khinh mạn người khác, đương nhiên cũng không đến nịnh bợ người khác. Trong một lần mở hội điện tín chiêu thương các tỉnh, đúng lúc tổ chức tại Thượng Hải. Người Thượng Hải như thế nào? Rất giàu có, người Thượng Hải tổ chức, người các tỉnh khác đến tham gia. Họ sẽ có những phân biệt. Tức là có một số tỉnh tương đối có tiền, ăn và ở đều tương đối tốt. Giống như những nơi hơi xa xôi một chút, có lẽ thực lực kinh tế không được như những tỉnh hùng hậu, thì ăn ở kém hơn một chút. Nên đó chính là "nịnh người giàu", không dùng tâm bình đẳng để đối đãi với người khác, cũng không có tâm nhân từ. Cho nên lúc những bạn bè bị chia đẳng cấp để chiêu đãi, hiểu được tin tức này, trong lòng của họ sẽ cảm thấy không vui, sẽ tức giận bất bình, sao lại có thể coi thường tôi. Lúc này người Quảng đông đặc biệt thông minh, cũng rất biết cách làm ăn. Lập tức đưa những người tâm tình không được tốt này xoa dịu họ bằng cách sắp xếp đến những khách sạn mà họ đã đặt sẵn để ở. Sau đó lần chiêu thương hội đó, ai chiêu được buôn bán nhiều nhất? Nên người không thể thông minh lanh lợi quá, vẫn nên bình đẳng đối đãi. Cho nên chớ nịnh người giàu. Lúc mọi người đều dụng tiền bạc để cư xử với người khác, tình nghĩa như vậy có ổn định hay không? Không ổn định. Quí vị xem xí nghiệp thường ở đó lôi kéo nhau, lôi kéo qua lôi kéo lại, người dùng tiền để lôi kéo về, hôm sau sẽ như thế nào? Cũng dùng tiền mà kéo về lại. Cho nên quan trọng nhất vẫn là dùng đạo nghĩa, dùng tín nghĩa để tương giao, điều này tương đối quan trọng. Chúng ta xem xem những danh thần, tướng quân, thừa tướng ngày xưa, quyết không phải dùng tiền mà mời họ được. Cho nên lúc đầu cách mạng sớm nhất của chúng ta là cuộc phát động của Thương Thang đối với Hạ Kiệt. Lúc đó, Thương Thang phát hiện có một vị nhân sĩ hiền đức tên là Y Doãn, cho nên đem rất nhiều vàng bạc, rất nhiều áo quần đắt tiền đến để mời Y Doãn, Y Doãn thần thái vẫn vậy, sau đó nói rằng, lẽ nào tôi lại bị những thứ này mời được sao. Y Doãn ông ta không thể bị những thứ tài vật đó làm động tâm. Nhưng Thương Thang cũng rất có tâm, nhiều lần đến bái thỉnh, hi vọng Y Doãn có thể ra giúp ông ta. Sau đó Y Doãn bị lòng thành tâm của ông ta cảm động, cũng hiểu được Thương Thang đích thực có tâm cứu nước. Lúc đó Thương Thang không phải muốn đánh Hạ Kiệt, mà mời Y Doãn ra để giúp Hạ Kiệt. Kết quả chín lần giới thiệu Y Doãn cho Hạ Kiệt, nhưng Hạ Kiệt đã chìm đắm trong nữ sắc, chìm đắm trong những hồ rượu rừng thịt, cho nên lời của Y Doãn cũng không nghe lọt tai. Sau đó Thương Thang bất đắc dĩ, bởi vì đã làm cho dân chúng lầm than, cho nên Thương Thang liền lập thệ với trời, bởi vì muốn vì dân mà phạt tội, bất đắc dĩ mới phát động chiến sự. Cũng vì thắng được lòng dân, nên nhanh chóng đánh bại Hạ Kiệt. Nhưng sau khi đánh bại, liền đem những người thân của Hạ Kiệt, những con cháu của ông bố trí ổn thỏa trên một mảnh đất. Cho nên chúng ta thấy những ông vua nhân từ ngày xưa, vạn bất đắc dĩ quyết không tùy tiện giết hại. Hơn nữa thực sự sau khi đuổi Hạ Kiệt đi, tuyệt đối sẽ không thương hại đến những người vô tội khác. Cho nên đích thực những người hiền đức này, đều là phải dùng sự chân thành để mời họ, mà sự xuất hiện của Y Doãn, chư vị, lẽ nào là vì Thương Thang mà thôi sao? Mà là gì? Mà vì thiên hạ muôn dân. Cho nên chúng ta vẫn là phải dùng đạo nghĩa để đối đãi với người, gọi là người được lòng dân thì sẽ được thiên hạ. Tuyệt đối không phải dùng tiền để mở mối quan hệ với mọi người. Cho nên chớ nịnh người giàu.Tiếp theo "chớ khinh nghèo", đối với người nghèo khổ chúng ta cũng không thể kiêu ngạo, không thể coi thường. Nói là "mười năm hà đông, mười năm hà tây", nhân sinh đều có những thăng trầm lên xuống, chúng ta không thể trong lúc người khác khốn đốn, còn thừa cơ hãm hại. Vậy là làm việc không thuận theo đạo, thì sẽ "người bất chính ít người giúp, ít người giúp họ đến nỗi người thân cũng phản lại họ". Cuộc đời không nên để đến mức như vậy, mới hối hận không kịp nữa. Đây là "chớ khinh nghèo", không chỉ không khinh người nghèo khó, chúng ta còn phải chủ động hiệp trợ, chủ động giúp đỡ.Tiếp theo, "vật yếm cố, vật hỉ tân", đây chính là nói "thích mới ghét cũ", lúc chúng ta nhìn thấy người thích mới ghét cũ, trong lòng quí vị sẽ như thế nào? Có thể sẽ lắc lắc đầu, "thế phong nhật hạ, nhân tâm bất cổ", nhân tâm bất cổ là gì? chữ cổ này nghĩa là gì? là phong cách cổ xưa, vô cùng chân thật, đối với người hiền hậu, đó là nhân tâm thời cổ. Cho nên tục ngữ có câu "bạn bè vẫn là cũ thì tốt hơn", bởi vì trong quá trình đối xử với nhau đều có đóng góp của cả hai bên, còn có đối phương cho chúng ta tình nghĩa, ân nghĩa và cả đạo nghĩa. Cho nên chúng ta nói đến đây, cũng sẽ nghĩ đến trước đây nhắc đến Tống Hoằng niệm cựu. Tuy có một cơ hội, có thể trực tiếp làm anh rể Quang Vũ Đế nhà Hán, trong chốc lát đã trở thành anh rể của hoàng đế. Cơ hội này rất đặc biệt. Nhưng ông ta vẫn như như bất động, còn nói hai câu cho Hoàng đế nghe, hai câu nói nào? Thói quen xấu của tôi lại đến rồi. "bạn tâm giao thuở nghèo hèn không thể quên", quí vị xem "chớ chán cũ, chớ thích mới", "người vợ tào khang không thể bỏ". Chư vị chúng ta cùng đọc qua một lượt. "bần tiện chi giao bất khả vong, tào khang chi thê bất hạ đường", nếu như quí vị đọc nhiều những câu này, bảo đảm thân thể quí vị sẽ rất cường tráng. Đó gọi là dưỡng khí trời đất mênh mông, thật vậy không phải lừa quí vị đâu. Cho nên người xưa đích thực tín nghĩa của họ, đạo nghĩa của họ, xem ra còn nặng hơn là gì? hơn sinh mạng. Cho dù dao có kề ngay cổ bảo họ làm ngược với đạo nghĩa, họ cũng thà chết không khuất phục, nên giống như Văn Thiên Tường ông đã bị bắt rồi, ông vẫn ung dung hành nghĩa. Quí vị xem ông ta ở trong tù viết: "vạc lớn ngọt như kẹo", đối với những hình cụ này ông hoàn toàn không sợ hãi, chỉ hi vọng ung dung hành nghĩa. Sở dĩ vì có chí khí hạo nhiên như vậy, phong cách của ông cũng ảnh hưởng đến người ăn học mấy trăm năm sau, cũng ảnh hưởng đến chúng ta ngày nay, nghĩ đến Văn Thiên Tường, chúng ta lại nghĩ đến một câu nói khác. Đó là "nhân sinh từ xưa ai không chết, để lại lòng trung rạng soi sử sách".Vào thời nhà Hán có một người có học tên là Tuần Cự Bá, ông đi thăm một người bạn của mình bị bệnh, ngày xưa cổ nhân lúc đi thăm bạn bè, có phải là chạy xe máy năm phút là đến rồi không? Không phải vậy, đều phải trèo