Hanh phuc la dau tranh 2

"Hạnh phúc là gì"?

Trước tiên phải giải thích hạnh phúc là gì cái đã:

Hạnh phúc, với một người có thể là được sống giàu sang sung sướng, với một người có thể là được quan tâm chia sẽ, với người khác lại là được cảm nhận giá trị cuộc sống... Nhưng tất cả những ham muốn ấy chỉ là nhánh cây sinh sôi từ một gốc rễ. Ấy chính là "sự đấu tranh" - như Các Mác nói.

Tại sao hạnh phúc là đấu tranh? Đấu tranh?

Bác Hồ từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" và "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ lần nữa". Ý nghĩa câu nói đó là gì? Ấy là khi có độc lập, có tự do đồng nghĩa với việc ta có tất cả. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao trong biểu ngữ lại luôn có: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đổ bao xương máu, đổ bao tiền của, bỏ bao nước mắt và đau thương, điều cuối cùng chúng ta muốn là ĐỘC LẬP và TỰ DO. Với một dân tộc, với một đất nước, HẠNH PHÚC là bốn từ đơn giản ấy, đơn giản nhưng không dễ giành bởi lẽ nó gắn liền với vận mệnh của toàn thể nhân dân một dân tộc, đến lòng tự trong và quyền lợi của cả đất nước. Dân tộc của anh mất ĐỘC LẬP thì anh chẳng khác gì kẻ trắng tay, anh không đủ tư cách đứng trên trường quốc tế, anh không có lời nói trên các bàn đàm phán và cả trên trang giấy, lịch sử cũng sẽ ghi lại rằng anh là kẻ yếu đuối và thân phận của anh là nô lệ, dân tộc anh không đáng được tồn tại và nhắc đến! Không ai muốn vậy và càng không muốn dân tộc mình bị chà đạp, bị xem thường, hơn thế nữa, chúng ta là dân tộc anh hùng, ĐỘC LẬP cũng như bề mặt của đất nước, dân tộc hùng mạnh thì đất nước vững bền, hưng thịnh. Các Mác - cha đẻ của chế độ Xã hội chủ nghĩa - một trong những người khởi xướng phong trào vô sản đấu tranh giành độc lập dân tộc đã rất sáng suốt khi nói rằng "Đấu tranh là hạnh phúc". Đấu tranh ngoan cường thì sẽ thắng lợi, thắng lợi sẽ có độc lập, độc lập sẽ có tự chủ, tự chủ sẽ có tự do, tự do sẽ có dân chủ, dân chủ đi kèm với hạnh phúc - hạnh phúc được sống như một con người, với tư cách một con người, với tất cả quyền lợi của một con người, và được thừa nhận là một con người - chứ không phải một nô lệ! Và ví như rằng đến cả hạnh phúc căn bản ấy cũng không có thì con người sẽ không bao giờ tìm được những niềm hạnh phúc khác: giàu sang, ấm no, niềm vui, tình cảm..v..v....

Suy ngược lại, có hạnh phúc của độc lập, có hạnh phúc của dân tộc tự chủ thì liệu đến đó có là hết? Có niềm hạnh phúc nào khác? Khi có còn phải đấu tranh nữa chăng? Thưa rằng, cuộc sống như một ván cờ, qua được bước này nhưng chưa chắc qua được bước kế tiếp, bản thân mỗi cá nhân phải luôn tự mình vươn lên đấu tranh với số phận. Cổ nhân có nói: "Nhân vô thập toàn", như đời vẫn thế, có khó khăn, có vui sướng, có chông chênh và có bằng phẳng, điêu quan trọng nhất mỗi người phải biết lựa chọn cho mình thái độ sống đúng đắn nhất để vượt qua được tất cả những thử thách đó. Hẳn ai cũng từng nghe câu chuyện về "nhà phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại" - Ê đi xơn, chưa hoàn thành chương trình tiểu học, vừa học vừa làm và chủ yếu là tự học, ông đã khiến cả thế giới phải ngước nhìn, khiến biết bao người phải cúi đầu nể phục, không chỉ phục tài năng mà còn phục về ý chí và nghị lực. Dễ rằng với nhiều người, chỉ cần đứng trong nghịch cảnh, gặp chút khó khăn đã vội đầu hàng vô điều kiện với số phận. Những người ấy sống không có ý chí, luôn chùn bước mà không chịu phấn đấu, có cái nhìn hạn hẹp, chưa có cách nhìn thực sự đúng đắn và tích cực về cuộc sống. Anh muốn có hạnh phúc, anh muốn có thành công nhưng anh không đủ niềm tin và nghị lực vượt qua tất cả chông gai chứng tỏ anh không đủ bản lĩnh mà tượng đài vinh quang không bao giờ dung nạp những kẻ thiếu bản lĩnh. Và chỉ có đấu tranh, thách thức với số phận, đương đầu với sóng gió, mạnh mẽ và tự tin vượt qua những khúc mắc ấy thì cánh cửa thành công mới thực sự mở rộng, vì rằng "trên đời này làm gì có đường", tự bản thân mỗi người phải biết cách vạch ra cho mình một lối đi, tìm cho mình một tư duy tích cực và đúng đắn về cuộc sống thì dễ ra mới tìm được hạnh phúc đích thực, mới thực sự tìm được ý nghĩa và niềm vui của "sống đẹp".

