Ham doi tuan duong ham Nhat trong ww2 p4
Đặt hàng: 1924
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Myōkō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn: 16 tháng 3 năm 1925
Hạ thủy: 24 tháng 3 năm 1928
Hoạt động: 25 tháng 4 năm 1929
Bị mất: Bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945
Xóa đăng bạ: 20 tháng 6 năm 1945
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 13.300 tấn Chiều dài: 201,7 m (661 ft 9 in) Mạn thuyền: 20,73 m (68 ft 1 in) Tầm nước: 6,32 m (20 ft 9 in) Lực đẩy: turbine hơi nước 12 × nồi hơi 4 × trục công suất 130.000 mã lực (97 MW) Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 26 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch) (5×2) 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (8 × từ năm 1935) 2 × súng máy 13 mm 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch)[1]
Vỏ giáp: đai giáp: 100 mm (4 inch) sàn tàu: 37 mm (1,5 inch) tháp pháo: 25 mm (1 inch) tháp súng: 75 mm (3 inch) Máy bay: 2 Haguro (tiếng Nhật:羽黒) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc cuối cùng trong lớp Myōkō bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Myōkō, Nachi và Ashigara. Tên của nó được đặt theo ngọn núi Haguro tại tỉnh Yamagata. Haguro đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị đánh chìm tại eo biển Malacca ngày 16 tháng 6 năm 1945. Thiết kế và chế tạo Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng mang được hai thủy phi cơ và dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Haguro được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 16 tháng 3 năm 1925, được hạ thủy và đặt tên vào ngày 24 tháng 3 năm 1928, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 25 tháng 4 năm 1929. Lịch sử hoạt động Khởi đầu Thế Chiến II, Haguro có mặt tại Đông Ấn thuộc Hà Lan nơi nó đối đầu cùng tàu chiến đối phương ngoài khơi Makassar ngày 8 tháng 2 năm 1942. Nó đóng một vai trò quan trọng trong Trận chiến biển Java vào ngày 27 tháng 2, và đã góp phần vào việc đánh chìm tàu tuần dương Anh HMS Exeter và tàu khu trục HMS Encounter vào ngày 1 tháng 3. Ngày 7 tháng 5 năm 1942, Haguro tham gia trận chiến biển Coral. Sau đó nó di chuyển đến khu vực quần đảo Solomon nơi nó tham dự trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942; hỗ trợ cho cuộc triệt thoái khỏi Guadalcanal vào cuối tháng 1 năm 1943; rồi bị hư hại nhẹ trong Trận chiến vịnh Nữ hoàng Augusta vào ngày 2 tháng 11 năm 1943. Ngày 19 tháng 6 năm 1944, nó sống sót sau khi trải qua trận chiến biển Philippine, và trong các ngày 23-25 tháng 10 năm 1944 nó bị hư hại nhẹ trong trận chiến vịnh Leyte. Vào tháng 5 năm 1945, Haguro là mục tiêu của các tàu chiến Anh Quốc trong Chiến dịch Dukedom. Chi hạm đội Khu trục 26 tìm thấy nó cùng với tàu khu trục Kamikaze ngay sau nữa đêm 16 tháng 5 năm 1945 và bắt đầu tấn công. Trong trận chiến sau đó, Kamikaze chỉ bị hư hại nhẹ, nhưng Haguro trúng phải đạn pháo và ba quả ngư lôi Mark IX, bắt đầu chạy chậm dần và nghiêng 30 độ qua mạn trái. Đến 2 giờ 32 phút, Haguro bắt đầu chìm với phần đuôi chìm trước trong eo biển Malacca cách Penang 88 km (55 dặm). Kamikaze cứu được 320 người sống sót. Chín trăm người khác trong đó có Phó Đô đốc Shintarō Hashimoto và Thuyền trưởng Chuẩn Đô đốc Kaju Sugiura chìm theo con tàu. Sau này Chuẩn Đô đốc Sugiura được truy thăng lên Phó Đô đốc. Trận đánh này là hoạt động đấu pháo cuối cùng giữa các hạm tàu nổi trong lịch sử. Haguro được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 6 năm 1945. Xác tàu đắm của nó được tìm thấy vào năm 2003, cho thấy sự phá hủy đáng kể cấu trúc thượng tầng do trận chiến cuối cùng và cũng do các trận đánh trước đó. Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Furutaka
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi, Nagasaki
Đặt lườn: 5 tháng 12 năm 1922
Hạ thủy: 25 tháng 2 năm 1925
Hoạt động: 31 tháng 3 năm 1926[1]
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 12 tháng 10 năm 1942 trong Trận chiến mũi Esperance 02°28′S 152°11′E
Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 7.950 tấn (tiêu chuẩn) 9.150 tấn (sau khi cải tiến) Chiều dài: 176,8 m (580 ft) Mạn thuyền: 15,8 m (51 ft 10 in) Tầm nước: 5,6 m (18 ft 5 in) Lực đẩy: 4 turbine hơi nước Parsons 12 × nồi hơi Kampon 4 trục công suất 102.000 mã lực (76 MW) Tốc độ: 64 km/h (34,5 knot) Tầm xa: 13.000 km ở tốc độ 26 km/h (7.000 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 616 Vũ khí: (ban đầu): 6 × 200 mm (7,9 inch)/50-cal (6x1), 4 × pháo 76 mm (3,1 inch)/40-cal (4x1), 12 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (6x2) (từ năm 1937): 6 × pháo 203 mm (8 inch)/50-cal (3x2), 4 × pháo 120 mm (4,7 inch)/45-cal (4x1), 8 × ống phóng ngư lôi 610mm (24 inch) (2x4) Vỏ giáp: đai giáp: 76 mm (3 inch) sàn tàu: 36 mm (1,4 inch) Máy bay: 1 x thủy phi cơ Nakajima E4N2 (2 x thủy phi cơ Kawanishi E7K2 từ năm 1936) 1 máy phóng (từ năm 1933)
Furutaka (tiếng Nhật: 古鷹) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong giai đoạn từ sau Đệ Nhất thế chiến đến Đệ Nhị thế chiến, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm hai chiếc. Tên của nó được đặt theo đỉnh núi Furutaka tọa lạc tại Etajima, Hiroshima, ngay phía sau Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó bị đánh chìm trong Trận chiến mũi Esperance ngày 12 tháng 10 năm 1942. Thiết kế và chế tạo Furutaka và chiếc tàu chị em với nó Kako thuộc thế hệ đầu tiên của những tàu tuần dương hạng nặng tốc độ cao của Hải quân Nhật; được dự tính để đối đầu cùng những chiếc tàu tuần dương trinh sát thuộc lớp Omaha của Hải quân Mỹ và lớp Hawkins của Hải quân Anh. Chúng được phát triển dựa trên thiết kế thử nghiệm được bắt đầu bởi chiếc tàu tuần dương Yūbari. Mặc dù được thiết kế để tối thiểu hóa trọng lượng và lớp vỏ giáp chỉ đủ để bảo vệ chống lại đạn pháo 150 mm (6 inch), lượng rẽ nước của con tàu lại tỏ ra quá tải trầm trọng.