Phần 2: Binh lính Hàn Quốc ở Việt Nam, 1966 - 1975: Những nhận thức lịch sử

  Vào năm 1965, những binh lính chiến đấu HQ đầu tiên được gửi tới VN (sau lần gửi quân ban đầu vào năm 1960 với 130 huấn luyện viên quân sự và 10 võ sư Taekwondo)12. Trong bài phát biểu từ biệt, tổng thống Park Chung-Hee đã so sánh các binh lính được gửi đi với đạo quân thánh chiến, thể hiện rõ ràng tính chất lịch sử của nhiệm vụ. Quyết định của Park đáp ứng tích cực lời kêu gọi của Lyndon Johnson về việc tham chiến được coi là "không thể tránh khỏi", cũng như nó cho chép chính quyền HQ thanh toán khoản viện trợ quân sự của 16 quốc gia đối với HQ vào những năm 195013. Trong khi điều này nhanh chóng được tổng thống và các cố vấn nhận ra14 thì đồng thời họ cũng quyết định rằng binh lính HQ sẽ không có giá rẻ đối với Hoa Kỳ15. Theo một viên chức cao cấp trong chính quyền Park, VN là "El Dorado của HQ, nơi mà họ kiếm của cải ngay tức khắc"16. Bên cạnh lý do kinh tế rõ ràng của việc tham chiến ở VN, mối lo ngại về sự tổn thất an ninh do Hoa Kỳ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên cũng được tính tới17. Sự tham chiến cũng được cho là sẽ tạo ra ảnh hưởng có lợi đối với sự đoàn kết trong nước, tạo thành những công cụ hiệu quả để chống lại sự lan truyền của chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á18. Sự chia cắt giữa miền Nam và miền Bắc VN cũng có thể là một hình mẫu đáng kể đối với tình hình của HQ. Các nhà sử học đồng ý rằng mối lo ngại về an ninh và lợi ích kinh tế là những lý do chính khiến chính quyền HQ đã đồng ý tham chiến ở VN19. Các lợi ích kinh tế gắn liền với viện trợ trực tiếp và không trực tiếp của Hoa Kỳ, tiền ngoại hối mà mỗi binh lính gửi về nhà, khoản thanh toán cho binh lính, các khoản vay ưu đãi, các điều kiện thuận lợi hơn cho việc xuất khẩu hàng hóa của HQ sang thị trường Hoa Kỳ và cơ hội chế tạo cũng như bán các sản phẩm của HQ ở VN cho quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù sự đánh giá của Park về các cơ hội kinh tế mà HQ thu được từ việc tham chiến ở VN – vốn dựa trên ví dụ về lợi ích khổng lồ mà Nhật Bản kiếm được trong chiến tranh Triều Tiên – là chính xác, nhưng nực cười là Nhật Bản (mặc dù không gửi quân đến VN) đã kiếm lợi gấp mười lần HQ từ CTVN20. Tuy vậy, kinh tế HQ đã được tạo dựng dựa trên những lợi ích kinh tế sinh ra từ CTVN và không quá khi nói rằng sự thần kỳ của Hàn sẽ không diễn ra nếu như quân đội HQ không tham chiến ở VN21. Đáng chú ý là chỉ có rất ít các phân tích trình bày về tầm quan trọng của CTVN đối với sự xuất hiện của sự thần kỳ kinh tế ở HQ (và các quốc gia Châu Á khác)22. Một cuốn sách lịch sử HQ nói chung (một trong những cuốn sách lịch sử HQ bán chạy nhất ở HQ) đã khẳng định như sau:  

Việc gửi binh lính tới VN bị chỉ trích dựa trên lý do cho rằng việc đó giống như "bán máu thanh niên của chúng ta" và nhiều binh lính đã chết ở đó, đồng thời hiện giờ nhiều cựu chiến binh phải chịu đựng đủ mọi loại di chứng do hóa chất khai quang [được sử dụng ở VN], nhưng điều đó cũng được coi là đóng góp vào sự phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp xây dựng xâm nhập VN đã mở ra con đường xuất khẩu lao động và sau chiến tranh những lao động và cơ sở này lại chuyển sang Trung Đông. Dựa trên những đặc quyền của CTVN, sự phát triển kinh tế đã xuất hiện ở nửa sau của những năm 196023. 

Cuốn sách này coi sự phát triển kinh tế của HQ có vai trò lớn hơn các yếu tố khác, như các chính sách kinh tế của chính quyền Park Chung-Hee (nền kinh tế do nhà nước lập kế hoạch và định hướng), viện trợ quân sự của Hoa Kỳ (đồng thời không cụ thể hóa được tác động gia tốc của chi tiêu liên quan đến CTVN đối với các nền kinh tế các nước ở Châu Á) cũng như sự đúng đắn của nền kinh tế định hướng xuất khẩu24. Theo như ví dụ đã nêu trên, một đoạn dài đã mô tả sự can dự của HQ trong CTVN25. Sự xâm nhập thành công của các công ty xây dựng HQ vào VN được coi là bước đầu của sự tăng trưởng kinh tế đáng kể và được đã được hoan nghênh. Mọi sự chú ý đối với các yếu tố phi kinh tế đều được hướng tới những hậu quả mà cựu chiến binh phải gánh chịu, sự ốm yếu và chấn thương của họ không bao giờ được chính quyền thừa nhận26. Trong hầu hết các tường thuật về CTVN (cũng như trong những tường thuật có ảnh hưởng nhất), sự phê phán đối với chính quyền đều hướng tới sự lảng tránh đối với các binh lính trung thành, chứ không phải là quyết định tham chiến ở VN. Thái độ phê phán đó đã tạo thành đặc trưng của sử học hiện đại, hoàn toàn tập trung vào các vấn đề quốc nội liên quan đến CTVN, lảng tránh khía cạnh quốc tế của cuộc chiến.

Về mặt quốc nội, các nhà sử học chuyên nghiệp và chính thống đều đồng thuận cả về lý do kinh tế cũng như an ninh, HQ không có bất cứ lựa chọn nào khác ngoài việc gửi binh lính tới VN. Ngay cả khi thừa nhận người VN phải chịu sự đau khổ do quyết định này, một quyết định đã được kéo dài suốt một thập kỷ, ý kiến trong các cuộc tranh luận đều nhấn mạnh rằng bản thân người HQ cũng phải chịu đau khổ như người VN (nếu không nói là hơn: bán đảo vẫn chưa được thống nhất). Có ba nhóm sự đau khổ của HQ thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thảo luận về CTVN: 1. thiệt hại nhân mạng của HQ (hơn 5.000 binh lính đã chết ở VN và rất nhiều bị thương); 2. các thương bệnh binh; 3. sự huấn luyện và kinh nghiệm mà quân đội HQ thu được ở VN đã được sử dụng để chống lại người dân HQ khi quân đội được đưa tới đàn áp cuộc nổi dậy ở Kwangju (khi cựu chiến binh tham chiến ở VN Chun Doo Hwan làm tổng thống). Điều thứ ba rất đáng chú ý. Thực sự là quân đội HQ đã thu được các kỹ năng, vũ khí và phương tiện để đàn áp người nổi dậy của Kwangju từ VN. Tuy vậy, quan điểm này – CTVN gây ra bể máu ở Kwangju – cũng cho thấy rõ mức độ thiếu hiểu biết của công chúng về những hậu của sự tham chiến của HQ ở VN đối với VN. Khó có thể hình dung được sự khẳng định đó, hoàn toàn im lặng về những đau khổ của người VN, lại có thể xuất hiện. Đồng thời, những lợi ích của sự tham chiến đã mang cho HQ cũng không được thừa nhận, ngay cả các học giả cánh tả. 

  Bảng 1 cho thấy số lượng binh lính HQ tham chiến ở VN từ năm 1964 đến 1972. Cả binh lính cũng như chính quyền HQ đều được Hoa Kỳ thanh toán theo đầu số lính được gửi đi; thêm vào đó, HQ cũng thu lợi trực tiếp và không trực tiếp tự sự gia tăng viện trợ của Hoa Kỳ cũng như từ những biệt đãi của Hoa Kỳ. Có thể nói rằng tác động kinh tế của CTVN đối với HQ là rất lớn. Các lợi ích kinh tế của CTVN dĩ nhiên là không phải không được nhận ra, mặc dù sự đo lường đầy đủ ít khi được thực hiện27. Như với khẳng định về việc người HQ cũng chịu đau khổ nhiều như người VN, các động cơ kinh tế của sự tham chiến thường xuyên được trình bày như là sự bắt buộc: 

Lời khai của bộ trưởng Bộ Quốc Phòng cho thấy chính quyền HQ không thể rút quân khỏi VN bởi vì HQ có được những lợi ích kinh tế khổng lồ từ việc tham chiến [...] theo thống kê của Hoa Kỳ, số tiền mà binh lính HQ ở VN đã nhận được là 171 triệu dollar vào năm 1968 và 200 triệu dollar vào năm 1969. Bên cạnh đó, số lượng viện trợ tài chính của Hoa Kỳ là 200 triệu dollar sau khi chính quyền HQ gửi thêm quân đội đến VN. So với GNP của HQ chưa bao giờ vượt qua 5,2 tỷ, rõ ràng là HQ không thể rút quân khỏi VN28.

