hang hoa suc lao dong

Câu hỏi dài 4:Phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động. Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Trình bày hiểu biết cơ bản của e về thị trường sức lao động ở nước ta hiện hay.

* Phân tích phạm trù hàng hóa sức lao động

- Khái niệm sức lao động: theo quan điểm của C.Mác "sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể 1 con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích"

     Sức lao động phản ánh khả năng lao động của con người về mặt thể lực và trí lực, trong thời đại ngày nay đòi hỏi khả năng lao động trí lực ngày càng cao. Lao động là tiêu dùng sức lao đông trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sức lao động thì lao động mới trở thành thực tiễn. Sức lao động là 1 tài sản rất quý của cá nhân mỗi con người. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất.

- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động có 2 điều kiện cần và đủ:

+ 1 là người lao động phải đc tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình, do đó có quyền quyết định đem bán sức lao động của mình cho người khác trong 1 thời gian nhất định theo hợp đồng lao động.

+ 2 là người lao động không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất và các tài sản khác do bị thua lỗ, phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị tước hết, chỉ còn 1 tài sản duy nhất đó là sức lao động của mình, trong tình cảnh đó muốn sống đc buộc họ phải bán sức lao động cho người khác để trở thành người làm thuê.

- Phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa sức lao động:

+ Phân tích giá trị của hàng hóa sức lao động:

     Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định. Nhưng sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người vì vậy nó đc xác định gián tiếp thông qua giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết về ăn, ở, mặc, đi lại, học nghề và các nhu cầu văn hóa khác

     Giá trị của hàng hóa sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành: 1 là giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần, cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân. 2 là phí tổn đào tạo người công nhân. 3 là giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người công nhân.

     Giá trị của hàng hóa sức lao động cần bao hàm yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc giá trong thời kì, đồng thời cần phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của nước đó.

+ Phân tích thuộc tính giá trị sủa dụng của hàng hóa sức lao động:

     Giá trị sử dụng của  hàng hóa sức lao động cũng thỏa mãn nhu cầu nào đó của nhà tuyển dụng lao động về những ngành nghề chuyên môn và trình độ lao động nhất định.

     Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân, đó là quá trình kết hợp sức lao động của người công nhân với tư liệu sản xuất của nahf tư bản để tạo ra hàng hóa cho nhà tư bản, người công nhân chỉ đc nhận tiền công theo hợp đồng lao động.

     Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có 1 điểm đặc biệt riêng đó là khi nhà tư bản đem tiêu dùng nó thì nó có khả năng tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó; là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị thặng dư.

- Ý nghĩa:

+ Hàng hóa sức lao động xuất hiện đánh dấu 1 bước ngoặt cách mạng trong phương thức kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất, hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá lớn TBCN trở thành phổ biến dẫn đến thời đại kinh tế mới xuất hiện năng lực sản xuất ngày càng cao.

+ Phạm trù hàng hóa sức lao động chính là điều kiện chuyển hóa tiền dẫn đến tư bản và làm dáng tỏ mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản; đồng thời là cơ sở kết hợp để C.MÁC và Ă.Ghen xây dựng thành công học thuyết giá trị thặng dư và học thuyết tiểu công trong CNTB.

* Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt:

- Bởi vì xét về giá trị thì ngoài yếu tố vật chất nó còn bao hàm yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử. Xét về giá trị sử dụng nó có 1 điểm đặc biệt là: khi nhà TB đem tiêu dùng nó tức là người chủ nghĩa tức là người công nhân tiến hành lao động để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản thì nó tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của chính bản thân nó. Giá trị đó đc gọi là giá trị thặng dư.

* Trình bày hiểu biết cơ bản của e về thị trường sức lao động ở nước ta hiện hay.

- VN đang trên bước đường hội nhập kinh tế, quốc tế, hiện đại hóa nền sản xuất và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Có nhiều thị trường đc hình thành và mở rộng nhưng có 1 thị trường có 1 chiến lược đặc biệt quan trọng đó là thị trường sức lao động. Kể từ khi nhà nước ban hành bộ luật lao động nhìn chung thị trường sức lao động tiếp tục đc phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường theo khuôn khổ pháp luật , thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước đc thực hiện cơ cấu lao động đc chuyển dịch. VN đang có 1 nguồn lực sức lao động trẻ rất cao. Tuy nhiên, với bối cảnh của 1 nước đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự  hoàn thiện và phát triển của thị trường sức lao động ở VN vẫn mang đặc điểm còn là 1 thị trường chậm chap, yếu kém. Sự biểu hiện đó bộc lộ ở 1 số vấn đề lớn sau:

+ Cung cầu chênh vênh, trình độ của người lao động còn thấp: Sự biẻu hiên rõ nét nhất ở đây là cái mà thị trường cần thì lao động không có, có khoảng 40% lao động là có đào tạo nhưng đào tạo rất sơ sài, không đúng nghĩa, không chuyên môn.

- Hiện nay lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro. Về cơ bản VN vẫn là 1 thị trường dư thừa sức lao động trong nông nghiệp, còn tỉ lệ lớn lao động làm việc trong các ngành nghề đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm. Tuy tỉ lệ thất nghiệp thấp, tỉ lệ thiếu việc làm khá nghiêm trọng và có khoảng 2/3 đến 3/4 việc làm là không bền vững dẫn đến nguy cơ có việc làm  mà vẫn nghèo, có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động. MẶc dù thiếu việc làm chiếm tỉ lệ lớn, nhưng 1 số ngành nghề ở địa phương không tuyển đc lao động. Hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng đc nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là lao động yêu cầu kĩ năng cao, 1 bộ phận lớn lao động chưa đc bảo vệ trên thị trường, thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị và nông thôn.

- Giá cả sức lao động ( tiền lương) vẫn còn thấp, rẻ mạt không đảm bảo tái sản xuất sức lao động vì chỉ đủ nuôi bản thân người lao động và 1 phần tích lũy không đáng kể nên người lao động không có động lực làm việc.

- Các chương trình đào tạo của VN hôm nay thường nhấn mạnh đào tạo kiến thức lí thuyết chưa quan tâm nhiều đến khái niệm thực hành nên VN thiếu trầm trọng lao động kĩ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành như: tài chính, ngân hàng, du lịch... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đã phần có trình độ chuyên môn thấp hoặc chỉ qua đào tạo định hướng.

- Sự di chuyển lao động tự phát từ nông thôn đến các đô thị lớn quá mạnh và nhanh tạo nên 1 sự biến động lớn về thị trường sức lao động. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp cao và việc sử dụng sức lao động ở VN chưa hợp lí.

     Nói tóm lại: VN là 1 nước có dân số đông, tỉ lệ người đang trong độ tuổi lao động cao, nguồn nhân lực dồi dào. Việc sử dụng sức lao động 1 cách hợp lí, tận dụng 1 cách tối đa, đúng hướng là 1 yêu cầu đặt ra rất bức thiết của thị trường sức lao động ở VN. Vi vậy Đảng và nhà nước cần phải xây dựng 1 định hướng tốt, hợp li để tăng cường và đẩy mạnh thị trường sức lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: