Phần 5: Nhận thức về chiến tranh Việt Nam

  VN đã nhận được sự quan tâm lớn ở HQ vào những năm 90 và những năm gần đây trong thiên niên kỷ mới. Sau khi quan hệ ngoại giao được khôi phục vào năm 1993, doanh nhân HQ bắt đầu tới VN để tuyển dụng thực tập sinh (rẻ hơn công nhân HQ và dễ xin giấy phép lao động hơn), thuê ngoài các hoạt động chế tạo và lập các văn phòng hay nhà máy chi nhánh69. Những bài báo do doanh nhân HQ viết ngay sau khi tái lập quan hệ ngoại giao cho thấy họ phản ánh tư tưởng phổ thông về VN70. Tác giả sắp xếp sự kích động nhuốm màu sợ hãi theo cách ít nhiều phản ánh các tác phẩm của những tác giả thực dân viếng thăm các tỉnh ngoại vi của đế quốc: Có thể nói rằng người HQ viếng thăm VN gần đây đã trải qua các hiện tượng kỳ lạ của trải nghiệm cá nhân về sự siêu việt của người HQ chứ không phải nỗi sợ hãi đối với chủ nghĩa xã hội71. 

Sự kết hợp giữa nỗi sợ hãi những điều bí ẩn và cảm giác siêu việt là phép chuyển nghĩa thực dân nổi tiếng (nhất là khi kết hợp với sự bóc lột kinh tế đối với thực tập sinh và công nhân VN ở HQ vào những năm 1990). Thái độ tương tự cũng được phản ánh trong sự thanh thản mà tác giả triển khai hình mẫu thực dân để lảng tránh những hồi ức về sự tham chiến của HQ trong CTVN. Người VN, cũng giống như các dân Đông Nam Á khác, đã dễ dàng quên sự đau khổ của họ và "quá khứ là quá khứ."72 Hơn nữa, như tất cả các tác giả đã khẳng định, người VN giờ đây cũng giống như người Hàn: "Những nỗi sợ hãi từ chiến tranh vẫn hiện diện nhưng người VN đã quên việc HQ sát cánh của Hoa Kỳ trong CTVN."73 Chiến tranh vẫn hiện diện trong hồi ức của khách du lịch HQ; nó không bị quên lãng, chỉ bị đè nén và lảnh tránh, giống như con cừu đen trong gia đình, ông chú ngây ngô mà không ai muốn gặp. Đồng thời, tác giả thường xuyên vui vẻ đến thăm đất nước này, tìm kiếm "Hòn Ngọc Viễn Đông", như người Pháp đã từng gọi Hà Nội74. Tất cả các trang viết của ông ta đều toát lên cảm giác hoài niệm về một thuộc địa đã mất của thời xa xưa. Khi nhắc lại rằng "những ngôi làng nông thôn của người VN cũng giống như những ngôi làng nông thôn của HQ"75, tác giả đã hoàn toàn chìm đắm trong giấc mơ của thời thực dân. Sự hiểu biết về chiến tranh của ông ta dường như mất tích. Bất cứ nơi nào ông ta tới, ông ta đều nghe thấy rằng "Ttaihan [HQ] là số một!"76 Không ở đâu ông ta vướng vào một cuộc tranh luận về chiến tranh, hay thậm chí là trong tác phẩm du hành của ông ta.

Di tích duy nhất còn lại của chiến tranh được cho phép tham gia vào hiện tại là cái mà ông ta (và những người khác) gọi là "thế hệ thứ hai của Ttaihan", hay những đứa trẻ có bố là người Hàn và mẹ là người Việt. Toàn bộ chiến tranh bị rút gọn lại thành những đứa trẻ đó, nhiều trong số chúng có cuộc sống khó khăn vì nguồn gốc của bản thân. Nói tóm lại, quan điểm dạng này (tràn ngập trong các tác phẩm du hành được xuất bản trên các tuần báo và nhật báo phổ thông) là thực dân và bảo hộ theo nghĩa đen: tác giả đề cập tới một vài doanh nhân có mối quan tâm huyết thống với thế hệ trẻ em Ttaihan thứ hai và thể hiện vai trò là cha của chúng. Mọi cảm giác về sai lầm liên quan đến chiến tranh đều được thăng hoa trong mối phẫn nộ đúng đắn liên quan đến số phận của con lai Hàn-Việt và những hậu quả của sự tham chiến của HQ chỉ được coi là thiệt hại về con người đối với thế hệ thứ hai của Ttaihan ở VN. 

VN hầu như biến mất khỏi nhận thức phổ thông và chỉ tái xuất hiện dưới dạng nơi thực hiện những ước mơ, một phần là bởi vì những gì cựu chiến binh tham chiến ở VN nhận được khi trở về quê nhà. Hướng tới việc kết thúc sự can thiệp quân sự ở VN, sự tiếp nhận cựu chiến binh ở HQ đã thay đổi nhanh chóng, trở thành tiêu cực vào đầu những năm 1970. Có một số yếu tố đóng góp vào sự thay đổi này: thái độ của truyền thông Hoa Kỳ, ngày càng trở nên tiêu cực, số lượng thiệt mạng gia tăng của lính HQ, các chiến thắng của quân đội Bắc Việt và cuối cùng là sự hiểu biết gia tăng của xã hội HQ về các vụ thảm sát thường dân VN mà quân đội HQ gây ra77. Theo một nhà xã hội học:

Những yếu tố quyết định nhất đối với hồi ức về VN không bao giờ được coi là hồi ức chung, trên thực tế đó là trải nghiệm của một nhóm thiểu số, không bao giờ được người dân HQ chấp nhận; hệ quả là sự đồng cảm của tất cả mọi người nói chung không bao giờ đạt được78.

Nếu như chúng ta bổ sung thêm sự kiểm duyệt, sự đè nén và sự đảo ngược của hồi ức vào đẳng thức, khẳng định này rõ ràng là chân thật. Kết quả là một số thứ theo kiểu phương đông hóa VN đã diễn ra. Trên nền sự phát triển kinh tế thần tốc của HQ và sự thèm khát đối với đầu tư ra nước ngoài của họ vào những năm 1990, VN được tái cấu trúc trong nhận thức phổ thông thành nơi của những tiềm năng, nơi mà người ta có thể tới và tạo ra điều gì đó cho bản thân. Chiến tranh dường như phải bị quên lãng. Khi nói với chủ tịch VN vào năm 1992 ngay trước khi tái lập quan hệ ngoại giao, tổng thống Roh Dae Woo (một cựu binh tham chiến ở VN) đã bóng gió đề cập đến chiến tranh. Ông ta tuyên bố: "Tôi cảm thấy đáng tiếc về những thời kỳ bất hạnh trong lịch sử của chúng ta."79 Kim Dae Jung đã thận trọng khi nói với chủ tịch VN vào năm 2001: "Tôi lấy làm tiếc về sự thật là việc tham chiến vào một cuộc chiến tranh bất hạnh mà chúng tôi không sẵn sàng đã gây ra cho người dân VN những đau khổ và xin gửi tới các bạn những lời chia buồn."80

Mặc dù chiến tranh chỉ được liên hệ một cách không trực tiếp song rõ ràng là trách nhiệm về những gì đã xảy ra không nằm ở phía HQ. Đồng thời, VN được coi là mối quan tâm mới ở HQ và trong nhận thức phổ thông của HQ. Với việc HQ là nhóm di dân lớn thứ hai ở VN (54.000 vào năm 2007 và 84.000 vào năm 2009)81, đầu tư ở Việt Năm tăng từ 2 tỷ dollar vào năm 1996 lên 11 tỷ dollar vào năm 20782. Có khoảng từ 2.000 đến 3.000 trung tâm môi giới được thành lập ở HQ để môi giới hôn nhân giữa phụ nữ VN và đàn ông HQ83. Các biển quảng cáo "Trinh nữ VN베트남 처 녀" thường xuyên xuất hiện ở các khu vực nông thôn. Các trung tâm này có vẻ khá hiệu quả: từ năm 2006 trở lại đây có khoảng 5.000 phụ nữ VN kết hôn với đàn ông HQ mỗi năm (chủ yếu là nông dân), nhằm tìm kiếm sự ổn định tài chính và phong cách sống xa hoa mà Làn Sóng Hàn phổ biến (phim truyền hình ủy mị dài tập rất được ưa chuộng ở VN)84. Các hướng dẫn thực hành, lịch sử phổ thông về VN và bộ tra cứu tiếng Việt tràn ngập thị trường, mặc dù những điều đáng chú ý trong lịch sử tham chiến của quân đội HQ ở VN hiếm khi được đề cập (nếu không nói là hoàn toàn không)85. Sự quan trọng hiện tại của VN đối với HQ bị phức tạp hóa bởi quá khứ chung của hai quốc gia. Khi tổng thống Lee Myoung Bak viếng thăm VN vào năm 2009, xung đột đã vây quanh việc chuẩn bị chuyến tham. Giống như người tiền nhiệm Roh Moo Hyun, Lee quyết định tới thăm lăng Hồ Chí Minh để đặt vòng hoa, giải thích rằng Hồ "trong vai trò lãnh đạo của nhân dân VN là biểu tượng mà tôi không thể vờ như không biết đến." Ông ta làm việc đó bất chấp sự phản đối quốc nội đáng kể chống lại ý tưởng của tổng thống HQ về việc bày tỏ sự tôn kính đối với một người từng là kẻ thù của quốc gia. Cả Kim Young Sam lẫn Kim Dae Jung đều không viếng thăm lăng khi họ đến thăm VN vào năm 1996 và 1998. Vấn đề phức tạp hồi đó là việc Lee ký một đề xuất lập pháp về việc cải thiện sự chăm sóc đối với cựu chiến binh HQ tham chiến ở VN. Đề xuất này có một câu khiến chính quyền VN phản đối kịch liệt: "các cựu chiến binh tận tụy của CTVN là những người đóng góp vào việc bảo vệ hòa bình thế giới."

Chính quyền HQ đã nhượng bộ trước sức ép của VN và hứa hẹn "theo đuổi một lộ trình loại bỏ mọi sự biểu đạt mang tính tiêu cực về ngoại giao đối với cả hai bên." Bị buộc phải đánh đu giữa những người ủng hộ bảo thủ bằng cách "trở nên cực kỳ lịch sự khi đề cập tới quá khứ [quốc gia] của chúng ta" và "khiêm nhường" tìm kiếm các quan hệ kinh tế quan trọng với VN "cho tương lai", Lee đã phải trải qua những cạm bẫy của nhận thức của HQ về CTVN86.

VN (nhờ mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với HQ và vị thế một nhà nước cộng sản) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý người tị nạn Bắc Triều Tiên. HQ tổ chức một số nhà an toàn ở VN cho người tị nạn Bắc Triều Tiên và con đường tới VN không nguy hiểm như các đường thoát khác87. Vào năm 2004, VN đã gánh chịu sự tức giận của Bắc Triều Tiên khi cho phép 468 người tị nạn được di tản bằng đường hàng không khỏi VN và bay tới HQ88. Hay nói cách khác, VN đóng vai trò người trung gian trong mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và HQ.

Vai trò của cựu chiến binh tham chiến ở VN trong mối quan hệ mới giữa VN và HQ là gì? Hầu như không, có lẽ vậy. Họ bị loại hoàn toàn khỏi bối cảnh. Sau khi bị lảng tránh suốt hai thập kỷ, vào năm 1992, việc nhiều cựu chiến binh chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam và các chất khai quang khác đã được sử dụng ở VN được công khai89. Một số hội cựu chiến binh đấu tranh để hội chứng được công nhận và các cựu chiến binh được bồi thường90. Trong khi sự đấu tranh vẫn tiếp diễn, các hội cựu chiến binh tham chiến ở VN chủ yếu hoạt động trên web, có ít hoạt động trong các lĩnh vực khác. Duy trì các website chìm đắm trong hoài niệm về một VN đã biến mất bốn thập kỷ trước, các hội cựu chiến binh muốn thông qua các website và thành viên của họ lưu giữ ký ức về CTVN: những sự hi sinh đã xảy ra và những điều kinh hoàng đã trải qua91.

Đây là một ngoại lệ đối với hầu hết sự lãng quên đối với sự tham chiến của HQ trong CTVN. Ngay giữa sự bùng nổ của VN vào năm 1999, tuần báo cánh tảHangyŏre 21 phát động sáng kiến bù đắp thiệt hại mà quân đội HQ gây ra cho VN92. "Hãy cầu xin để lịch sử đáng buồn của chúng ta có thể được tha thứ" – một sáng kiến nhằm gây quỹ cho nhiều mục tiêu: xây dựng bệnh viện ở VN; đưa các nhà báo tới thăm các địa điểm thảm sát thường dân để phục vụ cho mục đích nghiên cứu; thực hiện các cuộc phỏng vấn với người VN sống sót trong các vụ thảm sát cũng như các cựu chiến binh HQ sẵn sàng nói về phía họ trong các vụ thảm sát93. Sáng kiến đã nhanh chóng thu được sự ủng hộ của phụ nữ HQ, những người đã bị buộc phải làm phụ nữ giải trí phục vụ lính Nhật Bản trong Thế Chiến thứ II94. Nhanh chóng nổi tiếng (kích động), sáng kiến đã giúp cho ba NGO về bồi thường cho VN dưới dạng viện trợ nhân đạo được thành lập. Đồng thời nó cũng khiến cho các cựu chiến binh tham chiến ở VN tức giận, họ cảm thấy bị phản bội khi Hangyŏre 21 phủ nhận sự biện minh đạo đức của họ. Họ tổ chức biểu tình và thậm chí tấn công và chiếm đóng các cơ sở của nhóm Hangyŏre, tấn công một số nhân viên của nhóm với gậy sắt95. Sau nhiều năm, có một số người lên tiếng thúc giục việc xem xét lại vai trò của HQ trong chiến tranh VN, nhưng những người này bị cô lập, không bao giờ đạt được mức độ thừa nhận (hoặc là sự sỉ nhục đối với một số người) giống như sáng kiến Hangyŏre 21. Bất chấp quy mô và hoạt động kéo dài cả năm (với hàng trăm bài báo về các vụ thảm sát ở VN được công bố), sáng kiến đã không thành công trong việc xâm nhập vào ý thức phổ thông của người HQ.

Điều này là rõ ràng dựa trên sự thực là dân chúng HQ đã không thay đổi một cách đáng kể nhận thức của họ về VN sau khi sáng kiến kết thúc vào năm 2001: các sản phẩm từ văn hóa đại chúng (điện ảnh, phim truyền hình, tiểu thuyết, vân vân...) vẫn tiếp tục lảng tránh đề cập về CTVN và sự tham gia của HQ.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top