PHẦN1: SUY NGHĨ TRONG TÔI
"Đã bao giờ, dù chỉ một chút thôi, bạn đã thực sự suy nghĩ mình sinh ra với mục đích gì chưa? Nếu bạn đã tìm ra thì xin chúc mừng nha. Ít ra thì bạn cũng nhận ra mục tiêu trong cuộc đời mình.Còn rất nhiều người không được may mắn như bạn đâu. Họ có cuộc sống vật vờ, kiểu cảm giác chỉ là tồn tại như một sinh vật sống thôi vậy. Vậy thì có nghĩa lí gì chứ? Đó không phải sống, đó chỉ là sự tồn tại. Mình là con người, là loài động vật cấp cao, có suy nghĩ, tư duy, là loài làm chủ trên trái đất, là loài có quyền ăn thịt giống loài khác. Thử hỏi trong cuộc đời bạn, bạn chưa từng ăn thịt một loài động vật nào hay sao? Vậy nên với ưu đãi từ tự nhiên ấy, bạn hãy sống phấn chấn lên cho tôi, tôi không quan tâm bạn là ai, chỉ cần tồn tại hãy theo đuổi lý tưởng mà bạn theo đuổi, dù nó có khác thường hay quá điên rồ đi chăng nữa thì nó cũng là cuộc đời bạn mà. Hãy chết đi mà không phải hối hận gì." " Ha ha ha ha" : Tôi bật cười khi đọc được hết những điều này trong quyển sổ :" Hành trình cuộc đời từ năm 19 tuổi" do chính tôi viết.Viết ở cái tuổi 19 chênh vênh vô định ấy. Tôi bật cười vì nó đã được 3 năm, bây giờ tôi 22 tuổi rồi, hồi đó mình mang tâm hồn nghệ sĩ quá, nghệ thuật quá. Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối. Cái gì nghệ thuật thì nó đều trừu tượng và đẹp đẽ mà. Còn sống ở cái thế giới thực xem trọng vật chất này ý, không có tiền thì cạp đất mà ăn. Khi ta trưởng thành ta mới nhận ra có tiền bên cạnh mới có cảm giác an toàn nhất. Ngày tôi nhận được bằng đại học là cuộc đời như một đóa hoa nở rộ vậy. Đó là lúc đóa hoa ấy được thể hiện mình, là khoảnh khắc mong đợi nhất trong cuộc đời sau bao tháng ngày được chăm sóc, đầu tư, chính lúc này nó nở ra là lúc nó đẹp nhất, mang nhiều giá trị nhất và cũng mang đau thương nhất. Hoa nở cũng chóng tàn, nó chỉ đẹp một lúc mà thôi. Có vẻ cuộc đời tôi lúc này cũng như vậy đó. Khi tôi nhận được bằng, là ngày tôi hạnh phúc vì kết quả sau bao năm tôi vất vả học hành đã ươm trái ngọt nhưng trái lại tôi phải lao như con thiêu thân ra ngoài xã hội, để cảm nhận thực sự cái gọi là: " Cuộc sống không giống cuộc đời". Wow, đúng là khó tả. Nói sao nhỉ, bao nhiêu nỗi lo về tương lai: " Nhỡ mình thất nghiệp thì sao, mình phải sống cuộc đời bình thường với mức lương không trả nổi tiền thuê nhà, rồi bao chi phí sinh hoạt phát sinh ý chứ, nghĩ thôi cũng đau đầu. Đây chính là cuộc sống vật chất hiện thực mà mình phải chấp nhận thôi. Cái suy nghĩ mà tôi viết ra trong quyển sổ mà 3 năm trước còn tồn tại, về cuộc sống phải theo đuổi lí tưởng mà mình đặt ra liệu tôi có thể thực hiện được ? Tôi nghĩ bây giờ tôi lại cuốn vào guồng quay hiện thực rồi. Giờ tôi phải đi xin việc nhanh chóng thôi, tạm lương bèo bọt trước rồi mình tích góp dần dần sau. Điều đáng buồn còn hơn việc cháy túi là mấy đứa bạn thân thời đại học đã từng thề non hẹn biển là luôn luôn có nhau, rồi không lấy chồng, sống với nhau đến già của bạn bây giờ đâu rồi? Rồi chúng nó sẽ có cuộc sống riêng, thời gian xa cách, rồi phai nhạt dần. Nhìn vào hiện thực này, tôi đau lòng lắm. Càng thành công, sống trong sự dư thừa của cải vật chất, địa vị của ta ngày càng lên cao, cao vút thì lúc đó ta lại cảm thấy lạnh lẽo vô cùng. Những người đã cùng ta băng qua năm tháng tuổi trẻ sao lại lần lượt rời đi để lại cho ta một căn phòng vô hình nhốt ta trong thế giới lạnh lẽo ấy. Tại sao chứ? Không thể bên nhau mãi sao? Hỡi những người bạn của tôi ơi? Đó cũng là hiện thực của hầu hết thế hệ những người trẻ hiện nay. Tôi cũng không phải ngoại lệ. Tất nhiên họ đều có cuộc sống riêng, ta phải thông cảm chứ. Nhưng dù khoảng cách có xa đến mấy , trong lòng ta vẫn luôn nghĩ về bạn mình, luôn giữ liên lạc với nhau, hình ảnh của bạn luôn trong tâm trí tôi, trong những mảnh kí ức thì tình bạn của chúng ta luôn vĩnh cửu. Có khi nào trong một ngày trời nặng trĩu tâm trạng, u ám, xám xịt, bạn nhận được tín hiệu từ tôi thì đúng đấy , tôi đã gửi những điều tốt đẹp từ những cơn gió nhè nhẹ, thổi làn tóc bạn khe khẽ bay và thì thầm vào tai: " Tình bạn của chúng mình là mãi mãi". Dù kiếp này hay mãi mãi về sau chúng mình sẽ luôn nhận ra nhau, một ngày là tri kỉ, cả đời là tri kỉ. Tôi luôn có suy nghĩ lập dị, khác thường, thường thì tôi thích sự tự do, phóng khoáng hơn khuôn mẫu bình thường, tôi muốn làm cái gì khác một chút, không thích cuộc đời áp dụng như công thức . Ở thời đại này cuộc đời cũng giống như trong phim Itaewon class vài điểm: học hành, nỗ lực đến chết để có công việc tốt, cuộc sống dư dả sau đó lấy một người chồng tốt. Đó là ước mơ của biết bao cô gái ý chứ. Như nữ quái Jo Yi Seo trong Itaewon class từng nói:" Nếu thế giới này diệt vong thì tốt biết mấy, tôi cảm thấy cuộc sống này thật phiền phức. Tôi luôn có suy nghĩ như vậy, cuộc sống luôn lặp lại và có thể đoán trước. Miệt mài học để có thể được vào một ngôi trường tốt, rồi nếu lớn hơn một chút thì cố gắng gặp và cưới một người đàn ông tốt. Cố gắng, cố gắng rồi lại cố gắng... Bất cứ ai cũng có cách để thành công. Chỉ cần chăm chỉ như điên là được, thật phiền phức phải không?" Tôi cũng ấn tượng với lời thoại của mẹ Jo Yi Seo( bà Jo Jung Min): " Con đừng lớn lên rồi sống cuộc sống làng nhàng như mẹ.Con người đứng trên vị trí của mình để suy nghĩ và đánh giá, vì vậy, tiêu chuẩn về người tốt, người xấu không hề rõ ràng. Nhưng tiêu chuẩn về người xuất sắc thì khác, vì nó được biểu hiện bằng những con số. Đúng vậy chúng ta luôn theo một quy chuẩ nhất định nào đó mà áp vào đời sống. Luôn đặt suy nghĩ, lối sống của mình để phán xét người khác. Vậy nên trước khi có định kiến về ai đó, hãy khách quan, hãy tìm hiểu rõ hoàn cảnh của họ. Như trong bài giảng 1 của môn "Công lý" : Phải trái, đúng sai do giáo sư Michael Sandel của Đại học Harvard giảng dạy: Ông đã đặt ra tình huống để sinh viên giải quyết.Tình huống 1 là: " Giả sử bây giờ bạn lái xe điện, chiếc xe bạn lái đang lao trên đường ray với vận tốc 60 dặm/h. Phía cuối đường ray bạn thấy có 5 công nhân đang làm việc trên đường ray. Bạn cố gắng dừng xe nhưng không thể .Phanh xe không hoạt động. Bạn cảm thấy kinh hoàng vì biết rằng : Nếu đâm vào 5 công nhân. Tất cả sẽ chết. Tiếp tục giả định bạn biết chắc và cảm thấy vô vọng cho đến khi bạn phát hiện ở phía bên phải có 1 nhánh ray phụ . Ở cuối nhánh này có 1 công nhân đang làm việc trên đường ray. Hệ thống bẻ lái vẫn hoạt động tốt. Do đó nếu muốn bạn có thể bẻ lái xe, rẽ vào nhánh phụ này. Đâm chết 1 người nhưng giữ mạng sống cho 5 người kia. Quyết định đúng đắn là gì? Bạn sẽ làm gì? Hầu hết mọi người sẽ chọn bẻ lái để đâm chết 1 người và giữ mạng sống cho 5 người kia với lí do hạn chế số lượng người chết và giảm tối đa thiệt hại gây ra. Và tình huống 2 là: Lần này bạn không phải tài xế xe điện mà là người quan sát. Đứng trên cầu và quan sát đường ray xe điện. Và phía dưới có 1 xe điện đang tiến tới. Cuối đường ray là 5 công nhân. Phanh xe điện không ăn.Xe sẽ lao vào nhóm công nhân và đâm chết họ. Và bây giờ, bạn không phải lái xe. Bạn cảm thấy vô vọng cho đến khi bạn biết rằng, đứng cạnh bạn, cũng đứng trên cầu xem, là một người đàn ông béo ị và bạn có thể hích ông ta một cái, ông ta sẽ rơi từ trên cầu xuống đường ray, ngay trên đường đi của xe điện.Anh béo sẽ chết và ta sẽ cứu được 5 người kia. Và tình huống lần này, đa phần mọi người không đẩy anh béo xuống. Câu hỏi này được giáo sư đưa ra: " Vậy nguyên tắc là gì khi tốt hơn cứu 5 người cho dù phải hy sinh một người?" Bạn có thể giải thích sự khác nhau giữa 2 tình huống? Tất cả hành động thường nằm trong 4 giá trị cơ bản: hoàn cảnh, chuẩn mực ( giới hạn) đạo đức, lợi ích cá nhân, ảnh hưởng của hành động đến nội tâm. Tất cả tình huống trên đa phần số mọi người đều chọn phương án theo các giá trị trên. Nghĩa là chọn phương án theo hoàn cảnh, tránh vi phạm đạo đức, lợi ích bản thân được đặt sau hành động là lớn nhất, và tâm hồn, nội tâm không ( hoặc ít) day dứt ăn năn nhất. Lấy ví dụ hoàn cảnh vụ tai nạn được nêu ra đầu tiên .Như tình huống 1: Rõ ràng ở đây bạn đứng ở vị trí người trong cuộc ( trực tiếp ảnh hưởng) và 2 hành động không mang lại lợi ích cá nhân nào, và cả 2 đều vi phạm đạo đức ( giết1 người vô tội để cứu người và bỏ mặc 5 người khác chết khi có thể thay đổi). Vậy nên căn cứ vào ảnh hưởng đến nội tâm để quyết định lựa chọn hành động, ở đây là số lượng ( 5 người chết và 1 người chết, cứu người và bỏ mặc) , vậy nên đa số đều chọn bẻ lái, vì họ cho rằng chúng ta đang cứu người và cảm thấy thanh thản sau hành động này. Còn tình huống 2: rõ ràng ở đây bạn ở vị trí khách quan không liên quan đến tình huống đó.Nếu chọn đẩy người khác nghĩa là bạn chọn tham gia vào tình huống đó, và ta sẽ căn cứ vào lợi ích đạt được nếu ta tham gia vào tình huống này, rõ ràng nếu bạn đẩy thì bạn đang giết người và phải đi tù dù bạn có đang cứu ai đi nữa , không đẩy thì không có chuyện gì xảy ra. Việc hy sinh lợi ích cá nhân quá lớn để đổi lấy kết quả, và việc giết người vô tội để cứu người là vi phạm đạo đức. Vậy nên đa số chọn không làm gì cả. Thời nay việc hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng còn hiếm vậy nên trước khi hành động hãy suy nghĩ thật kĩ và sáng suốt. Cuối cùng hãy đi theo con đường bạn ước mơ nhé!!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top