VẬN MỆNH KHÁC NHAU CỦA VĂN TỰ BIỂU Ý Ở NỀN VĂN MINH SÔNG MẸ

Ở đâu không biết xuất hiện một tộc người hàng hải đã xoay chuyển hướng đi của hai loại văn tự biểu ý của nền văn minh sông mẹ.


SỰ XUẤT HIỆN CHỮ CÁI

Từ thế kỳ 13 cho đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, ở bờ đông Địa Trung Hải, nay là Syria, vùng Lebanon, đã xuất hiện một tộc người giỏi về hàng hải và kinh thương, họ thường mặc trang phục màu tía, người đời gọi họ là người Phoenicia, "Phoenicia" tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu tía. Vì nhu cầu cấp thiết trong việc giao lưu hàng hải và kinh thương và để tiện cho việc ghi chép sổ sách, người Phoenicia đã dựa vào chữ hình nêm Babylon và chữ tượng hình đã sáng tạo ra 22 chữ cái Phoenicia cơ bản, đây chính là văn tự bình dân thực dụng và nhanh gọn.

Từ đó về sau người Hy Lạp đã dựa trên cơ sở chữ cái của người Phoenicia để tạo ra chữ cái Hy Lạp, đế quốc La Mã lại dựa trên cơ sở chữ cái của Hy Lạp để tạo ra chữ cái Latin. Cùng vào thời kỳ này chữ viết hình nêm Sumer và chữ viết tượng hình Ai Cập cổ dần dần mất đi. Chữ Latin kết hợp với một loại ngôn ngữ nào đó đều có thể hình thành một loại chữ viết mới, thế là các sắc tộc càng đông dần lên thì các chữ viết mẫu tự không giống nhau xuất hiện vàng nhiều ở đại lục châu Âu. Có thể nói chữ phiên âm ở châu Âu hiện nay phần lớn là dựa vào những biến đổi của chữ Hy Lạp và chữ Latin mà thành, cũng có thể nói chữ Phoenicia chính là thuỷ tổ của chữ viết châu Âu ngày nay. Chữ viết biểu ý của Ai Cập cổ, Babylon cổ, Ấn Độ cổ cuối cùng đã bị mất đi hoặc bị chữ mẫu tự thay thế, đây chính là vận mệnh của lịch sử.


VĂN TỰ CỔ DUY NHẤT CÒN SỐNG SÓT

Vận mệnh chữ tượng hình Trung Quốc lại khác. Năm 1899 chữ Giáp cốt được phát hiện, các học giả văn tự của Trung Quốc nhìn thấy các chữ này rất giống các chữ kim văn khắc trên đồ đồng xanh. Họ hầu như không mất nhiều thời gian để dịch chữ Giáp cốt. Việc này cho thấy, chữ Hán có tính kế thừa, đây chính là một dạng tiếp biến văn hoá, những chữ viết sau này có thể kiểm chứng được những chữ viết trước đây. Chính do mối quan hệ kế thừa này mà việc dịch chữ Giáp cốt không giống như dịch và giải mã chữ hình nêm và chữ tượng hình Ai Cập cổ, phải mượn văn tự khác.

Tóm lại, cùng với tiến trình lịch sử, chữ viết cổ của các dân tộc khác nối tiếp nhau biến mất, chỉ có chữ Hán là vẫn tồn tại một cách thần kỳ. Trong nền văn hoá Trung Quốc lớn mạnh, chữ Hán được người dân Trung Quốc sử dụng đời đời, triều đại tuy có thay đổi, nhưng chữ viết vẫn không biến đổi, cách tư duy cụ thể lẫn trừu tượng kết hợp với quan niệm tả thực của người Trung Quốc đã hun đúc trong chữ Hán, khiến cho chữ Hán kiên trì lưu giữ được đặc điểm dùng kết cấu để biểu đạt ý nghĩa của mình. Trong suốt 5.000 năm, lịch sử Trung Quốc chưa hề gián đoạn. Ngày nay, chữ Hán là loại chữ viết cổ duy nhất còn sống sót trên thế giới, là kỳ tích của nền văn minh nhân loại.


HOÀNG HÀ VÀ TRƯỜNG GIANG

Trung Quốc có hai dòng sông lớn cuồn cuộn chảy từ tây sang đông, chính là Hoàng Hà và Trường Giang. Hai dòng sông lớn này đã mang theo phù sa màu mỡ, đến miền đông Trung Quốc, làm cho đất đai phì nhiêu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp sớm nhất của Trung Quốc đều bắt nguồn từ đây, chữ Hán cũng được sản sinh ra chính tại nơi này. Hoàng Hà và Trường Giang chính là hai con sông mẹ của Trung Quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top