TẬP 16

Tập 16

Chào các bạn buổi tối tốt lành. Rất nhiều bạn đã quen mặt rồi, mỗi tối đều đến, đều này thể hiện rằng tan ca xong, ăn chút cơm, thậm chí còn chưa ăn cơm thì đã đến nghe giảng. Khổng Lão Phu Tử nói: "Một người cầu học có ba pháp bảo là: trí nhân dũng. Ham học gần gũi trí, nỗ lực gần gũi nhân, biết thẹn gần gũi dũng". Chỉ cần ham học thì gần gũi với trí huệ, khi chúng ta nỗ lực gần giũ với giáo huấn của thánh hiền, thì có thể từ từ cảm nhận được ý định của thánh hiền, cũng có thể cảm nhận được nhu cầu của mọi người, tâm đồng lí, nhân từ đó của chúng ta sẽ xuất hiện. "Biết thẹn gần gũi dũng", thực sự có thể biết rõ lỗi lầm của mình, sửa đổi lỗi lầm của mình, có thể hàng phục được thói quen xấu, phiền não của mình, đây mới thực sự là kẻ dũng. Cho nên, rất nhiều bạn đã làm được, "ham học gần gũi trí", mà ham học của quý vị cũng mang đến cho gia đình của quý vị một tấm gương rất tốt.

Tôi nhớ lúc cha tôi 50 mươi mấy tuổi, nhận được sở chứng khoán của ngân hàng. Vì nhận sở chứng khoán, trong đơn vị phải có một người thi qua giấy phép, cho nên phái rất nhiều đồng nghiệp cùng đi thi. Cha tôi là người lớn tuổi nhất, đã 50 mấy tuổi rồi, đi thi. Thấy cha tôi ban đêm đọc sách. Kết quả thi cử chỉ có một người thi đậu, những người trẻ tuổi khác đều không đậu. Không ngờ cha tôi đã thi đậu. Quý vị thấy cha tôi không nói gì, lấy hành động của mình, khiến chúng tôi có sự khâm phục đối với ông. Chúng tôi những người làm con này, có thể không ham học sao? Có thể thua cha của mình sao? Cho nên trên làm dưới theo, nên phần tâm ham học này của chúng ta, có thể liên tục không ngừng, tin tưởng đối với gia đình quý vị, nhất định là sự khởi đầu tốt.

Bài học buổi sáng đã kết thúc phần "nhập tắc hiếu. Tiếp theo là phần thứ hai "xuất tắc đệ". Chữ "xuất" này là chỉ cho ngoài gia đình, thì nên học tập "đệ". "Đệ" bao hàm kính huynh nhường đệ, bao hàm thái độ lễ tiết tôn kính trưởng bối. Vì anh em ở trong nhà thì có thể yêu thương, có thể lấy lễ đối đãi, đương nhiên họ đi ra ngoài tiếp xúc với người, sẽ có thể đem thái độ này mang ra ngoài. Nếu như ở trong nhà, anh em gây gổ bất bình, không giữ lễ tiết, vậy ra ngoài có thể bỗng nhiên trở thành rất quy củ chăng? Có thể hay không? Không thể. Cho nên muốn nhận biết một người, đến đâu có thể thấy rõ nhất? Không vào hang cọp sao bắt được cọp, cho nên trực tiếp đến nhà họ. Rất nhiều hành vi đối nhân xử thế của chúng ta, được hình thành ở trong nhà. Cho nên vì sao gia giáo quan trọng như vậy. Cái gọi là "môn đăng hộ đối". Cái gì là môn đăng? Cái gì là hộ đối? Quan trọng nhất là gia giáo, đức hạnh. Môn đăng hộ đối ngày nay là gì? Tiền tài! Sao quý vị đều biết cả rồi? Tôi không có kinh nghiệm. "Đối" sai rồi, bản chất đã sai, thì kết quả cũng rắc rối. Cho nên "đức hạnh" mới là nền tảng của gia đình, mới là nền tảng của quốc gia, tuyệt đối không phải tiền tài.

Trong Hiếu Kinh, có một đoạn giáo huấn rất quan trọng: "dạy dân thương yêu, không gì bằng hiếu, dạy dân lí thuận, không gì bằng để" .

Dạy cho nhân dân làm sao thương yêu người khác, làm sao quan tâm người khác, không có hiệu quả hơn so với dạy hiếu, không gì hơn "hiếu". Dạy cho nhân dân có tiết có độ, "dạy dân lí thuận", hiểu được tôn kính người khác, không có phương pháp nào tốt hơn dạy "để", "không gì bằng để". Cho nên "để" còn bao hàm giáo huấn lễ tiết. Khổng Phu Tử cũng nói: "bất học lễ, vô dĩ lập". Không có lễ phép rất có thể ở trong đám người, không có chổ đứng.

