Phần 1: Nhà nước, sự phát triển và hoàn cảnh tham nhũng ở Hàn Quốc

Sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc đã thể hiện hai đặc trưng sau: công nghiệp hóa thần tốc gắn với sự biến đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang một nền công nghiệp đa dạng với công nghiệp nặng, hóa chất, điện tử, chế tạo máy và công nghệ cao, vài trò to lớn của nhà nước trong việc tạo dựng, củng cố thị trường và kiểm soát đầu tư, cuối cùng là vai trò của xuất khẩu trong việc định hướng tăng trưởng.

Nhà nước là một biến số quan trọng trong các cuộc tranh luận về phát triển. Chủ đề đã thay đổi từ giải thích mô hình tăng trưởng theo định hướng thị trường của Hàn Quốc sang nghiên cứu vai trò to lớn của nhà nước, nhưng bản thân điều này này lại bị thay thế bằng chủ đề về cách thức nhà nước tương tác với thị trường. Tuy vậy, vai trò của nhà nước là trung tâm, bất kể là sửa chữa các méo mó của thị trường hay các chính sách củng cố. Bên cạnh đó, vai trò chính trị/cưỡng bức của nhà nước cũng không thể đặt ra ngoài sự phát triển. Các thức mà nhà nước đàn áp cả người lao động cũng như giới kinh doanh là nhân tố sống còn, như là bản chất chính trị của việc lập chính sách nói chung.

Mặc dù các di sản của chế độ thực dân Nhật Bản và thời kỳ hậu chiến là quan trọng song sự phát triển của kinh tế Hàn Quốc hiện đại có thể coi là bắt nguồn những thay đổi kinh tế được áp dụng sau cuộc đảo chính quân sự năm 1961, vốn được coi là sự trỗi dậy của một nhà nước mạnh, độc lập với các lợi ích cục bộ. Nhà nước kiểm soát kinh doanh, người lao động và các nhóm xã hội dân sự trong một hệ thống gần như hợp tác xã mà quân đội đóng vai trò là xương sống của chế độ và các cơ quan tình báo kiểm soát hoàn toàn sự bất đồng. Trên phương diện kinh tế, các Kế Hoạch Năm Năm liên tiếp được xây dựng dựa trên sự kiểm soát toàn diện của nhà nước đối với hệ thống tài chính. Nhà nước cung cấp sự hỗ trợ và phần thưởng cho doanh nghiệp thường xuyên – nếu không nói là luôn luôn – kết hợp với các tín hiệu của thị trường. Hơn nữa, uy tín của chính sách kinh tế chủ yếu dựa trên quyền lực chính trị của tổng thống và Cục Tình Báo Trung Ương Hàn Quốc (KCIA).

Về tham nhũng thì nhà nước cũng quan trọng song không phải là biến số duy nhất. Sự tham nhũng ở Hàn Quốc bắt nguồn từ sự tác động qua lại của nhiều nhân tố lịch sử và cấu trúc. Nhà nước mạnh là sống còn nhưng các lực lượng xã hội (cụ thể là các nhóm doanh nhân mới) yếu và truyền thống về mạng lưới bảo trợ-thân hữu (guanxi) của các gia đình, trường học, các mối liên hệ địa phương, vân vân. Phần tiếp theo sẽ giải thích ngắn gọn những điểm này.

Ngay cả trước khi được thành lập như một nhà nước có chủ quyền vào năm 1948, Hàn Quốc đã mang đặc trưng là quyền lực trung ương mạnh. Thời kỳ cai trị tàn bạo của đế quốc Nhật Bản 1910-1945 gắn liền với chương trình hiện đại hóa cưỡng bức theo cái được gọi là một nhà nước "phát triển thái quá", tức là các chức năng chính trị, hành chính, cưỡng bức và kinh tế quá lớn so với quốc tế (Cumings, 1984). Mô hình nhà nước mạnh đã sống sót qua các cuộc nội loạn hậu chiến và Chiến Tranh Triều Tiên. Một phần là nhờ vào Chính Quyền Quân Sự Hoa Kỳ (AMG) trong khoảng thời gian 1945-48, duy trì các chức năng cưỡng bức của nhà nước để đàn áp các hoạt động dân túy, cánh tả và cộng sản. Syngman Rhee, tổng thống từ năm 1948 đến 1960, đã tuyển mộ lực lượng cảnh sát, mật vụ và các nhóm du kích cánh hữu để đe dọa các đối thủ và thao túng các cuộc bầu cử cho đến khi ông ta bị các cuộc biểu tình của sinh viên lật đổ. Tuy vậy, nhà nước mạnh đã mở rộng và hồi phục sau cuộc đảo chính năm 1961 của Park Chung Hee. Dân chủ "có quản lý" được áp dụng sau cuộc đảo chính chỉ chấm dứt vào năm 1972 để nhường chỗ cho một nhà nước an ninh quốc gia trưởng thành hoàn toàn, khi mà Park dường như sẽ thất bại trong bầu cử. Một cuộc đảo chính khác vào năm 1980 sau vụ ám sát Park đã đưa một chính quyền do quân đội hậu thuẫn khác dưới sự lãnh đạo của Chun Doo Hwan lên cầm quyền. Do đó, trong giai đoạn 1961-1987, nhà nước quân sự đã thống trị sự phát triển chính trị ở Hàn Quốc. Sự yếu đuối của các nhóm xã hội dân sự là một đặc trưng quan trọng liên quan tới hoàn cảnh tham nhũng. Ví dụ, so với Mỹ Latin thì tổ chức của người lao động yếu và hoàn toàn bị AMG cũng như chính quyền Rhee vô hiệu hóa. Các nhóm xã hội dân sự khác cũng yếu do các cấu trúc tiền thuộc địa hoặc sự biến đổi hiện đại của chế độ thuộc địa và Chiến Tranh Triều Tiên. Các nhóm kinh doanh/doanh nhân (cũng giống như Đông Bắc Á – ngoại trừ Nhật Bản – và Đông Nam Á) rất nhỏ bé về quy mô, nguồn lực và sự hợp pháp chính trị. Tầng lớp kinh doanh ở Hàn Quốc rất yếu và không được ưa thích do sự hợp tác của họ với người Nhật. Những tính chất đó được củng cố thêm bằng những thỏa thuận tham nhũng của họ với chính quyền Rhee và việc họ kiếm lợi trong Chiến Tranh Triều Tiên.

Nhiều mạng lưới bảo trợ-thân hữu phi chính thức đan kết với quan hệ đó, ví dụ các mối liên hệ địa phương. Tỉnh phía nam Kyongsang là căn cứ của nhóm sĩ quan quân sự tổ chức đảo chính vào năm 1961, trong đó có Park Chung Hee và cháu vợ của ông ta là Kim Jong Pil, người sáng lập tổ chức KCIA. Cuộc đảo chính đã củng cố sự thống trị của Kyongsang. Cả Chun Doo Hwan, người tổ chức đảo chính năm 1979-80 sau vụ ám sát Park, lẫn Roh Tae Woo (người giúp Chun lên nắm quyền, sau này vào những năm 1980 đổi phe thành dân chủ và thắng cử tổng thống năm 1987) đều có liên quan đến tỉnh này. Trong số 20 tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất (chaebol), chín người sáng lập xuất thân từ Kyongsang, ba trong số năm tập đoàn doanh nghiệp lớn nhất cũng vậy (Chon, 1992, p.168). "Số lượng người lớn bất thường có xuất thân từ tỉnh Kyongsang tham gia vào các vị trí có ảnh hưởng sâu sắc trong chính quyền và công nghiệp" (Chon, 1992, p.166). Kim Woochoong, người sáng lập tập đoàn Daewoo đã được tham gia vào mạng lưới quyền lực do bố ông ta đã dạy Park Chung Hee ở trường Kỹ Thuật Taegu. Trong Kyongsang, "phái T-K" (trường Kỹ Thuật Taegu/trường Sư Phạm Trung Học Kyongbuk) là mối quan hệ quan trọng nhất, các thành viên của chúng và hậu duệ của họ đã thống trị các thiết chế quân sự/an ninh và chính trị. Các mối quan hệ khác cũng được thiết lập, thường là các liên minh địa phương trong trường học, Học Viện Quân Sự, cựu sinh viên. Một mạng lưới các mạng lưới được mở rộng, kết nối quân đội, chính trị và kinh doanh, thường xuyên được bổ sung bằng các hội nhóm bí mật hoặc phi chính thức. Ví dụ, trước cuộc cải cách dân chủ, quân đội kiềm chế khoảng 40 hội nhóm bí mật, nổi tiếng nhất là Hanahoe (Một Tư Duy), cơ sở mà Chun Doo Hwan dùng để tổ chức đảo chính vào năm 1980. Giới thượng lưu nhà nước là các nhân tố chủ chốt trong những quan hệ đó.

Động lực khiến tham nhũng nở rộ cả trong nền dân chủ yếu (1948-1961) lẫn chế độ quân sự (1961-1987) bắt nguồn từ tác động qua lại của nhiều yếu tố: nhà nước mạnh, các nhóm xã hội dân sự yếu và hoạt động của các nhóm có mối liên hệ "bí ẩn" (della Porta and Pizzorno, 1996). Mối quan hệ đã phát triển, coi dấu hiệu của các thể chế hiện đại là năng lực, sự lập kế hoạch và tổ chức, mà tổ chức lại được thâm nhập bằng quan hệ cá nhân, các hội nhóm và các mạng lưới phi chính thức. Động lực này đã thường xuyên bị bỏ qua khi xem xét sự tăng trưởng và tham nhũng của Hàn Quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top