TẬP 27
Tập 27
Chào các bạn! Chúng ta xem tiếp đoạn dưới: "Tá nhân vật, cập thời hoàn, hậu hữu cấp, tá bất nan". Khi chúng ta mượn đồ gì của người khác, mỗi niệm đều phải nghĩ lúc nào trả lại, điều này nên cẩn thận. Vì người ta cho chúng ta mượn đồ gì là đối với chúng ta có giúp đỡ, có ân. Nếu như chúng ta trả không đúng hẹn thì không có đạo nghĩa. Khi chúng ta xác định thời gian nào phải trả cho họ, lại sợ mình quên mất, thì phải làm sao, quý vị có thể trực tiếp viết lên trên lịch treo tường. Quý vị mỗi ngày đều xem lịch thì sẽ không quên, hoặc giả là ở quyển sổ tay của quý vị, viết lên trên lịch làm việc, quý vị đối với mỗi lần mượn đồ vật của người khác đều cẩn thận như vậy, sau này người ta rất hoan hỷ mang đồ vật cho quý vị mượn.
Trịnh Liêm thời nhà Minh, có một lần đến nhà người ta mượn sách. Vì đó là gia đình giàu có, họ nói với ông: quyển sách này ông mười ngày sau phải trả cho tôi. Mười ngày rất nhanh, người ta cho mượn nên ông cũng rất hoan hỷ. Ngày thứ mười, đúng lúc tuyết rơi lớn, có thể chủ nhân cuốn sách nghĩ ông không thể đến, nhưng Trịnh Liêm vẫn đội gió tuyết lớn đi đến. Vị chủ nhân này rất cảm động, cũng rất nể phục ông, cho nên nói với ông, sau này sách của chúng tôi đều hoan hỷ cho ông mượn. Chúng ta mượn thứ gì của người khác, người ta nét mặt không vui, không nên trách người, nên như thế nào? Nên xét lại chính mình, chữ tín trong xã hội của chúng ta, là muốn chúng ta từng chút từng chút xây dựng nên. Chúng ta không nên ngưỡng mộ, người này làm sao được tín nhiệm của người khác như vậy. Tất có nguyên nhân của họ. Chúng ta phải tự mình nghiêm túc hướng đến nơi này để nỗ lực. Ngày nay mượn tiền là cái gì? Là đại ca, cho người mượn tiền là tiểu đệ. Người mượn tiền đều ăn trên ngồi trước, sau đó người cho người khác mượn tiền phải đi cầu họ trả, quý vị xem cái xã hội này có điên đảo không? Mượn của người ta rồi, kỳ thực mình đã có vẫn không trả, điều này đều tồi tệ đến cùng cực. Thật không ngờ lúc đầu nói ngon nói ngọt mượn tiền quý vị. Thời xưa con người có đức, chỉ cần mình có tiền thì lập tức đi trả ngay. Chữ tín của thời xưa có giống thời này không? Không giống. Tín của thời xưa là nhân cách, có cần giấy biên nhận không? Có cần không? Cho nên thành tín của người xưa là tượng trưng cho nhân cách của một người, không cần giấy biên nhân. Kỳ thực khoảng chừng năm, sáu mươi năm trước, xã hội xưa vẫn có phẩm đức như vậy. Ví dụ nói: ông ngoại tôi lúc trước là chủ tiệm gạo, rất nhiều người trước mắt không có tiền, đến tiệm gạo ông đều bán thiếu chịu cho họ. Đến tết đến lễ phần nhiều người ta đều sẽ mang đến trả, nhưng số ít người chưa đến trả, bởi vì không có tiền. Nhưng ông ngoại tôi cũng không đi đòi, bởi vì người với người đều rất có tín nhiệm, đều biết đối phương khi có tiền nhất định sẽ mang đến trả. Ngày nay nhất định là rất khó, chúng ta lại đi đòi người ta, vậy thì thật không có đạo nghĩa. Cho nên quý vị thấy con người trước đây, họ đối với người là tín nhiệm.
Tín của phương Tây là cái gì? Giấy trắng mực đen, một góc độ của phương Tây nghĩa là họ phải hoài nghi quý vị, xem có phải là người tốt không? Có phải là người có chữ tín không? Quý vị phải chứng minh cho họ thấy, quý vị có chữ tín hay không, đây là thái độ không giống nhau của phương Đông phương Tây đối với "tín". Nhưng chúng ta bây giờ đang xử lí vấn đề "tín" này, là phương Đông hay là phương Tây? Bây giờ tương đối lệch về phương Tây, vì phải giống phương Đông có thể không mấy người dám làm. Trong lòng sẽ lo lắng, sợ người thời nay nói mà giữ chữ tín. Rốt cuộc chúng ta tiến bộ hay thối lui, chúng ta nên tĩnh tâm suy nghĩ. Đáng lý quý vị phải trả cho người ta quý vị không trả, nhìn tưởng chừng quý vị đã chiếm được chút lợi, kỳ thực đã mang chữ tín toàn xã hội của quý vị từng chút từng chút thấm đi hết.
Ở Thâm Quyến có một thương nhân, ông bàn chuyện làm ăn với nông dân, bàn xong mảnh đất này bán cho ông, sau khi bán cho ông chỉ trả một nửa tiền, còn lại không trả cho họ. Người nông dân này rất tức giận, đó là mảnh đất duy nhất của ông, còn nợ ông 6000 tệ không trả. Cho nên, con người thường cảm thấy chiếm được của người khác, dường như mình có lợi. Mấy ngày sau, người nông dân này mang bom đến nhà ông đó, cùng sống chết với họ. Báo viết một mạng bao nhiêu tiền? 6000 tệ. Cho nên, chữ tín vô cùng quan trọng.
Thứ nhất chúng ta phải làm tốt chữ tín của chính mình, thứ hai phải niệm niệm luôn nghĩ, người khác cho chúng ta mượn đồ, là giúp đỡ cho chúng ta, chúng ta phải không quên đạo nghĩa này, ân đức này, thì tự nhiên chúng ta rất có tính cảnh giác, nói giữ lấy lời.
Khổng Lão Phu Tử ở trong Luận Ngữ, cũng nhiều lần nói đến sự quan trọng của "tín". Mục kế tiếp chúng ta nói đến chữ "tín". Trong Luận Ngữ nói rằng: "nhân vô tín bất lập", người không có chữ tín thì không có chỗ đứng trong xã hội, trong tập thể. Vì xã hội là sinh hoạt đoàn thể, nếu như mọi người đều không tín nhiệm quý vị, họ sẽ rời xa quý vị, thì quý vị rất khó phát triển. Khổng Phu Tử cũng nói "nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã". Nếu như một người bất tín, ta thật không biết họ còn có thể làm nên được việc gì? Cho nên tín dụng đối với một con người rất quan trọng.
Chúng ta xem chữ "tín" này, nó là chữ hội ý. Bên trái là chữ nhân, bên phải là chữ ngôn. Ý nói rằng lời nói của con người nhất định giữ tín, lời nói phải có uy tín. Chúng ta thấy người thời xưa, thái độ đối với lời nói đều là một lời giá nghìn vàng, nhất ngôn cửu đỉnh. Chữ "tín" này, ngoài ý nghĩa giữ tín ra, nó còn có một hàm ý khác, chính là tín nghĩa. Tín và nghĩa là kết hợp cùng nhau, tín nghĩa này tuy không nói ra, nhưng đều để trong tâm của con người. Ví dụ nói: tuy chúng ta không có nói với cha là con phải hiếu thảo với cha, nhưng ở trong tâm của chúng ta, luôn luôn giữ gìn chữ "nghĩa" này. Chữ tín này còn có một nghĩa rộng khác, chính là đạo nghĩa, tình nghĩa, ân nghĩa. Dùng cách nói của thời nay gọi là nghĩa vụ, bổn phận làm người, nghĩa vụ làm người. Từ điểm này để lý giải tín, thì quý vị có thể mang ý nghĩa của nó nói rộng thêm.
Chúng ta biết học vấn của thánh nhân không ngoài việc lấy mối quan hệ giữa người với người làm cho tốt, đây là căn bản nhất, nghĩa là học làm người trước. Làm người giữ tín như thế nào? Làm người không nằm ngoài năm mối quan hệ, luân thường đại đạo, cái gì là ngũ luân? Điều này phải kiểm tra bài, quý vị phải tập trung tinh thần bắt đầu trả lời: "phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín". Quý vị thấy năm mối quan hệ này, có hoàng đế nào nói với chúng thần rằng: ông phải hiếu trung ta, có nói không? Không cần nói. Vì đó là nghĩa vụ bổn phận của một người, thái độ làm người, thì không cần nói sẽ giữ lời hứa này. Chúng ta xem mối quan hệ cha con, đương nhiên trước phải giữ lấy chữ tín, quý vị mới có thể khiến gia đình, con cái tốt được, con cái mới có thể nể phục quý vị. Nếu như cha nói một đằng làm một nẻo thì con cái có cung kính quý vị không? Không thể. Nếu quý vị tiếp tục như vậy, bảo đảm đứa con này sau này nhất định sẽ phản nghịch, bởi vì nó bất mãn, nó bất phục, tích lũy nơi đó, sẽ có một ngày núi lửa phun trào. Cho nên, đối với con cái, tất nhiên phải giữ lấy chữ tín.
Thời nhà Chu có một câu chuyện là Tằng Tử giết lợn, giết heo. Câu chuyện này nói, vợ của Tằng Tử đi ra ngoài mua thức ăn, đứa con liền nói: mẹ ơi, con muốn đi với mẹ. Mẹ của nó liền nói: ai dô! Con đừng phiền nữa, nếu như con ngoan ngoan, mẹ trở về giết heo cho con ăn. Nói qua loa một lúc với đứa con. Tằng Tử nghe được hai mẹ con nói chuyện với nhau. Vợ của ông mua đồ trở về thì thấy Tằng tử đang làm gì? Mài dao. Vợ ông sợ chết khiếp chạy qua nói: tôi đùa vui với con thôi, ông lại tưởng thật? Tằng Tử liền nói với vợ của ông: nếu đối với con cái bà có một câu không giữ tín, trong đời bà bảo nó phải tin tưởng bà là điều rất khó khăn. Cho nên, làm người trưởng giả cũng nên thận trọng lời nói việc làm. Quý vị nhất định phải làm được mới có thể hứa khả. Hơn nữa không chỉ quý vị làm được mới có thể hứa khả, còn nên xem xét sau khi hứa khả rồi có lợi đối với đứa trẻ không? Quý vị không nên nói kinh tế của tôi khá giả như vậy, muốn cái gì cho cái đó, nên xem nó có thực sự cần không? Đệ Tử Quy nói: "việc không tốt chớ nhận lời, nếu nhận lời, dễ mắc lỗi". Cho nên, phụ huynh quý vị nên suy nghĩ độ thận trọng của lời nói.
Giữa cha con, ngoài phải giữ chữ tín ra, nhất định cha phải thương con, thương yêu con cái. Con nhất định phải hiếu cha. Chúng ta thường nghe một số bạn bè nói: con cái đã sinh rồi thì nên tận tâm tận lực dạy tốt chúng. Đây là bổn phận làm người. Tôi rất thích nghe được những lời như vậy, nghe rồi sẽ cảm thấy máu huyết tuần hoàn rất tốt, vì có tính tình ngay thẳng. Khi một người có đạo nghĩa, quý vị sẽ cảm thấy nói chuyện với họ rất thoái mái. Hiếu tử thời xưa, thực sự mỗi niệm không quên ân đức của cha me, ân nghĩa của cha mẹ.
Ở nhà Tống có một người đọc sách tên là Chu Thọ Xương. Lúc ông 7 tuổi, vì mẹ ông không phải là vợ đầu của cha ông. Vợ đầu của cha ông lại rất đố kỵ với mẹ ông, cho nên bắt mẹ ông phải đi lấy người khác. Năm 7 tuổi thì ông phải xa mẹ. Quý vị thấy đứa trẻ 7 tuổi phải đối diện với một bi kịch lớn của cuộc đời như vậy, một khảo nghiệm lớn. Nhưng đứa trẻ này niệm niệm chỉ nghĩ đến, sau này nhất định phải tìm mẹ về lại. Chúng ta thấy một đứa trẻ 7 tuổi, đối với cha mẹ có thái độ như vậy. Chúng ta thấy được đều rất cảm động. Quý vị nói 7 tuổi biết gì? Sai vậy. Chỉ cần quý vị từ nhỏ dạy chúng những đạo lý làm người này, đứa trẻ 7 tuổi có thể khiến chúng ta nể phục từ trong lòng. Sau đó trong mấy mươi năm ông luôn thăm hỏi nhưng không có tăm tích. Sự nghiệp của ông cũng phát triển rất tốt, thời Tống Thần Tông cũng đã làm quan. Năm ông 57 tuổi, đã 50 năm rồi, ông hạ quyết tâm và nói với người thân của mình: Tôi phải đi tìm mẹ của tôi, nếu tôi không tìm được, tôi sẽ không trở về. Nhất định phải tìm được "quyết chí đến cùng". Các bạn, có tìm được không? Lòng thành đã đến như kiềng ba chân. Người ta bắt đầu nghĩ mò kim đáy bể. Kỳ thực sự kết nối cha con, mẹ con, ông đã tìm đến Thiểm Tây xa xôi, đến một nơi gọi là Đồng Châu, đúng lúc trời đổ mưa - đây đều có cảm ứng - nên ông dừng ở đó. Sau đó thì có nhân duyên dò hỏi được mẹ của ông, đúng là thiên địa thật có tình. Phải nương vào tâm của chúng ta sanh cảm.
Các bạn, chúng tôi đến Ôn Châu để giảng bài, đã mấy tháng trời không mưa, hôm chúng tôi đến, trời đã mưa. Chúng tôi đi Tần Hoàng Đảo cũng mấy tháng không có mưa, nhưng tối ngày hôm ấy, một trận tuyết đầu tiên trong năm đã đổ xuống. Cho nên, thực sự toàn thể hoàn cảnh tự nhiên với nhân tâm là một thể. Nhân tâm thiện, quốc thái dân an. Nhân tâm ác, tai nạn liên miên. Cho nên, chúng ta bây giờ phải chuyển đổi trạng thái của xã hội, không nên đi báo oán, phải từ cái gì? Căn bản, từ tâm chúng ta bắt đầu chuyển thiện, tiến đến ảnh hưởng càng nhiều nhân tâm, toàn xã hội, tất cả tai nạn tự nhiên sẽ từ từ hóa giải được. Cho nên ông dễ dàng tìm được mẹ của mình, mẹ ông đã hơn 70 tuổi, mẹ con cũng rất cảm động cùng rơi nước mắt. Chu Thọ Xương không chỉ là dưa mẹ trở về để phụng dưỡng, ngay cả em trai, em gái của mẹ sinh sau này cũng đón về hết. Xin hỏi ông với các em cùng mẹ khác cha này, có ký khế ước không? Có không? Không có. Người xưa là tín nghĩa, tình nghĩa, nên đã đón tất cả về sinh sống. "Anh thương em, em biết kính, anh em hòa, là hiếu kính", đây là tình nghĩa Chu Thọ Xương đối với mẹ.
Một người đọc sách thời Tống khác tên là Hoàng Đình Kiên. Ông văn học rất giỏi, lúc đó ông đã làm thái sử, cũng là chức quan tương đối cao. Nhưng mỗi ngày ông nhất định tự mình giúp mẹ rửa bô tiểu, rửa bô nước tiểu. Ông không phải không có người giúp việc, nhưng ông nhất định kiên trì mỗi ngày phải giúp mẹ làm việc người con như ông nên làm. Ngay cả bô nước tiểu còn rửa, biểu thị việc khác cũng sẽ như thế nào? Tận tâm tận lực. Hoàng Đình Kiên tuy đã làm quan lớn, tuy danh văn lợi dưỡng đều đã đạt được, nhưng phần hiếu tâm chí thành đó của ông, có bị danh văn lợi dưỡng che lấp không? Không có.
Chúng ta nhìn lại xã hội của chúng ta ngày nay, một người làm kiếm được nhiều tiền, hiếu tâm đó của họ có thay đổi không? Rất có thể trở thành lắm tiền nhiều tật. Dùng tiền để tận hiếu, có thể tâm cung kính đó đều không đủ, cho nên chúng ta đối chiếu với người xưa, cũng nên nghiêm túc học tập theo họ, đây là trong quan hệ cha con. Giữ lấy chữ tín, còn phải có tín nghĩa, phải hết bổn phận.
Thời xưa còn có một quan hệ, đối với suốt đời của một người cũng có ảnh hưởng rất lớn, tuy không có ở trong ngũ luân này. Luân nào? Thầy trò. Kỳ thực thầy trò có nằm trong ngũ luân không? Có không? Ở luân nào? Đáp án không giống nhau. Một ngày làm thầy cả đời là cha, điều này với luân cha con không hai không khác. Chúng ta từ trong lễ cổ thì thấy được cha mẹ qua đời phải để tang ba năm, thầy giáo qua đời cũng là tâm tang ba năm, hoàn toàn giống nhau. Chúng ta nhìn xem, thời xưa giữa thầy trò giữ tín như thế nào, nên chúng ta dạy học sinh nhất định phải giữ lấy chữ tín, quý vị mới có thể làm cho học sinh tâm phục khẩu phục. Vậy học sinh đáp ứng việc của thầy giáo cũng nhất định phải tận tâm tận lực để làm được. Khổng Phu Tử lúc đó dạy học có ba nghìn đệ tử, 72 hiền nhân, nên lúc Phu Tử qua đời, những đệ tử này đều ở bên mộ của Phu Tử dựng nhà kiên trì giữ hiếu ba năm. Pháp luật có quy định không? Không có. Phần ân nghĩa đối với thầy giáo, bày tỏ tấm lòng đạo nghĩa. Trong đó có một vị đệ tử đã giữ 6 năm, ông là Tử Cống. Vì Tử Cống khi Phu tử qua đời ông đang ở đất nước khác buôn bán, cho nên ông luôn tiếc nuối không tự tay đưa thầy đi. Cho nên ông giữ xong ba năm tự mình thêm ba năm. Đạo nghĩa thầy trò này, con người của chúng ta thời nay thực sự rất khó lĩnh hội sâu sắc. Lĩnh hội phần ý định giữa thầy trò đó.
Vào thời nhà Minh có một danh thần, thầy của ông là Tả Trung Nghị Công, danh thần này là Sử Khả Pháp. Đúng dịp Tả Trung Nghị Công chủ trì một lần thi cử của quốc gia, thi tiến sĩ. Thông thường người đọc sách họ đối với đất nước đều có một sứ mệnh, nên vì đất nước chọn người tài hiền lương. Cho nên thầy của ông trước lúc thi, cải trang đi tuần, bỏ quan phục xuống mang áo quần cải trang đi tuần đến những chùa chiền, đi xem xem những người đọc sách đến tham gia khảo thí tố chất thế nào. Vì sao ông không đến khách điếm mà xem, lại phải vào trong chùa chiền? Bởi vì người đọc sách thời xưa đều rất khắc khổ, đều là mười năm bên cửa không ai hỏi, vừa mới thành danh thiên hạ biết. Cho nên những người có tiền ở khách điếm đó có thể đều như thế nào? Thi không đậu, cho nên thầy của ông đến một số danh sơn bảo sát để tuần tra. Đúng lúc đi vào phòng của Sử Khả Pháp, Sử Khả Pháp lúc đó vừa mới viết xong một bài văn nên đã ngủ thiếp đi. Thầy của ông thấy bài văn này viết rất liền mạch lưu loát, trong văn biểu lộ ra khí tiết vì quốc vì dân. Cho nên sau khi thầy giáo xem xong rất cảm động, lập tức đem áo khoác trên người khoác lên trên thân học sinh, khoác lên thân của Sử Khả Pháp. Sau đó chính thức khảo thí, thầy của ông lúc đang xem bài thi, bỗng nhiên thấy một bài thi tinh thần phấn chấn, liền mang nó ghi đứng đầu. Như vậy có nhìn tài liệu không? Thời xưa cũng không biết bài văn này là của ai, nhưng thầy của ông vì sao vừa thấy thì chắc chắn là của Sử Khả Pháp? Vì sao vậy? Lời nói và văn chương là tiếng lòng của một người. Cho nên thầy giáo liền cảm giác được chính là ông, cho ông đậu đứng đầu, đậu trạng nguyên. Vì học tử thi đậu đều phải bái quan chủ khảo làm thầy, cho nên Sử Khả Pháp đã chọn giờ lành ngày tốt, đến nhà của Tả Trung Nghị Công, làm lễ bái sư với ông. Sử Khả Pháp vào nhà, thầy của ông nói với sư mẫu, thầy nói: sau này tiếp nối chí nghiệp cả đời của tôi, không phải con của tôi, mà là vị học sinh này. Kỳ thực thời xưa người đọc sách chân chính, họ không sợ mình không có con cháu, chỉ sợ là không vì đất nước chọn được người hiền tài, không truyền thừa được học vấn của thánh hiền. Vì sao tôi có cảm nhận sâu sắc như vậy? Vì Cô Dương và chú Lô với tôi, không thân chẳng quen, nhưng đối với tôi thương yêu rất nhiều, đem kinh nghiệm cả đời của họ chỉ dạy cho tôi, chỉ sợ tôi không nuốt được hết. Cho nên, từ tâm này của họ khiến tôi sâu sắc cảm giác được, người đọc sách thời xưa, thực sự niệm niệm ở nhân dân, niệm niệm đang truyền thừa trí tuệ của thánh hiền. Cho nên sau này, ông với thầy giáo cùng làm quan một triều. Thật không may cuối đời nhà Minh hoạn quan nắm quyền, cho nên thầy của ông bị hãm hại, bị giam ở trong ngục. Làm người học trò vô cùng lo lắng, liền nghĩ cách phải đến giám ngục để thăm thầy, thầy của ông vì giam ở giám ngục, chịu hình phạt rất tàn nhẫn, lấy tấm sắt nung nóng đưa vào mắt, rất tàn khốc, ngay cả dưới đầu gối đều bị cắt đứt. Cho nên Sử Khả Pháp vô cùng lo lắng, liền cầu lính gác ở trong giám ngục để ông có thể gặp thầy giáo một lần. Thật tâm này của ông cũng đã cảm động lính gác trong giám ngục, lính gác liền nói với ông: ông giả vờ đến trong giám ngục nhặt mảnh vụn, nhặt rác, toàn thân phải làm cho thật dơ bẩn, như vậy mới có thể đi vào được. Cho nên, hôm đó Sử Khả Pháp liền như vậy, từ từ đến giám ngục để thăm viếng thầy của ông. Khi nhìn thấy thầy đã thành hình dáng như vậy, không ngăn được nỗi đau khóc thất thanh, liền đi qua ôm lấy chân của thầy. Con mắt của thầy ông đã không mở ra được, đột nhiên nghe được âm thanh của Sử Khả Pháp, lập tức dùng hai tay mở mắt của ông ra, hai mắt nhìn thẳng Sử Khả Pháp, ông nói: con là thân phận gì? Con là rường cột của quốc gia, tại sao có thể để mình vào nơi chỗ cấm địa nguy hiểm như vậy? Để những kẻ xấu này hại chết con, chi bằng bây giờ ta đánh chết con còn hơn. Nói xong liền nhặt cục đá trên đất, ném về phía của Sử Khả Pháp. Sử Khả Pháp thấy thầy giận dữ như vậy, cũng nhanh chóng bước ra ngoài.
Các bạn, thầy của ông thân bây giờ đã thập tử nhất sinh, thấy học sinh thân cận như vậy đến thăm, ý nghĩ đầu tiên nghĩ đến là gì? Có nghĩ đến bản thân không? Nghĩ đến sự an nguy của quốc gia, nghĩ đến sự an toàn của học sinh. Cho nên, sau này thầy của ông không may qua đời, Sử Khả Pháp cũng đảm nhiệm rất nhiều chức vụ quan trọng của quốc gia, cũng đã từng nắm quân đội phòng thủ bên ngoài. Lúc đang nắm quân đội, Sử Khả Pháp cho binh sĩ ba đội luân phiên, ban đêm với ông lưng kề lưng nghỉ ngơi, ông không muốn đi ngủ. Binh lính của ông, sau khi thấy thế, trong lòng không nỡ, bèn nói với ông: Đại nhân, nếu ngài tiếp tục như vậy nữa thân thể nhất định chịu không nổi. Sử Khả Pháp liền đáp lại binh lính nói: nếu như tôi đi ngủ đúng lúc này quân địch đến đánh, quốc gia chịu sự tổn hại. Vậy tôi có lỗi với quốc gia, càng có lỗi với thầy giáo của tôi. Cho nên Sử Khả Pháp chắc chắn niệm niệm không quên lời dạy của thầy. Học sinh thời xưa báo đáp thầy mình thế nào? Y giáo phụng hành, thật sự mang học vấn thánh hiền diễn bày ra. Sử Khả Pháp mỗi lần trở về cố hương của ông, không phải đi thăm người thân của mình trước, mà đi thăm sư mẫu trước. Cho nên, tất cả người thân của thầy giáo ông, Sử Khả Pháp đều chăm sóc tận tâm tận lực. Đây chính là tình nghĩa của thầy trò, đạo nghĩa của thầy trò. Đây là không cần lời giao phó, từ thời xưa chúng ta có thể thấy được tín nghĩa giữa thầy trò như vậy.
Trong ngũ luân, luân thứ hai "quân thần hữu nghĩa". Cho nên người làm vua, cái gọi là "vua không nói đùa", nói lời nhất định giữ lấy lời. Vậy, bề tôi đáp ứng việc của quân vương, nhất định cũng phải tận tâm tận lực làm được. Nêu đối với quân vương nói lời vô tín, vậy sẽ như thế nào? Vậy có thể phải chặt đầu, vì đã phạm tội khi quân. Ngoài chữ tín trong lời nói ra, quan hệ quân thần đổi sang danh từ của chúng ta ngày nay gọi là: "quan hệ của người lãnh đạo với người bị lãnh đạo", đều có nghĩa vụ, đạo nghĩa, tình nghĩa ở trong đó.
Chúng ta nhìn xem vua Nghiêu ngày xưa, Ông đối đãi thần dân của ông như thế nào. Một hôm vua Nghiêu đi trên đường, gặp được hai người dân của ông, vì trộm đồ mà bị bắt lại, đang trên đường đi phục hình. Vua Nghiêu thấy được rất lo lắng lập tức bước tới. Ông nói: hai ngươi đã phạm tội gì tại sao lại bị bắt vậy? Hai người dân nói: vì trời hạn không mưa, chúng tôi không có gì để ăn, cũng không có gì cho người thân ăn, bất đắc dĩ đã trộm đồ ăn của người ta. Vua Nghiêu nghe xong rất áy náy, ông liền nói với binh lính, các người thả hai người này ra, bắt trói ta lại. Binh lính rất kinh ngạc, làm sao có thể bắt trói quân vương được? Vua Nghiêu tiếp tục nói: Vì ta không có đức hạnh mới chiêu cảm sự hạn hán không mưa, đây là lỗi lầm thứ nhất của ta. Lỗi lầm thứ hai là ta không dạy tốt nhân dân của ta, ta đã phạm hai tội lớn này, cho nên phải bắt ta. Vua Nghiêu nói xong lời này, lập tức bầu trời mây đen kéo đến, không lâu sau, hạn hán gặp được mưa rào. Khi con người yêu thương nhân dân chí thành, do tâm niệm này của ông, nhất định có thể để nhân dân toàn quốc của ông, đều cảm động, đều hướng về ông noi theo. Nhân dân toàn quốc đều có tâm niệm như vậy, tất cả tai nạn nhất định sẽ chuyển đổi.
Viên Liễu Phàm tiên sinh, lúc ông làm huyện trưởng ở huyện Bảo Trì, cũng là hạn hán không mưa, ông cũng tự mình trai giới tắm rửa để cầu mưa. Quả thật không ngờ sau khi đọc xong bài cầu nguyện, thì lập tức trời đã mưa xuống. Các bạn, không nên xem thường tâm chân thành này của chúng ta, chân thành chí thiết, kiên định vững chắc. Vì sao cổ thánh tiên hiền có thể lưu danh thanh sử, có thể thùy phạm hậu thế, đều đến từ tấm lòng đạo nghĩa của họ đối với nhân dân.