[2] Hai chiếc tàu chiến này được xem là những "tàu tuần dương trinh sát", được thiết kế để mang theo máy bay. Tuy nhiên, việc thiếu sót một máy phóng đã buộc phải phóng thủy phi cơ từ mặt nước cho đến khi chúng được cải tiến trong những năm 1932-1933. Lịch sử hoạt động Trước chiến tranh Thoạt tiên Furutaka được phân về Hải đội Tuần dương 5 nơi nó hoạt động cho đến khi được rút về lực lượng dự bị vào tháng 12 năm 1931. Furutaka trải qua một loạt các cải tiến đáng kể trong những năm 1930. Chiếc tàu chiến được tái cấu trúc và hiện đại hóa tại Căn cứ hải quân Kure vào năm 1932-1933, nâng cấp các khẩu pháo phòng không lên kiểu 120 mm (4,7 inch), bổ sung máy phóng máy bay và một thủy phi cơ E4N2. Chiếc tàu tuần dương được cho tái hoạt động và được bố trí về Hải đội Tuần dương 6.[2] Đợt nâng cấp đáng kể tiếp theo diễn ra vào tháng 4 năm 1937. Các khẩu pháo 203 mm (8 inch) xẻ rãnh được trang bị trên các bệ cải tiến có góc nâng lên đến 55°, thay đổi hệ thống điều khiển hỏa lực, bổ sung thêm các vũ khí phòng không hạng nhẹ và các ống phóng ngư lôi kiểu mới ngư lôi Kiểu 93 (24 inch). Trang bị được nâng cấp để mang hai thủy phi cơ E7K2. Các nồi hơi đốt dầu mới được trang bị, đồng thời cũng được nâng cấp về động cơ. Do sự gia tăng trọng lượng của cấu trúc bên trên, một nỗ luc được thực hiện nhằm duy trì sự ổn định của con tàu bằng cách tăng thêm chiều rộng của mạn thuyền, nhưng không mấy thành công.[2] Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Vào cuối năm 1941, Furutaka được phân về Hải đội Tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Goto trong thành phần của Hạm đội 1 cùng với các tàu tuần dương Aoba, Kako và Kinugasa. Vào thời gian diễn ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, nó đang yểm trợ cho cuộc chiếm đóng đảo Guam. Sau khi đợt tấn công thứ nhất nhắm vào Wake thất bại, Hải đội Tuần dương 6 được bố trí vào một lực lượng tấn công thứ hai mạnh mẻ hơn, và sau khi Wake thất thủ, nó quay về căn cứ tiền phương đặt tại Truk thuộc quần đảo Caroline. Từ ngày 18 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 được phân công hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của quân Nhật lên Rabaul thuộc New Britain và Kavieng thuộc New Ireland và tuần tra quanh khu vực quân đảo Marshall để truy đuổi bất thành hạm đội Hoa Kỳ. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 hỗ trợ cho Hải đội Tuần dương 18 bảo vệ cuộc đổ bộ của quân Nhật lên quần đảo Solomon và New Guinea tại Buka, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty và Tulagi từ căn cứ tiền phương ở Rabaul. Trong khi đang ở Shortland vào ngày 6 tháng 5 năm 1942, Furutaka bị bốn máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Không lực Mỹ tấn công nhưng không bị hư hại. Trận chiến biển Coral Trong Trận chiến biển Coral, Hải đội Tuần dương 6 khởi hành rời Shortland đi đến một điểm hẹn gặp chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Shoho. Lúc 11 giờ 00 ngày 7 tháng 5 năm 1942, đang khi ở về phía Bắc đảo Tulagi, Shoho bị tấn công và bị đánh chìm bởi 93 máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBD Devastator từ các tàu sân bay USS Yorktown và USS Lexington. Ngày hôm sau, 8 tháng 5 năm 1942; 46 chiếc SBD, 21 chiếc TBD và 15 chiếc Grumman F4F Wildcat xuất phát từ Yorktown và Lexington đã tấn công và gây hư hại nặng cho chiếc Shokaku, buộc nó phải rút lui. Furutaka và Kinugasa vốn không bị hư hại trong trận đánh này, đã hộ tống Shokaku quay trở về Truk. Furutaka quay trở về Kure vào ngày 5 tháng 6 năm 1942 để sửa chữa, rồi quay trở lại Truk vào ngày 7 tháng 7 năm 1942. Trong cuộc cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật sau thất bại của trận Midway, vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Furutaka được phân về Hạm đội 8 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi và được bố trí tuần tra chung quanh khu vực quần đảo Solomon, New Britain và New Ireland. Trận chiến đảo Savo Ngày 7 tháng 8 năm 1942, một thủy phi cơ trinh sát Aichi E13A1 "Jake" xuất phát từ Aoba đã trông thấy một lực lượng đối phương bao gồm "một thiết giáp hạm, một tàu sân bay phối thuộc, bốn tàu tuần dương, bảy tàu khu trục và 15 tàu vận tải" ngoài khơi Lunga Point gần Tulagi. Trong Trận chiến đảo Savo vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka, Kako và Kinugasa), Chokai, các tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryu và Yūbari và tàu khu trục Yūnagi đã đối đầu cùng lực lượng hạm đội Đồng Minh trong một trận đánh đêm bằng hải pháo và ngư lôi. Vào khoảng 23 giờ 00, Chokai, Furutaka và Kako đã tung các thủy phi cơ trinh sát của mình ra. Những chiếc máy bay này lượn vòng bên trên hạm đội Đồng Minh và thả các quả pháo sáng chiếu rõ các mục tiêu, và tất cả các tàu chiến Nhật đã khai hỏa. Các tàu tuần dương USS Astoria, USS Quincy, USS Vincennes và HMAS Canberra đã bị đánh chìm, trong khi USS Chicago cùng các tàu khu trục USS Ralph Talbot và USS Patterson bị hư hại. Bên phía Nhật Bản, Chokai bị bắn trúng ba phát, Kinugasa trúng hai phát, Aoba một phát và Furutaka hoàn toàn vô hại và quay trở về đến Kavieng vào ngày 10 tháng 8 năm 1942. Vào cuối tháng 8, Hải đội Tuần dương 6 cùng chiếc Chokai khởi hành rời Shortland để hỗ trợ từ xa cho các đoàn tàu vận tải "Tốc hành Tokyo" đến tăng cường bổ sung cho Guadalcanal. Cùng ngày hôm đó, một chiếc PBY Catalina thuộc Phi đội VP23 "Black Cats" dũng cảm lao vào tấn công Furutaka ngay giữa lúc ban ngày nhưng bị thất bại. Furutaka di chuyển qua lại giữa Kieta và Rabaul để tiếp nhiên liệu và tiếp tế cho đến giữa tháng 9. Đến ngày 12 tháng 9, ở phía Nam New Ireland, Furutaka bị tàu ngầm Mỹ USS S-47 tấn công nhưng không thành công và không bị hư hại. Trận chiến mũi Esperance Trong Trận chiến mũi Esperance diễn ra vào ngày 11 tháng 10 năm 1942, Hải đội Tuần dương 6 (bao gồm Aoba, Furutaka và Kinugasa) cùng các tàu khu trục Fubuki và Hatsuyuki rời Shortland để yểm trợ cho một đoàn tàu vận tải chở quân tăng cường cho Guadalcanal bằng cách bắn phá sân bay Henderson trên đảo này. Hai máy bay trinh sát Mỹ OS2U Kingfisher đã phát hiện ra hạm đội đang di chuyển dọc theo eo biển với vận tốc 56 km/h (30 knot). Được báo động kịp thời, các tàu tuần dương Mỹ được trang bị radar USS San Francisco, Boise, Salt Lake City và Helena cùng năm tàu khu trục đã di chuyển vòng qua mũi cực Nam đảo Guadalcanal để phong tỏa lối vào eo biển Savo. Lúc 22 giờ 35 phút, radar của chiếc Helena phát hiện ra hạm đội Nhật, và lực lượng Mỹ đã thành công trong việc cắt ngang chữ T hạm đội Nhật. Cả hai bên đều nổ súng, nhưng do Đô đốc Goto nghĩ rằng mình đang bị bắn nhầm từ các tàu bạn, đã ra lệnh cho toàn hải đội quay mũi 180 độ khiến toàn bộ lực lượng của ông bị phơi sườn ra trước hỏa lực các tàu chiến Mỹ. Aoba bị hư hỏng nặng, và Đô đốc Goto bị tử thương ngay trên cầu tàu. Sau khi chiếc Aoba bị đánh hỏng, Thuyền trưởng Araki trên chiếc Furutaka quay mũi con tàu của mình ra khỏi đội hình hàng tàu chiến để đối đầu với Salt Lake City. Tàu khu trục USS Duncan phóng hai quả ngư lôi về phía Furutaka nhưng đều không trúng hoặc không nổ; tuy nhiên Duncan tiếp tục nả pháo nhắm vào Furutaka cho đến khi nó bị loại khỏi vòng chiến do bị bắn trúng nhiều phát. Đến 23 giờ 54 phút, Furutaka trúng phải một quả ngư lôi làm ngập phòng máy phía trước; và trong suốt quá trình trận chiến, Furutaka bị trúng khoảng 90 phát đạn pháo, và một số trong đó đã gây phát nổ các quả ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance", gây ra các đám cháy. Lúc 02 giờ 28 phút ngày 12 tháng 10 năm 1942, Furutaka chìm tại tọa độ 09°02′S 159°33′E với đuôi tàu chìm trước. Thuyền trưởng Araki cùng 514 người sống sót được cứu thoát bởi các tàu khu trục Hatsuyuki, Murakumo và Shirayuki. Ba mươi ba thành viên thủy thủ đoàn tử trận và 110 người khác sau đó được ghi nhận là mất tích. Người Mỹ vớt được 115 người trên chiếc Furutaka và trở thành tù binh chiến tranh. Furutaka được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 11 năm 1942. Đặt hàng: 26 tháng 3 năm 1928
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Takao
Xưởng đóng tàu: Xưởng tàu Mitsubishi tại Nagasaki
Đặt lườn: 5 tháng 4 năm 1931
Hạ thủy: 30 tháng 6 năm 1932
Hoạt động: 1932
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong Trận chiến ngoài khơi Samar
Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 9.850 tấn (tiêu chuẩn); 15.781 tấn (đầy tải) Chiều dài: 203,8 m (668 ft 6 in) Mạn thuyền: 18,0 - 20,7 m (59 - 68 ft) Tầm nước: 6,1 - 6,3 m (20 ft - 20 ft 8 in) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước 12 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 133.100 mã lực (99,3 MW) Tốc độ: 65,7 km/h (35,5 knot) Tầm xa: 15.700 km ở tốc độ 26 km/h (8.500 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch)/50 caliber (5x2) 4 × pháo 120 mm (4,7 inch) góc cao (4x1) 66 × súng phòng không 25 mm 8 × ống phóng ngư lôi 609 mm (24 inch) Vỏ giáp: đai giáp 37 đến 127 mm (1,5 - 5 inch) sàn tàu 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 75 - 100 mm (3 - 4 inch) tháp súng 25 mm (1 inch) Máy bay: 3 thủy phi cơ (1 × Aichi E13A1 "Jake", 2 × F1M2 "Pete") 2 × máy phóng Chōkai (tiếng Nhật: 鳥海) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Takao bao gồm bốn chiếc, được thiết kế cải tiến dựa trên lớp Myōkō trước đó. Chōkai đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị đánh chìm ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến ngoài khơi Samar trong khuôn khổ Trận chiến vịnh Leyte. Thiết kế và chế tạo Những tàu chiến thuộc lớp Myōkō được xem là không ổn định và nhiều kinh nghiệm rút ra đã được áp dụng cải tiến cho lớp Takao. Chúng là những tàu chiến nhanh và mạnh mẻ, trang bị mười khẩu pháo 203 mm (8 inch) và bốn khẩu pháo 120 mm (4,7 inch), tám ống phóng ngư lôi và nhiều vũ khí phòng không hổn hợp, một hỏa lực đủ mạnh để đối đầu với bất kỳ tàu tuần dương của mọi lực lượng hải quân trên thế giới. Những chiếc trong lớp Takao được chấp thuận trong năm tài chính 1927 như một phần trong chiến lược của Hải quân Đế quốc Nhật Bản về một trận chiến quyết định. Chúng tạo nên xương sống cho lực lượng tấn công chiến đấu tầm xa. Chōkai được chế tạo tại xưởng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki, được đặt lườn vào ngày 5 tháng 4 năm 1931, được hạ thủy vào ngày 30 tháng 6 năm 1932 và được đưa vào hoạt động năm 1932. Lịch sử hoạt động Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Lúc khởi đầu Chiến tranh Thái Bình Dương, Chōkai được phân về Hải đội Tuần dương 4 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc (sau này là Đô đốc) Kondo Nobutake cùng với các con tàu chị em với nó Maya, Atago và Takao, và được trao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Malaya và Philippines. Vào tháng 12 năm 1941, nó tham gia cuộc săn tìm các chiến hạm Prince of Wales và Repulse (Lực lượng Z) của Hải quân Hoàng gia Anh. Trong tháng 1 và tháng 2 năm 1942, Chōkai tham gia các chiến dịch nhằm chiếm đóng khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan và đảo Borneo vốn giàu nguồn dự trữ dầu mỏ tối cần thiết cho Nhật Bản. Ngày 22 tháng 2 năm 1942, trong khi di chuyển gần mũi St. Jacques (Vũng Tàu) thuộc Đông Dương, Chōkai va phải một dãi đá ngầm, và bị hư hại lườn tàu. Ngày 27 tháng 2, nó đi Singapore để sửa chữa. Sau khi sửa chữa hoàn tất, Chōkai lại được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho các cuộc chiếm đóng, lần này là cuộc đổ bộ Iri, Sumatra, và cuộc chiến đóng quần đảo Andaman cùng việc chiếm cảng Blair vài ngày sau đó. Sau khi kết thúc, Chōkai hướng đến Mergui, Miến Điện. Vào ngày 1 tháng 4 năm 1942, Chōkai rời Mergui tham gia Chiến dịch C, một cuộc đột kích vào các tàu buôn trong khu vực Ấn Độ Dương. Thoạt tiên, Chōkai phóng ngư lôi đánh chìm chiếc tàu chở hàng Mỹ Bienville, và sau đó là chiếc tàu hơi nước Anh Ganges vào ngày 6 tháng 4. Sau khi nhiệm vụ này hoàn thành, Chōkai quay về Yokosuka vào ngày 22 tháng 4 năm 1942. Chiến dịch Guadalcanal Đến giữa tháng 7 năm 1942, Chōkai trở thành soái hạm của Phó Đô đốc Mikawa Gunichi, tư lệnh Hạm đội 8 vừa mới thành lập, và hướng đến Rabaul. Vào ngày 7 tháng 8 năm 1942, khi Guadalcanal bị lực lượng Đồng Minh xâm chiếm, Chōkai hướng đến vùng biển Guadalcanal cùng Đô đốc Mikawa trên tàu. Trong Trận chiến đảo Savo, lực lượng tàu tuần dương hạng nặng của Mikawa đã đánh bại hải đội Đồng Minh, đánh chìm bốn tàu tuần dương hạng nặng (ba của Mỹ và một của Australia) và làm hư hại một chiếc khác. Tuy nhiên, Chōkai cũng hứng chịu nhiều phát đạn pháo từ các tàu tuần dương Quincy và Astoria, thổi tung một trong các tháp pháo của nó và làm thiệt mạng 34 người. Chōkai buộc phải quay về Rabaul để sửa chữa tạm thời. Trong suốt thời gian còn lại của Chiến dịch Guadalcanal, Chōkai tham gia nhiều trận đánh đêm chống lại Hải quân Mỹ, nhiều lần bị thiệt hại nhưng thường là nhẹ. Bàn giao lại vai trò soái hạm của Hạm đội 8 không lâu sau khi thực hiện đợt triệt thoái cuối cùng lực lượng Nhật khỏi đảo Guadalcanal, Chōkai quay trở về Yokosuka vào ngày 20 tháng 2 năm 1943. Nó thực hiện nhiều nhiệm vụ thứ yếu khác nhau trong suốt phần còn lại của năm 1943 và nữa đầu năm 1944. Chōkai lại được đặt làm soái hạm của Hải đội Tuần dương 4 vào ngày 3 tháng 8 năm 1944. Nó thoát khỏi một cuộc tấn công bằng tàu ngầm vào ngày 23 tháng 10 năm 1944, trở thành tàu chiến duy nhất của Hải đội Tuần dương 4 không bị hư hại. Trận chiến ngoài khơi Samar Chuẩn bị cho Trận chiến vịnh Leyte, Chōkai được chuyển sang Hải đội Tuần dương 5, nơi nó thoát được một đợt tấn công khác vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, lần này là bởi máy bay, trong vùng biển Sibuyan. Sáng ngày 25 tháng 10, Chōkai trong thành phần "Lực lượng Trung tâm" của Đô đốc Takeo Kurita bao gồm một lực lượng lớn các thiết giáp hạm, tàu tuần dương và tàu khu trục đã tấn công lực lượng Mỹ bao gồm các tàu sân bay hộ tống, tàu khu trục và tàu khu trục hộ tống trong Trận chiến ngoài khơi Samar thuộc Philippines. Trong cuộc đụng độ, Chōkai bị đánh trúng giữa tàu bên mạn phải bởi ngư lôi phóng từ chiếc t̀au khu trục hộ tống Mỹ Samuel B. Roberts; và các khẩu pháo 127 mm (5 inch) của Roberts cũng bắn trúng nhiều phát, gây hư hại cầu tàu và tháp súng phía trước. Sau đó, một vụ nổ thứ phát xảy ra do các quả ngư lôi bị hư hại trên sàn tàu, làm hỏng động cơ và bánh lái. Chōkai nhanh chóng bị rớt khỏi đội hình và không thể tiếp tục chiến đấu. Trong vòng vài phút, một máy bay Mỹ ném một quả bom 227 kg (500 lb) trúng phòng máy phía trước của chiếc Chōkai, khiến lửa bắt đầu lan nhanh khắp con tàu, và nó chết đứng tại chỗ. Cuối ngày hôm đó, nó bị tàu khu trục Fujinami đánh đắm bằng ngư lôi, sau khi cứu những thành viên thủy thủ đoàn còn sống sót, trong số đó. Không may là hai ngày sau đó, bản thân Fujinami bị không kích đánh chìm khiến toàn bộ số người có mặt trên tàu thiệt mạng, kể cả những người còn sống sót của chiếc Chōkai, khiến Chōkai trở thành một trong những tàu chiến lớn nhất bị đánh chìm với toàn bộ thủy thủ đoàn trong Thế Chiến II. Đặt hàng: 1932
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Tone
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi tại Nagasaki
Đặt lườn: 1 tháng 10 năm 1935
Hạ thủy: 19 tháng 3 năm 1938
Hoạt động: 20 tháng 5 năm 1939[1]
Bị mất: Bị đánh đắm ngày 25 tháng 10 năm 1944 sau Trận chiến ngoài khơi Samar ở tọa độ 11°25′N 126°36′E
Xóa đăng bạ: 20 tháng 4 năm 1945
Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 11.213 tấn (tiêu chuẩn); 15.443 tấn (sau cùng) Chiều dài: 189,1 m (620 ft 5 in) Mạn thuyền: 19,4 m (63 ft 8 in) Tầm nước: 6,2 m (20 ft 4 in) Lực đẩy: 4 turbine hộp số Gihon 8 × nồi hơi công suất 152.000 mã lực (113,4 MW) Tốc độ: 65 km/h (35 knot) Tầm xa: 14.800 km ở tốc độ 33,3 km/h (8.000 hải lý ở tốc độ 18 knot) Quân số: 874 Vũ khí: 8 × pháo 203 mm (8 inch) (4×2) 8 × pháo 127 mm (5 inch) 6 × súng phòng không 25 mm (3×2) 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (4×3) Vỏ giáp: đai giáp 100 mm (4 inch) sàn tàu 35 mm (1,4 inch) Máy bay: 6 × thủy phi cơ
Chikuma (tiếng Nhật: 筑摩) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai trong lớp Tone vốn chỉ có hai chiếc. Tên của nó được đặt theo sông Chikuma tại tỉnh Nagano của Nhật Bản. Nó từng được sử dụng rộng rải trong Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi bị đánh đắm ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong Trận chiến ngoài khơi Samar. Thiết kế và chế tạo Lớp tàu tuần dương Tone được chấp thuận cho chế tạo vào năm 1932. Chikuma được thiết kế cho các nhiệm vụ tuần tra trinh sát tầm xa và có thể mang theo một lượng thủy phi cơ lớn. Chikuma được đặt lườn vào ngày 1 tháng 10 năm 1935 tại xưởng đóng tàu của hãng Mitsubishi tại Nagasaki. Nó được hạ thủy vào ngày 19 tháng 3 năm 1938 và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 5 năm 1939. Lịch sử hoạt động Sau nhiều tháng nằm trong thành phần Hải đội Tuần dương 6 của Đệ Nhị hạm đội, Chikuma được chuyển sang Hải đội Tuần dương 8 vào tháng 11 năm 1939. Ngoài việc tham gia các cuộc tập trận thường xuyên trong vùng biển nhà Nhật Bản, nó còn có ba lượt hoạt động tại khu vực biển Nam Trung Quốc từ tháng 3 năm 1940 đến tháng 3 năm 1941. Trận Trân Châu Cảng Vào cuối năm 1941, Chikuma cùng với con tàu chị em với nó Tone được phân về Hải đội Tuần dương 8, và đã hiện diện trong cuộc Tấn công Trân Châu Cảng. Sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, Chikuma và Tone mỗi chiếc đã cho phóng lên một chiếc thủy phi cơ Aichi E13A1 "Jake" để trinh sát thời tiết bên trên đảo Oahu lần cuối cùng. Lúc 06 giờ 