Hay nói cách khác, sự nghèo khổ của HQ vào những năm 1960 đã khiến họ không thể từ chối các lợi ích kinh tế (và lợi ích khác) của việc tham chiến ở VN. Lập luận về sự nghèo khổ không chỉ phổ biến đối với các nhà kinh tế mà cũng được các nhà sử học chính thống bảo vệ29. Lập luận này cũng được thể hiện trong văn học và điện ảnh, chi tiết hơn sẽ được đề cập ở dưới.

Một yếu tố quan trọng trong cách thức tham chiến của HQ ở VN được cho là chức năng phản ánh của VN. Không chỉ có người VN và HQ có chung gánh nặng là người Châu Á trong một thế kỷ tràn ngập chiến tranh, bóc lột và thuộc địa hóa, ở cấp độ thấp hơn thì VN phản ánh cách thức HQ sẽ tồn tại trong quá khứ cũng như tương lai. Các nhà sử học đồng ý rằng sự xem xét chức năng phản ánh cho thấy một phần của quá trình ra quyết định dẫn tới sự tham chiến của HQ30. Như Ch'ae Myŏngshin, tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội HQ ở VN, viết trong hồi ký The Vietnam War and Myself: The Memoirs of Ch'ae Myŏngshin (베트 남 전쟁과 나: 채명신의 회고록), trong chương cuối về sự sụp đổ của tự do và Nam VN sẽ đóng vai trò là bài học đối với HQ31. Trong khi binh lính tới VN đã mô tả những trải nghiệm của bản thân trong gần hai thập kỷ trước đó, đối với các nhà hoạch định chính sách thì VN mang lại một chất liệu tốt cho tư duy. Quan niệm, cho rằng VN có thể phản ánh những gì diễn ra ở một quốc gia được thống nhất bằng vũ lực nhưng vẫn bị chia rẽ bởi ý thức hệ, rất gần gũi với ý tưởng coi VN là sa trường huấn luyện cho quân đội HQ để chuẩn bị cho sự đụng độ không thể tránh khỏi với cộng sản Châu Á nói chung và Bắc Triều Tiên nói riêng. Quân đội HQ được huấn luyện những kỹ năng thực tiễn, trong số những kỹ năng thu được từ hàng sa số các nhiệm vụ tìm kiếm và phá hủy mà họ đã thực hiện; họ cũng được tìm hiểu và làm quen với những vũ khí mới (đáng chú ý nhất là M-16). Hơn nữa, VN cũng thể hiện chiến trường xảy ra xung đột với chủ nghĩa cộng sản mà họ sẽ phải chống lại trong trường hợp xung đột lại xảy ra trên bán đảo Triều Tiên32.

Quan điểm này về VN trong quan hệ với HQ chắc chắn sẽ lấn át quan điểm về sự quan trọng thực tế của CTVN đối với sự phát triển của HQ. Nó khiến cho việc xác định lợi ích của chiến tranh không khả thi, ngay cả khi nó cho thấy rõ vị trí của HQ trên thế giới và cho thấy sự bất lực của HQ khi đối mặt với chủ nghĩa đế quốc của Hoa Kỳ. Cả hai bài học sau này đều đã được học và khẳng định bởi các nhà sử học HQ. Bài học thứ nhất đã bế tắc. Cùng với một sự đánh giá thấp sự quan trọng kinh tế của CTVN đối với sự phát triển của HQ, hai vấn đề khác, ít nhận được sự phê phán hơn những vấn đề khác, cũng cần được nhắc đến. Vấn đề thứ nhất là câu hỏi về việc binh lính HQ có phải chỉ là lính đánh thuê kiếm tiền. Câu hỏi thứ hai là chủ ý trong các vụ thảm sát thường dân VN mà quân đội HQ gây ra. 

Các ý kiến bị chia rẽ về việc quân đội HQ có phải là lính đánh thuê hay không33, nhưng đây không phải là câu trả lời mà là chỉ là bản thân sự tranh luận có ích. Sự tranh luận đã cho thấy rõ rằng các khuynh hướng đạo đức của việc tham chiến ở VN đã được đem ra tranh luận (nguyên tắc ngầm định là làm lính đánh thuê là sai về đạo đức, đồng thời tham chiến để xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản hay trả nợ thì không vô đạo đức), nhưng những khuynh hướng đạo đức này cũng bị hạn chế đối với HQ. Hầu như không có cuộc tranh luận nào về bản thân sự tham chiến; cuộc thảo luận chỉ tập trung vào tình trạng của nó. Đây là bối cảnh thường xuyên được tái hiện trong các tác phẩm giả tưởng về CTVN, kể từ khi vấn đề này có liên quan mật thiết với sự tự nhận thức của cựu chiến binh tham chiến ở VN.

Chủ đề thứ hai nghiêm túc hơn và có tác động sâu sắc hơn. Một phần do các cuộc tranh luận của Hoa Kỳ về các vụ thảm sát như Mỹ Lai thúc đẩy, báo cáo về các vụ thảm sát thường dân đã xuất hiện trong thời kỳ quân đội HQ tham chiến ở VN. Hiệu quả của quân đội HQ không thể tránh khỏi mức độ thiệt hại cao về thường dân34, đã khiến tổng tư lệnh Ch'ae Myŏngshin ban hành quy định về việc không gây tổn thương cho thường dân. Một điều tự hào đối với Ch'ae, đồng thời việc ban hành quy định cũng đóng vai trò lá cờ đỏ đối với các nhà sử học35. Trong hồi ký, Ch'ae đưa ra giải thích về nhiều vụ thảm sát thường dân như sau:

Các vụ thảm sát thường dân do Việt Cộng gây ra được dàn dựng trông giống như thể là người Mỹ đã gây ra chúng36.

Ông ta cũng khẳng định rằng các vụ thảm sát là do Việt Cộng và lính Bắc Triều Tiên ngụy trang thành lính HQ gây ra37. Trong khi những khẳng định này không thể được coi là đại diện, sự can dự của lính HQ trong nhưng vụ thảm sát là một chủ đề gai góc. Chủ đề này không ngừng được chính quyền VN nhắc lại và vẫn là một nguồn gây ra sự khó chịu đối với chính quyền HQ38. Mặc dù một nhà sử học đã ước lượng có 31 vụ thảm sát thường dẫn xảy ra chỉ riêng từ năm 1970 đến 197239, vấn đề này vẫn hầu như là bị lảng tránh trong cả lịch sử chính thống cũng như chuyên nghiệp. Các nhà sử học nói chung không để cập đến chủ đề này hoặc trích dẫn quy định nổi tiếng của Ch'ae Myŏngshin về việc "thà để 100 du kích trốn thoát còn hơn giết hại một người vô tội," mặc định coi khẳng định đó là sự thật lịch sử.

Ngoại trừ trong các công trình gần đây của một số rất nhỏ các nhà sử học, sự can dự của HQ trong chiến tranh VN hầu như ít được nghiên cứu. Điều này rất đáng chú ý khi mà cuộc chiến tranh này đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của HQ và sự quan trọng hiện tại của VN đối với HQ. Sự khái quát ngắn về quan điểm chuyên nghiệp và chính thống về CTVN cho thấy những quan điểm này không bắt nguồn từ lĩnh vực sử học chuyên nghiệp, vốn bị hạn chế đáng kể trong việc khảo sát và sự tương đồng của chúng với những quan điểm đã phổ biến đối với cả chính khách và thường dân. Như đã đề cập ở trên, nghệ thuật là một sự khởi đầu tốt để xem xét quan điểm về CTVN. Một trong những tác giả nổi tiếng nhất của HQ, Hwang Sok-yong, hầu như hoàn toàn tạo dựng sự nghiệp dựa trên những trải nghiệm về VN. Tác phẩm mới ra mắt của ông, Camel's Eye (낙타 눈깔)40, là một câu chuyện ngắn về người lính HQ mới trở về từ VN và đang đợi tàu về nhà. The Shadow of Arms, được cho là tác phẩm giả tưởng vĩ đại nhất của Hwang, là một sự khám phá và châm biếm các cơ chế kinh tế và chính trị toàn cầu ẩn sau CTVN.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top