đèo lội suối, vượt núi băng ngàn mà đi. Điều này tôi có thể chắc chắn vậy. Núi non của đại lục nhiều lắm, kết quả lúc ông đến, đang chăm sóc cho bạn mình, đúng lúc ấp của ông có ăn trộm xâm nhập, bắt đầu đốt phá cướp bóc toàn bộ ấp này, tất cả mọi người đều nhanh chóng chạy trốn, bởi vì bạn của ông bệnh nặng, đi đứng không thuận tiện, liền nhanh chóng nói với ông, ông nhanh chân đi đi, tôi đã không còn sức lực để đi nữa, đừng để bọn chúng tổn hại đến ông. Kết quả Tuần Cự Bá liền nói: nếu như tôi đi, tôi đã không còn đạo nghĩa nữa, cho nên tôi thà chết cũng không thể bỏ đi. Kết quả trộm cướp vừa vào đến, Tuần Cự Bá liền chủ động đi ra nói với bọn chúng: bạn tôi bịnh đã nặng rồi, ngươi không nên tổn hại đến ông ta nữa, nếu như các ngươi muốn tổn hại thì tổn hại tôi là được rồi. Tuần Cự Bá nói vô cùng khảng khái nghĩa khí. Kết quả những đạo tặc này bởi vì người trước kia đều nhanh chóng chạy trốn, lại có một người không sợ chết đứng đây đợi, mà còn lại vì cái gì? Vì không để bọn chúng tổn hại đến người bạn đang bệnh, nên những đạo tặc này hiểu được sau đó cũng rất cảm động, những tên đầu sỏ này liền nói: bọn chúng tôi đây đều là người vô nghĩa, làm sao có thể đến cướp một nơi có đạo nghĩa? Thế nên toàn bộ đạo tặc đều bỏ đi. Cho nên đạo nghĩa của một người, chân tâm của một người có thể thức tỉnh những người khác, thức tỉnh tâm đạo nghĩa. Nên đạo nghĩa của cá nhân Tuần Cự Bá đã vãn cứu được sinh mạng, kiếp nạn của rất nhiều người.Trong lịch sử những kịch hay như vậy rất nhiều, gần đây còn biểu diễn nữa hay không? Mấy mươi năm lại đây có còn diễn nữa không? Có lẽ có. Tỷ lệ như thế nào? Tương đối ít. Điều này cũng không thể trách chúng ta, bởi vì "người không học, không biết được, không biết nghĩa". Bởi vì lời dạy của thánh hiền đã đứt mất hai đến ba đời rồi. Cho nên chúng ta nhìn xem cổ nhân có thể niệm niệm vì người khác. Người hiện nay, ý niệm đầu tiên đều là gì? tương đối vì bản thân. Cho nên càng vì bản thân, con đường của nhân sinh càng nhỏ hẹp. Bởi vì người bất chính ít người giúp, mà người chính nghĩa ắt nhiều người giúp. Ngược lại lúc con cái quí vị từ nhỏ có trái tim nhân từ, con đường của nó càng đi càng rộng. Cho nên đối với bạn bè, đối với vợ con, chúng ta đều nên "chớ chán cũ, chớ thích mới". Tôi còn nhớ cách đây nhiều năm, tôi mượn tiền của người bạn hồi cấp hai, tôi mượn anh ta mấy mươi ngàn đồng. Lúc anh ấy đi lãnh tiền cho tôi mượn, sau đó liền đi, tôi liền nói với anh ấy, vì sao anh không hỏi tôi xem xem tôi muốn làm gì? anh ấy nói: quen biết lâu như vậy rồi, có gì mà hỏi, cho nên như vậy cũng thể hiện ra bạn cũ đối với tính cách của chúng ta, đối với bản chất làm người của chúng ta, họ rất hiểu và cũng vô cùng tín nhiệm, cho nên không cần nói quá nhiều. Có thể tâm tâm tương tri tương ấn.Vậy kỳ thật một người làm sao để " chớ chán cũ, chớ thích mới"? Làm sao từ căn bản giải quyết được tập tánh của một người thích mới chán cũ? Bởi vì thích mới chán cũ chính là không nhớ đến cái cũ, mất gốc, phải không? Vậy làm sao để giải quyết từ căn bản? Chúng ta trong môn học mấy ngày này có giải quyết được vấn đề này không? Có hay không? Xin hỏi chư vị, vì sao tỷ lệ ly hôn cao như vậy? Vì sao vậy? Quí vị không biết đi học đến cuối cùng câu hỏi đều rất nhiều sao? Không thể trách quí vị, điều này phải trường thời huân tập. Còn nhớ không, trước đây chúng ta lúc lên lớp có đề cập, nếu như có một người nữ, cô ta có một người nam theo đuổi, theo đuổi cô ba năm, ba năm như một ngày, dường như có cầu tất ứng, tối đến người con gái này đói bụng, gọi một cuộc điện thoại cho anh ta, anh ta chẳng nói lời nào, lập tức mua một bát nước mè hay là nước hạnh nhân, nhanh chóng đưa đến trước cửa nhà cho cô ta uống, uống xong còn hỏi cô ấy đủ chưa tôi đi mua thêm. Sau đó bình thường vừa nghỉ phép, liền nhanh chóng hỏi thăm nhà hàng nào thức ăn đặc biệt ngon, cũng nhanh chóng đi đặt chỗ mời cô ấy đi ăn. Sáng sớm chủ nhật, bình thường ngủ đến tám chín giờ, cặp bồ với cô ấy rồi thì năm sáu giờ liền thức dậy dẫn cô ta leo núi. Nhưng cũng xưa nay chưa từng dẫn cha mẹ leo núi bao giờ, cũng chưa từng mời cha mẹ đi ăn cơm bao giờ, đây là người trong cuộc thì mê, đối với tôi tốt thế. Sau ba năm cầu hôn với cô ta, may mắn tổ tông cô này có đức, cho nên một trưởng bối cô ta cũng là hàng xóm của người nam này, bởi vì hiểu được anh ta không hiếu kính đối với cha mẹ, nhanh chóng nói với cô gái này: anh ta bất kính với cha mẹ, bản thân cháu nên suy nghĩ lại.Chư vị có nên gả hay không? Quí vị sao mà lí trí đến vậy? Nhưng nghe nói con gái lí trí quá đều không gả được. Cho nên chúng ta từ đây phải hiểu được một điểm chính: lúc một người họ không có hiếu, họ sẽ mất gốc, sẽ không có tình nghĩa, không có đạo nghĩa, không có ân nghĩa, bởi vì cha mẹ là người ân đức lớn nhất đối với anh ta, anh ta còn có thái độ như vậy, vậy vì sao anh ta đối với cô gái này lại tốt như vậy? Cho nên con người phải nên bình tĩnh một chút. Lúc giá trị quan cuộc đời anh ta tốt thì không phát triển, mà phát triển cái gì? Quí vị nói xem tốt không trưởng dưỡng, xấu cũng không trưởng dưỡng, có chuyện như vậy sao? Học như đi thuyền ngược dòng, không phải tiến chắc chắn lùi. Cho nên lúc tình nghĩa, ân nghĩa này không được kiến lập nên thì sẽ hình thành một thái độ nhân sinh khác, gọi là lợi hại.Chư vị có tìm ra đáp án chưa? Vì sao sự qua lại giữa người và người hiện nay đều cảm thấy quan hệ rất không ổn định? Rất không bền chắc? Bởi vì quan hệ giữa người và người hiện nay, kiến lập ở đâu? Lợi hại nhiều. Thường thường đều qua lại rất nhiều năm rồi, cũng cảm giác được tình nghĩa này rất sâu đậm. Cho nên hiện nay rất nhiều người nói chuyện yêu đương, yêu đương rất nhiều năm cũng không dám kết hôn, có hay không? Luôn cảm thấy dường như không thực tế chút nào. Phụ nữ chúng ta lại nhấn mạnh giác quan thứ sáu, cho nên có lợi hại rồi, mục tiêu làm việc của họ là y theo điều này. Cho nên lúc nhìn thấy đối phương trẻ trung xinh đẹp, lại làm giáo viên ở một trường tiểu học nào đó, công việc lại ổn định, có hi vọng lợi ích, tất nhiên dốc sức theo đuổi, đợi khi theo được rồi, kết hôn rồi, ba năm sau cũng sanh cho anh ta một đứa con trai, dáng vẻ cũng mập mập trắng trắng, nhưng bởi vì sau khi sanh con rồi rất vất vả, phải chăm sóc con cái, ngày cũng phải chăm, đêm cũng phải chăm, cho nên sinh ra mấy nếp nhăn, không phải trẻ trung xinh đẹp như trước đây, đột nhiên anh ta ở bên ngoài lại nhìn thấy cô khác càng trẻ trung xinh đẹp hơn, lúc này từ lợi biến thành gì? người lợi hại chỉ cần có thể có được thứ anh ta muốn, anh ta sẽ không từ thủ đoạn, cho nên lúc này từ lợi trở thành gì? thành hại. Hại phải làm như thế nào? Ồ, Sao mà thanh niên này lại nói lớn như vậy? trừ bỏ. Quí vị nói đấy nhé. Tôi không làm vậy. Cho nên quí vị xem, không có đạo nghĩa thì sẽ làm ra những việc rất bạc tình. Cho nên hành động này vừa làm, bi kịch đã xuất hiện rồi. Tỷ lệ ly hôn tăng cao, con cái thiếu thốn sự chăm sóc gia đình ổn định. Cho nên tỷ lệ phạm tội đã bắt đầu rồi. Vì thế kết cấu toàn bộ xã hội là kéo một sợi tóc động toàn thân, mỗi cặp vợ chồng chính là một tế bào quan trọng của toàn xã hội. Quan hệ vợ chồng chỉ cần không ổn định, toàn bộ xã hội tất nhiên sẽ động loạn. Cho nên hiện nay tỷ lệ phạm tội cũng càng ngày càng cao. Vậy nên muốn khiến người không bạc tình, không chán cũ, không thích mới, căn nguyên phải bắt đầu dạy từ đâu? Đúng vậy. Cho nên "vãng giả dĩ hỉ, lai giả khả truy", đối diện với con cái chúng ta ngày nay nhất định phải dạy. Vậy đối diện với người lớn? phải dạy. Nhưng phương pháp dạy không giống nhau. Trẻ em còn có thể dùng lời nói, người lớn phải làm thế nào? Phải dùng cách làm, phải dùng đức hạnh để cảm hóa họ. Họ có lẽ sẽ dần dần cũng hiểu được mê lầm mà quay lại. Cho nên "chớ chán cũ, chớ thích mới". Lúc một người rất phúc hậu, họ không chỉ biết đối với người nhớ ơn niệm tình, thậm chí đối với vật cũng sẽ rất có cảm tình. Ví dụ như bộ áo quần này là mẹ của họ tự tay may cho họ, bởi vì họ đối với cha mẹ có tình nghĩa, cho nên nhìn thấy áo quần này nhất định sẽ vô cùng yêu quí. Rất có thể một chiếc áo mặc bao nhiêu năm? Mấy mươi năm. Lúc họ có thể thông cảm sự vất vả của người khác, tất cả người thân mua cho họ một đồ vật gì, họ tuyệt đối sẽ không lãng phí. Bởi vì lòng hiếu thảo của họ, lòng cung kính của họ đã trở thành tấm lòng của họ, cho nên sự cung kính đối với sự đối với vật, tất nhiên được kiến lập trên sự cung kính đối với người. Cho nên từ căn bản mà nói vẫn là phải dạy con cái hiểu được trân quí tình nghĩa, trân quí ân nghĩa. "Nhân bất nhàn, vật sự giảo, nhân bất an, vật thoại giảo". Cho nên tâm nhân từ của chúng ta là nơi nơi đều thể hiện. Tuyệt đối không phải chỉ nói nơi miệng mà thôi. Tôi đối với mọi người rất tốt. Tôi rất có lòng nhân từ. Nhưng có thể người khác sống chung với chúng ta đều cảm thấy rất khó chịu. Lúc này chúng ta phải cẩn thận phản tỉnh lại, rốt cuộc vấn đề xuất phát từ đâu, vì sao tôi lại thể hội được như vậy? Lúc tôi tốt nghiệp tiểu học, giữa bạn học và bạn học đều sẽ viết một quyển lưu bút. Chúng tôi phát cho mỗi bạn học một trang, lúc đó cũng còn tâm rất bình đẳng, mỗi bạn học đều phát cho một trang, kết quả thu trở lại, có tỷ lệ rất cao đều viết về tôi "quá nhiệt tình", nhiệt tình là tốt rồi, còn thêm trước đó chữ "quá". Cho nên quí vị xem quí vị có tâm rất tốt, có khả năng đem lại cho người khác áp lực. Cho nên "người không rảnh, chớ làm phiền", cho dù quí vị có đem rất nhiều thứ quí hóa cho họ, cũng nên xem xem họ hiện tại có tiện hay không, có thời gian hay không? Vì thế tiến thối có chừng mực này, chúng ta nên nhạy bén một tí. Lúc chúng ta gọi điện thoại cho bạn bè tuyệt đối không thể cứ lốp đốp nói hoài không dứt, nhất định phải hỏi trước một câu: xin hỏi bây giờ có tiện nói chuyện không? Lúc đối phương nghe chúng ta nói năng như vậy, trong lòng họ cũng sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Hơn nữa họ thực sự có việc, họ cũng sẽ rất tự nhiên nói với quí vị: bây giờ đúng là tôi đang có chút việc, vậy thì lúc nào đó gọi lại cho tôi. Cho nên lễ phép luôn luôn thể hiện trong cuộc sống, là cự ly rất tốt đẹp giữa người và người. Lễ phép sẽ không dễ dàng xảy ra những việc ngỡ ngàng, xảy ra những vướng mắc. Ngoài việc gọi điện thoại đến nên hỏi trước ra, bình thường thời gian ăn cơm cố gắng như thế nào? Không nên gọi. Bằng không nếu như họ bị bệnh dạ dày, quí vị lại gọi đến hại họ lo lắng, điều này chúng ta cũng nên cân nhắc. Nếu không họ mới ăn nữa chừng, đúng lúc quí vị lại bô bô nói chuyện không dứt, cuối cùng họ phải từ chối quí vị, hay là phải không ăn cơm nữa? Cho nên điều này cũng phải luôn luôn nghĩ cho đối phương. Ngoài thời gian ba bữa ăn không nên gọi ra, buổi tối muộn quá cũng không nên gọi điện thoại. Nếu không rất có thể ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ, nghỉ ngơi của một gia đình. Ngoài việc gọi điện thoại ra, lúc chúng ta muốn đi thương lượng sự việc với người khác, đều phải quan sát trước một chút, bây giờ có phải họ đang bận không, đợi đến khi họ rảnh rỗi chúng ta mới như thế nào? Đi tìm họ, đi bàn bạc với họ. Cho nên phải biết quan sát. Quí vị xem rất nhiều trẻ em, nó vừa nghĩ đến cái gì, bất kể là ba bảy hai mươi mốt, liền lập tức kéo áo quần người lớn, đứng đó mà bi bô nói, có vậy không? Hoặc là mẹ đang làm cơm, nó muốn nói gì đó liền chạy đến, đó đều phải ngay lúc đó nhân cơ hội để giáo dục, không chỉ trẻ con phải nhân cơ hội giáo dục, người lớn có cần hay không? Cũng cần có, bởi vì đúng là không có ai nhắc nhở, chúng ta đều khó tránh khỏi mất đi độ nhạy bén này. Cho nên chỉ cần có bạn bè sẽ nhắc nhở cho nhau một chút, chúng ta sẽ gợi nhớ lại thái độ này, đương nhiên lúc chúng ta nhắc nhở người lớn nhất định phải nhớ "nét mặt vui, giọng nhẹ nhàng", duy trì tươi cười, cho dù là khuyên họ không nên hút thuốc, cũng phải: tiên sinh, rất xin lỗi, tôi bị hen suyễn, như vậy sẽ không có tình huống xấu gì xảy ra. Cho nên Đệ tử quy có thể hoạt dụng trong những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống."Người không rảnh, chớ làm phiền", "người không an, chớ nhiều lời", lúc một người tâm trạng rất không tốt, họ sẽ muốn như thế nào? Yên lặng một chút. Lúc này quí vị không nên đi đến bô bô nói chuyện, nên lúc chúng ta xem phim thường thường có một câu lời thoại gọi là gì? "anh đi ra dùm tôi, để tôi một mình yên tĩnh một chút" , cho nên chúng ta nên dò lời xem nét mặt, nhưng nếu như người thân của chúng ta, đúng lúc tâm trạng đang rơi xuống vực, thậm chí còn có khả năng muốn kết thúc cuộc đời, lúc đó chúng ta cũng không thể không hỏi han gì, có đúng không? Cho nên có lúc rất nhiều người làm ra những việc không thể vãn hồi, đều chỉ là một ý niệm chưa chuyển trở lại được, cho nên chúng ta cũng không thể không đề phòng. Ví dụ như, lúc tâm trạng anh chị em quí vị rất tệ, lúc này quí vị bưng đến một tách trà nóng, bưng đàng hoàng, sau đó bước vào phòng của họ, mặt không nên nhìn họ, rồi nhẹ nhàng đi vào, sau đó để tách trà nóng lên bàn của họ, sau đó lại từ từ lui ra khỏi phòng, " đi vào nhanh, đi ra chậm", để cho họ cảm giác được còn có người đang quan tâm đến họ, cho nên khẩu khí của họ thật là lúc không chống chọi nổi nữa, họ sẽ đi tìm ai? Nhất định sẽ đi tìm quí vị để thổ lộ nỗi lòng. Bởi vì người chỉ cần cảm nhận được có người đang quan tâm họ, họ sẽ không bước đến đường cùng. Cho nên cho dù người thân có thân hơn nữa, giữa sự tiến thối chúng ta cũng nên đứng trên cảm nhận của đối phương mà suy nghĩ, như vậy thì có thể chung sống với nhau rất hòa hợp. Đây gọi là "người bất an, chớ nhiều lời".Chúng ta tiếp tục xem câu văn tiếp theo."Nhân hữu đoản, thiết mạc yết, nhân hữu tư, thiết mạc thuyết. Đạo nhân thiện, tức thị thiện, nhân tri chi, dụ tư miễn. Dương nhân ác, tức thị ác, tật chi thậm, họa thả tác. Thiện tương khuyên, đức giai kiến, quá bất quy, đạo lưỡng khuy.", "Nhân hữu đoản, thiết mạc yết, nhân hữu tư, thiết mạc thuyết", tâm nhân từ này, còn phải thực tế trong cách nói năng. Chư vị, học từ trước đến đây, trong Đệ tử quy kinh văn bàn đến nói năng có nhiều hay không? Rất nhiều. Cho nên nói chuyện có cần học hay không? Cần. "Ngôn ngữ" trong lời dạy ở bốn khoa của Khổng môn chỉ thua ở chỗ đặt sau "đức hạnh" mà thôi. Cho nên từ nhỏ trẻ con nói chuyện cho đúng mực chúng ta cũng nên dạy bảo nhiều."Người có khuyết điểm chớ vạch trần, người có chuyện riêng chớ nói ra." Kỳ thực "điều mình không muốn, chớ làm cho người", lúc chúng ta có điều dở, có chuyện riêng, có muốn người khác đi tuyên truyền khắp nơi không? Không muốn vậy. Cho nên chúng ta không muốn người khác như vậy. Chúng ta cũng không nên làm như vậy.Trước đây kinh văn cũng có nhắc đến "thấy người ác, liền phản tỉnh, có thì sửa, không thì cảnh giác", vậy nên cho dù thấy điều không tốt của người khác, chúng ta cũng nên lấy đó để phản tỉnh bản thân. Trước đây cũng có đề cập đến, có một người bạn nói, anh ta thực sự không thể nào nhìn lỗi lầm của người khác, kết quả sư trưởng của anh ta dạy cho anh ta một cách rất hữu dụng. Chư vị, quí vị đã dùng đến chưa? Nhìn thấy vợ không tốt, liền nghĩ đến đều là do mình không tốt. Bởi vì mình làm chưa được tốt lắm, không thể làm cho cô ấy cảm động nước mắt dàn dụa. Nhìn thấy con trai không tốt, tức là mình dạy chưa được nghiêm túc lắm. Vậy nhìn thấy xã hội rất loạn, chính là tôi không tốt, không nhặt rác cho họ thấy, không đỡ người già cho họ thấy, cho nên nơi nơi đều thấy điều không tốt của người, đều xem là điều không tốt của bản thân, bổn phận của bản thân. Họ sẽ nỗ lực cố gắng để làm công tác tu thân, tin rằng họ chỉ cần có thể chuyển về thái độ như vậy, tuyệt đối có thể tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cho nên thầy giáo trong trung tâm chúng ta còn đặc biệt viết một tập văn, tên là "nhặt rác", câu chuyện nhặt rác này rất nhiều, chớ nên xem thường hành động nhặt rác này. Thầy giáo trong trung tâm chúng tôi có một