Ở bài học của mấy ngày nay, tôi cũng đã trình bày với các bạn, vì tôi lúc nhỏ hình thành một thói quen, nghĩa là chỉ cần trưởng bối đến nhà tôi, tai của tôi đã nghe được tiếng của họ, cho dù tôi đang làm việc gì, tôi nhất định sẽ chạy đến trước mặt họ, sau đó thưa rằng: Chào chú! Chào cô! Nụ cười của quý vị rất giống chú của tôi. Cho nên, con cái có lễ phép, người lớn tuyệt đối rất hoan hỷ. Cho nên tôi ngẫng đầu lên, họ rất hoan hỷ, tôi cũng rất vừa lòng. Vì một người đang làm việc có đức hạnh, kỳ thực vui mừng của họ, đã từ nội tâm toát ra ngoài. Cho nên thái độ có lễ phép này, bỗng nhiên tôi lĩnh hội được, hóa ra một người có thể gặp quý nhân hay không? Thì từ nhỏ đã quyết định rồi. Quý vị tin hay không? Tôi mở tọa đàm thân sư với phụ huynh, tôi liền nói với họ: con cái của quý vị sau này có thể gặp quý nhân hay không, tôi bây giờ có thể phán đoán. Đôi mắt của họ đều mở lớn ra. Vì người thời nay rất hiện thực, vừa nhắc đến con cái có thể gặp quý nhân, họ liền rất chuyên chú. Con cái có lễ phép, đi đến đâu cũng được mọi người thương yêu. Ngược lại, nếu như con cái không có lễ phép, vậy không chỉ sẽ không gặp quý nhân, không chỉ sẽ không có nhiều trợ lực. Ở trong lời nói hành động, sẽ còn hình thành rất nhiều lực cản. Họ sẽ cảm thấy không hiểu sao mọi người đều thấy tôi không vừa mắt, tự mình còn không hiểu rõ. Cho nên lễ phép rất quan trọng.

Các bạn, lễ phép quan trọng như vậy, dạy lúc nào? Tôi hỏi các phụ huynh, thi cử thêm hai điểm quan trọng? Hay là dạy con cái, thái độ làm người làm việc quan trọng? Làm người làm việc. Phụ huynh đều cảm thấy là làm người làm việc, nhưng hơn nửa thời gian, tiêu hao với con cái ở đâu? Tiêu hao ở điểm số. Cho nên việc quan trọng không thể bỏ qua nữa, bỏ qua nữa, con cái đều quá lớn rồi, thói quen lại thành tự nhiên. Rất nhiều việc không mài dũa được, tôi lo lắng thay quí vị đấy, vì tôi không con cái. Cho nên nhất định phải xem trọng những đức hạnh ảnh hưởng quan trọng đến cả đời của con cái. Tương lai nó sẽ có được rất nhiều trợ lực. Chúng ta suy nghĩ một tí. Nếu như tương giao giữa người với người không có lễ tiết, sẽ xuất hiện những tình huống nào? Ví dụ nói: Tôi lần trước đi đến Trường Thành, trên đó viết rằng: "không đến trường thành không phải hảo hán", cho nên muốn làm hảo hán, thì phải đến trường thành. Nó sẽ có những cửa ải, chỉ có thể để một người bên kia đi tới, chúng ta bên này một người đi qua. Rốt cuộc lúc qua cửa ải này rất nhiều người không giữ quy cũ, liền chạy đến con đường đối diện. Cuối cùng xảy ra chuyện gì? Cả đám người nhét ở trong cửa ải đó. Thầy giáo của trung tâm chúng tôi nhìn thấy như vậy, thấy không được. Vì người phía sau, không hiểu được tình hình ở đây, họ sẽ cứ đẩy về phía trước, bên kia cũng cứ đẩy về phía trước. Đến lúc có thể sẽ có tình huống xảy ra. Cho nên thầy giáo của chúng tôi lập tức đúng ra bắt đầu chỉ huy giao thông, những người đó muốn chen ngang, gọi họ nhanh trở về xếp hàng. Những người đó đều nhìn chúng tôi, còn cho rằng chúng tôi là nhóm quản lí trường thành. Đôi khi, chúng ta cần bước ra, thì phải bước ra. Nếu không tình hình có thể như thế nào? Đến lúc quý vị muốn làm cũng không làm được. Cho nên thời cơ rất quan trọng. Sau đó thì khai thông được rồi. Thật sự nếu vô lễ, thì người với ngưỡi sẽ tự tư tự lợi, sẽ có thể xảy ra xung đột.

Khi tôi lên được núi Thiên Mục Hàn Châu, giảng bài năm ngày. Lúc chúng tôi đang lên núi, trước mặt đến hai chiếc xe, chúng tôi vừa thấy thì chủ động nép vào một bên, để họ đi trước. Vì chúng tôi thấy được hai chiếc xe, cho nên chiếc thứ nhất đi đến, người trên xe rất hoan hỷ, vẫy tay với chúng tôi, chúng tôi cũng vẫy tay với họ. Cho nên khi làm một người có lễ phép, nhất định khiến mọi người cảm thấy như tắm gió xuân, vậy vui nào mà không làm. Rốt cuộc chúng tôi đã đợi một lúc, chiếc thứ hai vẫn chưa đi qua, chúng tôi cảm thấy bồn chồn, liền cho người lên xem thế nào, rốt cuộc chiếc xe đối diện cũng đợi ở đó, cho chúng tôi qua trước. Cho nên chúng tôi lái qua trước, người trên xe hai bên, đều đã lộ ra nụ cười tươi rói. Nếu người với người đều lễ kính như vậy, vậy cảm giác vô cùng thỏa mái. Cho nên chúng tôi trước lúc lên núi, chúng tôi đã nhận ra dân tình, nói lên con người của núi Thiên Mục rất chất phác. Cho nên chúng ta từ trong cuộc sống, cũng mỗi lúc có thể lĩnh hội được, hiểu lễ, hiểu nhường,(nhường nhịn) mới có thể khiến đường đời trôi chảy, mới chưa đến mức kẹt xe, xung đột.

Cho nên "dạy dân lí thuận, không gì bằng để", trước chúng ta từ trong gia đình, để thực hành yêu thương, thực hành lễ tiết.

Chúng ta cùng đọc một đoạn văn: "huynh đạo hữu, đệ đạo cung, huynh đệ mục, hiếu tại trung, tài vật khinh, oán hà sanh, ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn"

"Huynh đạo hữu, đệ đạo cung". Anh em đồng khí liên cành, máu đậm như nước, là cùng một cha mẹ sanh ra, cho nên anh em rất có thể là ngươi thân cùng chúng ta đi qua con đường dài nhất của cuộc đời. Pháp Chiêu thiền sư đã từng viết một bài thơ, thơ miêu tả tình nghĩa anh em:

"Đồng khí liên chi các tự vinh,

Ta ta ngôn ngữ mạc thương tình,

Nhất hồi tương kiến nhất hồi lão,

Năng đắc cơ thời vi đệ huynh;

Đệ huynh đồng cư nhẫn tiện an,

Mạc nhân hào mạc khởi tranh đoan,

Nhãn tiền sanh tử hựu huynh đệ,

Lưu dữ nhi tôn tác dạng khán."

"Đồng khí liên chí các tự vinh", anh em thì giống như cùng một gốc cây, cành cây vươn ra vậy.

"Ta ta ngữ ngôn mạc thương tình", tương giao giữa người với người, người trong nhà thường giao tiếp chính là dùng lời nói, cho nên trong lời nói cần nhẹ nhàng, nên hài hòa, tuyệt đối không nên nói lời chống đối. Cho nên "Đệ Tử Quy" nói: "ngôn ngữ nhẫn, phẫn tự mẫn". Xung đột giữa người với người, một nửa trở lên đều là vì cái gì? Lời nói không hợp.

"Nhất hồi tương kiến nhất hồi lão". Thực sự chính xác, chúng ta sau khi đến ba bốn mươi tuổi, mỗi lần thấy anh em chị em, đều sẽ có một chút cảm giác như vậy. Tóc bạc của anh đã nhiều thêm rồi, cho nên "năng đắc cơ thời vi đệ huynh", chúng ta càng lớn, chứng tỏ đường đời ngày càng gần điểm cuối, nên thực sự nâng niu đoạn tình nghĩa này. Cho nên "đệ huynh đồng cư", cùng ở với nhau, "nhẫn tiện an" hiểu được nhân nhượng khiêm nhường lẫn nhau. "Mạc vi hào mạc khởi tranh đoan", không nên vì một chuyện nho nhỏ, liền nổi tranh chấp. "Nhãn tiền sanh tử", trước mắt anh em chị em đều đã có con cái, họ lại có thêm anh em chị em. Cho nên chúng ta thuộc thế hệ trước, nên làm gương huynh thương đệ kính, mới có thể làm tấm gương tốt cho con cháu. Bài thơ này của Pháp Chiêu thiền sư, đáng để chúng ta tỉ mỉ mà thưởng thức.

Bài này khiến tôi nghĩ đến, cô giáo Dương Thục Phân đã từng nói với tôi, Cô nói thực sự anh em chị em là đồng khí liên cành. Cô ấy sẽ nghĩ đến, làm thế nào để cha mẹ được hoan hỷ vui vẻ. Cô nói chỉ có con cháu hiền hiếu, con cháu đều có phát triển tốt, mới có thể khiến cho cha cô vô cùng an vui. Do cô có tâm nguyện này, hy vọng cây đại thọ của cha mẹ cô, cành lá có thể càng ngày càng tươi tốt. Cho nên lúc rất trẻ, cô đã bắt đầu dạy đạo cho lớp cháu chắt của cô. Đọc kinh điển của thánh hiền, hay là viết thư pháp. Cô Dương đời sau có 18 cháu chắt, tổng cộng 18 người, 18 người đều được cô dạy qua. Do cô có tâm nguyện này, đời sau của họ vô cùng ưu tú, rất nhiều người là giáo viên, còn có mấy người là bác sĩ. Chính xác, một gia đình có thể tốt, tất nhiên là trưởng bối nên làm thế nào? Phải dẫn đầu làm mô phạm, nên thật lòng bỏ ra, cho nên anh thương em kính, không chỉ là ở đời đó của họ, mà còn đem phần anh thương em kính này, vươn đến ở đâu? Đến con cháu đời sau. Cô Dương không sanh con, nhưng mỗi lần ngày lễ mẹ, ngày lễ cha, nhà của cô vô cùng náo nhiệt. Vì cô có 18 người cháu chắt, so với quí vị các bạn nhỏ nhiều hơn một chút. Tôi ở nhà cô nữa năm, gặp được những ngày lễ này đều vô cùng náo nhiệt. Những người cháu chắt được cô dạy qua này, thực sự đối với cô rất hiếu thảo.

