Oneshot

Lĩnh Nam là 4 tỉnh và 2 đặc khu thuộc Việt Nam. 4 tỉnh và 2 đặc khu đó là Nam Việt (Quảng Tây, Quảng Đông cũ), Điền Việt (Vân Nam cũ), Mân Việt (Phúc Kiến cũ), Chiêm Việt (Hải Nam cũ), Hương Cảng (Hongkong) và Áo Môn (Macao). Vì có diện tích quá lớn (trừ Hương cảng và Áo Môn) nên các tỉnh này được hưởng quy chế khác với 63 tỉnh thành.

Trước tiên, chúng ta nên xét về lịch sử Lĩnh Nam.

Năm 1792, vua Quang Trung Nam tiến tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nước Đại Việt thống nhất là căn nguyên để các vị vua Tây Sơn thu phục nhân tài, giành lại Lĩnh Nam (vốn thuộc Bách Việt, tiền thân của Việt Nam). Vua Quang Trung cầu hôn công chúa con vua Càn Long (Mãn Thanh) và hỏi xin Lưỡng Quảng. Càn Long tuy không đồng ý cho Lưỡng Quảng nhưng vẫn đồng ý nhượng một số đất gần biên giới hai nước. Vua không có con với công chúa Thanh vì mất sớm (1802)

Thái tử Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi, đủ bản lĩnh chính trị vả lại hoạ Nguyễn Ánh đã bị diệt trừ, liền ra lệnh cải cách Đại Việt theo lối nước Pháp thời Napoleon, tuy nhiên không theo đuổi chính sách hiếu chiến của Napoleon.

Con vua Nguyễn Quang Toản là Tây Sơn Tam Thế đế, lên nối ngôi năm 1820, liền hạ lệnh dồn người theo đạo Gia Tô vào các "phố giáo dân". May cho họ là vua không giết họ. Đồng thời cấm tiệt việc truyền đạo ở ngoại thành.

Tam Thế vẫn cho phép giáo dân được hành đạo trong "phố giáo dân", vẫn cho phép truyền đạo trong nội thành nên nước ngoài không thể can thiệp vào nước ta. Nhưng Tam Thế không định để cho giáo dân chiếm trọn nội thành nên tiến hành trọng dụng đạo Phật, một đạo dễ tiếp cận với dân chúng hơn đạo Nho. Di dời người vô thần ra khỏi nội thành (để họ không bị các nhà truyền giáo tiếp cận), đồng thời lấp đầy nội thành bằng người không theo đạo Gia Tô, đa phần là Phật tử.

Đã cho dân quyền tự do theo đạo mà Pháp với Tây Ban Nha còn đòi quyền tự do truyền đạo, lấy đó làm cớ để đánh ta (1858-1862). Ta đánh thắng họ, xong không thể chủ quan trước chiến thắng, Ngũ Thế chủ động hợp tác với người Đức để lấy làm đối chọi với người Pháp. Pháp và Tây Ban Nha cay cú vì thua trận, quay lại xâm lược nước ta thêm vài lần nữa (1867, 1873-1874, 1882-1885) nhưng không lần nào thành công.

Tây Sơn Ngũ thế đế, lên ngôi năm 1847, có những đóng góp to lớn đối với nước ta tựa như Nhật hoàng Minh Trị đối với Nhật Bản vậy. Ngài tiếp tục sự nghiệp của các tiên đế, cải cách đất nước theo lối Tây Âu nhưng quan trọng nhất là ngài mở rộng lãnh thố về phía Bắc. Xét thấy tiềm lực đã đủ, vả lại Thái Bình Thiên Quốc chiếm được Nam Kinh, ngài liền liên minh với Thái Bình rồi tuyên chiến với Thanh triều, chiếm Lưỡng Quảng và Hải Nam còn Thái Bình chiếm Phúc Kiến và Đài Loan. Từ đấy Đại Việt chỉ còn tham chiến hạn chế mà chủ yếu là xây dựng Lưỡng Quảng.

Nhờ chính sách khuyến đẻ của các hoàng đế Tây Sơn, để chuẩn bị cho cuộc Bắc tiến, dân số Đại Việt đã tăng mạnh, đủ để cung ứng 29 vạn quân Bắc tiến, trả thù năm 1788, Thanh triều đem 29 vạn quân xâm lược nước ta. Vua khuyến khích di dân tới đó để bình định lãnh thổ, có điều hai quan toàn quyền (toàn quyền Lào và toàn quyền Campuchia), các tỉnh trưởng và công chức cấp tỉnh là do đích thân vua tuyển dụng. Quân đội đồn trú tại đấy cũng quá bán là người bản thổ (bản thổ là 63 tỉnh thành, thời này chưa có đến 63 tỉnh thành nên dùng từ "bản thổ"), và chỉ đồn trú có thời hạn rồi về, quân khác lên thay, như vậy sẽ hạn chế các vụ nổi loạn, binh biến đòi ly khai...

Năm 1883, vua băng hà. Nhân vậy Thanh triều mới liên minh với Pháp đánh ta. Lúc này quân dân ta ở Lĩnh Nam vẫn còn tản mác nhưng quân luật rất nghiêm minh. Thanh triều được Pháp viện trợ vũ khí nhưng cũng không thế đánh lại ta, thậm chí ta còn chiếm được Phúc Kiến, Đài Loan, Chiết Giang, Thượng Hải và hạ lưu Trường Giang. E ngại ta chiếm trọn Trường Giang, chia cắt hai miền Nam Bắc Trung Quốc, Thanh triều liền phải đầu hàng và công nhận chủ quyền của ta ở Lưỡng Quảng. Ta cũng lui quân vì bận chống Pháp.

Đấy là lần cuối cùng Pháp cố gắng đánh ta, sau 3 năm chinh chiến mà thất bại lần thứ 3 (1882-1885), Pháp từ bỏ mọi ý định xâm chiếm ta.

Năm 1896, sau khi đã phục hồi từ chiến tranh 1882-1885, vả lại Nhật tuyên chiến với Trung Quốc năm 1894 và chiến thắng, ta xuất quân chiếm Vân Nam và Phúc Kiến. Nhật đòi Phúc Kiến từ ta thì bị ta từ chối, hai bên giao chiến nhưng kẻ tám lạng người nửa cân, đành phải nghị hoà, lấy Trường Giang làm giới tuyến quân sự.

Năm 1937, Nhật xâm lược Trung Quốc sau biến cố Lư Câu Kiều, ta cũng hưởng ứng và nhanh chóng chiếm được Giang Nam chỉ trong một tháng, đồng thời ta cũng giải phóng Đông Nam Á và Nam Á khỏi ách thống trị của thực dân. Trong thời kỳ này ta có yêu cầu các nước được ta giải phóng cung cấp một nửa số quân lực, mọi nhu yếu phẩm cần thiết và một số nhượng bộ khác. Ngoài ra còn thảm sát người Hoa khắp Đông Nam Á, Nam Á, và trưng thu tài sản của họ. Vì thế nên ta bị tố phạm tội ác chiến tranh.

Năm 1945, Nhật bị tấn công nguyên tử. Hồ Chủ tịch lo sợ điều tương tự sẽ xảy đến với Việt Nam nên làm đảo chính. Tây Sơn Thập Tứ Thế đế phải thoái vị, chế độ quân chủ chấm dứt, nhưng vẫn được cấp cho 50000 lạng bạc, được quy đổi ra Việt Nam đồng. Hồ Chủ tịch lệnh các quân viễn chinh phải rút về nước, các quân hiểu rõ tình thế đều tuân lệnh. Nhưng trước khi đi các quân để lại cơ sở cần thiết để các nước đồng minh giành được độc lập.

Về hành chính, Lĩnh Nam được chia làm 4 tỉnh và 2 đặc khu hành chính như đã nói ban đầu. Đặc khu tương đương với thành phố trực thuộc trung ương ở bản thổ, nhưng quy chế dĩ nhiên phải khắc nghiệt hơn, vì Lĩnh Nam đất rộng người thưa, dù là ở thành thị hay nông thôn thì cũng phải theo chế độ quân quản.

Hai đặc khu được chia thành các quận, huyện.

Dưới cấp tỉnh là cấp địa khu, dưới nữa là cấp huyện, rồi cấp xã.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top