Thời nhà Hạ, vị lãnh đạo đầu tiên của nhà Hạ là ai? Đại Vũ. Chúng ta biết Đại Vũ làm thủy lợi, cũng có thể biết ông ba lần đến nhà mà không vào, vì sao ba lần đến nhà mà không vào? Bởi vì thủy tai cấp bách, nếu như ông một ngày không cẩn thận, lũ lụt tràn lan, có thể không phải một người chịu nạn, có thể không phải một nhà chịu nạn, mà là hàng nghìn hàng vạn nhân dân gặp nạn. Cho nên niệm niệm thấp thỏm lo sợ. Đại Vũ kết hôn được bốn ngày thì đã đi xa, từ đấy 8 năm không về nhà, vì làm thủy lợi 8 năm, sau đó đã dùng phương pháp rất hay, dùng phương pháp nào? Khai thông. Phương pháp của Đại Vũ này chúng ta ngày này có thể dùng không? Không phải bảo quý vị đi làm thủy lợi. Dạy con cái cũng có thể dùng cái gì? Khai thông, thuận thế lực đạo. Tuyệt đối không giống như cha của Đại Vũ, dùng phương pháp gì? Phòng chắn. Chắn mãi đến lúc thì như thế nào? Vỡ đê. Chúng ta cũng phải vì tài thí giáo, thuận theo tính tình không giống nhau của con cái, cố gắng dạy dỗ chúng. Cho nên, chúng ta từ vua Nghiêu, từ Đại Vũ, có thể thấy được, một người lãnh đạo có đạo nghĩa đối với nhân dân, nhân dân đối với người lãnh đạo cũng phải có cái gì? Ân nghĩa. "Quân nhân thần trung", người lãnh đạo phải như thế nào? Nhân từ. Mọi nơi vì cuộc sống của nhân dân mà nghĩ, cấp dưới cũng phải luôn có thể hiểu được ân đức này của người lãnh đạo, để chúng ta có môi trường cuộc sống tốt, nếu như không có môi trường công việc tốt này, có thể gia đình chúng ta sẽ ưu phiền, sẽ ba bữa không đủ no. Cho nên, làm bề tôi nhất định biết tận tâm tận lực hiếu trung với quân vương. Đặc biệt làm quân vương có lúc có sai lầm, họ nhất định nói thẳng thắn.
Trước đây ở đoạn nói về chữ "hiếu" đã giải thích tỉ mỉ, "cha mẹ lỗi, phải cố khuyên, tỏ ra vui, lời nhu hòa. Khuyên không được, vẫn phải khuyên, thì nên khóc, đánh không giận". Trong đó có lấy Ngụy Trưng, lấy Bính Cát những việc của những trung thần này.
Chúng ta xem quốc gia ngày nay, chúng ta cũng có thể xem nó như là vương quốc xí nghiệp. Gầy dựng một xí nghiệp cũng giống như gầy dựng một nước nhỏ vậy. Ý nghĩ đầu tiên của người lãnh đạo, là phải vì phúc lợi của nhân viên, tuyệt đối không thể là cái gì? Chỉ vì cái túi của mình, nếu quý vị chỉ vì cái túi, mà không tôn trọng, mà không chăm sóc nhân viên, chắc chắn không giữ được người. Mạnh Phu Tử đối với quan hệ quân thần có một đoạn giáo huấn rất quan trọng, trong đó nhắc đến:
"vua xem bầy tôi như tay chân, bầy tôi xem vua như tâm phúc, vua xem bầy tôi như chó ngựa, thì bầy tôi xem vua như người thường, vua xem bầy tôi như đất cỏ, thì bầy tôi xem vua như kẻ thù".
"Thù" này là chữ cổ, cũng chính là thù của thù nhân. Đoạn này của Mạnh Phu Tử rất có ý nghĩa. Người lãnh đạo nếu như đem cấp dưới thương yêu giống như tay chân, cấp dưới sẽ đem họ làm cái gì? Tâm phúc. "Vua xem bầy tôi như cho ngựa", chó ngựa đây để làm gì? Để sử dụng mà thôi, tôi dùng anh sau đó trả tiền cho anh, chỉ xem nhân viên làm đồ chơi mà thôi. Cấp dưới thấy quý vị cũng giống như người dân bình thường vậy, không có giao tình gì, không có cảm tình gì. Cho nên, họ chỉ cần giúp giúp quý vị làm nhiều hơn một phút, chắc chắn phải muốn cái gì với quý vị? Tiền thêm giờ. Một phút một giây cũng chẳng làm không cho quý vị. Câu tiếp theo "vua xem bầy tôi như đất cỏ". Quý vị xem họ là thứ không quan trọng, trong lòng còn muốn nói, miễn là tôi có tiền, đến đâu cũng có thể gọi được người. Nếu như chúng ta đối đãi người khinh mạn như vậy, cấp dưới đối với chúng ta có thể cực kỳ phẫn nộ. Tôi đã từng nghe qua, có một nhân viên căn tin, nhúng tay vào đồ ăn trong nhà bếp, khiến người khách ăn rồi đều có vấn đề, sau đó căn tin của họ như thế nào? Không tiếp tục được nữa. Cho nên từ câu giáo huấn này chúng ta có thể hiểu được, một xí nghiệp, một đoàn thể nếu như không tốt, ai phải chịu nhiều trách nhiệm? Người lãnh đạo. Cái gọi là "trên làm dưới theo", cho nên một xí nghiệp, đoàn thể, không khí tốt xấu, người lãnh đạo đều là bụng làm dạ chịu. Ngày nay chung ta làm ông chủ, làm chủ quản, tuyệt đối không thể nói nhân viên của tôi sao kém như vậy? Không thể có thái độ như vậy, nên phải "làm mà không được, nên cảnh tỉnh mình". Chúng ta thấy làm người cấp dưới, cũng phải nghĩ đến công ty, nghĩ đến ân đức của người lãnh đạo.
Tôi từng xem qua, công ty này đã kinh doanh mấy mươi năm, đúng lúc rất khó khăn, rất nhiều nhân viên lập tức kéo dải vải trắng, sau đó quấn cái gì? Kháng nghị. Bao quanh công ty, công xưởng, làm như vậy tốt hay không? Lúc đó tôi thấy được một màn này cảm thấy rất thương tâm. Cả một đời người, đông Bắc có câu: "ba nghèo ba giàu qua một đời", một đời của một người khó tránh có lên xuống, một người, một nhà cũng như vậy, một xí nghiệp đâu dễ dàng có thể thuận buồm xuôi gió. Lúc xí nghiệp tốt, chúng ta đã làm việc ở đây mấy mươi năm, mấy mươi năm này vì sao giáo dục con cái có thể ổn định? Vì sao gia đình có thể vận hành bình thường? Chi viện kinh tế, ổn định kinh tế, công lao của ai? Đương nhiên nhất định có công lao nỗ lực của quý vị, nhưng không thể quên được, phải có công ty, phải có ông chủ, nhân duyên như vậy họ còn phải gánh sự mạo hiểm, hàng ngày quý vị chỉ nói: công việc tôi đã làm xong. Về nhà ngả người liền ngủ. Lúc quý vị đang ngủ, ông chủ có lẽ còn đang vì tiền đồ của công ty, đang suy nghĩ. Vì quay vòng đồng vốn mà nỗ lực. Vì cha tôi phục vụ ở ngân hàng, cho nên ông nói: con không nên thấy những xí nghiệp này, dường như rất rạng ngời, kỳ thực buổi chiều 3 giờ rưỡi họ rất bận rộn. Cho nên, chúng ta không thể chỉ thấy được người lãnh đạo này kinh tế của họ rất giàu có, chúng ta còn phải thấy được cái họ bỏ ra đối với công ty chắc chắn không ít hơn chúng ta. Cho nên, phải nên nghĩ những đức này, không thể vừa gặp được sự việc thì hành động theo cảm tính. Xin hỏi cách làm này ai được lợi ích? Ai? Không có ai. Công ty có thể chưa đến nỗi đổ vỡ, còn có thể kéo lên. Nhưng công nhân làm như vậy thì ngay cả cơ hội đứng lên cũng không có. Cho nên, con người thực sự không nên làm theo cảm tính, phải lý trí để kiến nghị cho công ty, phải dùng cách giao tiếp tốt mới được.
Người Nhật Bản nếu họ bất mãn đối với công ty, họ không đi vây xưởng lại. Họ cũng sẽ cột một dải vải ở trên đầu, nhưng không nói chuyện, viết "kháng nghị", tiếp tục công việc. Như vậy mới có thể để công ty kinh doanh bình thường, người lãnh đạo vừa thấy, tại sao nhiều người đều thắt vải như vậy. Lập tức thương lượng, gọi những người chủ quản này đến, rốt cuộc công ty có nơi nào cần phải sửa chữa, chúng ta nhanh chóng điều chỉnh. Nếu người lãnh đạo xem trọng, người lãnh đạo có thành ý để sửa chữa, vậy cấp dưới cũng sẽ vui mừng, lúc này thì có thể dĩ hòa vi quý, gia hòa thì tự nhiên vạn sự hưng. Cho nên, chúng ta đối đãi quân thần, cũng phải mỗi lúc nghĩ đến bổn phận của chúng ta. Phải mỗi lúc nghĩ đến đạo nghĩa chúng ta nên tận, ân nghĩa, tình nghĩa chúng ta nên tận. Làm người như vậy thì rất phúc hậu, rất khiến mọi người khẳng định, an ủi. Tiết học ngày hôm nay thì đến đây, cám ơn quý vị.
Hết tập 27
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top