30, Chikuma và Tone mỗi chiếc lại tung ra một chiếc thủy phi cơ hai chỗ ngồi tầm ngắn Nakajima E8N "Dave" hoạt động như những tiêu điểm radar và tuần tra về phía Nam của Lực lượng tấn công. Thủy phi cơ của Chikuma đã báo cáo về sự hiện diện của chín chiếc thiết giáp hạm đang thả neo trong cảng (có thể đã nhầm lẫn chiếc tàu mục tiêu-huấn luyện Utah (AG-16) là một thiết giáp hạm). Trong cuộc tấn công diễn ra sau đó, các thiết giáp hạm Arizona, Oklahoma, West Virginia và California bị đánh chìm, trong khi Nevada, Pennsylvania, Tennessee, Maryland cùng nhiều tàu chiến nhỏ khác bị hư hại. Vào ngày 16 tháng 12, Hải đội Tuần dương 8 được lệnh hỗ trợ cho nỗ lực nhằm chiếm đảo Wake lần thứ hai. Hỏa lực phòng không đã làm hỏng một thủy phi cơ tuần tiễu của Chikuma, khiến nó bị buộc phải hạ cánh xuống biển, nhưng đội bay được giải cứu. Sau khi Wake thất thủ, Hải đội Tuần dương 8 quay trở về Kure, Hiroshima. Đến ngày 14 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 8 đặt căn cứ tại Truk thuộc quần đảo Caroline, và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Rabaul thuộc New Britain cũng như các cuộc tấn công nhắm vào Lae và Salamaua thuộc New Guinea. Vào ngày 24 tháng 1 năm 1942, máy bay của Chikuma đã tấn công quần đảo Admiralty. Sau cuộc không kích do Phó Đô đốc William Halsey, Jr trên chiếc tàu sân bay Enterprise thực hiện nhắm vào Kwajalein diễn ra ngày 1 tháng 2, Chikuma rời Truk cùng Lực lượng tấn công tàu sân bay tiến hành truy đuổi bất thành. Sau đó Chikuma và Tone tham gia vào cuộc Ném bom cảng Darwin thuộc Australia vào ngày 19 tháng 2, tiêu diệt 15 máy bay và đánh chìm 11 tàu. Từ ngày 25 tháng 2 năm 1942, Chikuma tham gia vào việc hỗ trợ cho cuộc xâm chiến của quân Nhật tại Java. Trận chiến biển Java Vào ngày 1 tháng 3 năm 1942, thủy phi cơ của Chikuma đã phát hiện ra chiếc t̀au chở hàng Hà Lan tải trọng 8.806 tấn Modjokerto đang tìm cách thoát đi từ Tjilatjap về Australia. Chikuma cùng với Tone và các tàu khu trục Kasumi và Shiranuhi đã đánh chặn và đánh chìm chiếc tàu hàng này trước giữa trưa. Chiều hôm đó, Hải đội Tuần dương 8 đã phát hiện chiếc tàu khu trục cũ Edsall ở vị trí 250 dặm về phía Nam Đông Nam đảo Christmas. Chikuma đã bắn các quả đạn pháo 203 mm (8 inch) nhắm vào nó từ khoảng cách rất xa 11 dặm, nhưng tất cả đều bị bắn trượt. Sau đó Chikuma được sự phối hợp của các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, vốn cũng khai hỏa các khẩu pháo chính 355 mm (14 inch)của chúng. Tuy nhiên, Edsall không chỉ tìm cách né tránh được 297 quả đạn pháo 355 mm (14 inch) và 132 quả đạn 152 mm (6 inch) từ những chiếc thiết giáp hạm cùng với 844 quả đạn pháo 203 mm (8 inch) và 62 quả đạn 127 mm (5 inch) từ các tàu tuần dương, nhưng còn tiến lại gần và khai hỏa các khẩu pháo 102 mm (4 inch) nhắm vào chiếc Chikuma. Những phát bắn trúng xuất phát từ Hiei và Tone cũng như các máy bay ném bom bổ nhào cất cánh từ Sōryū và Akagi cuối cùng đã chặn được Edsall, và nó bị kết liễu bởi Chikuma. Ngày 4 tháng 3, Chikuma đánh chìm chiếc tàu buôn Hà Lan tải trọng 5.412 tấn Enggano (trước đó đã bị hư hại bởi một thủy phi cơ xuất phát từ Takao). Ngày 5 tháng 3, thủy phi cơ của Tone và Chikuma đã tham gia cuộc tấn công vào Tjilatjap. Sau khi Đông Ấn thuộc Hà Lan đầu hàng, Chikuma được giao nhiệm vụ tham gia các hoạt động tại Ấn Độ Dương. Không kích Ấn Độ Dương Ngày 5 tháng 4 năm 1942, Chikuma nằm trong thành phần một lực lượng đặc nhiệm lớn, đã tung ra 315 máy bay không kích vào Columbo, Ceylon. Kết quả là các tàu chiến Tenedos, Hector cùng 27 máy bay bị tiêu diệt và trên 500 người thiệt mạng ngay tại cảng, trong khi các tàu tuần dương Cornwall và Dorsetshire bị đánh chìm ngoài biển. Sau khi truy tìm những lực lượng còn lại của Hải quân Hoàng gia Anh, vào ngày 9 tháng 4, Lực lượng Đặc nhiệm Ấn Độ Dương đã tung ra 91 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A1 "Val" và 41 máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M2 "Zeke" tấn công căn cứ hải quân Anh tại Trincomalee, Ceylon. Chúng tìm thấy một hải cảng trống rỗng, nhưng cũng gây hư hại cho các cơ sở hậu cần của cảng và bắn rơi chín máy bay; rồi sau đó đánh chìm chiếc tàu sân bay Anh HMS Hermes, tàu chiến Australia HMAS Vampire và tàu hộ tống nhỏ HMS Hollyhock, một tàu chở dầu và một tàu tiếp liệu ngoài biển cách căn cứ 65 dặm. Chikuma cùng với lực lượng đặc nhiệm rút lui về Nhật bản vào giữa tháng 4 năm 1942, khi nó hầu như ngay lập tức được giao nhiệm vụ truy đuổi bất thành Lực lượng Đặc nhiệm 16.2 của Đô đốc Halsey bao gồm chiếc tàu sân bay Hornet sau vụ Đột kích Doolittle. Trận Midway Trong trận Midway, Tone cùng Hải đội Tuần dương 8 nằm trong thành phần Lực lượng Tấn công tàu sân bay của Phó Đô đốc Nagumo Chūichi. Vào ngày 4 tháng 6, Tone và Chikuma mỗi chiếc đã cho phóng lên hai thủy phi cơ Aichi E13A1 "Jake" để trinh sát trong một phạm vi rộng đến 300 dặm nhằm truy tìm các tàu sân bay Mỹ. Máy bay của Tone đã tìm thấy mục tiêu, nhưng do hệ thống báo cáo quan liêu nội bộ bên trong cấu trúc chỉ huy, bản báo cáo của nó đã không được chuyển giao ngay cho Đô đốc Nagumo. Kết quả là ông đã ra lệnh cho máy bay của mình chuẩn bị một đợt không kích khác xuống đảo Midway trước khi nhận được báo cáo, đưa đến kết quả bi thảm là bị đánh chìm tất cả bốn tàu sân bay hạm đội. Thủy phi cơ của Chikuma đã tìm thấy chiếc tàu sân bay USS Yorktown, và đã dõi theo nó trong vòng ba giờ, hướng dẫn cho những chiếc máy bay ném bom tấn công Yorktown vào buổi chiều tối hôm đó. Hai chiếc thủy phi cơ khác của Chikuma đã tiếp tục quan sát Yorktown vốn đã bị hỏng nặng suốt đêm đó, trong đó một chiếc cùng đội bay đã bị mất. Sau đó Chikuma đã hướng dẫn cho chiếc tàu ngầm I-168 tìm kiếm và tiêu diệt chiếc Yorktown sáng sớm hôm sau. Sau đó Chikuma và Tone được điều đến giúp đỡ lực lượng tấn công quần đảo Aleut của Phó Đô đốc Boshiro Hosogaya. Tuy nhiên, sự phản công của lực lượng Đồng Minh tại đây đã không diễn ra như dự tính, nên Hải đội Tuần dương 8 bình yên quay trở về. Chikuma quay về cảng Ominato vào ngày 24 tháng 6. Trận chiến Đông Solomon Chuẩn Đô đốc Chuichi Hara tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội Tuần dương 8 từ ngày 14 tháng 7 năm 1942. Cùng với việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên đảo Guadalcanal, Chikuma và Tone được lệnh tiến về phía Nam vào ngày 16 tháng 8 cùng với các tàu sân bay Shōkaku, Zuikaku, Zuihō, Junyō, Hiyō và Ryūjō. Chúng được tháp tùng bởi các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, tàu chở thủy phi cơ Chitose cùng các tàu tuần dương Atago, Maya, Takao và Nagara. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1942, các tàu tuần dương Kumano, Suzuya và Mogami của Hải đội Tuần dương 7 đến gia nhập tăng cường cho lực lượng hạm đội tại khu vực Guadalcanal. Sáng hôm sau, một chiếc thủy phi cơ PBY Đồng Minh phát hiện ra Ryūjō, và sau đó những chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger cất cánh từ Enterprise đã tấn công nó nhưng không thành công. Bảy thủy phi cơ của Tone và Chikuma đã được tung ra để truy tìm hạm đội Mỹ; và một chiếc xuất phát từ Chikuma đã phát hiện ra lực lượng Mỹ, nhưng đã bị bắn rơi trước khi kịp gửi bản báo cáo. Tuy nhiên, một thủy phi cơ thứ hai đã thành công, và hạm đội Nhật tung ra đợt tấn công nhắm vào Enterprise, đánh trúng nó ba quả bom khiến sàn tàu bằng gỗ bốc cháy. Cùng lúc đó, người Mỹ cũng phát hiện ra hạm đội Nhật, và Ryūjō bị đánh chìm bởi máy bay xuất phát trừ tàu sân bay Saratoga. Chikuma không bị thiệt hại nào trong trận này, và đã quay về Truk an toàn. Trong suốt tháng 10, Chikuma và Tone tuần tra tại khu vực phía nam quần đảo Solomon, chờ đợi cơ hội tái chiếm sân bay Henderson. Trận chiến Santa Cruz Vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, ở vị trí 250 dặm về phía Đông Bắc Guadalcanal, lực lượng đặc nhiệm của Chuẩn Đô đốc Abe Hiroaki tung ra bảy thủy phi cơ để tuần tiểu khu vực phía Nam Guadalcanal. Chúng trông thấy hạm đội Mỹ, và cuộc tấn công mà Đô đốc Abe tung ra sau đó với 13 máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N2 "Kate" đã đánh chìm tàu sân bay Hornet cũng như làm hư hại chiếc thiết giáp hạm South Dakota và chiếc tàu tuần dương San Juan. Tuy nhiên, Chikuma bị một chiếc máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless duy nhất xuất phát từ Hornet tấn công. Con tàu được thoát khỏi thảm họa nhờ sự nhanh trí của thủy thủ đoàn đã phóng bỏ các quả ngư lôi vài giây trước khi một quả bom 225 kg (500 lb) đánh trúng phòng ngư lôi bên mạn phải phía trước. Chiếc tàu tuần dương còn bị đánh trúng thêm hai quả bom nữa, phá hủy một thủy phi cơ đặt trên máy phóng. Chikuma bị tổn thất 190 người chết cùng 154 người bị thương, trong số đó có Thuyền Komura. Chikuma được hộ tống bởi các tàu khu trục Urakaze và Tanikaze quay về Truk để sửa chữa khẩn cấp, rồi được gửi về Kure cùng với chiếc tàu sân bay Zuiho cũng bị hư hại. Trong quá trình sửa chữa và tái trang bị, nó được trang bị bổ sung hai khẩu đội pháo phòng không nòng đôi 25 mm Kiểu 96 cùng một hệ thống radar dò tìm không trung Kiểu 21. Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 27 tháng 2 năm 1943. Vào ngày 15 tháng 3 năm 1943, Chuẩn Đô đốc Fukuji Kishi tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội Tuần dương 8, và Chikuma được lệnh quay trở lại khu vực Truk. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 5, Chikuma và Tone được giao nhiệm vụ tháp tùng chiếc thiết giáp hạm Musashi quay trở lại Tokyo đưa di hài của Đô đốc Yamamoto Isoroku về làm lễ quốc tang tại chính quốc. Chikuma quay trở lại Truk vào ngày 15 tháng 7, và đã tránh được nhiều cuộc tấn công bằng tàu ngầm dọc theo đường đi. Từ tháng 7 đến tháng 11, Chikuma tham gia nhiều chuyến vận chuyển binh lực đến Rabaul, và những chuyến tuần tra tại quần đảo Marshall để truy đuổi bất thành hạm đội Mỹ. Trong khi đang được tiếp nhiên liệu tại Rabaul vào ngày 5 tháng 11 năm 1943, Chikuma và lực lượng đặc nhiệm của nó bị 97 máy bay từ các tàu sân bay Satatoga và USS Princeton tấn công. Các tàu tuần dương Atago, Takao, Maya, Mogami, Agano và Noshiro bị hư hại trong trận này, trong khi Chikuma chỉ bị một chiếc máy bay ném bom bổ nhào SDB duy nhất tấn công, và chỉ chịu đựng những hư hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng. Khi quay trở về Kure vào ngày 12 tháng 12 năm, Chikuma lại được trang bị thêm các khẩu pháo phòng không 25 mm, nâng tổng số lên 20 nòng pháo. Hải đội Tuần dương 8 bị giải thể vào ngày 1 tháng 1 năm 1944, nên cả hai chiếc Tone và Chikuma đều được phân về Hải đội Tuần dương 7 cùng với Suzuya và Kumano dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Nishimura Shoji. Công việc tái trang bị hoàn tất vào ngày 1 tháng 2, và Chikuma quay trở lại Singapore vào ngày 13 tháng 2 và đến Batavia vào ngày 15 tháng 3 sau một tháng tham gia vào đợt đánh cướp tàu buôn tại Ấn Độ Dương. Ngày 20 tháng 3 năm 1944, Chuẩn Đô đốc Kazutaka Shiraishi tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội Tuần dương 7, và Chikuma trở thành soái hạm của ông. [sửa] Trận chiến biển Philippine Ngày 13 tháng 6 năm 1944, Đô đốc Soemu Toyoda ra mệnh lệnh thực hiện "Chiến dịch A-Go" nhằm phòng thủ bảo vệ quần đảo Mariana. Chikuma được phân về Lực lượng "C" thuộc Hạm đội Cơ động của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa, vốn đã băng qua biển Visayan để đi đến biển Philippine hướng về phía Saipan. Vào ngày 20 tháng 6, sau khi các thiết giáp hạm Haruna và Kongo cùng tàu sân bay Chiyoda bị tấn công bởi máy bay xuất phát từ các tàu sân bay Mỹ Bunker Hill, Monterey và Cabot, và khi hầu hết lực lượng không quân yểm trợ trên không đã bị tiêu diệt trong các gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại", Chikuma rút lui cùng với Hạm đội Lưu động về phía Okinawa. Sau khi tham gia vận chuyển binh lính đến Okinawa, Chikuma Tone được phái đến Singapore vào tháng 7, và phục vụ như là soái hạm của Hải đội Tuần dương 4 trong khi Atago đang được sửa chữa. Trận chiến vịnh Leyte Vào ngày 23 tháng 10 năm 1944, Chikuma cùng với Kumano, Suzuya và Tone khởi hành rời Brunei hướng về phía Philippines cùng với Lực lượng Tấn công Lưu động của Phó Đô đốc Kurita. Trong trận chiến eo biển Palawan, Atago và Maya bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm và Takao bị hư hại. Trong trận chiến biển Sibuyan diễn ra ngày hôm sau, Musashi bị đánh chìm trong khi Nagato, Haruna và Myoko bị hư hại. Ngày 25 tháng 10, trong trận chiến ngoài khơi Samar, Chikuma đã tấn công các tàu sân bay hộ tống Mỹ, góp phần đánh chìm chiếc USS Gambier Bay, nhưng phải chịu đựng hỏa lực từ tàu khu trục Mỹ USS Heermann và các đợt không kích. Chikuma gây ra nhiều hư hại cho Heermann, nhưng bản thân nó không lâu sau bị bốn máy bay ném bom-ngư lôi TBM Avenger tấn công, một trong số đó đã phóng thành công một quả ngư lôi Mark 13 trúng đuôi tàu bên mạn trái làm hỏng chân vịt và bánh lái bên mạn trái. Tốc độ Chikuma bị giảm xuống còn 18 knot, rồi chỉ còn 9 knot, nhưng nghiêm trọng hơn cả là con tàu không thể kiểm soát lái được nữa. Đến 11 giờ 05 phút, Chikuma lại bị năm chiếc TBM từ tàu sân bay bỏ túi USS Kitkun Bay tấn công. Chiếc tàu tuần dương bị đánh trúng hai quả ngư lôi ở giữa tàu bên mạn trái và phòng động cơ bị ngập nước. Đến 14 giờ 00 phút, ba chiếc TBM thuộc một phi đội hỗn hợp xuất phát từ các tàu sân bay hộ tống USS Omanney Bay và USS Natoma Bay do Đại úy Joseph Cady dẫn đầu đã thả trúng thêm ngư lôi vào mạn phải chiếc Chikuma.[2] Trước đây người ta tin rằng chiếc tàu khu trục Nowaki đã đón nhận những người còn sống sót trên chiếc Chikuma, rồi sau đó đánh đắm nó tại tọa độ 11°25′N 126°36′E vào sáng ngày 25 tháng 10 năm 1944, nhưng một công trình nghiên cứu gần đây cho rằng Chikuma bị chìm do ảnh hưởng của chính những đợt không kích, và Nowaki chỉ đến kịp lúc để vớt những người sống sót trên mặt nước.[3] Vào ngày 26 tháng 10 năm 1944, đến lượt Nowaki bị đánh chìm bởi hải pháo từ các tàu tuần dương USS Vincennes, Biloxi và USS Miami cùng các tàu khu trục thuộc Hải đội Khu trục 103 USS Miller, USS Owen và USS Lewis Hancock. Nó chìm tại vị trí cách 65 dặm về hướng Nam Đông Nam Legaspi, Philippines với khoảng 1.400 người, trong đó bao gồm tất cả ngoại trừ một người là thành viên thủy thủ đoàn Chikuma còn sống sót. Chikuma được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 4 năm 1945. Đặt hàng: 1927
Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Takao
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Yokosuka
Đặt lườn: 28 tháng 4 năm 1927
Hạ thủy: 16 tháng 6 năm 1930
Hoạt động: 30 tháng 3 năm 1932
Bị mất: Bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 23 tháng 10 năm 1944 trong Trận chiến eo biển Palawan
Xóa đăng bạ: Các đặc tính chung Lượng rẽ nước: 9.850 tấn (tiêu chuẩn); 14.616 tấn (đầy tải) Chiều dài: 203,8 m (668 ft 6 in) Mạn thuyền: 18,0 - 20,7 m (59 - 68 ft) Tầm nước: 6,1 - 6,3 m (20 ft - 20 ft 8 in) Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước 12 × nồi hơi Kampon 4 × trục công suất 133.100 mã lực (99,3 MW) Tốc độ: 65,7 km/h (35,5 knot) Tầm xa: 15.700 km ở tốc độ 26 km/h (8.500 hải lý ở tốc độ 14 knot) Quân số: 773 Vũ khí: 10 × pháo 203 mm (8 inch)/50 caliber (5x2) 4 × pháo 120 mm (4,7 inch) góc cao (4x1) 2 × pháo phòng không 40 mm (2x1) 60 × súng phòng không 25 mm 4 × súng máy 13,2 mm 4 × ống phóng ngư lôi 609 mm (24 inch) mìn sâu Vỏ giáp: đai giáp 37 đến 127 mm (1,5 - 5 inch) sàn tàu 40 mm (1,5 inch) vách ngăn 75 - 100 mm (3 - 4 inch) tháp súng 25 mm (1 inch) Máy bay: 3 thủy phi cơ (1 × Aichi E13A1 "Jake", 2 × F1M2 "Pete") 2 × máy phóng Atago (tiếng Nhật: 愛宕) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Takao bao gồm bốn chiếc, được thiết kế cải tiến dựa trên lớp Myōkō trước đó. Atago đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị đánh chìm ngày 23 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến eo biển Palawan trong khuôn khổ Trận chiến vịnh Leyte. Thiết kế và chế tạo Những tàu chiến thuộc lớp Myōkō được xem là không ổn định và nhiều kinh nghiệm rút ra đã được áp dụng cải tiến cho lớp Takao. Chúng là những tàu chiến nhanh và mạnh mẻ, trang bị mười khẩu pháo 203 mm (8 inch) và bốn khẩu pháo 120 mm (4,7 inch), tám ống phóng ngư lôi và nhiều vũ khí phòng không hổn hợp, một hỏa lực đủ mạnh để đối đầu với bất kỳ tàu tuần dương của mọi lực lượng hải quân trên thế giới. Những chiếc trong lớp Takao được chấp thuận trong năm tài chính 1927 như một phần trong chiến lược của Hải quân Đế quốc Nhật Bản về một trận chiến quyết định. Chúng tạo nên xương sống cho lực lượng tấn công chiến đấu tầm xa. Atago được chế tạo tại Xưởng hải quân Kure gần Hiroshima, và giống như những con tàu chị em với nó, tên nó được đặt theo tên một ngọn núi: Núi Atago tọa lạc tại ngoại ô Kyoto. Atago được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1927, được hạ thủy vào ngày 16 tháng 6 năm 1930 và được đưa vào hoạt động ngày 30 tháng 3 năm 1932. Lịch sử hoạt động Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương Lúc khởi đầu Chiến tranh Thái Bình Dương, Atago là soái hạm của Hải đội Tuần dương 4 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc (sau này là Đô đốc) Kondo Nobutake cùng với các con tàu chị em với nó Maya, Chokai và Takao, và được trao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Malaya và Philippines. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942, Atago đặt căn cứ tại Palau, và tham gia các chiến dịch nhằm chiếm đóng khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan vốn giàu nguồn dự trữ dầu mỏ tối cần thiết cho Nhật Bản. Nó tham gia nhiều hoạt động tác chiến, bao gồm Trận chiến biển Java. Sau khi đưa Phó Đô đốc Kondo đi một vòng thị sát các lãnh thổ mới chiếm được của Nhật, Atago quay về Yokosuka vào tháng 4 năm 1942 và tham gia cuộc truy đuổi không thành công Lực lượng Đặc nhiệm 16.2 vốn đã tung ra cuộc Không kích Doolittle xuống Tokyo. Sau khi được tái trang bị vào tháng 4 năm 1942, thay thế các khẩu pháo đa dụng nòng đơn 120 mm (4,7 inch) bằng kiểu 127 mm (5 inch) hai nòng, Atago khởi hành tham gia vào Trận Midway tai hại, nhưng nó quay trở về an toàn mà không bị thiệt hại. Chiến dịch Guadalcanal Ngày 7 tháng 8 năm 1942, Atago được bố trí về phía Nam đến Truk, nơi nó thực hiện nhiều hoạt động trong Chiến dịch Guadalcanal cho đến tận tháng 12. Atago đã tham gia Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8 năm 1942, và vào ngày 25 tháng 8, máy bay từ tàu sân bay Mỹ Wasp đã bắn rơi hai thủy phi cơ Aichi E13A cất cánh từ Atago trong một phi vụ trinh sát, làm tất cả bốn thành viên đội bay đều thiệt mạng. Nó còn tham gia Trận chiến quần đảo Santa Cruz từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 10 năm 1942.[1] Trong trận Hải chiến Guadalcanal ngày 15 tháng 11 năm 1942, trong cuộc đấu súng ban đêm cùng các thiết giáp hạm South Dakota và Washington, Atago và Takao đã bắn trúng South Dakota 17 phát đạn pháo 203 mm (8 inch), năm phát 152 mm (6 inch) và một phát 127 mm (5 inch). Thiết giáp hạm Kirishima cũng bắn trúng South Dakota một phát đạn 355 mm (14 inch) vào tháp súng Số 3 về phía đuôi. Tuy nhiên, South Dakota chỉ bị hư hại mà không chìm. Trước đó, Atago và Takao mỗi chiếc đã phóng tám ngư lôi Type 93 "Long Lance" nhắm vào Washington nhưng đều bị trượt. Atago bị hư hại nhẹ trong trận này, và phải quay về Kure để sửa chữa vào ngày 17 tháng 12 năm 1942. Đến tháng 1 năm 1943, Atago quay trở lại Truk tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng Nhật Bản giữ vững quần đảo Solomon, và sau đó hỗ trợ việc triệt thoái khỏi Guadalcanal. Nó tiếp tục đặt căn cứ tại Truk cho đến tháng 7 năm 1943, khi nó quay về Yokosuka cho một đợt cải biến và tái trang bị, bổ sung thêm hai khẩu đội súng phòng không ba nòng 25 mm Kiểu 96. 1943-1944 Từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1943, Atago quay trở lại Truk tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ lực lượng Nhật Bản tại quần đảo Solomon. Nhằm đối phó lại cuộc đổ bộ của quân Đồng Minh lên đảo Bougainville vào ngày 1 tháng 11 năm 1943, Atago cùng nhiều tàu tuần dương khác được gửi đến Rabaul chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào lực lượng đổ bộ Đồng Minh. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1943, trong khi được tiếp nhiên liệu ngoài khơi Rabaul, lực lượng đặc nhiệm của Atago bị tấn công bởi 97 máy bay từ các tàu sân bay Saratoga và Princeton. Atago chịu đựng ba quả bom 227 kg (500 lb) nổ sát cạnh con tàu khiến 22 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, kể cả Thuyền trưởng Nakaoka khi ông bị trúng một mảnh bom lúc đang đứng trên cầu tàu. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1943, Atago quay về Yokosuka để sửa chữa, đồng thời cũng được trang bị thêm các khẩu đội phòng không 25 mm và radar dò tìm mặt đất Kiểu 22. Vào tháng 1 năm 1944, Atago quay trở lại khu vực Truk. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, lực lượng tàu tuần dương bị tàu ngầm Mỹ Permit tấn công vào ban đêm, nhưng tất cả bốn quả ngư lôi nhắm vào nó đều bị trượt. Sau đó Atago được bố trí vào hải đội Tuần dương 4 đặt căn cứ tại Palau thuộc Hạm đội Lưu động thứ nhất của Phó đô đốc Ozawa. Một lần nữa lực lượng tàu tuần dương lại là mục tiêu của cuộc tấn công bất thành từ tàu ngầm Mỹ USS Dace vào ngày 6 tháng 4 năm 1944. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1944, Atago tham gia Trận chiến biển Philippine, mà kết quả là tổn thất to lớn cho không lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản với ba t̀au sân bay bị đánh chìm và mất gần 400 máy bay; Tuy nhiên, Atago thoát được mà không bị thiệt hại. Đến ngày 22 tháng 6 năm 1944, Atago rút lui cùng với phần còn lại của hạm đội ngang qua Okinawa về Kure, nơi nó được tái trang bị lần cuối, bổ sung thêm bốn khẩu phòng không 25 mm ba nòng và 22 khẩu nòng đơn, lên tổng cộng 60 nòng, cùng radar dò tìm trên không Kiểu 13. Trận chiến vịnh Leyte Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1944, Atago là soái hạm của Lực lượng Tấn công Lưu động thứ nhất của Đô đốc Kurita, thành phần mạnh nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản với bảy thiết giáp hạm, mười một tàu tuần dương hạng nặng, hai tàu tuần dương hạng nhẹ và mười chín tàu khu trục đặt căn cứ tại Lingga gần Singapore. Vào ngày 22 tháng 10 năm 1944, trong trận chiến vịnh Leyte, Atago lên đường cùng với tất cả các con tàu chị em với nó Chōkai, Takao và Maya trong thành phần Hải đội Tuần dương 4. Vào ngày hôm sau 23 tháng 10 năm 1944, trong Trận chiến eo biển Palawan, Atago trúng phải bốn ngư lôi phóng đi từ tàu ngầm Darter, và bị bốc cháy. Lúc 05 giờ 53 phút, Atago lật úp và chìm ở độ sâu khoảng 1.800 m (6.000 ft) tại tọa độ 09°28′N 117°17′E. Trong số thành viên thủy thủ đoàn của Atago, có 360 người thiệt mạng, nhưng 529 người khác trong đó có Phó Đô đốc Kurita, Tham mưu trưởng Chuẩn Đô đốc (sau là Phó Đô đốc) Tomiji Koyanagi (nguyên thuyền trưởng thiết giáp hạm Kongō), và Thuyền trưởng chiếc Atago Chuẩn Đô đốc Araki được chiếc Kishinami vớt lên; và 171 người sống sót khác được chiếc Asashimo cứu. Số phận những con tàu chị em với Atago cũng không may mắn hơn trong trận đánh này: Maya bị tàu ngầm Dace đánh chìm; Takao buộc phải quay về Brunei sau khi trúng phải ngư lôi của tàu ngầm Darter (chiếc này sau đó phải tự hủy khi mắc cạn vào một bãi san hô ngầm); và hai ngày sau Chōkai bị mất trong Trận chiến ngoài khơi Samar.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top