hangnguyen4

Chủ đề 5

Chính sách tài khóa là những định hướng cơ bản của Nhà nước về mức huy động nguồn tài chính và chi tiêu của ngân sách trong khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm)

Chính sách tài khóa bao gồm hai nội dung cơ bản là chính sách thuế và chính sách chi tiêu ngân sách

Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số sau trong nền kinh tế:

Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế

Kiểu phân bổ nguồn lực

Phân phối thu nhập

Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn.

Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.

Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt

Trong hệ thống tài chính quốc giam ngân sách Nhà nước có vị trí quan trọng đặc biệt, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào khả năng và hiệu quả hoạt động của ngân sách. Do đó chính sách tài khóa nhằm hướng vào việc huy động vốn cho ngân sách Nhà nước một cách vững chắc, ổn định nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: