Phần 3: Chiến tranh Việt Nam trong Văn học
Sự tham chiến của quân đội HQ ở VN kéo dài một thập kỷ và đóng góp khoảng 350.000 binh lính, nhưng chỉ có rất ít tiểu thuyết và tường thuật chính thống bàn luận về chủ đề này. Những tiểu thuyết đó là The Shadow of Arms41 của Hwang Sokyong, The Faraway River của Pak Yŏnghan và White Badge của An Junghyo. Sự nghèo nàn của văn học CTVN ở HQ liên quan tới sự đóng góp "thụ động" của HQ đối với chiến tranh42. Sự biện minh cơ bản là do binh lính HQ tham chiến với tư cách lính đánh thuê nên cảm xúc phát sinh của họ không đủ để tạo ra tác phẩm văn học "thực" với bất kỳ số lượng đáng kể nào43. Sự thiếu vắng truyền thống văn chương về CTVN cũng được cho là hậu quả của sự lảng tránh chủ đề chiến tranh trong các thảo luận của công chúng HQ44. Bất kể lý do nào đằng sau hiện tượng này – vốn không thể tách khỏi sự thiếu quan tâm nói chung về CTVN – một số ít tiểu tuyết bàn luận về sự tham chiến của HQ có một số điểm tương đồng với quan điểm chung. Ngay cả khi The Shadow of Arms và The Faraway River là sản phẩm của lực lượng tiến bộ trong xã hội HQ, sự thiếu vắng các tiểu thuyết về những mối lo ngại, bối cảnh và hoàn cảnh tương tự đã tạo ra tình hình mà sự diễn giải về mức độ quan trọng của CTVN không thực sự bị thách thức45. Một tình hình tương tự cũng diễn ra trong điện ảnh HQ, bởi vì mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh thông thường là mạnh ở HQ.
Cả quan điểm chính thống cũng như phổ thông về sự tham chiến ở VN đều được tái hiện trong các tác phẩm này. Nhận thức về việc tiền là động cơ của sự tham chiến và các binh lính trẻ, thường xuất thân từ gia đình nghèo, đã hy sinh để cải thiện kinh tế, được trình bày chi tiết trong The Shadow of Arms46. Tiểu thuyết hoàn toàn chỉ bàn luận cơ chế kinh tế đứng sau chiến tranh hiện đại; nó có thể được hiểu là sự khám phá về động cơ kinh tế đưa đến và duy trì chiến tranh47. Cách tiếp cận phổ quát của tiểu thuyết này cũng nhấn mạnh chức năng phản ánh của VN liên quan đến HQ: HQ cũng trải qua cuộc nội chiến tương tự và bị quân đội Mỹ xâm lược. Nhân vật chính của The Shadow of Arms cũng nhận thức được vị thế của anh ta ở VN, bị kẹt giữa quân đội Hoa Kỳ và người VN. Cả trong tiểu thuyết cũng như trong các tiểu luận riêng biệt, Hwang phản ánh sự nghèo khổ là lý do chính khiến binh lính HQ tham chiến ở VN48. Đồng thời, Hwang phủ nhận trách nhiệm của những người lính HQ bình thường, khẳng định rằng HQ không có mấy sự lựa chọn:
Liệu có sự khác biệt nào giữa thế hệ của cha tôi, đăng lính cho quân đội Nhật Bản hay phục vụ cho các khát vọng liên Á của đế quốc Nhật Bản, và của tôi, được người Mỹ gửi tới VN để thiết lập một khu vực "Liên Mỹ" ở Viễn Đông trong Chiến Tranh Lạnh?49
Bị Hoa Kỳ ép buộc, khát vọng đế quốc của họ vốn cũng không kém cạnh so với đế quốc Nhật Bản vào những năm 1930 và 1940, HQ đưa quân đội tới VN và – đây là điều ngầm định – không phải gánh chịu trách nhiệm về những vụ thảm sát đã gây ra trong chiến tranh VN giống như những vụ thảm sát mà quân đội Đế Quốc Nhật Bản đã gây ra trong Thế Chiến II50. Cuốn tiểu thuyết không bao giờ trực tiếp đối mặt với các vụ thảm sát của HQ ở VN, nhưng trong một vài đoạn, Hwang thừa nhận rằng những nạn nhân trước kia của nội chiến và các vụ thảm sát của Hoa Kỳ đã trở thành kẻ thủ ác51. Tuy vậy, cuối cùng, cách tiếp cận của Hwang là phổ quát: các vụ thảm sát là sự thật không thể tránh khỏi của chiến tranh và không liên quan mấy đến quốc tịch của thủ phạm52 (mặc dù trong cuốn tiểu thuyết chỉ có các vụ thảm sát thực sự do lính Mỹ gây ra được mô tả, đồng thời Hwang im lặng về các vụ thảm sát do lính HQ có mối quan hệ cá nhân với ông gây ra)53. Cuốn The Shadow of Arms là tác phẩm bậc thấy có chất lượng rất tốt bởi vì nó cố gắng mô tả cơ chế tất yếu của chiến tranh hiện đại và những hậu quả đối của nó với thứ ngôn ngữ phổ quát được thể hiện không dễ chịu và không hạn chế. Tuy vậy, đồng thời, việc Hwang mô tả song song người VN và người HQ trên góc độ họ phải đau khổ vì là người Châu Á trong thế kỷ 20 đã loại trừ mọi cảm giác về sai lầm của người HQ. Trên hết, người HQ cũng đau khổ như người VN và họ chịu đựng cùng nhau. Trong một đoạn gợi mở, Hwang đã tách lính HQ ra khỏi đồng minh Hoa Kỳ bằng cách cho một lính Mỹ nói đầy đạo đức giả với nhân vật chính rằng lính HQ trên thực tế cũng là người da trắng danh giá, cũng giống như phụ nữ HQ:
"Mày là người Hàn phải không? Gái xứ mày cũng xinh đấy. Có hai cô gái Hàn trong màn múa thoát y ở câu lạc bộ tối qua. Cả hai đều trông giống hệt như gái Mỹ."
"Mày nói là câu lạc bộ Mỹ?"
"Phải, nhưng người Hàn có thể đến đó nếu như họ làm việc cho ban thanh tra. Nhưng đám gook thì không."
"Gook là ai?"
Những diễn biến tiếp theo đã cho thấy rõ ràng rằng quân đội Hoa Kỳ không coi binh lính HQ hoàn toàn bình đẳng với lính Mỹ. Hwang kiên định trong trong lập luận cho rằng người Hàn và người Việt có nhiều điểm chung với nhau hơn là với người Mỹ. Ngay lúc đầu trong mối quan hệ của họ, trợ lý người VN của nhân vật chính An Yŏnggyu (Ahn Yong Kyu theo tiếng Anh) đã khẳng định rõ ràng trong một trong những bối cảnh chính của cuốn sách về sự tương đồng giữa người Hàn và người VN cũng như lịch sử tự hào của họ:
"Mày và tao, Ahn, cả hai chúng ta đều là gook. Đồ mọi Á."
"Tao cho là tụi Mỹ nghĩ vậy."
"Tao cũng nghĩ vậy. Không cần phải buồn phiền về điều đó."55
Sự thật là khái niệm phân biệt chủng tộc nhất được dùng cho người VN là "gook", sự châm biếm của đoạn này sẽ khiến độc giả khó có thể quên (nhất là khi Hwang giải thích từ "gook" được biến đổi từ từ "Hanguk"; trong Chiến Tranh Triều Tiên thì từ đó được dùng để chỉ người Triều Tiên theo cùng nghĩa phân biệt chủng tộc). Lính HQ không phải là người da trắng cũng như da trắng đáng kính; họ có chung những sự biến động trong định mệnh hiện đại với người VN. Tiếp đó trong cuốn tiểu thuyết, những đoạn đối thoại giữa An Yŏnggyu, một người Hàn, và đồng nghiệp VN và là bạn của anh ta đã đi theo cùng một hướng: người Hàn không có việc gì ở VN và họ biết điều đó, khi họ tự mình đi qua những trải nghiệm. Tới một mức độ nhất định, những trải nghiệm chung cho phép binh lính HQ thấy hình ảnh HQ được thể hiện ở VN. The Shadow of Arms chứa nhiều đoạn gợi nhắc những đau khổ của người Hàn trong Chiến Tranh Triều Tiên được phản ánh trực tiếp trong đau khổ của người VN56. Các binh lính của Ahn Junghyo cũng thấy quê nhà được gợi nhắc đến trong những trải nghiệm ở VN của họ: họ thường xuyên nhớ đến những trải nghiệm trong Chiến Tranh Triều Tiên, hầu hết là do những cậu bé người VN thường xuyên xuất hiện quanh gợi nhắc cho họ. Chức năng phản ánh của VN không chỉ giới hạn trong quá khứ; tương lai của HQ cũng được phản ánh trong tương lai của VN (vốn là hiện tại khi ba cuốn tiểu thuyết đã được hoàn thành và do vậy là hiện tại đối với độc giả của chúng) như là một quốc gia thống nhất.The Shadow of Arms đã tạo ra một sự liên hệ mạnh mẽ giữa tương lai của HQ và hiện tại của VN như là một quốc gia thống nhất57. Không may mắn thay, như đã trình bày ở trên, điều này có tác dụng như là một cơ chế để uốn nắn hình ảnh VN cho phù hợp với các mục tiêu của (chính quyền) HQ.
Mối liên hệ thân thiết của họ với người VN (thông qua trải nghiệm lịch sử chung cũng như di sản Châu Á chung) đã khiến người Hàn vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm: sự trung lập ("trước hết, không làm hại") là lối thoát duy nhất, vừa đạo đức vừa thực tế. Hwang đã tiếp nhận quan điểm của HQ về CTVN, hoàn toàn đẩy sự lên án sang phía Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, mặc dù cần phải nói rằng Hwang không thể hiện một lời biện minh đơn giản cho sự tham chiến của HQ như Ahn Junghyo đã làm (bằng cách khẳng định rằng binh lính HQ không có sự lựa chọn nào khác). Sự lập luận của Hwang không phải là không có giá trị; siêu phân tích của ông về cách thức chiến tranh hiện đại bắt đầu, diễn biến và duy trì đã áp đảo sự tham chiến của HQ ở VN và do vậy đã đẩy vấn đề phức tạp của sự lên án xuống phía sau. Từ tầm nhìn này, sự lựa chọn "không làm hại" mà nhân vật chính của Hwang theo đuổi là hoàn toàn có thể hiểu được. Sự biến mất tiếp đó của câu hỏi đạo đức cho thấy sự liên hệ với việc HQ tham chiến là logic và thông thường, trái ngược với cơ sở của những tường thuật quốc nội ở HQ. Trong đoạn dưới đây, khi nhân vật chính của The Shadow of Arms tham gia vào một tranh luận gay gắt với một lính Mỹ đào ngũ mà anh ta đã giúp trốn khỏi quân đội, quan điểm của Hwang được thể hiện:
Khi tôi làm việc với người Mỹ, điều mà tôi ghét nhất là phải nghe họ nói chúng ta giống nhau ra sao, tôi không khác với người Mỹ thế nào, và những điều rác rưởi tương tự khác. Cùng lúc đó tôi nghe người Mỹ thì thầm về sự bẩn thỉu của đám gook VN. "Gook" là từ mà lính Mỹ rút ra từ từ "Hanguk" hồi Chiến Tranh Triều Tiên, bị phát âm nhầm thành "Han-gook". Người Mỹ dùng nó với nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi chỉ nói với người Mỹ rằng tôi giống người VN hơn.
Điều kiện sống mà chúng tôi đang trải qua hiện giờ cũng chính là những điều kiện mà hầu hết người Châu Á đã phải chịu đựng trong thế kỷ qua. Ở nhiều lục địa, người da trắng đã chém giết lẫn nhau, giống như thú săn mồi hành hạ con mồi. Đừng lảng tránh sự thật. Ngay cả khi anh từ chối tham gia cuộc chiến dơ bẩn này và trốn thoát, anh sẽ phải sống nốt phần đời còn lại với những gì đã thấy trên chiến trường. Đó là điều tương tự với tôi, tất nhiên, nhưng tôi phải chuẩn bị tư tưởng khi tôi trở về nhà. Trên báo chí nước anh, tôi thấy những bức ảnh về người biểu tình giơ cao khẩu hiệu: "Chúng tối không muốn chết cho VN!" Điều gì nực cười hơn thế nữa? Cái gì cơ? Chết cho VN? Lính của nước anh đổ xô tới đây từ những con hẻm sau nhà của các khu ổ chuột bẩn thỉu, từ các quán bar tăm tối mà họ uống say khướt, từ các siêu thị mà họ lao tới với phiếu giảm giá, từ những sàn nhà trơn trượt nằm dưới gầm xe hơi. Anh hỏi tôi tại sao? Bởi vì con cái của gia đình giàu có không đến đây, đó là lý do. Hãy hỏi các doanh nhân và thương nhân đang điều khiển chính trị ở nước của anh xem. Đối với họ thì anh phải chết như một con chó trong đầm lầy ở VN58.
Tuy vậy, một yếu tố rất có vấn đề ẩn giấu phía sau quan điểm của Hwang. Trong tiểu luận đã được nhắc đến ở phía trên, Hwang khẳng định một cách thẳng thừng rằng việc HQ hiện giờ cũng đang trong tình trạng đặt ra câu hỏi về các vụ thảm sát do binh lính HQ gây ra ở VN chỉ cho thấy rằng HQ đã thành công trong việc tạo dựng giải phóng kinh tế (và do đó là tâm lý) hay thoải mái tận hưởng "sự nhân đạo phương Tây"59. Tạm gác lại vấn đề về đạo đức đáng ngờ (và lười biếng) nằm sau khẳng định này, nó cho thấy một khuynh hướng đạo đức khó chịu của sự tham chiến đang đòi hỏi phải được giải quyết. Câu hỏi đạo đức dường như không hoàn toàn biến mất. Lập luận này, vừa trung thực vừa nguy hiểm, cũng xuất hiện dưới một dạng đơn giản hơn trong White Badge, trong đó việc thảm sát thường dân được coi là đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi60. Tuy vậy, lập luận này chỉ được áp dụng cho VN; chừng nào mà nó được áp dụng cho HQ trong Chiến Tranh Triều Tiên, những cân nhắc cá nhân sẽ phải được đặt ra. Sự xung đột giữa việc buộc phải thảm sát người vô tội trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào và sự thảm sát trong Chiến Tranh Triều Tiên xuất hiện trong cả ba cuốn tiểu thuyết và không được giải quyết ở bất cứ đâu. Dĩ nhiên giải pháp của nhân vật chính trong The Shadow of Arms chỉ mang tính tình thế: duy trì sự trung lập đến chừng nào có thể. Nhân vật chính tự hứa với bản thân là không làm điều gì sai và không kiếm lợi từ chiến tranh bằng cách đánh đổi người VN. Tuy vậy, HQ đã kiếm lợi từ chiến tranh. Các ước lượng chi tiết đáng tin cậy không có sẵn, nhưng trên phương diện tài chính thuần túy, gần 10% GNP của HQ được tạo ra trực tiếp từ CTVN, kéo dài từ năm 1968 đến năm 197361. Sự thừa nhận về tiền bạc, hàng hóa và đặc quyền mang về quê nhà từ VN đã xuyên suốt cả ba cuốn tiểu thuyết, nhưng không có cuốn nào (kể cả cuốn của Hwang, vốn nhận thức rất rõ về nguyên nhân và hệ quả kinh tế) theo đuổi một sự đánh giá về việc tiền đã được sử dụng ra sao khi được đưa về HQ62. Các yếu tố tạo thành câu chuyện về cách thức CTVN tài trợ cho sự tăng trưởng kinh tế của HQ đều có sẵn nhưng câu chuyện đã không được tạo ra,
Cuối cùng, ngay cả khi binh lính tham chiến cũng không coi chiến tranh VN như một cuộc chiến của HQ. Người HQ không thuộc về nơi đó, họ ở đó chỉ là bởi vì họ bị hoạt động của đế quốc Hoa Kỳ lôi kéo vào cuộc chiến. Kết quả là mọi sự lên án đạo đức gắn với CTVN bị đẩy sang phía Hoa Kỳ. Điều còn lại là sự đau khổ của người Hàn, cũng giống như sự đau khổ của người VN, đều do Hoa Kỳ gây ra. Trong khi Faraway River và White Badge nhấn mạnh vào sự đau khổ của binh lính HQ ở VN (cũng như các cựu chiến binh trở về nhà), bị mắc kẹt giữa chỉ huy của họ và quân đội Hoa Kỳ, The Shadow of Arms đẩy sự lên án về phía Hoa Kỳ:
Chúng tôi ở đây bởi vì anh yêu cầu chúng tôi tới. Chính quyền của các anh muốn chúng tôi tham gia để bảo vệ sinh mạng của thanh niên Mỹ. Chúng tôi chẳng có gì liên quan đến cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Thật sự là chúng tôi đã bán mình cho mớ tiền còm cõi mà anh đã ném vào mặt chúng tôi, và giờ thì chúng tôi ở đây. Nhưng đừng quên rằng hai người lính đó vừa mới thoát khỏi những trận giao tranh do mệnh lệnh từ sở chỉ huy của các anh giao cho họ. Họ ở chiến tuyến thay cho anh. Tiền mà anh biển thủ và không trả lại là tiền máu!63
Sự xung đột giữa động cơ tham chiến ở VN của HQ, sự đau khổ của binh lính và sự đau khổ của người VN không được giải tỏa trong những cuốn tiểu thuyết đề cập đến chúng. Trên hết, các tiểu thuyết về CTVN đẩy vấn đề sang phía Hoa Kỳ, vốn được coi là chủ mưu. Hơn nữa, VN không phải là trung tâm của tiểu thuyết như HQ, ngay cả khi một sự phê phán có ảnh hưởng cho rằng cuốn tiểu thuyết như The Shadow of Arms cần phải có nhiều liên hệ rõ ràng với tình hình của HQ để nhấn mạnh sự quan trọng của nó trong vai trò là một cuốn tiểu thuyết cho xã hội HQ64.
Mặc dù không có cựu chiến binh tham chiến ở VN nào giống như ba tác giả đã đề cập phía trên và điều đó cũng không nằm trong phạm vi bài báo này, tác phẩm của Pang Hyŏnsŏk không thể không đề cập ở đây. Một ngoại lệ đáng chú ý trong bối cảnh văn chương ở HQ theo nghĩa cuốn sách của ông ta mô tả VN theo khía cạnh của nó (hay ít nhất là không chỉ theo khía cạnh của HQ), cuốn tiểu thuyết của Pang Hyŏnsŏk bàn luận không trực tiếp CTVN và vị thế của VN ở HQ. Một thành viên sáng lập của Hiệp Hội Nhà Văn Trẻ Vì Hiểu Biết Vietnam (베트남을 이해하려는 젊은 작가들의 모임 ), Pang đồng thời là một nhà văn từ những năm 1980 trở lại đây đã thể hiện là người ủng hộ kiên định của các lực lượng tiến bộ trong xã hội HQ. Trong cuốn Form of Being 존재의 형식 (năm 2003 nhận được giải thưởng văn chương Hwang Sunwŏn 황 순원문학상), ông tiến công vào vấn đề dịch thuật văn chương và đối thoại văn hóa bằng cách cho một nhà văn HQ hợp tác cùng với một biên dịch viên VN để dịch một kịch bản phim về CTVN65.Trong tiểu thuyết Time To Have Lobsters 랍스터를 먹는 시간, ông đã ghi lại đoạn hội thoại dưới đây về chiến tranh VN và quyết định đưa quân đội HQ tới đó:
Chúng tôi cũng biết rằng Hoa Kỳ không đúng. Nhưng chúng tôi vẫn không thể chống lại lệnh của Hoa Kỳ, thế nên chúng tôi đưa quân tới, bất chấp sự phản đối của người dân. Có khi nào họ gọi binh lính được gửi tới Iraq là "lính Roh Moo Huyn" giống như anh gọi binh lính được gửi tới VN là "lính Park Chung Hee"? Kŏnsŏk cố gắng lảng tránh điều đó với một câu chuyện đùa. Nhưng Pham Banh Cuc không hiểu. Nụ cười trên khuôn mặt anh ta đã biến mất:
"Tức là người dân Iraq hiểu rằng HQ đến chỗ họ với súng chĩa vào họ, giống như ở VN. Anh không nghĩ là điều đó quá đơn giản sao?"
"Nhiều người Hàn cảm thấy đáng tiếc về VN."
"Rồi tất cả họ cũng sẽ cảm thấy đáng tiếc về Iraq, khi mà mọi chuyện đã qua đi."66
Sự tích cực về văn chương và xã hội liên quan đến VN của Pang gợi nhớ đến sáng kiến Hangyŏre 21 mà Hwang Sok-yong ủng hộ. Cũng giống như sự cô lập đáng kể của sáng kiến liên quan đến việc tiếp tục nhận thức của HQ về tư tưởng VN, văn chương của Pang (ít nhất là đối với quan điểm của ông về VN) cũng chỉ hạn chế trong một thiểu số nhỏ: cũng là thiểu số có cảm tình với sáng kiếnHangyŏre 21. Nhận thức phổ thông của người HQ về VN không phải là đơn nhất; có những quan điểm đối lập nhau, nhưng chúng được ít người biết tới. So với những đóng góp to lớn của HQ vào CTVN và tầm ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành của xã hội HQ đương đại, các nhà văn viết đã rất ít về cuộc chiến tranh này, và từ góc độ dễ gây tổn thương như của Pang thì còn ít hơn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top