lần đến Trường thành để leo lên Trường thành, đi trên đường, chúng tôi rất tự nhiên liền bắt đầu nhặt suốt dọc đường, bỗng nhiên có một người ngoại quốc, đối với động tác nhặt rác của chúng tôi chụp ảnh lại. Vì sao họ muốn chụp? Vì hiếm có. Lúc đó tôi cũng không ăn mặc đẹp như vậy, hiếm có, ở địa phương của người Trung Quốc nhìn thấy nhặt rác, vì thế có một lần tôi cùng với thầy Lý, phía sau còn có hai thầy giáo khác, bốn người cùng đi trên một con đường, tôi và thầy Lý liền bắt đầu nhặt rác dọc đường, quá trình nhặt rác này, ngược chiều đi đến rất nhiều học sinh cấp hai, họ đều là vừa ăn vừa vứt rác. Kết quả sau đó nhìn thấy chúng tôi đang nhặt, họ liền sững người, lúc chúng tôi đi qua rồi, trong đó có một học sinh cấp hai liền nói, ít thấy, khó gặp. Kết quả bởi vì đằng sau còn có hai thầy giáo nữa, người thầy giáo này cũng rất có độ mẫn cảm giáo dục, lập tức liền nói với em đó: đã là ít thấy, đã là hiếm gặp, vậy các em cùng đến nhặt rác, vậy không phải là không ít thấy, không hiếm gặp rồi sao? Em học sinh cấp hai này nói: ồ, rất có lý. Kết quả em ấy cúi người xuống nhặt lên một cọng rác. Cho nên chúng ta nên "hành vi thị phạm", thức tỉnh lòng thiện này của mọi người, tấm lòng đối với gia đình, trách nhiệm đối với xã hội, cho nên thấy điều xấu của người không nên để trong lòng, phải luôn luôn nghĩ đến làm sao để làm tấm gương tốt để ảnh hưởng đến mọi người. Càng không thể đem lỗi lầm của người ta tuyên truyền khắp nơi, như vậy thật không tốt. Cho nên người khác sai cũng là đúng, bản thân đúng cũng là sai. Nghe đến nỗi đầu óc cũng hồ đồ rồi.Nói thêm lần nữa, người khác sai chúng ta cũng nên coi nó là đúng, chúng ta đúng nên coi như là sai. Chúng ta đoán xem câu đố này có ý nghĩa gì? kỳ thật điều này có hàm ý rất sâu. Người khác sai vì sao lại đúng? Đương nhiên là đúng. Họ không đọc Đệ tử quy nên mới việc làm sai, "người không học không biết được". Vì thế người khác biểu hiện nhu cầu của xã hội cho chúng ta thấy, chúng ta nên nhanh chóng tận tâm tận lực để giúp họ, làm gương cho họ. Vậy vì sao chúng ta đúng cũng là sai? Quí vị thường ở đó mà nói: tôi đúng, anh sai, đang chế tạo cái gì? đối lập, chế tạo cao thấp. Cho nên có phát hiện được rất nhiều người thường thường đều nói: tôi đúng, anh sai rồi. Luôn luôn sẽ nói: anh sai rồi. Người như vậy nhân duyên như thế nào? Cho nên bản thân đúng cũng là sai. Bởi vì luôn lấy cái đúng của mình như thế nào? Lẽ thẳng khí hùng để đè người. Không đúng. Nên lẽẽthẳng khí hòa, dĩ hòa vi quí, như vậy mới chính xác. Lúc người có thể tâm khí hòa bình liền có thể đi cảm hóa được người khác. Họ cũng sẽ cảm thấy đi theo quí vị, qua lại với quí vị, học tập cùng quí vị cảm giác rất tốt. Cho nên "người có khuyết điểm chớ vạch trần, người có chuyện riêng tư, chớ nói ra." Thật lòng mà nói, chúng ta cứ tìm khuyết điểm của bản thân, thì đã đủ bận rộn cho chúng ta rồi, có phải không? Bởi vì tìm ra khuyết điểm còn chưa sửa sai, đột nhiên lại phát hiện lỗi mới lại phát sinh rồi. Cho nên "nếu người thật tu đạo, không thấy lỗi thế gian". Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!
HẾT TẬP 36
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top