Tôi có một người anh kết nghĩa khác, anh cũng ở Đài Trung. Anh chị em của anh cũng đặc biệt thân mật, thứ bảy, chủ nhật, nếu có thời gian, không cần hẹn trước, đều chủ động về bên cha mẹ. Vì cha của anh ấy đã mất từ sớm, cho nên nữa đời sau của mẹ anh ta, đều là anh em chị em họ, chia thời gian ra ở với mẹ. Mẹ anh ta mấy năm trước đã qua đời, lúc qua đời đó tôi có đi tham dự lễ cáo biệt, tôi rất cảm động. Vì cũng thấy được đời sau của bà, những cháu chắt này của bà, tố chất đều rất tốt, vì anh em họ thân mật như vậy, thì đã làm một tấm gương tốt cho đời sau. Vì tôi có thói quen thấy được kết quả, thì phải tìm ra nguyên nhân. Sau này anh của tôi lại nói với tôi, anh nói: giây phút mẹ anh ra đi, trong lòng anh rất dạt dào. Vì sao vậy? Vì trong cuộc sống hơn mười mấy năm này của anh, anh đều cố gắng gạt bỏ nhiều xã giao vô vị, để bầu bạn với mẹ của anh. Nên lúc mẹ của anh qua đời, anh cảm thấy rất an ủi. Cảm thấy lựa chọn của anh là chính xác. Cho nên huynh thương đệ kính nhất định có thể "làm tấm gương cho con cháu".

Người xưa tình anh chị em, cũng khiến rất nhiều người cảm động rơi lệ. Vào thời triều Tấn, có một đứa trẻ tên là Dữu Cổn, đúng lúc trong thôn có ôn dịch, anh em của nó đã chết mấy người, ngoài ra có một anh đã đang nằm trên giường bệnh. Những bậc trưởng bối của nó, muốn mang những đứa trẻ này đi đến chỗ khác. Nhưng Dữu Cổn không muốn đi, nó nói: con không thể bỏ mặc anh trai của con. Trưởng bối của nó khuyên thêm lần nữa, ở đây quá nguy hiểm, chúng ta đi thôi. Nó liền nói với những vị trưởng bối: thiên tánh của con không sợ bệnh, cho nên quý vị để con ở lại. Trưởng bối của nó giằng co không lại, nên đã đi. Một đứa tre nhỏ như vậy, tự thân nấu thuốc cho anh trai, thường hay nửa đêm ở trước linh cữu anh trai quá cố khóc lóc, ở đó cảm thương. Do phần thân thiết này của nó đối với anh em, anh trai nó dường như đã khỏe lại. Các bạn, vì sao bệnh này có thể khỏe lại được? Loại mật thiết này, thứ quan tâm này, nhất định khiến anh của nó, hệ miễn dịch tăng lên. Người xưa đối với bệnh độc không phải đánh nhau với nó, coi như không đội trời chung. Người xưa gọi là "giải độc", chứ không gọi là "giết độc". Khi tâm niệm của chúng ta thuần chánh, thì tự nhiên bệnh đọc từ từ sẽ chuyển hóa. Cho nên thương yêu có thể giải độc, tâm từ bi cũng có thể giải độc. Sau đó trưởng bối của nó, cha mẹ của nó trở lại, thấy được anh em nó vẫn còn sống, đều rất vui mừng.

Từ câu chuyện Dữu Cổn này, chúng ta cũng có thể nhìn ra được, tuy nó tuổi nhỏ, nó cũng đọc qua sách của thánh hiền. Cho nên ở trong giá trị quan trong cuộc đời nó, có việc còn quan trọng hơn tính mạng, sự việc nào? Đạo nghĩa. Cho nên sát thân thành nhân, bỏ thân có thể lấy nghĩa. Vì tâm nguyện của thánh hiền, là đạo nghĩa đã thắng sinh mạng. Do họ có tâm nguyện như vậy, mới có thể viết được câu chuyện xúc động lòng người, mấy ngàn năm rồi mà con người vẫn vô cùng cảm động, cũng có rất nhiều phát triển đại viên mãn. Đây là thái độ đối với anh em Dữu Cổn của nhà Tấn. Tình anh em đã thắng sinh mạng của mình.

Thời nhà Đường có một vị đại thần tên là Lý Tích, kỳ thực tên gốc của ông không phải họ Lý, mà họ Từ, Từ có hai chữ nhân. Vì đối với quốc gia rất có công, cho nên Lý Thế Dân ban quốc họ cho ông là Lý Tích. Chúng ta buổi sáng đã nói đến Lý Thế Dân, thực sự ông ta tôn kính người hiền đức, làm rất thành công. Có một lần Lý Tích ngã bệnh, ngự y nói cần râu của người để làm thuốc. Đường Thái Tông nghe xong, liền cầm dao lên, cắt một đoạn râu của mình, đưa cho ngự y. Việc này truyền đến tai Lý Tích, Làm thế nào? Ông quá cảm động rồi, lập tức qùy trước mặt hoàng thượng, vô cùng cảm tạ hoàng thượng, đã có tâm lo lắng cho ông như vậy. Đây thật sự gọi là "anh hùng tích anh hùng". Lý Tích ngoài là trung thần ra, cũng là hiếu tử nữa, tất nhiên cũng thân thiết đối với anh em. Vì chúng ta biết, đức hạnh của một con người, đều là từ hiếu và để xây dựng nên vậy. Lý Tích lúc đó tuổi tác cũng đã cao. Ông có một người chị, đúng lúc chị gái bị bệnh, ông đi thăm chị gái. Thấy được chị gái đang nấu cháo, ông tự thân giúp chị nấu, cho những người hầu ra ngoài. Thời cổ đại người làm quan lớn, tướng mạo đều như thế nào? Đều để một chùm râu dài dài. Lý Tích thì ở đó nấu cháo, vì gió rất lớn, không cẩn thận nên bị lửa đốt cháy râu, liền nhanh chóng dập tắt lửa. Chị gái của ông ở bên cạnh thấy được, liền nói: em trai, em sao khổ như vậy, người làm trong nhà rất nhiều, em gọi họ làm thì được rồi, không cần tự mình vất vả như vậy. Rốt cuộc Lý Tích này trả lời chị, ông nói: chị à, tuổi của chị đã lới như vậy rồi, không biết em có bao nhiêu cơ hội, có thể phục vụ cho chị nữa. Cho nên các bạn, Lý Tích lúc đang nấu cháo, trong lòng tràn đầy lòng cảm ân, lúc nào cũng ghi nhớ chị gái chăm sóc ông, quá trình trưởng thành đã nâng đỡ cho ông bao nhiêu, ông đều ghi ở trong lòng.

Tôi cũng rất may mắn, tôi có hai người chị, cũng đặt biệt chăm sóc tôi. Chị đầu của tôi, học cùng trường đại học với tôi, còn nhớ lúc đó thân thể tôi không được khỏe, phải uống thuốc bắc, một thang thuốc bắc rất lớn. Nên nấu phải nấu hơn một tiếng, từ một nồi nước lớn nấu thành một bát nhỏ. Tôi lúc đó là đại học năm thứ nhất, ở trong kí túc xá, kí túc xá có thể nấu thuốc bắc chăng? Vậy nhất định sẽ phá hoại quan hệ giữa mọi người, mọi người nhất định sẽ mang bảng kháng nghị đến cửa phòng của tôi kháng nghị. Cho nên tôi không cách gì nấu, chị tôi nấu ở bên ngoài trường nơi chị ở, mỗi ngày giúp tôi nấu hai lần, sớm tối một lần. Sau khi nấu xong, thì chị từ bên ngoài trường đi rất xa, vì kí túc xá đều ở khu cuối cùng trong khuông viên trường đại học, cũng đi con đường rất xa, trên tay bưng một bát thuốc bắc nóng. Đến kí túc xá nam chúng tôi, phía trước có viết một hàng chữ: "khách nữ dừng bước", nên chị không thể đi vào, chị đi đến của sổ của phòng của tôi trong kí túc xá, gõ cửa gọi tôi, gõ mấy lần sau đó vẫy tay, "đến uống thuốc thôi". Tôi nhìn thấy cảnh đó, bệnh muốn khỏi một nửa rồi. Mau chóng chạy ra uống bát thuốc bắc tràn đầy sự yêu thương của chị gái này. Cho nên tình chị em rất sâu đậm, cũng vì tình chị em sâu đậm, thực sự cũng khiến cha mẹ rất an lòng. Cho nên "huynh đệ mục, hiếu tại trung". Cha mẹ sẽ nghĩ: trăm tuổi về gia, nếu như anh chị em chúng con có thể thương yêu lẫn nhau, thì cha mẹ an lòng lắm rồi. Cho nên chỉ cần gia đình bao phủ những thứ anh thương em kính này, tin rằng gia tộc nhất định sẽ phát triển rất tốt. Hơn nữa gió của hiếu để, không những cảm động người, ngay động vật trong gia đình đều sẽ bị cảm động. Quý vị tin không?

Thời nhà Tống, có một người đọc sách tên là Trần Phưởng. Họ đã con con cháu cháu 30 đời, đều cùng ở với nhau. Trong nhà có hơn 700 nhân khẩu, họ cũng rất tuân thủ di huấn của tổ tông, đều không tách nhà, đều không mướn người làm. Tất cả mọi việc đều tự làm, làm như vậy tốt hay không? Tốt. Chúng ta trước đây cũng nói qua, thực sự khiến con cái lao động, họ mới biết cảm ân. Cho nên lao động rất quan trọng, ngày nay nếu như con cái tiêu tiền lãng phí, nó sẽ rất xa xỉ, nhà có việc gì cũng không làm, họ sẽ như thế nào? Lười biếng. Vừa xa xỉ, vừa lười biếng. Lười biếng lại còn tạo thành tính rất ỷ lại, sau đó thì không biết cảm ân. Cho nên quý vị thấy, một người không cần cù, thói quen xấu bộc lộ ra ngoài thật không ít. Cho nên trưởng giả có kiến thức, họ đều sẽ thấy được những sự việc như vậy, ảnh hưởng đến con cái về sau, thì họ sẽ rất kiên trì.

Tằng Quốc Phiên tiên sinh, ông ở triều Thanh, trong số người hán ông là người làm quan lớn nhất, làm tổng đốc của bốn tỉnh, tổng đốc quản lí bốn tỉnh. Vị trí cao như vậy rồi, nhưng gia quy của ông, việc nhà tất cả con cái, phần việc của ai thì người đó tự tay làm. Quyết định này có quan trọng không? Quan trọng. Cho nên đời sau của Tằng Quốc Phiên tiên sinh, đến bây giờ đã mấy trăm năm rồi, không suy. Đài Loan chúng ta có một vị con cháu của ông, cũng rất thành công, là Tằng Sĩ Cường, cũng thường hay đến mọi nơi diễn giảng. Cho nên truyền thừa của gia phong rất quan trọng, người rất có tiền, lại là lúc rất có quyền thế, chỉ cần họ không có nguyên tắc, gia đạo trong vài đời, chắc chắn sẽ bại hoại. Chúng ta nghiên cứu hậu thế của Lâm Tắc Từ, hậu thế của Tằng Quốc Phiên, hậu thế của Phạm Trọng Yêm. Quý vị nhất định đã hiểu rõ được, những gia quy đó của họ, thực sự họ thấy được vô cùng sâu xa. Mà gia phong thường hai ba đời thì bại hoại, đều là thương nhân ở nhiều, vì con người khi có tiền, thì sẽ cảm thấy cái gì lớn nhất? "có tiền có thể sai quỷ dùi mài", câu nói này là sai vậy. Vì họ khi có tiền, họ sẽ khinh thường người đọc sách. Anh đọc sách nhiều như vậy có cái gì ghê gớm đâu, anh sống không bằng tôi. Cho nên thường thường tiền nhiều khí thô này ai học theo? Trẻ con hoàn toàn hấp thu hết. Có một quyển sách rất hay, tựa là Bảo Phú Pháp. Phương pháp nào thực sự khiến tài phú của quý vị, có thể kéo dài đến đời cháu chắt. Nếu nói chỉ cần quý vị giữ được, vậy không có gì ghê gớm cả, vì quý vị giữ được, quý vị mang đi được không? Hai tay trắng cũng không mang được gì. Làm thế nào khiến cho con cháu, thực sự có phước, có tuệ, đó mới là bản lĩnh. Đúng lúc cháu ngoại của Tằng Quốc Phiên tiên sinh, tên là Nhiếp Vân Đài tiên sinh, ông sống thời gian dài ở Thượng Hải. Các bạn, Thượng Hải là nơi rất phồn hoa, thương nhân giàu có rất nhiều. Ông ở đó mấy mươi năm, thấy được rất nhiều đại phú ông, khoảng một đời hai đời lập tức đổ vỡ. Ông đi tìm nguyên nhân là do đâu? Trong đó có một thương nhân họ Chu, ông mở ngân hàng, ở đâu cũng có ngân hàng, rất có tiền. Tài phú là mấy trăm vạn ngân lượng. Rốt cuộc đúng lúc chủ quản của một ngân hàng nào đó của ông, ở đó xảy ra lụt lội, nơi đó rất bần cùng. Chủ quản của ông, chủ quản công ty con đó, giúp ông quyên góp 500 lượng, mấy trăm vạn lượng quyên mấy trăm lượng nhiều hay không? Không nhiều. Cuối cùng chủ quản đó bị ông họ Chu này chửi bới rất thậm tệ. Ngươi tại sao có thể mang tiền của ta đi cho người khác. Ông chủ họ Chu này nói: ông giữ tài sản chỉ có một phương pháp, nghĩa là chỉ cần đi vào túi của ông, thì không để cho nó chảy ra. Đây là một chữ là chữ "tích" , tích của. Các bạn, tích của thì như thế nào? Hại đạo, hại bổn phận làm người làm người, "tích tài hại đạo". Tục ngữ có câu: "một nhà no ấm ngàn nhà oán", nhà của quý vị có tiền như vậy, hàng xóm bên cạnh đều sắp đói chết rồi, quý vị còn không đi cứu tế họ. Họ đã có lời oán trách đối với quý vị. Mấy ngày sau nhà quý vị cháy, sẽ phát sanh tình huống gì? Họ đều đứng lên võ tay. Quý vị thấy phương hướng lòng người, chân lý hiển bày rồi, họ nhất định sẽ nói: quá tốt rồi, ông trời có mắt. Nhưng nếu như quý vị mọi lúc đều có thể bố thí cho họ, nếu có thể ở trong cuộc sống, thậm chí ở trong giáo dục con cái của họ, quý vị đều có thể giúp đỡ họ với sức của mình, thì từng giờ từng phút họ đều cảm nhận được ân đức của quý vị. Bỗng nhiên nhà quý vị bị cháy, họ nhất định chạy hàng trăm mét, cũng phải đi tranh dội thùng nước đầu tiên, đúng không nào? Vì quý vị bỏ ra sự chân thành, đối phương tuyệt đối sẽ cảm nhận được. Họ nhất định sẽ niệm niệm suy nghĩ, chỉ cần có cơ hội chúng ta nhất định nên báo đáp, đây gọi là "thương người được người thương, kính người được người kính vậy". Cho nên trí tuệ của cổ thánh tiên hiền, chúng ta nhất định phải lĩnh hội. Tiền là thông tài, cho nên người xưa nói "có nước thì có tiền", nếu như nước không chảy thì sẽ như thế nào? Thì sẽ thối vậy. Nếu như tiền không lưu động, thì sẽ phát sinh tác dụng phụ.