Từng nghe có người nói rằng không chiến thắng nào vinh quang bằng chiến thắng chính mình. Số phận khắc nghiệt đến đâu vẫn có thể vượt qua, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc có gian khổ đến đâu vẫn có ngày chiến thắng. Nhưng nếu tự mình đầu hàng chính mình thì ngày hạnh phúc chỉ là... trong mơ! Trở ngại lớn nhất của con người chính là tâm lí, một khi con người ta đã thiếu tự tin, tự ti về bản thân thì không bao giờ họ tìm cho mình được một con đường, thậm chí là con đường cùng! Không ánh đuốc, không tia sáng le lói... tất cả chỉ là bế tắc. Có nhiều người sống rất bi quan, chỉ cần đôi chút thất bại đã nản lòng ca thán, họ sợ mình không vượt qua, họ sợ mình không đủ bản lĩnh, họ sợ phải đối mặt với thất bại lần nữa... Vì vậy họ không muốn làm nữa, chỉ muốn co mình lại, rút vào chiếc vỏ ốc đơn độc, tự cô lập mình vơi thế giới xung quanh. Các trường hợp đó không phải là hiếm và trong cơ chế thị trường ngày hôm nay, cuộc sống càng có thêm nhiều áp lực thì càng nhiều người phải gặp cảnh khốn đốn khi đối mặt với sự vấp ngã của chính mình, với chữ tôi cá nhân quá lớn. Khi anh ngã, anh không tự mình đứng lên thì chẳng ai có thể kéo anh dậy, muốn thoát ra khỏi hố sâu thất vọng, không gì bằng tự bản thân vượt qua. Phải đấu tranh, với thất bại, với chính mình, với chữ tôi, với nỗi sợ hãi, với sự tự ti. Phải đánh gục tất cả, phải chiến thắng tất cả và một khi chiến thắng những điều đó nghĩa là ta đã tìm được hơn một nửa chiếc chìa khoá tương lai, điều còn lại cốt chỉ nằm ở việc ta chọn cho mình con đường đi và thái độ sống như thế nào. Bản thân con người là một chủ thể của chính mình, phải tự làm chủ được mình và luôn có những ý nghĩ sáng suốt thì thần hạnh phúc mới có thể nói lời chào mời gọi với ta.

Không chỉ dừng ở đó. Sự đấu tranh dẫn đến hạnh phúc còn là sự đấu tranh nhằm bảo vệ vẻ đẹp đạo đức, nhân cách, nét đẹp tâm hồn con người và tìm đến ánh sáng của công lí. Thời buổi hội nhập, con người ta dễ sa đà vào cám dỗ của đồng tiền, ánh bạc ánh vàng làm mờ mắt con người khiến cho giá trị về tinh thần, đạo đức bị xem nhẹ và cũng từ đó giá trị hạnh phúc đích thực cũng dần bị xoá nhoà, quên lãng. Đau lòng biết bao khi nghe câu chuyện sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người tình dã man, đau không chỉ cho số phận cô gái xấu số mà còn đau cho Nghĩa, cho gia đình Nghĩa và nói rộng ra là cho cả xã hội. Nghĩa giết một người và rồi Nghĩa sẽ phải đền tội ác, nhưng đó lại là lời răn đe, lời cảnh báo ta rằng rõ ràng có một bộ phận thanh niên, một số người đang dần để mình bị tha hoá, đang làm mất những giá trị tinh thần quý báu vốn được gìn giữ và bồi đắp trong suốt hàng ngàn năm qua. Ta phải làm gì để tái tạo, khôi phục những nét đẹp văn hoá con người để cho hạnh phúc lần nữa lại tìm đến? Đó chính là đấu tranh, đấu tranh để chống lại cám dỗ của cuộc đời, tự mình bảo vệ giá trị tự bản thân mình thì khi đó ta mới có đc sự thanh thản trong tâm hồn, tìm được tự tôn trọng, lòng yêu quý của mọi người, để rồi dù cho phải chết đi, giã từ cõi đời cũng không phải hối tiếc bởi lẽ thấy mình đã sống một cuộc đời ý nghĩa, giữ trọn giá trị con người, và đấy là hạnh phúc cuối cùng mà con ng tìm đến.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: