TÌM TÒI CỘI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN
Làm rõ cội nguồn của chữ Hán có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu của sự phát sinh, diễn biến, phát triển và những ứng dụng chữ Hán. Để bước vào niên đại lâu đời của cội nguồn chữ Hán, chúng ta chỉ có thể dựa vào những phát hiện của khảo cổ.
HAI LOẠI KÝ HIỆU VẼ TRÊN ĐỒ GỐM
Vào thời kỳ viễn cổ, người Trung Quốc vẫn còn khắc vẽ một lượng lớn các ký hiệu lên đồ gốm, trở thành tư liệu quan trọng cho chúng ta tìm hiểu về nguồn gốc của chữ Hán. Những ký hiệu khắc vẽ này chủ yếu có hai loại: ký hiệu hình học và ký hiệu tượng hình.
KÝ HIỆU HÌNH HỌC DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM
Những người làm công tác khảo cổ đã phát hiện rất nhiều ký hiệu hình học trên các đồ gốm tại một số di chỉ văn hoá Ngưỡng Thiều thuộc khu vực trung du Hoàng Hà, như thôn Bán Pha, Khương Trại (Tây An, Thiểm Tây)... Những ký hiệu đường nét khắc trên đồ gốm từ năm, sáu ngàn năm trước đó, vì rất đơn giản, lại rất trừu tượng, cho nên rất khó để nhận biết được những ý nghĩa mà chúng biểu thị, rất khó để nói chúng chắc chắn là chữ Hán. Có điều, những ký hiệu này lặp đi lặp lại, chúng chỉ rõ đó là những hình khắc vẽ có mục đích, chắc chắn là có chức năng ghi chép sự việc nào đó. Gần đay, ở vùng Nhị Lý Đầu tỉnh Hà Nam, trên những đồ gốm có niên đại 4.000 năm được khai quật, người ta phát hiện ra hơn 20 ký hiệu khắc hoạ, có hình thể rất giống với những ký hiệu khắc hoạ trên đồ gốm ở Bán Pha, Khương Trại, trong đó một số ký hiệu đã có hình thể gần giống với chữ Giáp cốt của thời Thương - Chu. Hiện nay, tuy chúng ta vẫn không thể khẳng định được những ký hiệu hình học khắc vẽ trên đồ gốm chắc chắn là chữ việt, nhưng kết cấu đường nét của loại ký hiệu này khá đồng nhất với chữ viết sau này. Ký hiệu hình học khắc vẽ trên đồ gốm văn hoá Ngưỡng Thiều rất có thể là khởi nguồn của chữ Hán.
KÝ HIỆU TƯỢNG HÌNH DÙNG ĐỂ GHI CHÉP SỰ VIỆC TRÊN ĐỒ GỐM
5.000 năm trước, cư dân sống ở vùng lân cận của Thái Sơn (thuộc tỉnh Sơn Đông), đã dùng một số ký hiệu hình vẽ để ghi chép hoặc dùng ký hiệu hình vẽ đó làm vật tổ (to-tem), được khắc vẽ trên đồ gốm, đây chính là ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm văn hoá Đại Vấn Khẩu nổi tiếng. Những ký hiệu hình vẽ này dùng đường nét để khắc hoạ sự vật, nhìn thì rõ ràng không giống với ký hiệu hình học, mà lại giống với chữ Giáp cốt sau này hơn, cùng một loại ký hiệu nhưng phát hiện ở rất nhiều nơi, cho thấy loại ký hiệu này không chỉ có chức năng truyền đạt thông tin, hơn nữa còn được sử dụng thường xuyên, rất có khả năng nó có âm đọc. VÌ thế, rất nhiều chuyên gia, học giả cho rằng, ký hiệu khắc vẽ trên đồ gốm của văn hoá Đại Vấn Khẩu có hình, có nghĩa, có âm đọc, có lẽ là chữ viết sớm nhất của Trung Quốc, tức là loại chữ viết hình vẽ nguyên thuỷ.
Chúng ta xem một ký hiệu tượng hình khắc vẽ trên đồ gốm, chúng rất giống bức tranh vẽ cảnh buổi sớm: Mặt trời mọc trên núi, xuyên qua tầng mây, dần dần nhô cao. Rất nhiều nhà văn tự học đã nói đây là chữ "Đán" (旦). "Đán" có nghĩa là sáng sớm, bộ "Nhật" (日) phía trên là mặt trời, còn bộ "Nhất" (一) phía dưới là giản lược của núi và mây. Ký hiệu chữ "Đán" khắc trên đồ gốm này có phải là cảnh tượng mặt trời mọc trên Thái Sơn mà người ta thường thấy không? Chữ "Đán" này còn được phát hiện ở Sơn Đông, An Huy, Giang Tô cho ta thấy trong lúc truyền tin, chắc phải có cách đọc. Ngoài ra, có rất nhiều nhà văn tự học còn nói, ký hiệu chữ "Đán" này là vật tổ thị tộc, cách nói này cũng đáng tin cậy, vì tư liệu nghiên cứu chữ Hán cho thấy, rất nhiều vật tổ thị tộc hoặc tộc huy mang tính tượng hình, sau này đều được sử dụng trong khi tạo chữ.
Các nhà văn tự học đã chia việc phát triển chữ Hán thành ba giai đoạn: Văn tự hình vẽ lúc, văn tự cổ (cổ văn tự) và văn tự ngày nay (kim văn tự). Các nhà văn tự học phát hiện nhiều ký hiệu hình vẽ được khắc trên đồ gốm vào thời kỳ văn hoá Đại Vấn Khẩu thì thuộc về "văn tự hình vẽ lúc đầu", những chữ viết này còn là dạng hình vẽ, số lượng rất ít, về cơ bản không thể nói là hình thành hệ thống chữ viết. Có điều việc này đã dự báo trước, thời kỳ một số lượng lớn chữ viết cuất hiện và hoàn chỉnh thì không còn lâu nữa, chữ Hán đã bước vào thời kỳ "văn tự cổ".
VĂN HOÁ ĐẠI VẤN KHẨU
Là một nền văn hoá thuộc thời đại đồ đá mới, khoảng 6.000 - 4.500 năm trước, chủ yếu phân bố tại các khu vực hạ lưu sông Hoàng Hà như Sơn Đông và Giang Tô, khu vực phía bắc của An Huy. Giai đoạn đầu là thời kỳ công xã thị tộc phụ hệ. Khi đó cày cấy là hoạt động sinh hoạt chủ yếu, trình độ chế tác đồ gốm của nền văn hoá này đã phát triển rất cao, có gốm đen và gốm trắng, còn có một số đồ gốm khắc các ký hiệu tượng hình trên bề mặt. Những ký hiệu khắc trên đồ gốm văn hoá Đại Vấn Khẩu đó rất có thể là chữ viết đầu tiên của Trung Quốc.
SUY ĐOÁN THỜI GIAN KHỞI NGUỒN CỦA CHỮ HÁN
Việc ra đời của chữ Hán là một quá trình lâu dài, theo truyền thuyết cổ xưa Thương Hiệu tạo chữ, những hình vẽ biểu ý trên nham hoạ và đồ gốm màu, những ký hiệu biểu ý trên đồ gốm cùng với các ký hiệu của bộ tộc, to-tem đã cho chúng ta biết rằng: Chữ Hán khởi nguồn từ hình vẽ. Trong đó kết cấu đường nét của những ký hiệu hình học được khắc trên đồ gốm, và hình vẽ biểu ý của những ký hiệu qua hình tượng, chính là đặc trưng quan trọng của chữ Hán cổ sau này. Như vậy mà nói, thì thời gian khởi nguồn chữ Hán vào khoảng 6.000 năm của thời kỳ văn hoá Ngưỡng Thiều, một loạt chữ Hán xuất hiện sớm nhất tức là các ký hiệu tượng hình của thời đại văn hoá Đại Vấn Khẩu được tạo ra tại khu vực núi Thái Sơn (Sơn Đông), hạ du sông Hoàng Hà vào khoảng 5.000 năm trước. Đương , còn cần có thêm những ký hiệu có khả năng truyền đạt thông tin hơn nữa được khai quật để chững minh điều này. Tóm lại, việc hình thành chữ Hán đã khẳng định thêm một lần nữa quá trình phát triển lâu dài của nó.
Những năm gần đay, theo phát hiện mới của các nhà khảo cổ qua các tư liệu quan trọng như các ký hiệu trên nham hoạ ở Đại Mạch Địa thuộc thành phố Trung Vệ (Ninh Hạ), các ký hiệu được khắc trên mai rùa Giả Hồ (Hà Nam) đã dấy lên một sự tưởng tượng về khởi nguồn của chữ Hán trong lòng những người quan tâm.
KÝ HIỆU ĐƯỢC KHẮC VẼ TRÊN MAI RÙA Ở GIẢ HỒ (HÀ NAM)
Năm 1987, các nhà khảo cổ đã khai quật di chỉ Giả Hồ ở thượng du sông Hoài, họ đã phát hiện trên một mai rùa có khắc ký hiệu hình chữ "Mục", hình dạng rất giống với chữ "Mục" trong chữ Giáp cốt thời Ân Thương, kế đó người ta phát hiện ra 17 ký hiệu được khắc trên mai rùa, đồ đá, đồ gốm, điều này đã làm chấn động giới học thuật. Di chỉ Giả Hồ thuộc về thời kỳ đồ đá mới, nếu như những ký hiệu này được xác nhận là chữ viết, thì khởi nguồn của chữ viết phải truy về 8.000 năm trước. Việc này không chỉ có ý thời gian khởi nguồn của chữ Hán cần phải xem xét lại, mà là lịch sử văn tự cổ trên thế giới cũng phải viết lại. Cho dù những ký hiệu khắc trên mai rùa không phải là chữ viết thì cũng là những ký hiệu được khắc vẽ sớm nhất trên thế giới. Chúng chính là manh mối quan trọng cho việc tìm tòi nguồn gốc của chữ Hán.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top