Thương nhân họ Chu này, đến lúc ông lâm chung, lúc đó là Dân quốc sơ niên. Tài sản của ông đổi thành đại viên, là ba nghìn vạn đại viên, có giàu không? Ông có 10 người con, ông đem ba nghìn vạn phần thành mười phần, mỗi người ba trăm vạn. Nhiếp Vân Đài tiên sinh quan sát, ở trong mười mấy năm ngắn ngủi, 10 người con này đều kiệt quệ hết. Tất cả tiền bạc đều tiêu sài hết, thậm chí đã có người đi ăn xin trên phố, trong đó có một, hai còn tương đối tu thân, nhưng tiền tài cũng đều mất hết. Đã tương đối có tu dưỡng rồi, những vẫn không giữ được tiền. Từ sự việc này chúng ta cũng nhận ra rằng, trong Kinh Dịch nói thật sự không sai. Kinh Dịch nói rằng: "tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh", nhà mà tích bất thiện, thì có thừa tai họa đến. Từ nơi đây chúng ta cũng có thể hiểu được, người này làm người tốt, tại sao tai họa liên miên? Có thể là những tai họa thừa của tổ tông còn chưa trả hết, những lúc này quý vị nên khích lệ họ, hành thiện nên kiên trì, nhất định có thể xoay chuyển tình thế. Đợi họ tai họa dứt hết, tuyệt đối sẽ có thiện báo hiện tiền. Có kiến thức như vậy, mới có thể có con cháu tốt ra đời. Cho nên Tằng Quốc Phiên cũng vậy, Trần Phưởng cũng vậy, đều hiều được nhất định nên để con cái lao động, không mời người giúp việc nào cả, cho nên mỗi lần ăn cơm đều là 700 người, cùng nhau ăn, chắc chắn sẽ náo nhiệt. Nhà họ nuôi khoảng 100 con chó. 100 con chó này, nhất định phải đến đầy đủ mới có thể bắt đầu, có câu miêu tả tình trạng này: "một con không đến, cả bầy không ăn". Phong cách hiếu để này, đã cảm động bầy chó của gia định họ. Khi quý vị là hàng xóm của họ, quý vị thấy được màn này sẽ như thế nào? Cảm động, ngoài cảm động ra? Chúng ta không thể không bằng bầy chó, tự mình còn ở trong nhà náo loạn. Cho nên tình trạng này, truyền đến tai của hoàng đế, hoàng đế rất cảm động, lập tức miễn sưu dịch cho gia đình nhà họ. Nghĩa là người dân có lúc phải làm những sưu dịch để giúp đất nước làm một số công trình, hoàng đế vì thấy được, gia tộc này của họ là tấm gương tốt. Cho nên cũng miễn sưu dịch cho họ.

Quý vị thấy, đức hạnh của con người sẽ cảm động chó, có một số người nói: tôi không tin. Người thời nay đều rất khó tin những cảm ứng này, vì sao vậy? Vì họ đều lấy tâm của tiểu nhân, tôi đây không có cảm ứng, vì sao họ có? Họ không đi nghĩ đến, những tâm nguyện của những vị thánh triết này.

Cho nên vào triều nhà Minh, có một người đọc sách tên là Bao Thật Phu, ông cũng dạy học ở trường tư thục. Được một thời gian, ông nên trở về nhà thăm cha mẹ ông. Trên đường đi gặp một con hổ, lập tức cắn ông ta, mang đến một nơi khác, chuẩn bị ăn thịt ông. Bao Thật Phu không kinh hoảng, người đọc sách thời xưa biết: "sống chết có số, phú quý ở trời". Đối mặt với sanh tử không sợ sệt, nhưng quỳ xuống rất thành khẩn, nói với con hổ này: "ta bị ngươi ăn là số của ta, nhưng hiện nay ta còn cha mẹ hơn 70 tuổi phải phụng dưỡng, ngươi để ta phụng dưỡng cha mẹ xong, ta sẽ đến để ngươi ăn". Tâm hiếu này, khiến con hổ hung mãnh nhất cũng đã cảm động, con hổ này đã bỏ đi. Cho nên người địa phương liền đem nơi này, lấy một cái tên, gọi là "đồi bái hổ", chính là kỷ niệm Bao Thật Phu đã cầu xin con hổ, cho ông có thể trở về phụng dưỡng cha me. Ngay cả con hổ hung mãnh nhất cũng có thể cảm động, vậy con chó trung thành nhất có gì là khó đâu. Không chỉ là động vật có thể cảm động, không chỉ là thực vật có thể cảm động, thiên địa vạn vật đều có thể cảm động. Gọi là "vận vật giao cảm lấy thành lấy trung", chân thành đến cùng cực, thiên địa đều sẽ cảm động.

