TẬP 35
Tập 35
Chào quí vị! Chúng ta đi vào đề mục thứ tư "phiếm ái chúng", cũng nhắc đến lòng yêu thương của con cái. Lòng nhân hậu có thể từ hiếu thuận với cha mẹ, diễn tiến thành kính trọng tất cả cha mẹ, thân thuộc của người khác. Rồi diễn tiến đến sự tôn trọng các ngành nghề khác, tôn trọng sự đóng góp của họ, sự vất vả của họ, cũng nên yêu thương rất nhiều những đoàn thể yếu thế trong xã hội. Vừa rồi cũng nhắc đến "quan, quả, cô, độc, phế, tật đều được nuôi dưỡng". Hơn nữa thật sự hiện nay không khí hành thiện này ngày càng hưng thịnh. Đây là điều chúng ta đáng vui mừng an ủi. Lúc chúng ta làm việc thiện, một là nâng cao lòng nhân từ của bản thân, hai là có thể thực sự hiểu được một số sự việc, một số địa phương xã hội không biết. Lúc chúng ta dẫn con cái cùng đi làm việc thiện, chắc chắn lại trưởng dưỡng cho con cái tâm nhân hậu. Vậy chúng ta đang làm tiền đề cho việc thiện, nhất định phải chăm sóc gia đình cho tốt, không thể ra ngoài làm việc tốt, còn trong nhà thì loạn lên cả đống. Như vậy có thể sẽ có tác dụng phụ. Vì thế trước hết phải tu thân sau đó mới tề gia, tề gia rồi mới có thể phát huy sức ảnh hưởng để trị nước, để ảnh hưởng đến xã hội. Nên thứ tự này chúng ta cũng nên cẩn thận để ứng xử.Ngoài đoàn thể yếu thế phải tôn trọng ra, người xấu có nên yêu thương không? Trước đây chúng ta cũng có nhắc đến, năm ngoái có xảy ra một vụ án rất nghiêm trọng, chính là sự kiện Mã Gia Tước, bởi vì bạn bè cười anh ta, thời gian dài hủy nhục anh ta, coi thường anh ta, cảm thấy anh ta rất nghèo, sau đó nảy sinh động cơ sát hại, giết hại rất nhiều bạn học. Nhưng trong quá trình này, có một người bạn học, vốn cũng phải chịu tổn hại, sau đó đã vượt qua được kiếp nạn. Bởi vì người bạn học này, từng giúp anh ta bưng khay cơm, giúp anh ta lấy cơm một lần, cho nên người bạn này mới hóa giải được nguy nạn này. Cho nên đích thực người có tâm thiện, tự nhiên sẽ có quả thiện báo đáp. Bất luận đối phương là người ác như thế nào, chỉ cần chúng ta có tâm thiện, chỉ cần chúng ta có đức hạnh, đều có thể dần dần đánh thức được lương tri của họ. Vậy giả sử chúng ta công kích anh ta, có thể sẽ cả hai sẽ bị tổn thương. Nói rằng "khen cái ác của người cũng là ác, ghét họ quá cũng mang họa ", rất có thể họ sẽ xấu quá hóa giận thì không tốt rồi. Vì sao họ sa chân vào con đường sai lầm? Các bạn vì sao vậy? Không có gia đình tốt giáo dục, không có nhà trường tốt giáo dục. Nên một người sở dĩ lỡ sa vào con đường lầm lỗi, là quá trình của cuộc đời họ, không gặp được người thực sự yêu thương họ. Cho nên người đáng ghét ắt cũng có điểm đáng thương. Chúng ta phải đồng cảm với họ. Tôi ở Hải Khẩu có gặp một trưởng quan, ông là người giám ngục. Ông biết vì tôi đã thời gian dài không ở Hải Khẩu, đúng hôm đó về lại vài ngày, ông vừa biết liền tranh thủ đến cùng với thầy giáo trung tâm chúng tôi ăn một bữa cơm. Ông nói ông có một tâm nguyện, hi vọng nhà tù trở thành một trường học. Tôi nghe đến đây rất cảm động, thật là một người lãnh đạo chính phủ thật có tâm làm việc thiện, vậy thì có rất nhiều, rất nhiều người có thể đạt được lợi ích lớn lao. Tôi nhớ tôi ở Hải Khẩu mở khóa học thứ nhất, giảng năm ngày. Cục trưởng cục giáo dục thành phố Hải Khẩu đích thân đến nghe giảng. Đương nhiên tôi ít gặp qua các phương diện xã hội, cho nên cục trưởng ở dưới đó tôi cũng khá lo lắng, sau đó cục trưởng nghe xong toàn bộ tiết học buổi chiều, nghe xong hết giờ học rồi, mấy người thầy giáo chúng tôi tiễn cục trưởng ra về. Lúc vị cục trưởng này ra về rồi, tôi bỗng nhiên rất cảm động, nước mắt rơi lã chã, bởi vì chúng ta thường xem Câu Chuyện Đức Dục, mỗi vị quan viên tốt, đều có thể lợi ích một phương, đều có thể làm cho cuộc sống tư tưởng của người dân nơi đây được phát triển rất tốt, gia đình của họ cũng sẽ có những ảnh hưởng sâu xa. Nên vừa nghĩ đến có quan viên tốt xuất hiện, thì sẽ có phong khí xã hội tốt. Nên nghĩ đến đây đã rất cảm động, người bên cạnh cũng không biết vì sao tôi khóc, nên đều giật mình. Tôi nói: không sao, không sao. Thấy vị trưởng giám ngục có tâm như vậy, lúc ông ta có tâm như vậy, chúng ta nhất định phải hy sinh, tôi nói: chỉ cần sắp xếp cho tốt, thầy giáo trong trung tâm chúng tôi nhất định đến ủng hộ, thậm chí sách vở chúng tôi đều tình nguyện cung cấp. Thực ra thời đại ngày nay chỉ cần quí vị muốn làm việc thiện, nhất định sẽ có người đến giúp đỡ quí vị. Nên nói "người có thiện nguyện trời ắt sẽ giúp", cho nên đối diện với người ác, chúng ta cũng hướng dẫn con cái, phải thể hiện mình cho tốt, tự nhiên có thể cám hóa được người khác. Con cái có thái độ như vậy, nó sẽ luôn giữ được thái độ hòa thuận với mọi người, không đến nổi xung đột với người khác. Ngoài phải yêu người ra, động vật có nên yêu thương nó không? Động vật cũng nên yêu thương nó. Bởi vì động vật cũng giống như chúng ta, đều có linh tri, đều có cảm giác, nó cũng biết đau, nó cũng sẽ đau lòng, cũng biết buồn bã.Ở Tây Tạng có một người đi săn, một hôm sáng sớm thức dậy, nhìn thấy đằng xa có một con Tạng Linh Dương, người đi săn này vừa nhìn thấy thú săn, trong ý thức sẽ làm động tác gì? lập tức dướng súng lên, đã ngắm chuẩn con Tạng linh dương này rồi, kết quả xuất hiện một cảnh tượng làm cho ông ta rất kinh ngạc. Bởi vì trước nay ông ta chưa nhìn thấy bao giờ, con Tạng linh dương này nhìn ông ta, sau đó quỳ hai đầu gối hướng về phía ông. Ông cảm thấy rất kỳ lạ, nhưng vẫn bắn chết nó. Sau khi bắn xong, ngày hôm sau anh ta mổ thịt nó, chuẩn bị cắt thịt của nó, kết quả vừa nhìn vào trong bụng nó, có một con tiểu tạng linh dương. Người đi săn này đột nhiên hiểu được con tạng linh dương này vì sao phải quỳ xuống. Cầu người đi săn tha cho con của nó một mạng. Người đi săn này cũng là một người cha, nhìn thấy tạng linh dương vì con của mình cũng có thể làm ra những hành vi như vậy. Ông cũng rất cảm động, cũng rất hổ thẹn, cũng thể hội được tất cả những động vật đều có tình thân, cho nên ông ta từ đó liền buông súng săn xuống, không còn đi săn nữa. Có một người đi săn khác, người này chuyên môn đi bẫy chồn, luôn dùng dụng cụ đi săn bẫy chặt nó, một hôm ông phát hiện dụng cụ đi săn của mình đang kẹp chặt một con chồn, ông đến gần nhìn chỉ có da chồn thôi, thân thể không thấy nữa, người đi săn này liền lần theo vết máu mà con chồn để lại cứ đi theo vết máu đó, đi theo đến hang chồn nhìn xem, con chồn này dùng hết sức lực lột da của nó, sau đó tự chạy về hang, đang cho con bú sữa. Thật ra con chồn này đã chết rồi, con của nó vẫn đang bú sữa của nó, nên quí vị xem một con chồn cho dù đang liên quan đến sinh mạng, suy nghĩ của nó vẫn là vì con cái, tấm lòng làm mẹ của nó không thua kém gì con người chúng ta, cho nên người đi săn nhìn thấy cảnh tượng như vậy, ông cũng từ đó không đi săn nữa. Từ đây chúng ta cũng nghĩ đến bài thơ của Bạch Cư Dị.Mạc đạo quần sanh tính mạng vi,Nhất ban cốt nhục nhất ban bì,Khuyên quân mạc đả chi đầu điểu,Tử tại sào trung vọng mẫu qui.Cho nên chúng ta đối với động vật cũng nên có tâm đồng cảm như vậy. Tuyệt đối không thể vì sở thích của bản thân, yêu ghét của bản thân mà đi chia rẻ gia đình của động vật. Không chỉ động vật cần chúng ta quan tâm, thực vật cũng cùng một thể với chúng ta, đều ở trên trái đất này, trong cùng một thể của sinh mệnh. Tôi từng nhìn thấy đứa trẻ leo lên cây, cứ rung lắc cành cây kia, cứ muốn bẻ gãy cành cây. Nó cảm thấy vui thích, nhưng giả sử trẻ em từ nhỏ, nó muốn chơi thỏa thích đều có thể làm được, vậy khả năng nó sẽ từ làm tổn thương thực vật, sau đó giả sử nó cảm thấy rất vui, nó có thể đánh động vật. Vậy là có thể tổn hại đến thực vật, tổn hại đến động vật. Lớn thêm tí nữa, có thể nó cảm thấy vui thích nó có thể đi đánh người khác. Cho nên chúng ta nên rất cẩn thận. Lúc con cái đối diện với bất kể là động vật hay thực vật, đều là tâm của nó đang đối đãi. Giả sử đối với vật không kính, sau này đối với người có thể kính được sao? Nó nhìn thấy thức ăn nói con không ăn đâu, đối với thức ăn đều đạp bỏ, đối với người bảo đảm rất khó mà cung kính được. Bởi vì "nhất chân nhất thiết chân", chữ "nhất" này là gì? "Nhất" là tâm của một người. Sự cung kính của họ, sự chân thành của họ, giả sử như đã nội hóa ở trong tâm, hành vi mà họ biểu hiện ra, tự nhiên đều là cung kính chân thành. Lúc họ đối với vật đều không chân thành , đều chà đạp, muốn làm gì thì làm. Vậy là trái tim của họ đã mất đi sự cung kính. Đợi đến khi họ đối diện với con người, có thể lập tức điều chỉnh trở lại cung kính được sao? Điều đó là không thể. Cho nên thứ chúng ta mặc, thứ chúng ta ăn, đều có thể là sự quan tâm của cha mẹ, tiền cha mẹ cực khổ làm ra để mua được. Lúc họ có thể trân quí những vật phẩm này, cũng chính là trân quí công sức của cha mẹ. Những điều này đều không tách rời tâm cảnh của một người. Cho nên tôi nhìn thấy con trẻ đang làm tổn thương thực vật, chúng ta cũng không chỉ trích ngay lúc đó, đợi đến tiết học sau lúc lên lớp, chúng tôi liền nói với các em. Các em nhỏ, xin hỏi một người thiếu cái gì, chỉ cần thiếu năm phút, là không còn sống nổi nữa? Thiếu cái gì? Thiếu dưỡng khí. Hôm nay các em thiếu thức ăn, có thể vẫn chống chọi được tám ngày, mười ngày, đều có thể sống tốt. Hôm nay các em hai ba ngày không uống nước, có thể cũng không sao, nhưng các em chỉ cần năm phút không có dưỡng khí, thì sẽ như thế nào? Chết chắc rồi, có thể não sẽ chết rồi. Xin hỏi dưỡng khí từ đâu mà có? Các em có thể sẽ đáp rất nhanh, bởi vì các em đều đã học qua các môn tự nhiên, tác dụng của quang hợp, tức là từ thực vật mà có. Cho nên trong sinh mạng của các em thực vật là là thứ quan trọng nhất. Bởi vì chỉ cần không có thực vật, các em chỉ năm phút sau là không sống nổi nữa. Cho nên thực vật là ân nhân cứu mạng của các em. Nó cho các em thứ cần thiết nhất. Vậy các em đem cái gì để đối đãi với nó? Cho nên chúng ta đối với thực vật phải yêu thương. Thực vật không chỉ là cung cấp dưỡng khí cho các em, nó còn giúp các em rất nhiều rất nhiều. Chúng ta có thể mượn cơ hội này làm cho các em có thể nhìn thấy tính quan trọng của thực vật đối với mình, cống hiến đối với sinh mạng của mình. Mà thực vật đối với chúng ta có nhiều cống hiến như vậy nhưng trước nay chưa từng mở miệng nói, xin quí vị cho tôi 300 đồng, xin quí vị cho tôi 500 đồng. Sự phụng hiến của nó đối với chúng ta là vô tư, càng không phải được chúng ta tôn trọng. Bởi vì con người không tôn trọng thực vật, nên sản sinh rất nhiều vấn đề. Ví dụ như mỗi lần trời mưa đều xảy ra lở đất lở núi, kỳ lạ lắm, 30 năm trước, 50 năm trước làm gì có nhiều trận lở đất như vậy. Tại sao đột nhiên mấy mươi năm sau đều lở ra hết? Có phát hiện ra được thời đại ngày nay chúng ta có rất nhiều danh từ mới? Đều là con người ngày nay làm một số việc mới sản sinh những hiện tượng mới này. Bởi vì chặt phá tràn lan. Vốn những cây lớn này có thể giữ chặt những đất đai, kết quả quí vị chặt nó hết, những đất đai đều bị long ra, kết quả vừa mưa xuống, mưa quá lớn sẽ tạo thành lở đất đá, lở bùn đá. Cho nên những thiên tai ngày nay, kỳ thực quí vị tỉ mĩ suy nghĩ, đều là con người tạo thành. Cây này vì nó có bóng râm rất lớn, có thể điều tiết nhiệt độ, cho nên trong một đô thị, chỉ cần cây cối càng nhiều, nhiệt độ của nó sẽ càng ổn định. Giả sử cây cối đều chặt hết, đô thị này ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào, nhiệt độ sẽ như thế nào? Nhiệt độ sẽ rất cao. Con người sống trong môi trường như vậy, thân thể cũng sẽ bị tổn thương. Cho nên cây cối luôn luôn điều tiết nhiệt độ của ta. Hơn nữa, cây này vì làm cho ánh mặt trời không trực tiếp chiếu trên mặt đất, cho nên điều tiết nhiệt độ rất tốt. Vậy con người lại ngăn cản những ô xít các bon, đi ô xít các bon và còn một số không khí bẩn, đều phải thông qua thực vật để hấp thụ nó, chuyển hóa nó. Kết quả ngày nay đều chặt hết, những không khí không tốt tiếp tục tích trụ trong tầng không khí, lúc ô xít các bon, đi ô xít các bon nhiều quá sẽ hình thành hiệu ứng nhà kính, cho nên nhiệt độ của trái đất không thể giải phóng ra ngoài, nên càng ngày càng cao, tạo thành khí hậu bất thường mang tính toàn cầu. Vùng nhiệt đới lại còn có tuyết rơi. Những hiện tượng này là thiên tai sao? Có phải thiên tai hay không? Đều không phải. Cho nên người phải cẩn thận suy nghĩ để chung sống với đại tự nhiên, chúng ta có thể bảo vệ chúng, thì có thể sống chung cùng phát triển. Giả sử như chúng ta tổn thương nó, chắc chắn sẽ cả hai đều thiệt hại. Cho nên lão tổ tông mới kỳ vọng chúng ta phải làm tam tài trời đất người, có một con số được nhắc đến. Mười ngàn năm trước, mỗi một trăm năm có một loài vật bị tuyệt chủng. Một ngàn năm trước cứ mỗi mười năm có một loài vật tuyệt chủng. Một trăm năm trước, mỗi một năm có một loài vật tuyệt chủng. Hai mươi năm trước, mỗi một năm có 500 loài vật tuyệt chủng. Năm năm trước, mỗi năm có 10.000 loài vật tuyệt chủng. Chúng ta xem xem con số này, nhìn thấy mà giật mình. Chỉ trong mấy mươi năm ngắn ngủi, vạn vật trên toàn cầu đều đứng bên bờ đại nạn, tuyệt chủng nhanh chóng. Là kiệt tác của ai? Con người. Cho nên lúc trên trái đất sau khi có một loại động vật tuyệt chủng, những động vật khác sẽ mở tiệc, mở tiệc chúc mừng, mở tiệc bảy ngày bảy đêm không ngủ. Là loại vật nào? Con người. Quí vị làm sao biết được? Cho nên chính xác là con người đã đến lúc nên phải suy nghĩ. Giả sử như dùng ung thư để ví dụ, con người chính là tế bào ung thu của trái đất. Quí vị xem tế bào ung thư phải chăng phát triển rất nhanh, đi áp bức các bộ phận nội tạng khác? Nó khuếch rộng rất nhanh, nó cho rằng nó càng ngày càng lớn mạnh. Kết quả bỗng nhiên một hôm thân thể suy kiệt rồi, kết cục của tế bào ung thư là gì? chết rồi. Nó tuy rằng không ngừng phát triển, đến cuối cùng toàn bộ cơ thể con người cũng chết mất, nó cũng kề cận cái chết, nó cũng phải chết. Nhân loại cũng như vậy, cướp đoạt nhiều không gian sinh tồn của động thực vật như vậy, con người dường như càng ngày càng lớn mạnh, phải không? Đợi đến khi toàn bộ địa cầu đã bị phá hoại, không thể sinh tồn nữa, trái đất không thể sanh tồn, nhân loại cũng bị diệt vong như vậy. Cho nên con người không thể thấy cái lợi trước mắt, nhất định phải từ sự quan tâm đối với con người, rồi phát triển đến sự tôn trọng đối với tất cả vạn vật. Lúc chúng ta biết tôn trọng đối với vạn vật, cũng dạy cho đời sau của chúng ta biết tôn trọng tất cả sinh mạng, cũng trưởng dưỡng lòng nhân từ của con trẻ. Thế hệ sau có tâm nhân từ, thì ai là người có lợi nhất? Đương nhiên là cha mẹ, gia đình của họ. Cho nên con người phải hiểu rõ lí lẽ, không biết lí lẽ có thể sẽ làm ra rất nhiều việc khiến cho bản thân suốt đời hối hận. Cho nên phải "yêu tất cả chúng sanh".Chúng ta tiếp tục đọc đoạn văn này, chúng ta đọc qua một đoạn "phàm thị nhân, giai tu ái, thiên đồng phúc, địa đồng tải"."Phàm là người đều phải yêu thương, trời cùng che, đất cùng chở", cho nên chúng ta đều cùng sinh tồn tại trên cùng một trái đất, cùng giữa một trời đất, nên phải đồng cam cộng khổ. Cho nên có một người thầy giáo nói với tôi rằng: có thể yêu thương tất cả vạn vật, tức là thực hành đạo hiếu để, thầy ấy tiếp tục nói: trời là cha, đất là mẹ, mỗi người đều là con cái của đại địa, đều là đại địa nuôi lớn chúng ta. Giả sử như hôm nay không có đại địa, chúng ta ăn cái gì? Bởi vì đại địa trưởng dưỡng chúng ta, chúng ta nhớ ân đức này, đất là mẹ, mà mẹ nuôi nấng ra tất cả vạn vật đều là anh em chị em, cho nên chúng ta không nên tàn hại động vật, như vậy sẽ không có thái độ hiếu để. Vì thế người thầy giáo này, đem tâm lượng này phát triển ra rất rộng. Đích thực đất là mẹ, lúc nhân loại chúng ta không biết tôn trọng động vật, bầu không khí của toàn thể gia đình này sẽ vô cùng hỗn loạn. Nên quí vị xem nhiều động vật như vậy đang tuyệt chủng. Lúc những động vật này nhìn thấy con người đều lập tức chạy trốn, nghe nói lúc gặp người Trung Quốc nó chạy càng nhanh hơn. Điều này chúng ta nên phản tỉnh, bởi vì người Trung Quốc loài bay trên trời, loài bò dưới đất, loài lội dưới nước, sự ham muốn ăn uống phải nên tiết chế, nếu không không biết còn tàn hại không biết bao nhiêu là sinh linh, rất nhiều động vật đều bị con người ăn cho đến tuyệt chủng. Cho nên "trời cùng che, đất cùng chở".Vào thời Chiến Quốc, có một vị danh tướng tên là Tôn Thúc Ngao, ông cũng là người rất có đức hạnh. Một hôm ông đi làm việc bên ngoài, nhìn thấy một con rắn hai đầu. Bởi vì trong thôn của ông có có lời đồn, chỉ cần người nhìn thấy con rắn hai đầu, đều sống không nổi, có thể sẽ bị chết yểu. Cho nên ông nhìn thấy rồi, lập tức lấy gậy đánh chết con rắn hai đầu này, đánh chết rồi đem chôn cất nó, bản thân khóc thút thít trở về nhà. Mẹ ông vừa thấy vậy liền hỏi ông: con đang khóc gì vậy? Tôn Thúc Ngao liền nói, con không thể phụng dưỡng mẹ, bởi vì con nhìn thấy con rắn hai đầu, có thể không giữ được mạng nữa rồi. Quí vị xem Tôn Thúc Ngao nhỏ như vậy, nhìn thấy con rắn hai đầu, không nghĩ đến tính mạng bản thân sắp kết thúc rồi, mà nghĩ đến cái gì? chôn nó xong rồi, không để cho người khác còn thấy nó nữa, mà còn khóc thút thít trở về, vì sao mà đau lòng vậy? Do sợ bản thân không thể phụng dưỡng mẹ mình. Nên mẹ ông nghe xong rồi rất an ủi, nhìn thấy con trẻ đúng là rất biết nghĩ cho người khác. Cho nên nói: con không nên lo sợ, con có thiện tâm như vậy, sau này nhất định rất có phước phần. Sau đó Tôn Thúc Ngao trưởng thành rồi, đúng là làm tể tướng của nước Sở, cũng rất có thành tựu. Nên thiện có thiện báo. Có tấm lòng lương thiện, chắc chắn có thể chiêu cảm đến phước phần. Cho nên phàm là người đều phải yêu thương.Chúng ta xem tiếp câu kinh văn dưới đây."Hành cao giả, danh tự cao, nhân sở trọng, phi mạo cao, tài đại giả, vọng tự đại, nhân sở phục, phi ngôn đại."Một người có đức hạnh, tự nhiên thanh danh của họ sẽ được truyền ra, có phải ngồi trên xe tuyên truyền đi giảng? tuyệt đối không phải. Bởi vì gió của đức sẽ thổi bay xa. Cho nên Khổng lão phu tử trong "Luận Ngữ" có nhắc đến: "quân tử chi đức phong, tiểu nhân chi đức thảo, thảo thượng chi phong, tất yển", "tiểu nhân" ở đây chỉ cho bá tánh bình dân thông thường. Chữ "yển" chỉ cho cỏ cúi rạp thân xuống, tượng trưng cho gió đức vừa thổi qua, tất cả những bình dân bá tánh đều nhận được sự giáo hóa, đều học tập theo, thực hành theo. Cho nên đương nhiên quan trọng nhất là, người có đức hạnh, nhất định có đạo đức học vấn thực sự. Tự nhiên sẽ đạt đến hiệu quả "đào lý không nói, người tự nhiên tìm đến", cho nên Khổng phu tử năm xưa dạy học cũng phát triển nhanh chóng, rất nhiều người học hành các nước đều muốn đến học tập với phu tử.Chư vị, phu tử thời thời khắc khắc suy nghĩ một số việc gì? Vậy chúng ta giờ đang nghĩ đến việc gì? Bởi vì "tướng do tâm sanh", những điều tâm nghĩ nhất định sẽ biểu hiện ra nơi xử sự làm người trong cuộc sống hằng ngày. Lúc chúng ta có thể lý giải được Thánh hiền nhân họ thường nghĩ đến so với điều chúng ta nghĩ khoảng cách lớn đến như vậy, chúng ta liền biết được làm thế nào để đuổi kịp. "Cho dù khoảng cách lớn, nổ lực dần dần sẽ đuổi kịp". Chư vị, bình thường chúng ta đều nghĩ cái gì? Có nghĩ đến cổ phiếu sắp lên hay sắp xuống? hay là đang lo lắng con trai lần này môn toán thi sẽ như thế nào?Phu tử trong Luận Ngữ có nhắc đến, mỗi ngày ông ưu tư về bốn việc: "đức chi bất tu, học chi bất giảng, văn nghĩa bất năng tỉ, bất thiện bất năng cải". Phu tử mỗi ngày vô cùng tích cực tu dưỡng đức hạnh chính mình. Cho nên ông lo lắng là mỗi ngày đều qua đi trong vô ích. Nên không thể "đối với đức mà không tu, không thể học được mà không giảng", một số đạo lý mà bản thân lĩnh hội được nhất định phải nói ra, làm cho càng nhiều người được lợi ích, làm cho huệ mạng của nhiều người nữa được trưởng dưỡng. "Nghe việc tốt mà không thể làm theo", chỉ cần nghe đến việc chánh nghĩa, nhất định phải thấy nhân đích thân đi làm. "Bất thiện mà không thể sửa đổi", luôn luôn nghĩ đến bản thân còn có những khuyết điểm gì? Phải nhanh chóng sửa đổi, không thể giải đãi. Phu tử có tâm trạng như vậy, cho nên đức hạnh của ông, cống hiến của ông đối với nhân quần, tự nhiên càng ngày càng lớn, tự nhiên đạt được tất cả những bình dân bá tánh tôn kính đối với ông, kính yêu đối với ông. Cho nên " đức hạnh thanh cao, danh tiếng tự cao, được người tôn trọng không phải do tướng mạo." Tuyệt đối không phải vì anh ta rất đẹp trai, tuyệt đối không phải từ dung mạo. Dung mạo chắc chắn không thể làm cho một người khâm phục từ trong lòng, điều đó là không thể.Câu tiếp theo, "tài đại giả, vọng tự đại, nhân sở phục, phi ngôn đại". Một người thực sự có tài hoa, danh tiếng của họ cũng sẽ tự nhiên truyền ra xa. "nhân sở phục, phi ngôn đại", tài hoa của một người chắc chắn không phải bản thân tự phóng đại, bản thân tự khoe khoang, mà do tài hoa khiến cho người ta khâm phục từ trong lòng. Mà chữ "tài" này chắc chắn đều là được xây dựng trên cơ sở, là cơ sở gì? đức hạnh. Giả sử có tài không có đức có thể làm cho người ta khâm phục chăng? Không được. Cho nên trước câu này, là nói đến người đức hạnh cao, nhất định phải có đức hạnh, do vì họ có đức hạnh, tài hoa mà họ học được, đều xuất phát từ một mục đích có thể lợi ích gia đình, lợi ích xã hội. Cho nên những tài hoa này của họ nhất định sẽ làm cho người ta khâm phục, làm cho người ta được lợi ích. Nên mọi người sẽ rất khâm phục họ, tuyệt đối không phải nói đạt được tài hoa này chỉ vì lợi ích cho bản thân, vậy sẽ không thể được mọi người tôn trọng. Chúng ta luôn luôn nhìn thấy rất nhiều người tài hoa rất tốt, đều sẽ lòng thấy hâm mộ, có thể trẻ con sẽ như vậy, ồ sao mà giỏi dang vậy, chữ này sao mà viết đẹp quá vậy, hát sao mà hay quá vậy. Có thể viết chữ rất đẹp đó là kết quả, nguyên nhân ở đâu? Cho nên chúng ta nên tiến thêm một bước hướng dẫn các em nhỏ: không thể chỉ có hâm mộ người khác, phải nhìn thấy đằng sau tài cán giỏi dang của họ tuyệt đối không phải là trong chốc lát mà được, cho nên "nếu muốn công phu thâm hậu, có công mài sắt có ngày nên kim", tất cả tài năng tuyệt đối không phải từ trên trời rơi xuống. Phải làm cho con cái xây dựng được thái độ đúng đắn như vậy, chắc chắn kiên trì là cái gốc của thành công. Vì thế chúng ta thấy chữ Đệ tử quy , thư pháp viết rất đẹp là do cô giáo Dương Thục Phân tự tay viết ra. Đọc rồi chúng ta đều cảm thấy viết rất đẹp, rất hâm mộ. Cô giáo viết trong bao lâu? Đã 41 năm rồi, từ lúc năm tuổi đã bắt đầu viết thư pháp. Cô giáo nói sau này cô ấy luyện thư pháp, một ngày đều luyện tập cả chồng giấy. Đều là từng tí từng tí mà rèn luyện được, mới có thể hôm nay cầm bút lên viết theo tùy thích nhưng không ra ngoài qui cũ. Cho nên đích thực là đều phải có dụng tâm, có bỏ công sức, cộng với sự kiên trì, cộng thêm có tấm lòng vì mọi người mà phục vụ. Tài hoa của cô ấy mới có thể không ngừng phát triển, không ngừng đột phá. Cho nên cô giáo hiện nay viết rất nhiều bảng chữ mẫu, sau này đều sẽ xuất bản sách, đều đưa lên mạng, rồi sẽ viết "hoan nghênh sao chép, công đức vô lượng", hi vọng bản thân có gia đình tốt như vậy. Bởi vì phụ thân của cô giáo là một nhà thư pháp, mà phụ thân của cô cũng là 27 tuổi mới bắt đầu học thư pháp, cho nên phụ thân đã cho cô giáo một tấm gương rất tốt. Chỉ cần hiếu học thì sẽ không chê quá muộn.Chư vị, sau khi nghe xong có ai muốn cầm bút lên để luyện thư pháp? Phụ thân có tâm gương tốt như vậy, có gia đình tốt như vậy, thành tựu tài hoa cho cô ấy, cho nên phải lấy từ xã hội thì dùng nó cho xã hội. Quyết không được luống qua một đời này. Nên "người tài lớn, danh vọng tự lớn, điều làm người ta phục, không phải do khoe khoang".Chúng ta xem câu kinh văn dưới đây, chúng ta cùng đọc qua một lượt."Kỷ hữu năng, vật tự tư, nhân sở năng, vật khinh tử, vật siển phú, vật kiêu bần, vật áp cố, vật hỷ tân, nhân bất nhàn, vật sự giảo, nhân bất an, vật hoa nhiễu."Đọc câu thứ nhất "kỷ hữu năng, vật tự tư", bản thân có tài hoa năng lực, chỉ cần giúp đỡ được người khác, không nên tự tư, không nên không đưa tay ra trợ giúp. Điểm này tôi có cảm nhận rất sâu sắc, bởi vì trong khoảng thời gian tôi ở lớp học thêm, chỉ cần bạn học đến hỏi tôi vấn đề gì, tôi nhất định sẽ tận tâm tận lực giúp họ. Lúc một người dùng năng lực để giúp đỡ người khác, họ đã tu được ba loại bố thí, chúng ta biết ở giữa trời đất, quí vị như pháp như lý để cầu nguyện, đều sẽ có cầu tất có ứng. Cho nên người thế gian thích tiền tài, nhưng lại không biết tiền tài phải gieo nhân gì, mới có thể có tiền tài? Người thế gian cũng muốn có thông minh trí tuệ, vậy nhân ở đâu? Nhân ở tại bố thí pháp. Người thế gian hi vọng mạnh khỏe trường thọ, nhưng phải trồng nhân gì trước? bố thí vô úy. Luôn luôn làm giảm thiểu nỗi khổ của người khác, thậm chí giảm thiểu nổi thống khổ của chúng ta. Tự nhiên vì bản thân họ làm được đức hiếu sinh trên đời này, luôn luôn đều có thể quan tâm đến nổi thống khổ của người khác. Họ liền có được quả báo mạnh khỏe sống lâu. Lúc một người đi hướng dẫn người khác, đem những kinh nghiệm này nói cho họ, là dùng sức lực, là dùng kinh nghiệm, cho nên họ làm được bố thí nội tài. Hơn nữa, bởi vì trong quá trình hướng dẫn người khác, bản thân cũng làm được pháp bố thí, nên thông minh trí tuệ sẽ ngày càng tăng trưởng. Bởi vì quí vị nói với họ những phương pháp này, có thể sau này họ có thể dùng vào công việc của họ, dùng vào cuộc sống gia đình của họ. Vậy là họ sẽ không vì không học được một số phương pháp tốt, mà làm cho chân tay lúng túng. Họ giả sử như không có khả năng, có thể thường thường phải lo lắng, tôi cũng không có cách gì có thu nhập tốt, vậy vợ tôi, con cái tôi, trong lòng đều không có cảm giác an toàn. Luôn luôn phải lo lắng sợ hãi. Mà lúc chúng ta đem những thứ này, đạo lý làm người làm việc tặng cho họ, họ có được sự trưởng thành, thì có thể an ổn được gia đình. Cho nên đây cũng thuộc về bố thí vô úy. Kỳ thực một người lúc thực hành bố thí pháp, đồng thời cũng đầy đủ ba loại bố thí. Hơn nữa bố thí pháp là giải quyết căn bản vấn đề của một người. Trước đây chúng ta cũng nhắc đến "cứu nguy cấp, không cứu nghèo", quí vị có thể giúp họ nhất thời, nhưng giả sử như họ không thay đổi tư tưởng quan niệm, có thể quí vị càng giúp họ càng ỷ lại, vậy có thể có tác dụng ngược. Cho nên giúp đỡ căn bản nhất là đối với một người là vẫn là làm cho họ tiếp thu sự giáo dục chính xác. Từ tư tưởng quan niệm mà sửa đổi. Cuộc đời mới có thể căn bản giải quyết được vấn đề. Cho nên chúng ta cũng cần phải nói cho con cái "mình có tài, chớ ích kỉ", tâm lượng lớn phước báo mới lớn.Chúng ta có một người thầy giáo, từ nhỏ anh ta đã biết giúp cha mẹ làm việc nhà. Những đứa em trai, em gái cũng do anh ta chăm sóc. Xem ra dường như rất vất vả, nhưng sau đó anh ta học tiểu học, học cấp hai, học cấp ba, học đến đại học, rất tự nhiên anh ta không muốn làm cán bộ lớp, làm lãnh đạo, nhưng luôn luôn cơ hội đều đến trước mặt anh ta. Như lúc đang học đại học, công tác chủ tịch hội học sinh đều giao cho anh ta, bởi vì từ nhỏ rèn luyện làm việc, cho nên năng lực làm việc rất mạnh, nên không cần danh, danh cũng tự nhiên đến trước mặt. Lúc con cái muốn tiếp nhận rất nhiều công việc, rất nhiều rèn luyện, những đóng góp này tuyệt đối đều không thể vô ích, mà là đi vào thực tế những khả năng này. Có một lần, những thầy giáo cùng nhau làm bánh há cảo, kết quả có một thầy giáo nhìn thầy giáo Thôi, anh ta rất kinh ngạc, anh ta nói: tôi làm một cái bánh, thầy Thôi đã làm được năm sáu cái bánh. Bởi vì từ nhỏ đã làm việc rất nhiều, cho nên hiệu suất công việc rất là tốt. Cho nên con người tuyệt đối không nên sợ góp sức, không nên sợ chịu khổ, bởi vì rốt cuộc ai là người được lợi ích nhiều nhất? lợi ích bản thân, nên "mình có tài, chớ ích kỉ"."Tài năng của người chớ chê bai", lúc chúng ta nhìn thấy người khác có tài hoa, rất có năng lực tuyệt đối không thể coi thường họ, không thể hủy nhục họ. Như vậy đối với bản thân thật không tốt. Lúc một người tâm tật đố nổi lên, đức hạnh của họ sẽ bị giảm xuống. Lúc tâm tật đố khởi lên, tâm lương thiện của chúng ta bị nó khống chế rồi. Vậy mỗi ngày có thể quí vị đều buồn chán không vui, vậy tại sao lại không mở rộng tâm lượng, làm được "nói việc tốt của người tức là thiện, người ta nghe được điều đó, sẽ càng cố gắng làm tốt hơn nữa". Cho nên trước đây người có học, đều có lòng anh hùng quí anh hùng, bởi vì khó khăn lắm mới có một người như vậy xuất hiện lợi ích cho xã hội, mà thành sự không dễ, phải làm ra rất nhiều việc tốt, có dễ dàng không? Không dễ dàng gì. Chúng ta nên ủng hộ cái đẹp của người khác, có bao nhiêu khả năng cũng tận tâm tận lực giúp đỡ họ, cùng làm ra những việc tốt đẹp. Vì thế lúc chúng ta ở chung với mọi người, ở trong tập thể, có khả năng đều phải đối diện với sự việc của đại chúng. Giả sử không làm việc cho tốt, rất có thể ảnh hưởng đến không phải chỉ một người, không phải chỉ một gia đình, mà là gì? Rất nhiều tập thể khác. Nên chúng ta có cơ hội phục vụ cho mọi người, tuyệt đối không thể khởi tâm tật đố. Bởi vì tâm tật đố này không chỉ chướng ngại bản thân, mà có có thể làm hỏng việc của mọi người. Vì thế chúng ta nên duy trì "không cầu có công, mà cầu không lỗi", trong đoàn thể, phải có thể tùy hỷ thiện hạnh của người khác, phải thành tựu việc thiện của người khác. Dùng tấm lòng như vậy để làm, để thành tựu cho họ, vậy chúng ta và công đức của họ cũng là không hai không khác."Chớ nịnh người giàu, chớ chê người nghèo", đối với người có tiền, chúng ta không cần đến siểm nịnh. Đối với người nghèo cùng chúng ta cũng không nên kiêu ngạo, coi thường họ.Tử Lộ từng hỏi Khổng Phu Tử: "nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, là thế nào?" tức là hỏi Khổng Tử: người nghèo khổ sẽ không đi nịnh bợ người giàu có, người có tiền cũng không kiêu ngạo. Như vậy có phải là có tu dưỡng hay không? Phu tử nói cũng được, nhưng nên phải tiến thêm bước nữa. Nên có thể "nghèo mà vui, giàu mà thích lễ", tức cho dù nghèo cùng, họ cũng không đi nịnh bợ, họ hiểu rõ vì sao nay họ nghèo như vậy, họ nên trồng những nhân giàu có, gieo nhân bố thí tài vật, sau này tự nhiên có thể làm chủ vận mệnh. Người có học hiểu lý lẽ, cho nên họ có thể nghèo mà vui, có thể vui làm quân tử. Giàu mà thích lễ nghĩa, tức là một người cho dù rất giàu có, nhưng họ vẫn là khiêm cung lễ nghĩa, sẽ không vì có tiền mà làm cho họ thái độ đối với người trước đây toàn bộ thay đổi 180 độ, sẽ không như vậy. Mà thích lễ cũng đương nhiên sẽ hiểu được cứu tế một số người nghèo khổ. Cho nên chúng ta bất kể là đối với người giàu, đối với người nghèo, kỳ thật đều có thể an tâm vui vẻ mà sống.Trong Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có câu: thấy giàu có mà sanh siểm nịnh, người mà nhìn thấy người có tiền liền kết nịnh bợ, thấy giàu có mà sinh nịnh hót, là người đáng khinh nhất. Sẽ làm cho người ta thấy như thế nào? Rất khó chịu, thật xấu hổ. "gặp người nghèo", thấy người nghèo khổ "mà làm ra vẻ kiêu ngạo, là người đê tiện nhất", nhìn thấy người nghèo khó, liền làm ra vẻ rất kiêu ngạo, đi ức hiếp người khác, đó là đê tiện nhất. Tuy rằng họ có tiền nhưng hành vi của họ thì không cao thượng, mà rất thấp kém, rất có ý nghĩa. Tôi cho học sinh của tôi đọc thiên này, Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn tất cả những câu trong đó họ đều đọc rất bình thường, nhưng chỉ cần đọc đến hai câu này, đều sẽ dõng dạc hùng hồn, thấy giàu có mà sinh tâm nịnh bợ, là đê tiện nhất. Gặp người nghèo khó mà có thái độ kiêu ngạo, đê tiện không gì bằng. Lúc các em đọc lớn tiếng như vậy, tin rằng trong lòng các em nhất định ghi lại những ấn tượng sâu sắc. Sau này họ đối nhân xử sự có lẽ sẽ tuân thủ những lời giáo huấn này, không đến nỗi coi thường người nghèo khó, đi nịnh bợ người giàu có. Thật lòng mà nói, nịnh bợ người có tiền người ta chưa chắc sẽ chấp nhận, bởi vì lúc họ có hiểu biết, những lời nịnh hót, những sự nịnh bợ này, ngược lại họ sẽ cảm thấy coi thường quí vị.Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!
HẾT TẬP 35
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top