Vào thời nhà Nguyên, có một người đọc sách tên là Lý Trung, ông hiếu hạnh vang danh khắp nước. Đúng lúc đó, trong thôn của ông ở xảy ra động đất lớn, tất cả nhà cửa đều sụp đổ, tâm chấn đi qua tất cả đều sụp đổ. Lúc đến nhà của ông, tâm chấn chia thành hai đường, sau khi đi qua nhà của ông, hai đường tâm chấn này lại hợp thành một đường. Đây là sự thật trong lịch sử ghi lại, chúng ta không thể không tin. Trong Trung dung có nói đến: "họa phúc nếu đến", họa phúc của một người, họa đến hay phúc đến, từ nơi nào có thể phán đoán? "Họa phúc nếu đến, thiện: tất phải biết trước. Bất thiện: tất phải biết trước". Nếu là thiện thì biết cái gì? Là phúc hay là họa? Phúc. Bất thiện? Là họa. Cho nên thiện hạnh của ông, đã khiến ông được thoát khỏi kiếp nạn. Chúng ta nên tin tưởng chân lí này, để chính mình thẳng thắng vô tư, quang minh chánh đại đi trên cuộc đời của chúng ta.

Các bạn, quý vị có lòng tin, cuộc đời quý vị có thể gặp hung hóa cát không? Có lòng tin như vậy hay không? Có, tốt. Vổ tay hoan nghênh cho chính mình. "Huynh đệ mục, hiếu tại trung", người với người làm sao hòa thuận với nhau? Chúng ta nghĩ mà xem, ví dụ gia tộc của Trần Phưởng, 700 người cùng sống, mọi người đều hòa thuận với nhau, chúng ta ngày nay trong nhà có mấy người? Ba người là đã không hợp rồi. Cho nên thực sự chúng ta thoái lui không ít, thậm chí còn chưa sanh con, hai vợ chồng đã náo loạn đến tối mặt tối mày rồi. Cho nên quý vị thấy, người ta có thể bao dung 700 người, đó là một đại học vấn. Hòa thuận với nhau là kết quả, nhân ở nơi đâu? Nhân là ở "đối đãi bình đẳng", mới có thể được hòa thuận, đối đãi bình đẳng, đây là nhân. Bình đẳng. Vì "bình" cho nên thì lòng người như thế nào? Cũng bình. Lòng người bình mới không thể xảy ra tranh chấp, cho nên dạy con cái của mình, nhất định nên nắm bắt một nguyên tắc, tuyệt đối phải quan tâm bình đẳng, tuyệt đối không thể đối với con lớn tốt, với con nhỏ kém hơn một chút. Trong lịch sử mấy ngàn năm qua, rất nhiều vị vì nuông chiều một đứa con, cuối cùng tạo thành kết quả thế nào? Anh em cãi nhau rất nhiều, vì lòng người bất bình sớm muộn thì sẽ có tranh dành. Chúng ta lại suy nghĩ sâu thêm, ví dụ chúng ta bây giờ đối với đứa con này tốt, đối với nó có lợi ích không? Quý vị tốt với nó, nó nhất định tốt với quý vị. Sai rồi. Quý vị quá thương yêu đối với nó, nó sẽ càng ngày càng tự tư, quý vị đang hại nó. Đứa con bị chúng ta ruồng bỏ đó, trong lòng không quân bình, có lúc sẽ trở thành rất tiêu cực, quý vị là hại cả hai bên. Đây thật là không có lí trí rồi. Cho nên "bình" rất quan trọng. Tôi tuy là con một trong nhà, nhưng cha tôi, đối đãi với ba chị em chúng tôi rất bình đẳng. Ví dụ nói lúc có tiền thưởng đều giống nhau, cũng không cho tôi nhiều hơn. Bằng không sau này tôi sẽ vì sự nuông chiều đó mà sanh hư.

Vào thời nhà Minh, có một người đọc sách tên là Trịnh Liêm, gia tộc của họ có thất đại đồng đường. Chúng ta thời nay nhiều nhất là mấy đời? Ba đời ít quá, tôi ở Đại Lục có nghe qua ngũ đại đồng đường. Trịnh Liêm là thất đại đồng đường. Minh Thái Tổ- Chu Nguyên Chương rất nể phục ông, ban cho một bức hoành gọi là "thiên hạ đệ nhất gia", bao nhiêu người? Hơn ngàn người. Khoảng một ngàn người, ban cho một bức hoành còn tặng cho ông hai quả lê lớn. Minh Thái Tổ cũng rất thú vị, ông muốn nói, ta tặng hai trai lê lớn này, xem một ngàn người nhà ngươi chia làm sao? Còn phái Cẩm Y Vệ theo sau lưng, đi xem Trịnh Liêm làm sao xử lí việc này. Các bạn, quý vị sẽ xử lí thế nào? Chúng ta nghỉ một lát, tiết sau vào thảo luận, cảm ơn mọi người.

Hết tập 16


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: