Ham doi tuan duong ham hang nhe Nhat trong WW2 2

Đặt hàng: 1915

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Tenryū

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Yokosuka

Đặt lườn: 7 tháng 5 năm 1917

Hạ thủy: 11 tháng 3 năm 1918

Hoạt động: 20 tháng 11 năm 1919

Bị mất: Bị tàu ngầm Albacore đánh chìm ngoài khơi Madang, New Guinea, ngày 18 tháng 12 năm 1942

Xóa đăng bạ: 20 tháng 1 năm 1943

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 3.948 tấn (tiêu chuẩn); 4.350 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 142,9 m (468 ft 10 in)

Mạn thuyền: 12,3 m (40 ft 4 in)

Tầm nước: 4 m (13 ft 1 in)

Lực đẩy: 3 × turbine hộp số

10 × nồi hơi Kampon

3 × trục

công suất 51.000 mã lực (38 MW)

920 tấn dầu, 150 tấn than

Tốc độ: 61 km/h (33 knot)

Tầm xa: 9.260 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 327

Vũ khí: 4 × pháo 140 mm (5,5 inch)

3 × pháo 80 mm (3,15 inch)

2 × súng máy 13 mm

6 × ống phóng ngư lôi 550 mm (21,65 inch)

Vỏ giáp: Đai giáp: 50 mm (2 inch)

Sàn tàu: 25 mm (1 inch)

Tenryū (tiếng Nhật: 天龍) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm hai chiếc. Tên Tenryū của nó được đặt theo sông Tenryū chảy qua các tỉnh Nagano và Shizuoka. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị tàu ngầm Mỹ Albacore đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal vào năm 1942.

Thiết kế và chế tạo

Lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryū có thiết kế thực chất là những tàu khu trục mở rộng, chịu ảnh hưởng và được thiết kế theo cùng khái niệm với lớp tàu tuần dương Arethusa và lớp C của Hải quân Hoàng gia Anh. Những chiếc này được thiết kế để hoạt động như soái hạm của các hải đội tàu khu trục.Với những cải tiến về kỹ thuật động cơ turbine đốt dầu, lớp Tenryū có công suất động lực mạnh hơn gấp đôi so với Chikuma và có khả năng đạt được tốc độ tối đa lên đến 61 km/h (33 knot).

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Tenryū được hoàn tất vào ngày 20 tháng 11 năm 1919 tại xưởng hải quân Yokosuka. Trong năm tiếp theo, nó được phân về Hạm đội 2 và tuần tra dọc theo bờ biển nước Nga, hỗ trợ cho Lục quân Nhật Bản trong các chiến dịch Can thiệp Siberi chống lại Hồng quân Liên Xô của Bolshevik.Chiếc tàu tuần dương được tái trang bị từ tháng 3 năm 1927 đến tháng 3 năm 1930, khi nó được trang bị cột buồm phía trước dạng ba chân. Từ năm 1931 đến năm 1933, Tenryū được giao vai trò tuần tra sông Dương Tử tại Trung Quốc và đã tham chiến trong Sự kiện 28 tháng 1 tại Thượng Hải vào năm 1932.Từ năm 1937 đến năm 1938, Tenryū lại được giao nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc, trong khi mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xấu đi, dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Trong đợt tái trang bị vào năm 1939, nó được bổ sung thêm hai súng máy phòng không 13 mm. Từ năm 1939 đến năm 1941, chiếc tàu tuần dương hoạt động chủ yếu như một tàu huấn luyện.

Giai đoạn mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương

Vào cuối năm 1940, Tenryū được đặt căn cứ tại Truk trong quần đảo Caroline, cùng với chiếc tàu chị em với nó Tatsuta trong Hải đội Tuần dương 18 thuộc Hạm đội 4 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Marumo Kunimori. Vào lúc xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng, Hải đội Tuần dương 18 đang trong thành phần của lực lượng tấn công đảo Wake. Tenryū bị càn quét bởi hỏa lực súng máy của một chiếc máy bay tiêm kích Grumman F4F Wildcat của Thủy quân Lục chiến Mỹ, làm hư hại ba quả ngư lôi trên sàn tàu vào ngày 11 tháng 12 năm 1941, nhưng dù sao không gây ra thiệt hại đáng kể nào khác trong trận đảo Wake lần thứ nhất. Sau đó chiếc tàu tuần dương còn tham gia đợt tấn công thứ hai và chiếm đó thành công đảo Wake vào ngày 21 tháng 12.Vào ngày 20 tháng 1 năm 1942, Tatsuta và Tenryū được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải chở quân trong cuộc đổ bộ lên Kavieng trên đảo New Ireland trong quần đảo Bismarck. Trong một đợt tái trang bị tại Truk vào ngày 23 tháng 2, hai khẩu đội 25 mm Kiểu 96 phòng không nòng đôi được trang bị phía sau đuôi tàu như một phần của sự tăng cường cảnh giác đối với mối đe dọa ngày càng tăng cao của máy bay Mỹ. Từ tháng 3 đến tháng 5, Hải đội Tuần dương 18 cùng Tenryū đã bảo vệ cho nhiều cuộc đổ quân suốt trong khu vực quần đảo Solomon và New Guinea, bao gồm Lae và Salamaua, Buka, Bougainville, Rabaul, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty, Tulagi, và đảo Santa Isabel. Sau đó, Tenryū quay trở về Nhật Bản vào ngày 23 tháng 5 và ở lại đó một tháng để sửa chữa.Vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, trong một đợt cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật, Hải đội Tuần dương 18 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Mitsuharu Matsuyama được điều về Hạm đội 8 Nhật Bản vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Gunichi Mikawa. Ngày 20 tháng 7, Tenryū được giao nhiệm vụ bảo vệ cho cuộc đổ bộ quân đội Nhật Bản lên Buna thuộc New Guinea. Lực lượng đổ bộ bị các máy bay ném bom Không lực Lục quân Hoa Kỳ B-17 Flying Fortress và B-26 Marauder tấn công, nhưng Tenryū thoát được mà không bị hư hại.

Trận chiến đảo Savo

Ngày 9 tháng 8 năm 1942, Tenryū tham gia Trận chiến đảo Savo cùng với các tàu tuần dương Yūbari, Aoba, Kako, Kinugasa, Furutaka và Chōkai cùng tàu khu trục Yūnagi. Chúng bị tấn công bởi Đội Đặc nhiệm 62.6 hạm đội Mỹ vốn đang hộ tống đoàn tàu vận tải Đồng Minh tấn công đổ bộ lên Guadalcanal. Trong các đợt tấn công bắn pháo và ngư lôi vào ban đêm, Tenryu đã đánh chìm tàu tuần dương Quincy bằng hai quả ngư lôi, đồng thời góp công vào việc đánh chìm các tàu tuần dương Astoria và Vincennes cùng tàu khu trục Australia Canberra. Thêm vào đó, tàu tuần dương Chicago cùng các tàu khu trục Ralph Talbot và Patterson đều bị hư hại. Đổi lại, Tenryū cũng bị Chicago bắn trúng khiến 23 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Tenryū tiếp tục đặt căn cứ tại Rabaul cho đến cuối tháng 8, hộ tống các đoàn tàu vận tải chở binh lính và tiếp liệu.Vào ngày 25 tháng 8, một lần nữa Tenryū bị các máy bay ném bom B-17 tấn công khi nó đang hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của một lực lượng 1.200 quân thuộc Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt Kure Số 5 tại vịnh Milne, New Guinea, nhưng nó lại thoát được mà không bị thiệt hại. Đến ngày 6 tháng 9, Tenryū nằm trong thành phần của lực lượng được giao nhiệm vụ triệt thoái các đơn vị còn sống sót sau thất bại của họ, và trong quá trình rút lui đã đánh chìm chiếc tàu hàng Anh Quốc 3.199 tấn Anshun.Ngày 1 tháng 10, chiếc tàu tuần dương trúng phải bom thả từ một chiếc máy bay ném bom B-17 của Liên đội Ném bom 19 thuộc Không lực 5 trong khi ở tại Rabaul, làm thiệt mạng 30 người nhưng chỉ gây hư hại nhẹ cho con tàu. Sau đó Tenryū được giao thực hiện những chuyến đi vận chuyển "Tốc hành Tokyo" từ Rabaul đến Tassafaronga, Guadalcanal, cho đến đầu tháng 11. Ngày 8 tháng 11, đoàn tàu vận tải của Tenryū bị những chiếc tàu tuần tra phóng lôi PT-37, P-39, và PT-61 tấn công, nhưng nó thoát được mà không bị thiệt hại.

Hải chiến Guadalcanal

Ngày 13 tháng 11 năm 1942, Tenryū khởi hành rời Shortland hướng đến Guadalcanal trong thành phần lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản tiến hành bắn phá sân bay Henderson. Lực lượng này bị tấn công vào ngày hôm sau bởi tàu ngầm Flying Fish và những máy bay ném ngư lôi xuất phát từ tàu sân bay Enterprise cũng như những chiếc Grumman TBF Avenger Thủy quân Lục chiến cất cánh từ Guadalcanal. Trong trận chiến tiếp theo sau đó, Kinugasa bị đánh chìm và Chōkai bị hư hại nhẹ. Một máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD Dauntless đã đâm trúng chiếc tàu tuần dương Maya. Tenryū không bị hư hại và quay trở về Shortland.Ngày 16 tháng 12 năm 1942, Tenryū khởi hành đi Madang, New Guinea, trong một lực lượng tấn công cùng với các tàu khu trục Isonami, Inazuma, Suzukaze và Arashio cùng các tàu buôn tuần dương vũ trang Aikoku Maru và Gokoku Maru; và đã đổ bộ thành công vào ngày 18 tháng 12.Ngày hôm sau, khi Tenryū khởi hành, nó bị tàu ngầm Mỹ Albacore tấn công, bắn ba quả ngư lôi vào một chiếc tàu vận tải và ba quả khác vào một chiếc mà nó nhận định là một tàu khu trục. Các quả ngư lôi đã trượt khỏi chiếc tàu vận tải, nhưng một quả đã đánh trúng vào đuôi chiếc Tenryū. Chiếc tàu tuần dương chìm vào lúc 23 giờ 20 phút ngày 19 tháng 12 năm 1942 tại tọa độ 05°12′S 145°56′E. Hai mươi ba thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng, nhưng Suzukaze vớt được những người còn sống sót, trong đó có Thuyền trưởng Ueda Mitsuharu.Tenryū được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 1 năm 1943.

Đặt hàng: 1915

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Tenryū

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn: 24 tháng 7 năm 1917

Hạ thủy: 29 tháng 5 năm 1918

Hoạt động: 31 tháng 5 năm 1919

Bị mất: Bị tàu ngầm Sand Lance đánh chìm ngày 13 tháng 3 năm 1944

Xóa đăng bạ: 10 tháng 5 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 3.948 tấn (tiêu chuẩn); 4.350 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 142,9 m (468 ft 10 in)

Mạn thuyền: 12,3 m (40 ft 4 in)

Tầm nước: 4 m (13 ft 1 in)

Lực đẩy: 3 × turbine hộp số

10 × nồi hơi Kampon

3 × trục

công suất 51.000 mã lực (38 MW)

920 tấn dầu, 150 tấn than

Tốc độ: 61 km/h (33 knot)

Tầm xa: 9.260 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 327

Vũ khí: 4 × pháo 140 mm (5,5 inch)

3 × pháo 80 mm (3,15 inch)

2 × súng máy 13 mm

6 × ống phóng ngư lôi 550 mm (21,65 inch)

Vỏ giáp: Đai giáp: 50 mm (2 inch)

Sàn tàu: 25 mm (1 inch)

Tatsuta (tiếng Nhật: 龍田) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ hai trong lớp Tenryū bao gồm hai chiếc. Tên Tatsuta của nó được đặt theo sông Tatsuta tại tỉnh Nara. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị tàu ngầm Mỹ Sand Lance đánh chìm trên đường hộ tống một đoàn tàu vận tải tăng cường cho Saipan vào năm 1944.

Thiết kế và chế tạo

Lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Tenryū có thiết kế thực chất là những tàu khu trục mở rộng, chịu ảnh hưởng và được thiết kế theo cùng khái niệm với lớp tàu tuần dương Arethusa và lớp C của Hải quân Hoàng gia Anh. Những chiếc này được thiết kế để hoạt động như soái hạm của các hải đội tàu khu trục.Với những cải tiến về kỹ thuật động cơ turbine đốt dầu, lớp Tenryū có công suất động lực mạnh hơn gấp đôi so với Chikuma và có khả năng đạt được tốc độ tối đa lên đến 61 km/h (33 knot).

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Tatsuta được hoàn tất vào ngày 31 tháng 3 năm 1919 tại xưởng hải quân Sasebo. Trong năm tiếp theo, nó được phân về Hạm đội 2 và tuần tra dọc theo bờ biển nước Nga, hỗ trợ cho Lục quân Nhật Bản trong các chiến dịch Can thiệp Siberi chống lại Hồng quân Liên Xô của Bolshevik. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1924, Tatsuta liên quan đến một tai nạn ngoài khơi cảng Sasebo, Nagasaki, nơi nó va chạm và làm chìm một tàu huấn luyện.Chiếc tàu tuần dương được tái trang bị từ tháng 3 năm 1927 đến tháng 3 năm 1930, khi nó được trang bị cột buồm phía trước dạng ba chân. Từ năm 1937 đến năm 1938, Tatsuta được giao nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc, trong khi mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngày càng xấu đi, dẫn đến cuộc Chiến tranh Trung-Nhật. Trong đợt tái trang bị vào năm 1939, nó được bổ sung thêm hai súng máy phòng không 13 mm.

Giai đoạn mở đầu chiến tranh Thái Bình Dương

Vào cuối năm 1940, Tatsuta được đặt căn cứ tại Truk trong quần đảo Caroline, cùng với chiếc tàu chị em với nó Tenryū trong Hải đội Tuần dương 18 thuộc Hạm đội 4 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Marumo Kunimori. Vào lúc xảy ra trận tấn công Trân Châu Cảng, Hải đội Tuần dương 18 đang trong thành phần của lực lượng tấn công đảo Wake. Tenryū bị càn quét bởi hỏa lực súng máy của một chiếc máy bay tiêm kích Grumman F4F Wildcat của Thủy quân Lục chiến Mỹ vào ngày 11 tháng 12 năm 1941, nhưng không gây ra thiệt hại nào trong trận đảo Wake lần thứ nhất. Sau đó chiếc tàu tuần dương còn tham gia đợt tấn công thứ hai và chiếm đó thành công đảo Wake vào ngày 21 tháng 12.Vào ngày 20 tháng 1 năm 1942, Tatsuta và Tenryū được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn tàu vận tải chở quân trong cuộc đổ bộ lên Kavieng trên đảo New Ireland trong quần đảo Bismarck. Trong một đợt tái trang bị tại Truk vào ngày 23 tháng 2, hai khẩu đội 25 mm Kiểu 96 phòng không nòng đôi được trang bị phía sau đuôi tàu như một phần của sự tăng cường cảnh giác đối với mối đe dọa ngày càng tăng cao của máy bay Mỹ.

Các chiến dịch tại quần đảo Solomon và New Guinea

Từ tháng 3 đến tháng 5, Hải đội Tuần dương 18 cùng Tatsuta đã bảo vệ cho nhiều cuộc đổ quân suốt trong khu vực quần đảo Solomon và New Guinea, bao gồm Lae và Salamaua, Buka, Bougainville, Rabaul, Shortland, Kieta, đảo Manus, quần đảo Admiralty, Tulagi, và đảo Santa Isabel. Sau đó, Tatsuta quay trở về Nhật Bản vào ngày 23 tháng 5 và ở lại đó một tháng để sửa chữa.Vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, trong một đợt cải tổ sâu rộng Hải quân Nhật, Hải đội Tuần dương 18 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Mitsuharu Matsuyama được điều về Hạm đội 8 Nhật Bản vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Gunichi Mikawa. Ngày 20 tháng 7, Tenryū được giao nhiệm vụ bảo vệ cho cuộc đổ bộ quân đội Nhật Bản lên Buna thuộc New Guinea. Lực lượng đổ bộ bị các máy bay ném bom Không lực Lục quân Hoa Kỳ B-17 Flying Fortress và B-26 Marauder tấn công, nhưng Tatsuta thoát được mà không bị hư hại.Vào ngày 25 tháng 8, một lần nữa Tatsuta bị các máy bay ném bom B-17 tấn công khi nó đang hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của một lực lượng 1.200 quân thuộc Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt Kure Số 5 tại vịnh Milne, New Guinea, nhưng nó lại thoát được mà không bị thiệt hại. Đến ngày 6 tháng 9, Tatsuta nằm trong thành phần của lực lượng được giao nhiệm vụ triệt thoái các đơn vị còn sống sót sau thất bại của họ, và trong quá trình rút lui đã đánh chìm chiếc tàu hàng Anh Quốc 3.199 tấn Anshun. Đến ngày 6 tháng 10, Tatsuta được giao nhiệm vụ vận chuyển Tập đoàn quân 17 cùng binh lính đến Guadalcanal.

Quay trở về Nhật Bản

Tatsuta quay trở về Maizuru, Kyoto vào ngày 19 tháng 1 năm 1943 để sửa chữa, rồi ở lại Nhật Bản cho đến tháng 10 tiến hành các chuyến đi huấn luyện trong vùng biển Nội địa cùng các tàu khu trục vừa mới được đưa vào hoạt động. Ngày 8 tháng 6, trong khi Tatsuta đang neo đậu gần Hashirajima, chiếc thiết giáp hạm Mutsu bị nổ tung và chìm do một tai nạn nổ hầm đạn. Tatsuta đã tham gia vào việc cứu hộ và đã vớt được 39 người bị thương còn sống sót.Ngày 20 tháng 10 năm 1943, Tatsuta quay trở lại Truk, thực hiện nhiều chuyến đi vận chuyển binh lính đến Ponape những những tuần lễ tiếp theo. Trên đường quay trở về Nhật Bản vào ngày 5 tháng 11, đoàn tàu vận tải của Tatsuta bị tầu ngầm Halibut tấn công gần Bungo Suido. Tuy nhiên, mục tiêu chính của Halibut là chiếc tàu sân bay Junyo và thiết giáp hạm Yamashiro, nên Tatsuta bị bỏ qua. Sau đó Tatsuta ở lại Nhật Bản, tiến hành các hoạt động huấn luyện cho đến tháng 3 năm 1944.Ngày 11 tháng 3 năm 1944, Tatsuta được giao nhiệm vụ hộ tống một đoàn tàu vận tải lớn đến tăng cường cho Saipan. Ngày 13 tháng 3 năm 1944, đoàn tàu vận tải bị tàu ngầm Mỹ Sand Lance tấn công trong chuyến tuần tra đầu tiên trong chiến tranh của nó tại vị trí 64 km (40 dặm) Bắc Đông Bắc Hachijōjima (tọa độ 32°52′N 139°12′E). Hai trong số bốn quả ngư lôi bắn ra đã trúng Tatsuta, và đã đánh chìm chiếc tàu tuần dương, làm 26 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Các tàu khu trục Nowaki và Uzuki đã vớt những người sống sót trong đó có Thuyền trưởng, Đại tá Takemi Torii và Chuẩn Đô đốc Takama Tamotsu.Tatsuta được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 5 năm 1944.

Đặt hàng: 1917

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Kuma

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn: 29 tháng 8 năm 1918

Hạ thủy: 14 tháng 7 năm 1919

Hoạt động: 31 tháng 8 năm 1920 [1]

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 11 tháng 1 năm 1944

bởi ngư lôi từ tàu ngầm HMS Tally-Ho

phía Tây Penang ở tọa độ 05°26′N 99°52′E

Xóa đăng bạ: 10 tháng 3 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.500 tấn (tiêu chuẩn); 5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162,1 m (531 ft 10 in) chung

158,6 m (520 ft 4 in) mực nước

Mạn thuyền: 14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,8 m (15 ft 9 in) tiêu chuẩn

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Gihon

12 × nồi hơi (10 × đốt dầu, 2 × đốt than)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot)

Tầm xa: 16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h

(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot) [2]

Quân số: 450

Vũ khí: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50-caliber

2 × pháo phòng không 80 mm (3,2 inch)/40-caliber

8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (4×2)

48 × mìn sâu

Vỏ giáp: đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ Kawanishi E7K1 "Alf"

1 × máy phóng

Kuma (tiếng Nhật: 球磨) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó bao gồm năm chiếc. Tên của nó được đặt theo sông Kuma tại tỉnh Kumamoto. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó đã hoạt động rộng rãi trong nhiều chiến dịch tại Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến khi bị đánh chìm ngoài khơi Penang ngày 11 tháng 1 năm 1944.

Thiết kế và chế tạo

Kuma là một trong số năm tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma được chế tạo, và được dự tính để hoạt động trong cả vai trò tuần tiễu tầm xa tốc độ cao cũng như chỉ huy các hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Kuma được hoàn tất vào ngày 31 tháng 8 năm 1920 tại xưởng hải quân Sasebo. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, Kuma được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ binh lính Nhật tại Siberi trong vụ Can thiệp Siberi chống lại Hồng quân Bolshevik. Sau đó, nó đặt căn cứ tại cảng Arthur, và tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc giữa Nhượng địa Quan Đông và Thanh Đảo, Trung Quốc.Khi cường độ của cuộc chiến tranh Trung-Nhật ngày càng gia tăng, Kuma thực hiện việc tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc, hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ của lực lượng Nhật Bản tại miền Trung nước này.

Chiếm đóng Philippines

Ngày 10 tháng 4 năm 1941, Kuma được phân về Hải đội Tuần dương 16 của Phó Đô đốc Ibo Takahashi thuộc Hạm đội 3. Vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 12 năm 1941, Kuma đang tham gia cuộc chiếm đóng Philippines, đã khởi hành rời căn cứ của nó ở Mako thuộc quần đảo Pescadores cùng với các tàu tuần dương Ashigara và Maya và các tàu khu trục Asakaze và Matsukaze. Từ ngày 10 đến ngày 11 tháng 12, Kuma hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ tại Aparri và Vigan, và nó bị năm máy bay ném bom Boeing B-17 Flying Fortress thuộc Phi đội 14 Không lực Lục quân Hoa Kỳ tấn công không thành ngoài khơi Vigan. Đến ngày 22 tháng 12, Kuma hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại vịnh Lingayen, Philippines.Vào ngày 3 tháng 1 năm 1942, Kuma được tái bố trí vào Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 3 của Phó Đô đốc Rokuzo Sugiyama. Nó được phân công tuần tra chung quanh quần đảo Philippine từ ngày 10 tháng 1 đến ngày 27 tháng 2 năm 1942. Đến tháng 3, Kuma được phân công hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ tại phía Nam Philippines, bắn phá cảng Cebu vào ngày 1 tháng 3, và hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Zamboanga thuộc Mindanao vào ngày 3 tháng 3. Một Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt từ Kuma đã cứu được khoảng 80 người mang quốc tịch Nhật bị bắt giữ tại đây.Ngày 9 tháng 4 năm 1942, ngoài khơi Cebu, Kuma cùng với tàu phóng ngư lôi Kiji bị các tàu tuần tra-phóng lôi PT boat Mỹ PT-34 và PT-41 tấn công. Kuma trúng phải một trong số tám quả Ngư lôi Mark 18 phóng ra, nhưng nó đã không phát nổ. Chiếc PT-34 sau đó bị các máy bay Mitsubishi F1M "Pete" xuất phát từ tàu chở thủy phi cơ Sanuki Maru tiêu diệt.Ngày 10 tháng 4, Kuma hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Cebu của Lữ đoàn Bộ binh 35 Kawaguchi và Trung đoàn Bộ binh 124, vào vào ngày 16 tháng 4 cho cuộc đổ bộ lên Panay của Lữ đoàn Bộ binh 9 Kawamura và Trung đoàn Bộ binh 41. Vào ngày 6 tháng 5, Kuma yểm trợ cho cuộc tấn công cuối cùng vào pháo đài của quân Mỹ trên đảo Corregidor trong vịnh Manila. Sau đó, Kuma tiếp tục tuần tra tại khu vực Manila cho đến ngày 12 tháng 8 năm 1942.

Các chiến dịch Đông Ấn và New Guinea

Sau khi được tái trang bị tại Xưởng hải quân Kure trong tháng 9, Kuma quay trở lại Manila vào ngày 20 tháng 9 năm 1942 và được tái bố trí vào Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 2 của Phó Đô đốc Shiro Takasu (lực lượng Đông Ấn thuộc Hà Lan). Nó được gửi đến Hong Kong để nhận lên tàu các đơn vị của Sư đoàn 38 Lục quân và chuyển đến Rabaul, New Britain vào ngày 10 tháng 10. Sau đó Kuma đi đến Makassar, Celebes nơi nó thực hiện các cuộc tuần tra cho đến ngày 13 tháng 4 năm 1943, xen kẻ với các cuộc chuyển quân tăng cường đến Rabaul, Kaimana, New Guinea và Kabui, New Guinea.Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5 năm 1943, Kuma được tái trang bị tại căn cứ hải quân Seletar ở Singapore, rồi sau đó nối tiếp các cuộc tuần tra chung quanh Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến ngày 23 tháng 6.Ngày 23 tháng 6 năm 1943, trong khi ở lại Makassar cùng với các tàu tuần dương Kinu, Ōi và Kitakami cùng thuộc Hải đội Tuần dương 16, Kuma bị 17 máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator thuộc Phi đội 319/Liên đội 90 của Không lực 5 tấn công. Cả bốn chiếc tàu tuần dương chỉ chịu đựng những thiệt hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng.Ngày 24 tháng 6 năm 1943, cờ hiệu của Hải đội Tuần dương 16 được chuyển từ chiếc Kinu sang Kuma. Sau đó cả hai chiếc tàu tuần dương khởi hành rời Makassar cho những chuyến tuần tra chung quanh Đông Ấn thuộc Hà Lan cho đến ngày 23 tháng 10. Từ ngày 1 tháng 11, Kuma được tái trang bị tại Singapore. Tháp pháo 140 mm Số 5 của nó được tháo dỡ, cũng như là máy phóng và cần cẩu; và thay vào đó là hai tháp pháo phòng không ba nòng 25 mm Kiểu 96, nâng tổng số khẩu phòng không 25 mm trên chiếc Kuma lên mười nòng (2×3 và 2×2). Việc tái trang bị được hoàn tất vào ngày 12 tháng 11, và nó tiếp nối các cuộc tuần tra và vận chuyển chung quanh Đông Ấn thuộc Hà Lan, xen kẻ với các chuyến đi đến cảng Blair, quần đảo Andaman, Penang, Mergui, Burma cho đến ngày 9 tháng 1 năm 1944.Ngày 11 tháng 1 năm 1944, sau khi khởi hành rời Penang cùng tàu khu trục Uranami để thực tập chống tàu ngầm, Kuma bị chiếc tàu ngầm anh Quốc HMS Tally-Ho (P317) đặt căn cứ tại Trincomalee, Ceylon phát hiện ở vị trí 16 km (10 dặm) về phía Tây Bắc Penang. HMS Tally-Ho đã bắn một loạt bảy ngư lôi từ khoảng cách 1.700 m (1.900 yard). Trinh sát viên trên chiếc Kuma đã phát hiện các đợt sóng của ngư lôi, và cho dù đã bẻ lái hết mức, Kuma vẫn bị trúng hai quả ngư lôi về phía sau bên mạn phải, khiến con tàu bốc cháy. Kuma bị chìm với mũi trước tại tọa độ 05°26′N 99°52′E do phát nổ những quả mìn sâu của chính nó. Tàu khu trục Uranami đã vớt những người sống sót của chiếc Kuma bao gồm Thuyền trưởng Sugino, nhưng 138 thành viên thủy thủ đoàn đã chết theo con tàu.Kuma được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 3 năm 1944.

Đặt hàng: 1917

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Kuma

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi Heavy Industries tại Nagasaki

Đặt lườn: 10 tháng 8 năm 1918

Hạ thủy: 10 tháng 2 năm 1920

Hoạt động: 29 tháng 1 năm 1921 [1]

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 25 tháng 10 năm 1944 bởi tàu ngầm Jallao tại Đông Bắc Luzon ở tọa độ 21°23′N 127°19′E

Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.500 tấn (tiêu chuẩn); 5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162,1 m (531 ft 10 in) chung

158,6 m (520 ft 4 in) mực nước

Mạn thuyền: 14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,8 m (15 ft 9 in) tiêu chuẩn

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Gihon

12 × Kampon nồi hơi (10 × đốt dầu, 2 × đốt than)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot)

Tầm xa: 9.250 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 450

Vũ khí: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50-caliber

2 × pháo phòng không 80 mm (3,2 inch)/40-caliber

8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch)

48 × mìn sâu

Vỏ giáp: đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ Kawanishi E7K1 "Alf"

Tama (tiếng Nhật: 多摩) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma từng hoạt động cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo con sông Tama thuộc khu vực Kantō của Nhật Bản.

Thiết kế và chế tạo

Tama là chiếc thứ hai trong số năm tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma được chế tạo, và giống như các tàu chị em, nó được dự tính để hoạt động trong cả vai trò tuần tiễu tầm xa tốc độ cao cũng như chỉ huy các hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm.Kitakami được đặt lườn tại xưởng tàu của Mitsubishi Heavy Industries ở Nagasaki vào ngày 10 tháng 8 năm 1918. Nó được hạ thủy hạ thủy vào ngày 10 tháng 2 năm 1920 và hoàn tất vào ngày 29 tháng 1 năm 1921.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, Tama được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ binh lính Nhật tại Siberia trong vụ Can thiệp Siberi chống lại Hồng quân Bolshevik.Năm 1925, Tama thực hiện một chuyến đi ngoại giao đến San Pedro, Los Angeles, California thuộc Hoa Kỳ để đưa về nước di hài của Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản, vốn từ trần tại Tokyo. Vào năm 1932, cùng với Sự kiện Mãn Châu, Tama được giao nhiệm vụ tuần tra các các vùng bờ biển phía Bắc Trung Quốc từ căn cứ của nó ở Đài Loan. Tuy nhiên, khi cuộc Chiến tranh Trung-Nhật ngày càng leo thang, Tama tham gia hỗ trợ các cuộc đổ bộ binh lính Nhật Bản tại miền Trung Trung Quốc.Vào ngày 10 tháng 1 năm 1935, Tùy viên hải quân của Tòa Đại sứ Đức tại Tokyo, Đại tá Hải quân Paul Wenneker, được Đô đốc Nobumasa Suetsugu mời tham quan tàu tuần dương Tama, thiết giáp hạm Kongo và tàu ngầm I-2 tại Căn cứ hải quân Yokosuka. Wenneker đã không có ấn tượng đối với chiến thuật hải pháo của Hải quân Nhật và đã chủ trương tăng cường sử dụng chiến tranh tàu ngầm.[2]

Các hoạt động tại vùng biển phía Bắc

Ngày 10 tháng 9 năm 1941, Tama trở thành soái hạm của Hải đội Tuần dương 21 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Boshiro Hosogaya, vốn còn bao gồm tàu tuần dương hạng nhẹ chị em Kiso, trong thành phần của Hạm đội 5 Nhật Bản. Tama và Kiso được gửi lên vùng biển phía Bắc Hokkaidō, được sơn màu ngụy trang Bắc Cực vào ngày 2 tháng 12 năm 1941, và đã tuần ra tại khu vực quần đảo Kurile vào lúc xảy ra trận Tấn công Trân Châu Cảng. Thân của cả hai chiếc tàu tuần dương đều bị hư hại do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, và cả hai đã quay về ụ tàu ở Yokosuka vào cuối năm để sửa chữa.Vào ngày 21 tháng 1 năm 1942, Hải đội Tuần dương 21 rời Yokosuka để một lần nữa tuần tra tại khu vực chung quanh Hokkaidō, nhưng được gọi quay trở lại sau khi 38 máy bay thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 16 Mỹ được xây dựng chung quanh chiếc tàu sân bay Enterprise thực hiện cuộc không kích lên đảo Marcus vào ngày 5 tháng 3 năm 1942. Tama được bố trí vào Hạm đội 1 Nhật Bản cùng với các thiết giáp hạm Hyuga và Ise rời Hashirajima để truy tìm lực lượng của Đô đốc William F Halsey, nhưng đã không thành công sau khi trải qua nhiều tuần lễ tìm kiếm.Ngày 5 tháng 4 năm 1942, Hải đội Tuần dương 21 quay trở lại vùng biển phía Bắc; nhưng vào ngày 18 tháng 4 năm 1942 đã xảy ra vụ Không kích Doolittle vào các mục tiêu tại Tokyo, Yokohama, Osaka, Nagoya và Kobe. Một lần nữa Tama được gọi quay trở lại gia nhập lực lượng truy đuổi không thành công các tàu sân bay của Halsey. Trong phần còn lại của tháng 4 và gần hết tháng 5, Tama tiếp nối các cuộc tuần tra phía Bắc.Ngày 28 tháng 5 năm 1942, Tama rời vịnh Mutsu tham gia "chiến dịch AL", cuộc chiếm đóng của quân Nhật trên các đảo Attu và Kiska trong Trận chiến quần đảo Aleut. Sau khi đổ bộ thành công các lượng lượng chiếm đóng tại đây, Hải đội Tuần dương 21 quay trở về vịnh Mutsu vào ngày 23 tháng 6 năm 1942. Tuy nhiên, Tama nhanh chóng được gửi quay trở lại đây hộ tống đoàn tàu vận tải thứ hai tăng cường cho Kiska, rồi sau đó tuần tra tại khu vực Tây Nam Kiska đề phòng một cuộc phản công của lực lượng Mỹ cho đến ngày 2 tháng 8 năm 1942. Sau một chặng ngắn quay về để bảo trì tại Yokosuka, Tama hộ tống việc chuyển lực lượng trú đóng tại Attu đến Kiska. Ngày 25 tháng 10 năm 1942, Hải đội Tuần dương 21 tiếp tục chuyển thêm lực lượng tăng cường tại Kashiwabara, Paramushiro đến Attu. Tama thực hiện thêm một chuyến đi tiếp tế đến Kiska trong tháng 11, rồi tiếp tục tuần tra tại các quần đảo Aleut và Kurile cũng như chung quanh Hokkaido cho đến ngày 6 tháng 1 năm 1943.Sau khi được tái trang bị tại Yokosuka vào đầu tháng 2 năm 1943, Tama một lần nữa tuần tra tại phía Bắc, trải dài từ Ominato đến Kataoka (đảo Simushir), đến Kashiwabara (Paramushiro) vào ngày 7 tháng 3 năm 1943. Một chuyến đi tiếp liệu khác đến Attu được thực hiện từ ngày 7 đến ngày 13 tháng 3 năm 1943.Vào ngày 23 tháng 3 năm 1943, Tama rời Paramushiro hướng đến Attu cùng với lực lượng Hạm đội 5 của Phó Đô đốc Hosogaya gồm các tàu tuần dương hạng nặng Nachi và Maya, tàu tuần dương hạng nhẹ Abukuma cùng các tàu khu trục Ikazuchi, Inazuma, Usugumo, Hatsushimo và Wakaba nhằm hộ tống cho một lực lượng tăng cường gồm ba tàu vận tải chuyên chở binh lính và tiếp liệu cho lực lượng trú đóng tại Attu. Trong trận chiến quần đảo Komandorski vào ngày 26 tháng 3 năm 1943 chống lại Đội Đặc nhiệm 16.6 Hải quân Mỹ với các tàu tuần dương Richmond, Salt Lake City và bốn tàu khu trục, trong trận đấu pháo và ngư lôi kéo dài bốn giờ, hạm đội Nhật đã gây hư hại cho chiếc Salt Lake City và tàu khu trục Bailey, trong khi những chiếc khác an toàn. Về phía Nhật, Tama an toàn nhưng Nachi bị bắn trúng nhiều phát; tuy nhiên, phía Nhật buộc phải hủy bỏ nhiệm vụ tiếp tế và quay trở về Paramushiro vào ngày 28 tháng 3 năm 1943. Không được tin dùng vì đã rút lui trước một lực lượng đối phương yếu hơn, Đô đốc Hosogaya bị cách chức và bị buộc phải nghỉ hưu; Phó Đô đốc Shiro Kawase tiếp nhận quyền chỉ huy Hạm đội 5.Tama tiếp tục nhiệm vụ phòng vệ tại Kataoka trong hơn một tháng, rồi được gửi đến Maizuru để tái trang bị vào ngày 4 tháng 5 năm 1943. Do đó, nó đã không có mặt trong Chiến dịch Landcrab khi lực lượng Mỹ tái chiếm quần đảo Aleut vào ngày 19 tháng 5 năm 1943. Quay trở lại Kataoka vào ngày 23 tháng 5 năm 1943, Tama tiếp tục các nhiệm vụ tuần tra cho đến ngày 5 tháng 7 năm 1943. Trong "chiến dịch Ke-Go" khi lực lượng Nhật Bản triệt thoái khỏi Kiska vào ngày 7 tháng 7 năm 1943, động cơ của Tama được xem là không đủ tin cậy để có thể tham gia trực tiếp vào cuộc triệt thoái, và nó được giữ lại phía sau tại Paramushiro. Dù sao, nhiệm vụ trên cũng bị hủy bỏ do thời tiết xấu; và Tama tiếp tục nhiệm vụ phòng vệ tại quần đảo Kuriles cho đến ngày 30 tháng 8 năm 1943.

Các hoạt động tại vùng biển phía Nam

Sau khi được bảo trì tại Yokosuka, Tama được gửi về phía Nam cùng với binh lính và tiếp liệu đến Ponape thuộc quần đảo Caroline vào ngày 15 tháng 9 năm 1943. Sau khi dừng tại Truk và quay trở về Kure, Tama được lệnh đến Thượng Hải vào ngày 11 tháng 10 năm 1943 để vận chuyển binh lực bổ sung đến Truk và Rabaul thuộc New Britain. Sau khi đưa lực lượng tăng cường đến Rabaul, Tama bị các máy bay ném bom Bristol Beaufort thuộc Không quân Hoàng gia Australia tại Guadalcanal tấn công vào ngày 21 tháng 10 năm 1943. Cấu trúc thân tàu Tama bị hư hại do những quả bom ném suýt trúng nên nó buộc phải quay về Rabaul thực hiện các sửa chữa khẩn cấp.Vào ngày 27 tháng 10 năm 1943, Tama quay trở về Yokosuka để đại tu và sửa chữa. Các tháp súng 140 mm Số 5 và Số 7 được tháo bỏ cùng với máy phóng và bệ. Một khẩu đội pháo 127 mm nòng đôi được trang bị, cùng với bốn tháp pháo Kiểu 96 25 mm phòng không ba nòng và sáu tháp pháo nòng đơn, đưa số nòng súng 25 mm của Tama lên 22 nòng (4x3, 2x2, 6x1). Ngoài ra nó còn được trang bị radar dò tìm trên không Kiểu 21. Việc cải biến và sửa chữa hoàn tất vào ngày 9 tháng 12 năm 1943.Tama rời Yokosuka ngày 24 tháng 12 năm 1943, một lần nữa đi lên phía Bắc tiếp tục nhiệm vụ tuần tra cho đến ngày 19 tháng 6 năm 1944. Quay trở về Yokosuka vào ngày 22 tháng 6 năm 1944, Tama bắt đầu vận chuyển lực lượng Lục quân tăng cường đến quần đảo Ogasawara, thực hiện hai chuyến đi đến đó cho đến ngày 12 tháng 8 năm 1944.Ngày 30 tháng 8 năm 1944, Tama được chuyển sang Hải đội Tuần dương 21 thuộc Hạm đội 5, trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 11 trực thuộc Hạm đội Liên Hợp, thay thế cho chiếc tàu tuần dương Nagara đã bị mất.

Trận chiến vịnh Leyte

Trong Trận chiến vịnh Leyte bắt đầu vào ngày 20 tháng 10 năm 1944, Tama được phân về Lực lượng Phía Bắc, một lực lượng "nhữ mồi" dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Jisaburo Ozawa. Trong Trận chiến mũi Engaño ngày 25 tháng 10 năm 1944, lưc lượng của Ozawa bị tấn công bởi máy bay của lực lượng đặc nhiệm 38 Mỹ, bao gồm các tàu sân bay Enterprise, Essex, Intrepid, Franklin, Lexington, Independence, Belleau Wood, Langley, Cabot và San Jacinto. Tama bị các máy bay ném bom-ngư lôi TBM Avenger thuộc Phi đội VT-21 của Belleau Wood và Phi đội VT-51 của San Jacinto tấn công. Một quả ngư lôi Mark 13 đánh trúng Tama tại phòng nồi hơi số 2. Sau khi các sửa chữa khẩn cấp được thực hiện, Tama rút lui khỏi chiến trận, được hộ tống bởi chiếc tàu tuần dương Isuzu, nhưng Isuzu được lệnh bảo vệ cho chiếc tàu sân bay Chiyoda bị hư hại, nên sau đó Tama được hộ tống bởi chiếc tàu khu trục Shimotsuki. Nhưng sau đó Shimotsuki cũng được lệnh giúp đỡ cho chiếc tàu sân bay Zuiho bị hư hại. Tama tiếp tục di chuyển một mình ở tốc độ 14 knot hướng về phía Okinawa.Về phía Đông Bắc đảo Luzon, vận may không còn mỉm cười với Tama, khi chiếc tàu ngầm Jallao trong chuyến tuần tra đầu tiên của nó đã phát hiện Tama trên màn hình radar. Nó tấn công với ba quả ngư lôi trước mũi từ khoảng cách 900 m (1.000 yard) nhưng đều bị trượt; đợt tấn công thứ hai gồm một loạt bốn ngư lôi phía đuôi từ khoảng cách 700 m (800 yard) thành công hơn. Ba quả đã đánh trúng Tama, khiến nó vỡ làm đôi và chìm trong vòng vài phút tại tọa độ 21°23′N 127°19′E, làm thiệt mạng toàn bộ thủy thủ đoàn.Tama được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 12 năm 1944.

Đặt hàng: 1917

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Kuma

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo, Nagasaki

Đặt lườn: 1 tháng 9 năm 1919

Hạ thủy: 3 tháng 7 năm 1920

Hoạt động: 15 tháng 4 năm 1921[1]

Bị mất: Bị tháo dỡ ngày 10 tháng 8 năm 1946

Xóa đăng bạ: 30 tháng 11 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.500 tấn (tiêu chuẩn); 5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162,1 m (531 ft 10 in) chung

158,6 m (520 ft 4 in) mực nước

Mạn thuyền: 14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,8 m (15 ft 9 in) tiêu chuẩn

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Gihon

12 × nồi hơi Kampon (10 × đốt dầu, 2 × đốt than)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot)

Tầm xa: 9.250 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 450

Vũ khí: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50-caliber

2 × pháo phòng không 80 mm (3,2 inch)/40-caliber

8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch)

48 × mìn sâu

Vỏ giáp: đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ Kawanishi E7K1 "Alf"

Kitakami (tiếng Nhật: 北上) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma từng hoạt động cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo con sông Kitakami thuộc tỉnh Iwate của Nhật Bản.

Thiết kế và chế tạo

Kitakami là chiếc thứ ba trong số năm tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma được chế tạo, và giống như các tàu chị em, nó được dự tính để hoạt động trong cả vai trò tuần tiễu tầm xa tốc độ cao cũng như chỉ huy các hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm.Kitakami được đặt lườn tại xưởng hải quân Sasebo thuộc Nagasaki vào ngày 1 tháng 9 năm 1919. Nó được hạ thủy hạ thủy vào ngày 3 tháng 7 năm 1920 và hoàn tất vào ngày 15 tháng 4 năm 1921.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, Kitakami đặt căn cứ tại Mako thuộc quần đảo Pescadores, và được giao nhiệm vụ yểm trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản tại miền Trung Trung Quốc khi cuộc Chiến tranh Trung-Nhật ngày càng leo thang.Vào ngày 25 tháng 8 năm 1941, Kitakami quay trở về Sasebo để được cải biến thành một "tàu tuần dương ngư lôi", với mười ống phóng ngư lôi Kiểu 92 bốn nòng (tổng cộng 40 ống) để phóng kiểu ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" 610 mm tầm xa vận hành bằng oxygen, được sắp xếp thành hai dãy năm ống phóng mỗi bên mạn tàu. Việc cải biến này là theo một kế hoạch của Hải quân Nhật về một "Lực lượng Tấn công Đêm" đặc biệt gồm các tàu tuần dương-ngư lôi. Công việc cải biến hoàn tất vào ngày 30 tháng 9 năm 1941, và Kitakami cùng với chiếc tàu chị em Ōi được phân về Hải đội Tuần dương 9 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Fukuji Kishi thuộc Hạm đội 1 Nhật Bản.

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

Vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 8 tháng 12 năm 1941, Kitakami hộ tống các thiết giáp hạm của Hạm đội Liên Hợp từ nơi thả neo Hashirajima trong vịnh Hiroshima đến quần đảo Bonin rồi quay trở về Nhật Bản.Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1942, Kitakami đảm nhiệm các vai trò huấn luyện tại vùng biển Nhà Nhật Bản. Vào lúc diễn ra trận Midway, ngày 29 tháng 5 năm 1942, Kitakami cùng chiếc tàu chị em Ōi nằm trong Lực lượng của Phó Đô đốc Takasu hộ tống cho Chiến dịch Aleut, và quay trở về Nhật Bản an toàn vào ngày 17 tháng 6 năm 1942.

Như một tàu vận chuyển binh lính nhanh

Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1942, Kitakami và Ōi được cải biến thành các tàu vận chuyển binh lính nhanh. Số ống phóng ngư lôi bốn nòng của nó được giảm bớt còn sáu bộ với tổng cộng 24 nòng phóng; và nó được trang bị hai xuồng đổ bộ Daihatsu cùng hai pháp pháo phòng không ba nòng Kiểu 96 25 mm. Các đường ray thả mìn sâu cũng được trang bị. Sau khi được cải biến, Kitakami và Ōi nhận lên tàu Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt Số 4 Maizuiru để vận chuyển đến Truk trong quần đảo Caroline và đảo Shortland trong quần đảo Solomon vào ngày 6 tháng 10 năm 1942.Trong tháng 11, Kitakami vận chuyển binh lính từ Manila đến Rabaul thuộc New Britain. Hải đội Tuần dương 9 bị giải thể vào ngày 21 tháng 11 năm 1942, và Kitakami được điều trực tiếp về Hạm đội Liên hợp, rồi sau đó quay trở về Sasebo vào cuối năm.Từ ngày 12 tháng 1 năm 1943, Kitakami và Ōi tham gia chiến dịch tăng cường cho lực lượng Nhật Bản tại New Guinea. Chúng hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển Sư đoàn Bộ binh 20 từ Pusan đến Wewak thuộc New Guinea ngang qua Palau; và trong tháng 2 hộ tống một đoàn tàu vận tải khác chở Sư đoàn Bộ binh 41 từ Thanh Đảo đến Wewak, cũng ngang qua Palau.Ngày 15 tháng 3 năm 1943, Kitakami được tái bố trí về Hải đội Tuần dương 16 thuộc Hạm đội Khu vực Tây Nam dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Shiro Takasu như một tàu bảo vệ đặt căn cứ ngoài khơi Surabaya. Nó từng hộ tống ba đoàn tàu vận tải binh lính từ Surabaya đến Kaimana, New Guinea trong tháng 4 và tháng 5.Ngày 23 tháng 6 năm 1943, trong khi ở tại Makassar, Kitakami, Ōi, Kinu và Kuma bị các máy bay ném bom hạng nặng Consolidated B-24 Liberator thuộc Phi đội Ném bom 319 của Không lực 5 tấn công. Không có chiếc nào bị trúng bom, nhưng một số phải chịu các thiệt hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng.Sau khi được tái trang bị tại Căn cứ hải quân Seletar, Singapore vào tháng 8, Kitakami hộ tống một đoàn tàu vận tải chở binh lính từ Singapore đến quần đảo Nicobar vào đầu tháng 9. Hai chuyến tàu vận tải khác được thực hiện đến Port Blair, quần đảo Andaman vào cuối tháng 10.Vào cuối tháng 1 năm 1944, Kitakami hộ tống một đoàn tàu vận tải khác đến Port Blair. Trên hành trình quay trở về, trong khi đi ngang qua eo biển Malacca về phía Tây Nam Penang, Malaya, vào ngày 27 tháng 1 năm 1944, Kitakami trúng phải hai quả ngư lôi ở phía đuôi tàu được phóng bởi chiếc tàu ngầm Anh HMS Templar (P316). Kinu phải kéo chiếc Kitakami đến vịnh Angsa ở Malaya để được sửa chữa khẩn cấp, rồi sau đó được sửa chữa toàn diện tại Căn cứ Hải quân Seletar ở Singapore trong tháng 2. Công việc sửa chữa kéo dài đến tận ngày 21 tháng 6 năm 1944. Tuy nhiên, sau khi rời Singapore để hộ tống chiếc tàu chở dầu Kyokuto Maru, chiếc Kitakami lại bắt đầu bị tràn nước và bị buộc phải đi đến Xưởng hải quân Cavite tại Philippines từ ngày 12 đến ngày 26 tháng 7 năm 1944. Cho dù đã được được sửa chữa bổ sung, Kitakami vẫn bị tràn nước trên chuyến hành trình quay về Sasebo.

Như một tàu chở ngư lôi cảm tử Kaiten

Từ ngày 14 tháng 8 năm 1944, Kitakami được sửa chữa và cải biến tại Sasebo thành một tàu vận chuyển ngư lôi cảm tử có người lái Kaiten, với khả năng chở theo tám ngư lôi Kaiten. Một cần cẩu 20 tấn, trước đây được gắn trên chiếc tàu chở thủy phi cơ Chitose, được trang bị để nâng và hạ ngư lôi Kaiten xuống nước. Đuôi tàu được chế tạo lại thành một cấu hình bệ treo, và các turbine phía sau cũng được tháo bỏ, chỗ trống dành ra được sử dụng để chứa linh kiện phụ tùng và thiết bị sửa chữa. Việc tháo bớt turbine khiến tốc độ tối đa của Kitakami bị giảm từ 66,7 km/h (36 knot) xuống còn 42,6 km/h (23 knot). Tất cả các vũ khí trang bị cho nó đều được tháo bỏ và thay thế bằng hai pháo phòng không Kiểu 89 127 mm, 67 khẩu phòng không Kiểu 96 25 mm (12x3 và 31x1), hai radar dò tìm trên không Kiểu 13 và một radar dò tìm mặt đất Kiểu 22. Hai đường ray thả mìn sâu được trang bị ở phía đuôi tàu cũ nhưng hai phóng mìn sâu. Công việc tái trang bị được hoàn tất vào ngày 20 tháng 1 năm 1945, và Kitakami được bố trí trực tiếp về Hạm đội Liên Hợp.Vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, các tàu sân bay Essex, Intrepid, Hornet, Wasp, Hancock, Bennington và Belleau Wood thuộc Lực lượng Đặc nhiệm 58 Mỹ đã lần đầu tiên tấn công xưởng hải quân Kure Arsenal. Hơn 240 máy bay SB2C Helldiver, F4U Corsair và F6F Hellcat đã tấn công các thiết giáp hạm Hyuga, Ise, Yamato, Haruna, các tàu sân bay Amagi, Katsuragi, Ryuho, Kaiyo cùng các tàu chiến khác. Kitakami đã thoát được mà không bị thiệt hại.Vào tháng 7 năm 1945, có thêm 27 khẩu pháo phòng không Kiểu 96 25 mm được bổ sung cho Kitakami. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 7 năm 1945, khoảng 200 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 từ các tàu sân bay Essex, Ticonderoga, Randolph, Hancock, Monterey và Bataan một lần nữa tấn công khu vực Kure. Kitakami bị hư hại do hoả lực càn quét khiến 32 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Sau chiến tranh

Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Kitakami được chuyển đến Kagoshima và được phân vào hoạt động hồi hương, được sử dụng như một tàu sửa chữa cho các con tàu làm nhiệm vụ hồi hương các lực lượng Nhật Bản ở nước ngoài. Nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 11 năm 1945, và được tháo dỡ tại Nanao từ ngày 10 tháng 8 năm 1946 đến ngày 31 tháng 3 năm 1947.

Đặt hàng: 1917

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Kuma

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Kawasaki Heavy Industries tại Kobe

Đặt lườn: 24 tháng 11 năm 1919

Hạ thủy: 15 tháng 7 năm 1920

Hoạt động: 10 tháng 10 năm 1921[1]

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 19 tháng 7 năm 1944 bởi tàu ngầm Flasher 1.050 km phía Nam Hong Kong ở tọa độ 13°12′N 114°52′E

Xóa đăng bạ: 10 tháng 9 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.500 tấn (tiêu chuẩn); 5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 162,1 m (531 ft 10 in) chung

158,6 m (520 ft 4 in) mực nước

Mạn thuyền: 14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,8 m (15 ft 9 in) tiêu chuẩn

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Brown-Curtis

12 × nồi hơi Kampon (10 × đốt dầu, 2 × đốt than)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot)

Tầm xa: 9.250 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 450

Vũ khí: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50-caliber

2 × pháo phòng không 80 mm (3,2 inch)/40-caliber

8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch)

48 × mìn sâu

Vỏ giáp: đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ Kawanishi E7K1 "Alf"

Ōi (tiếng Nhật: 大井) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo con sông Ōi tại tỉnh Shizuoka của Nhật Bản.

Thiết kế và chế tạo

Ōi là chiếc thứ tư trong số năm tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Kuma được chế tạo, và giống như các tàu chị em, nó được dự tính để hoạt động trong cả vai trò tuần tiễu tầm xa tốc độ cao cũng như chỉ huy các hải đội tàu khu trục hay tàu ngầm.Ōi được đặt lườn ở xưởng tàu của Kawasaki Heavy Industries tại Kobe vào ngày 24 tháng 11 năm 1919. Nó được hạ thủy hạ thủy vào ngày 15 tháng 7 năm 1920 và hoàn tất vào ngày 4 tháng 5 năm 1921. Ōi được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Nhật vào ngày10 tháng 10 năm 1921.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Trong những năm 1928- 1931, Ōi hoạt động như một tàu huấn luyện tại Học viện Hải quân Đế quốc Nhật Bản ở Etajima, Hiroshima. Vào thời gian xảy ra sự kiện Thượng Hải, Ōi được bố trí nhiệm vụ tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc, nhưng sau đó được cho quay về nhiệm vụ huấn luyện từ cuối năm 1933 đến giữa năm 1937. Từ tháng 8 năm 1937, khi cuộc chiến tranh Trung Nhật tiếp tục leo thang, Ōi được bố trí hộ tống các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật bản tại miền Trung Trung Quốc, rồi một lần nữa đảm trách nhiệm vụ huấn luyện từ tháng 12 năm 1937 đến cuối năm 1939.Vào ngày 25 tháng 8 năm 1941, Ōi quay trở về Maizuru để được cải biến thành một "tàu tuần dương ngư lôi", với mười ống phóng ngư lôi Kiểu 92 bốn nòng (tổng cộng 40 ống) để phóng kiểu ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance" 610 mm tầm xa vận hành bằng oxygen, được sắp xếp thành hai dãy năm ống phóng mỗi bên mạn tàu. Việc cải biến này là theo một kế hoạch của Hải quân Nhật về một "Lực lượng Tấn công Đêm" đặc biệt gồm các tàu tuần dương-ngư lôi. Công việc cải biến hoàn tất vào ngày 30 tháng 9 năm 1941, và Ōi cùng với chiếc tàu chị em Kitakami được phân về Hải đội Tuần dương 9 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Fukuji Kishi thuộc Hạm đội 1 Nhật Bản.

Giai đoạn mở màn Chiến tranh Thái Bình Dương

Vào lúc diễn ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 8 tháng 12 năm 1941, Ōi hộ tống các thiết giáp hạm của Hạm đội Liên Hợp từ nơi thả neo Hashirajima trong vịnh Hiroshima đến quần đảo Bonin rồi quay trở về Nhật Bản.Ngày 12 tháng 1 năm 1942, Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nhật Chuẩn Đô đốc Matome Ugaki thị sát chiếc Ōi, và tỏ ý phản đối kế hoạch sử dụng các tàu tuần dương-ngư lôi mới được tái trang bị, khuyến cáo thay đổi chiến thuật của Hải quân. Trong khi Bộ tham mưu Hải quân Nhật còn đang tranh luận về vấn đề, Ōi được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu vận tải di chuyển giữa Hiroshima và Mako thuộc quần đảo Pescadores từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 4.Vào lúc diễn ra trận Midway, ngày 29 tháng 5 năm 1942, Ōi cùng chiếc tàu chị em Kitakami nằm trong Lực lượng của Phó Đô đốc Takasu hộ tống cho Chiến dịch Aleut, và quay trở về Nhật Bản an toàn vào ngày 17 tháng 6 năm 1942.

Như một tàu vận chuyển binh lính nhanh

Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1942, Ōi và Kitakami được cải biến thành các tàu vận chuyển binh lính nhanh. Số ống phóng ngư lôi bốn nòng của nó được giảm bớt còn sáu bộ với tổng cộng 24 nòng phóng; và nó được trang bị hai xuồng đổ bộ Daihatsu cùng hai pháp pháo phòng không ba nòng Kiểu 96 25 mm. Các đường ray thả mìn sâu cũng được trang bị. Sau khi được cải biến, Kitakami và Ōi nhận lên tàu Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt Số 4 Maizuiru để vận chuyển đến Truk trong quần đảo Caroline.Từ cuối tháng 10 cho đến gần hết tháng 12, Ōi vận chuyển binh lính và tiếp liệu từ Truk và Manila đến Rabaul thuộc New Britain và Buin trên đảo Bougainville. Hải đội Tuần dương 9 bị giải thể vào ngày 21 tháng 11 năm 1942, và Ōi được điều trực tiếp về Hạm đội Liên hợp. Ngày 24 tháng 12 năm 1942, Ōi quay trở về Kure để bảo trì.Từ ngày 12 tháng 1 năm 1943, Ōi và Kitakami tham gia chiến dịch tăng cường cho lực lượng Nhật Bản tại New Guinea. Chúng hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển Sư đoàn Bộ binh 20 từ Pusan đến Wewak thuộc New Guinea ngang qua Palau; và trong tháng 2 hộ tống một đoàn tàu vận tải khác chở Sư đoàn Bộ binh 41 từ Thanh Đảo đến Wewak, cũng ngang qua Palau.Ngày 15 tháng 3 năm 1943, Ōi được bố trí về Hạm đội Khu vực Tây Nam dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Shiro Takasu như một tàu bảo vệ đặt căn cứ ngoài khơi Surabaya. Nó từng hộ tống các đoàn tàu vận tải binh lính từ Surabaya đến Kaimana, New Guinea trong tháng 4 và từ Surabaya đến Ambon và Kaimana trong tháng 5.Ngày 23 tháng 6 năm 1943, trong khi ở tại Makassar, Ōi, Kitakami, Kinu và Kuma bị các máy bay ném bom hạng nặng Consolidated B-24 Liberator thuộc Phi đội Ném bom 319 của Không lực 5 tấn công. Không có chiếc nào bị trúng bom, nhưng một số phải chịu các thiệt hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng.

Các hoạt động tại Ấn Độ Dương

Từ cuối tháng 8 năm 1943 đến cuối tháng 1 năm 1944, Ōi và Kitakami thực hiện bốn chuyến đi vận chuyển binh lính từ Singapore và Penang đến quần đảo Andaman và quần đảo Nicobar.Từ ngày 27 tháng 2 năm 1944, Ōi cùng với tàu chị em Kinu và các tàu khu trục Uranami, Amagiri và Shikinami được giao nhiệm vụ hộ tống các tàu tuần dương hạng nặng Tone, Chikuma và Aoba tiến hành cướp phá thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng trải qua hầu hết thời gian ở khu vực lân cận Singapore cùng Balikpapan và Tarakan ở Borneo cho đến cuối tháng 4. Trong tháng 5, Ōi chủ yếu thực hiện các hoạt động chở quân giữa Tarakan, Palau và Sorong; và trong tháng 6 nó được bố trí nhiệm vụ tuần tra trong biển Java.Ngày 6 tháng 7 năm 1944, Ōi rời Surabaya hướng đến Manila. Ngày 19 tháng 7 năm 1944, trong vùng biển Nam Trung Quốc cách 1.050 km (570 hải lý) về phía Nam Hong Kong, Ōi bị chiếc tàu ngầm Mỹ Flasher phát hiện. Ở khoảng cách 1.280 m (1.400 yard), Flasher đã bắn bốn quả ngư lôi phía mũi tàu, và hai quả đã đánh trúng Ōi phía sau mạn trái. Một quả ngư lôi bị tịt ngòi, nhưng quả còn lại phát nổ làm ngập nước phòng máy. Sau đó Flasher tiếp tục bắn bốn quả ngư lôi phía mũi tàu ở khoảng cách 3.200 m (3.500 yard) nhưng tất cả đều bị trượt. Ōi chìm lúc 17 giờ 25 phút với đuôi chìm trước ở tọa độ 13°12′N 114°52′E. Tàu khu trục Shikinami đã cứu được Thuyền trưởng Shiba cùng 368 thành viên thủy thủ đoàn, nhưng 153 người khác đã chìm theo con tàu. Thuyền trưởng Đại tá Hải quân Shiba sau này là một trong số các đại biểu của Hải quân Đế quốc Nhật Bản tham gia lễ ký kết văn kiện đầu hàng chính thức trên thiết giáp hạm Missouri trong vịnh Tokyo vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.Ōi được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 9 năm 1944.

Đặt hàng: 1917

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Kuma

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn: 10 tháng 8 năm 1918

Hạ thủy: 10 tháng 2 năm 1920

Hoạt động: 29 tháng 1 năm 1921 [1]

Bị mất: Bị đánh chìm ngày 13 tháng 11 năm 1944 ngoài khơi Cavite, Philippines ở tọa độ 14°35′N 120°50′E

Xóa đăng bạ: 20 tháng 12 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.100 tấn (tiêu chuẩn)

Chiều dài: 162,1 m (531 ft 10 in) chung

158,6 m (520 ft 4 in) mực nước

Mạn thuyền: 14,2 m (46 ft 7 in)

Tầm nước: 4,8 m (15 ft 9 in) tiêu chuẩn

Lực đẩy: 4 × turbine hộp số Gihon

12 × nồi hơi Kampon (10 × đốt dầu, 2 × đốt than)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 66,7 km/h (36 knot)

Tầm xa: 9.250 km ở tốc độ 26 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)

Quân số: 450

Vũ khí: 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)/50-caliber

2 × pháo phòng không 80 mm (3,2 inch)/40-caliber

8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) (4×2)

48 × mìn sâu

Vỏ giáp: đai giáp 60 mm (2,5 inch)

sàn tàu 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ Kawanishi E7K1 "Alf"

1 × máy phóng

Kiso (tiếng Nhật: 木曽) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc thứ năm và là chiếc cuối cùng trong lớp Kuma class, và đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên của nó được đặt theo sông Kiso tại miền Trung Honshū, Nhật Bản.

Thiết kế và chế tạo

Kiso là chiếc thứ năm cũng là chiếc cuối cùng trong lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Kuma. Giống như những con tàu chị em với nó, Kiso được dự định hoạt động như một tàu tuần tiễu tầm xa tốc độ cao hoặc như một tàu chỉ huy các hải đội tàu khu trục hoặc tàu ngầm.Kiso được hoàn tất vào ngày 4 tháng 5 năm 1921 tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi Heavy Industries ở Nagasaki. Ngay sau khi hoàn tất, Kiso được trang bị các bề mặt phẳng phía trước mũi và phía sau, cùng một bệ xoay phóng thủy phi cơ phía sau đuôi tàu dùng cho các mục đích thử nghiệm.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Thoạt tiên Kiso được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ binh lính Nhật tại Siberi trong vụ Can thiệp Siberi chống lại Hồng quân Bolshevik. Sau đó, nó đặt căn cứ tại cảng Arthur, và tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc giữa Nhượng địa Quan Đông và Thanh Đảo, Trung Quốc.Ngày 17 tháng 4 năm 1939, Kiso đã bắn 21 phát súng chào theo nghi lễ khi chiếc tàu tuần dương Mỹ USS Astoria cập cảng Yokohama mang theo di hài của Hiroshi Saito, Đại sứ Nhật Bản tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, vốn đã từ trần đang khi đảm nhiệm chức vụ tại Washington D.C..

Các hoạt động tại vùng biển phía Bắc

Ngày 10 tháng 11 năm 1941, Kiso được phân về Hải đội Tuần dương 21 thuộc Hạm đội 5 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Boshiro Hosogaya, và được sơn màu ngụy trang Bắc Cực để hoạt động tại các vùng biển phía Bắc. Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Kiso đang tuần tra tại quần đảo Kuril, và sau khi bị những hư hại nghiêm trọng trên thân tàu do thời tiết khắc nghiệt, nó bị buộc phải quay về Yokosuka vào cuối năm đó. Từ tháng 1 đến cuối tháng 4 năm 1942, Kiso tiếp nối các cuộc tuần tra được phân công tại vùng biển phía Bắc cùng với con tàu chị em Tama.Trong tháng 4, sau cuộc Không kích Doolittle, Kiso là một trong số nững những tàu chiến Nhật được gửi đi săn đuổi không thành công Lực lượng Đặc nhiệm 16 Hải quân Hoa Kỳ bao gồm các tàu sân bay USS Hornet và USS Enterprise. Các khẩu pháo chính của Kiso sau đó đã đánh chìm các tàu tuần tra Số 26 Nanshin Maru và Số 1 Iwate Maru sau khi những chiếc trên bị đánh hỏng bởi máy bay xuất phát từ Enterprise trong cuộc không kích này.Vào tháng 5 năm 1942, Kiso tháp tùng chiếc tàu chở thủy phi cơ được cải biến Kimikawa Maru trong một chuyến đi trinh sát đến Kiska và Adak thuộc quần đảo Aleut. Nhiệm vụ Adak được hoàn thành, nhưng Kiska bị ngăn trở bởi thời tiết. Vào cuối tháng 5 năm 1942, Kiso nằm trong thành phần tham gia Trận chiến quần đảo Aleut, trong "Chiến dịch AL" nhằm chiếm đóng Attu và Kiska. Lực lượng tấn công đã đổ bộ binh lính lên Kiska vào ngày 7 tháng 6 năm 1942 dưới sự yểm trợ của Kiso. Sang ngày 10 tháng 6 năm 1942, đang khi ở ngoài khơi Kiska, Kiso cùng nhiều tàu khác và một số ít tàu khu trục đã bị một đội hình sáu chiếc máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator tấn công, nhưng Kiso không bị thiệt hại. Tương tự, vào ngày 14 tháng 6 năm 1942, Kiso lại bị một chiếc thủy phi cơ PBY Catalina tấn công với những phát suýt trúng. Kiso an toàn quay trở về vịnh Mutsu vào ngày 24 tháng 6 năm 1942.Ngày 28 tháng 6 năm 1942, Kiso và Tama tham gia đoàn tàu vận tải tăng cường lực lượng thứ hai đến Kiska, rồi sau đó tuần tra tại khu vực Tây Nam Kiska đề phòng một cuộc phản công của lực lượng Mỹ, và quay trở về Yokosuka vào ngày 16 tháng 7 năm 1942. Từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 2 tháng 8 năm 1942, sau khi được tái trang bị tại Yokosuka, Kiso quay trở lại phía Bắc tiếp tục tuần tra chung quanh Kiska, và hỗ trợ cho cuộc chuyển quân từ Attu đến Kiska vào ngày 20 tháng 8 năm 1942, quay trở về Ominato vào ngày 18 tháng 9 năm 1942. Kiso tiếp tục một loạt các nhiệm vụ tuần tra và tiếp tế đến các quần đảo Kurile và Aleut từ tháng 10 năm 1942 đến cuối tháng 3 năm 1943.Ngày 28 tháng 3 năm 1943, Phó Đô đốc Shiro Kawase tiếp nhận quyền chỉ huy Hạm đội 5. Kiso được gửi vào ụ tàu vào ngày 4 tháng 4 năm 1943 cho một đợt tái trang bị lớn, trong đó các đèn pha tìm kiếm 900 mm được thay thế bằng ba chiếc Kiểu 96 1100 mm; Hai khẩu pháo phòng không Kiểu 96 25 mm nòng đôi được bổ sung bên mạn ngay trên các ống phóng ngư lôi phía sau. Nó còn được trang bị radar dò tìm trên không Kiểu 21.Vào ngày 11 tháng 5 năm 1943, Kiso được gửi cùng với các t̀au khu trục Hatsushimo và Wakaba để hộ tống chiếc Kimikawa Maru vận chuyển tám chiếc thủy phi cơ trinh sát Mitsubishi F1M2 ("Pete") Kiểu 0 và hai chiếc thủy phi cơ tiêm kích Nakajima A6M2-N ("Rufe") thuộc Liên đội 452 Kaigun Kokutai đến Attu. Tuy nhiên, lực lượng Mỹ đã tấn công và tái chiếm được Attu cùng ngày hôm đó, nên nhiệm vụ bị hủy bỏ. Thay vào đó Kiso được gửi vào ngày 21 tháng 5 năm 1943 để giúp đỡ cho việc triệt thoái lực lượng Nhật Bản khỏi đảo Kiska. Sau nhiều nỗ lực bất thành do thời tiết xấu, Kiso đã xoay sở rút lui thành công 1.189 binh lính khỏi Kiska vào ngày 29 tháng 7 năm 1943. Nó tiếp tục tuần tra tại vùng biển này cho đến cuối tháng 8.

Các hoạt động tại vùng biển phía Nam

Ngày 15 tháng 9 năm 1943, Kiso được điều về phía Nam, nhận nhiệm vụ chuyên chở binh lính từ Ponape thuộc quần đảo Caroline đến Truk, đến nơi vào ngày 23 tháng 9 năm 1943 rồi quay về đến Kure vào ngày 4 tháng 10 năm 1943.Cũng vậy, vào ngày 12 tháng 10 năm 1943, Kiso và Tama nhận lên tàu binh lính tại Thượng Hải. Kiso thaót được một cuộc tấn công của tàu ngầm Grayback tại biển Đông Trung Quốc, và đi đến Truk an toàn vào ngày 18 tháng 10 năm 1943. Tại Truk, Kiso được giao nhiệm vụ tiếp tục vận chuyển binh lính xa hơn đến tận Rabaul thuộc New Britain. Ngày 21 tháng 10 năm 1943, khi ở cách mũi St. George 53 dặm, những chiếc tàu tuần dương bị các máy bay ném bom Bristol Beaufort thuộc Không quân Hoàng gia Australia xuất phát từ Guadalcanal tấn công. Kiso trúng phải một quả bom 250-lb, và hư hại đủ nghiêm trọng đến mức nó bị buộc phải quay về Maizuru, Kyoto để sửa chữa. Khi về đến Maizuru vào ngày 10 tháng 11 năm 1943, Kiso còn được cải biến khi hai khẩu pháo 140 mm được tháo dỡ thay thế bằng một khẩu đội 127 mm nòng đôi, cũng như bổ sung thêm ba khẩu đội phòng không Kiểu 96 25 mm ba nòng và sáu khẩu nòng đơn, nâng tổng số nòng pháo lên 19 (3x3, 2x2, 6x1).Sau khi công việc cải tiến hoàn tất vào ngày 3 tháng 3 năm 1944, Kiso một lần nữa được gửi lên phía Bắc tiếp nối các nhiệm vụ tuần tra trong ba tháng tiếp theo sau. Ngày 30 tháng 6 năm 1944, Kiso và Tama được gửi từ Yokosuka cùng lực lượng lục quân tăng cường đến quần đảo Ogasawara, rồi quay trở về vào ngày 3 tháng 7 năm 1944. Sau đó Kiso được giữ lại khu vực vùng biển Nội Địa từ ngày 10 tháng 8 năm 1944 cho các nhiệm vụ phòng thủ và huấn luyện.Cùng với việc lực lượng Đồng Minh đổ bộ lên Leyte bắt đầu từ ngày 20 tháng 10 năm 1944, Kiso được lệnh hướng về phía Nam, nhưng nó vẫn còn đang ở lại Kure chất lên tàu đạn dược tiếp tế cho lực lượng của Phó Đô đốc Kurita vào lúc xảy ra trận chiến ngoài khơi Samar vào ngày 25 tháng 10 năm 1944. Sau khi rời Sasebo, Nagasaki cùng với tàu sân bay Junyo và các tàu khu trục Uzuki, Yuzuki và Akikaze của Hải đội Khu trục 30, Kiso bị tàu ngầm Mỹ Pintado phát hiện cách 160 dặm về phía Tây mũi Bolinao, Luzon, Philippines. Chiếc USS Pintado được tháp tùng bởi các tàu ngầm Jallao và Atule, và đang phối hợp hoạt cùng các tàu ngầm Haddock, Halibut và Tuna. Pintado đã bắn toàn bộ sáu ngư lôi phía mũi về phía hạm đội Nhật, nhưng một trong những chiếc tàu khu trục đã hy sinh tiến ra cản đường những quả ngư lôi, bảo vế cho tàu sân bay và tàu khu trục.Đạn pháo dành cho lực lượng của Đô đốc Kurita được chất dỡ vào ngày 8 tháng 11 năm 1944. Sau đó Kiso cùng với Junyo, các tàu tuần dương Tone, Haguro và Ashigara, các tàu khu trục Uzuki và Yuzuki của Hải đội Khu trục 30 được dự định đi theo các thiết giáp hạm Yamato, Kongo và Nagato, tàu tuần dương hạng nhẹ Yahagi cùng các tàu khu trục Hamakaze, Isokaze và Yukikaze của Hải đội Khu trục 17 quay trở về Nhật Bản. Tuy nhiên sau đó lại quyết định cho Kiso, Junyo, Tone và Hải đội Khu trục 30 được tách ra và hướng đến Manila. Kiso trở thành soái hạm của Hạm đội 5 thay thế cho chiếc Abukuma.Ngày 13 tháng 11 năm 1944, do mối đe dọa về cuộc không kích của các tàu sân bay Mỹ xuống Luzon, Kiso được lệnh quay trở về Brunei chiều tối hôm đó chở theo Phó Đô đốc Kiyohide Shima. Tuy nhiên, trước khi nó khởi hành đi Brunei, chiếc tàu tuần dương bị hơn 350 máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 tấn công, bao gồm các tàu sân bay Hornet|(CV-12)|Hornet, Monterey và (CVL-25)|Cowpens của Đội Đặc nhiệm 38.1, Essex, Ticonderoga và Langley của Đội Đặc nhiệm 38.3 cùng Enterprise và San Jacinto của Đội Đặc nhiệm 38.4. Ba quả bom đã đánh trúng Kiso bên mạn phải, một quả trước mũi, một quả gần phòng nồi hơi và một quả gần tháp pháo phía sau. Kiso bị chìm tại vùng biển nước nông cách Cavite tám dặm về phía Tây ở tọa độ 14°35′N 120°50′E. Thuyền trưởng Imamura cùng đa số thành viên thủy thủ đoàn của Kiso đều sống sót.Kiso được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 3 năm 1945.Sau chiến tranh, xác tàu đắm của nó được hãng Nippon Salvage Company trục vớt vào ngày 15 tháng 12 năm 1955, và được kéo về cảng Manila để tháo dỡ.

Đặt hàng: 1919

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Sasebo

Đặt lườn: 9 tháng 9 năm 1920

Hạ thủy: 25 tháng 4 năm 1921

Hoạt động: 21 tháng 4 năm 1922[1]

Bị mất: Bị tàu ngầm Croaker đánh chìm ngày 7 tháng 8 năm 1944 ngoài khơi Amakusa, biển Đông Trung Quốc ở tọa độ 32°09′N 129°53′ETọa độ: 32°09′N 129°53′E

Xóa đăng bạ: 10 tháng 10 năm 1944

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.570 tấn

Chiều dài: 163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền: 14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Gihon

12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 67 km/h (36 knot)

Tầm xa: 9.300 km ở tốc độ 67 km/h

(5.000 hải lý ở tốc độ 36 knot)

Quân số: 438

Vũ khí: (thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)

2 × pháo 76 mm (3 inch)

8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)

48 mìn

Vỏ giáp: đai giáp: 62 mm (2,5 inch)

sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Nagara (tiếng Nhật: 長良) là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó. Tên của nó được đặt theo tên sông Nagara thuộc vùng Chūbu của Nhật Bản. Nagara từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị tàu ngầm Croaker đánh chìm ngày 7 tháng 8 năm 1944 ngoài khơi Amakusa, Đông Hải.

Thiết kế và chế tạo

Nagara là chiếc đầu tiên được hoàn tất trong lớp Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục. Chính trong vai trò này mà nó đã tham gia cuộc chiếm đóng Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng.Nagara được đặt lườn tại xưởng hải quân Sasebo ngày 9 tháng 9 năm 1920, được hạ thủy ngày 25 tháng 4 năm 1921 và đưa vào hoạt động ngày 21 tháng 4 năm 1922.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Không lâu sau khi được đưa ra hoạt động, Nagara được phân về căn cứ hải quân Nhật Bản tại Lữ Thuận, nơi nó xuất phát các cuộc tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc đến Thanh Đảo. Khi cường độ của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật tiếp tục gia tăng, Nagara được giao nhiệm vụ hộ tống các cuộc vận chuyển lực lượng Nhật Bản trong trận Thượng Hải, rồi tiếp tục các cuộc tuần tra dọc theo bờ biển Trung Quốc và sông Dương Tử cho đến năm 1939. Cùng với các tàu tuần dương hạng nặng Myōkō và Nachi, Nagara tham gia Chiến dịch đảo Hải Nam vào tháng 2 năm 1939 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Kondo Nobutake. Từ ngày 30 tháng 1 năm 1941 đến ngày 8 tháng 4 năm 1941, Nagara hỗ trợ cho cuộc Chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp. Từ ngày 10 tháng 6 năm 1941 đến ngày 9 tháng 9 năm 1941, Nagara hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên miền Nam Trung Quốc.

Chiếm đóng Philippines và Đông Ấn thuộc Hà Lan

Ngày 10 tháng 9 năm 1941, Nagara được phân về Hải đội Tuần dương 16 thuộc Hạm đội 3 Nhật Bản dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Ibo Takahashi, cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ Kuma và Natori và các tàu khu trục của Hải đội Khu trục 5. Ngày 26 tháng 11 năm 1941, như là soái hạm của Đơn vị Tấn công Bất ngờ 4 của Chuẩn Đô đốc Kyuji Kubo, Nagara đặt căn cứ tại Palau vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Trong các ngày 11 và 12 tháng 12 năm 1941, Nagara hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Legaspi, Luzon, Philippines, và một lần nữa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 12 năm 1941 để hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ khác lên nhiều địa điểm phía Đông Nam Luzon.Trong tháng 1 năm 1942, Nagara được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ của Lực lượng Đổ bộ Hải quân Đặc biệt Sasebo Số 1 tại Menado, Kema và Kendari trên đảo Celebes. Vào ngày 25 tháng 1 năm 1942, trong khi ở Kendari, chiếc tàu khu trục Hatsuharu va chạm với Nagara, làm hư hại lườn chiếc tàu tuần dương. Chuẩn Đô đốc Kubo chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc Hatsushimo, và Nagara rút lui về Davao để sửa chữa.Quay trở lại Celebes vào ngày 4 tháng 2 năm 1942, Chuẩn Đô đốc Kubo chuyển cờ hiệu của mình trở lại chiếc Nagara, rồi sau đó hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Makassar. Giữa đêm 6 tháng 2 năm 1942, lực lượng chiếm đóng bị chiếc tàu ngầm Mỹ USS Sculpin (SS-191) phát hiện, vốn nhận diện sai chiếc Nagara là một tàu tuần dương thuộc lớp Tenryu, và đã bắn hai quả ngư lôi Mark 14, trong đó một quả bị trượt và quả kia nổ sớm.Ngày 17 tháng 2 năm 1942, Nagara hộ tống cho việc vận chuyển Sư đoàn 48 Lục quân để chiếm đóng Bali và Java. Trong khi hoạt động, chiếc tàu ngầm Hải quân Hoàng gia Anh HMS Truant đã bắn sáu ngư lôi nhắm vào Nagara, nhưng tất cả đều bị trượt. Ngày 10 tháng 3 năm 1942, Hạm đội 3 bị giải thể và được thay thế bởi Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 2 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Takahashi. Nagara tiếp tục ở lại trong Hải đội Tuần dương 16 của chuẩn Đô đốc Kenzaburo Hara cùng với các tàu tuần dương hạng nhẹ Kinu và Natori.Vào ngày 29 tháng 3 năm 1942, Nagara nằm trong thành phần lực lượng được gửi đến chiếm đảo Christmas. Trong trận đánh, tàu ngầm Mỹ USS Seawolf (SS-197) đã phóng ba quả ngư lôi nhắm vào Nagara, nhưng tất cả đều bị trượt. Nagara khởi hành quay trở về Nhật Bản vào ngày 2 tháng 4 năm 1942, nơi nó được tái trang bị tại Maizuru, Kyoto với hai súng máy Kiểu 93 13 mm nòng đôi.Sau đó Nagara trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 10 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Susumu Kimura, bao gồm các tàu khu trục Nowaki, Arashi, Hagikaze, Maikaze, Makigumo, Kazagumo, Yugumo, Urakaze, Isokaze, Hamakaze, Tanikaze, trực thuộc Hạm đội 1 Nhật Bản của Đô đốc Nagumo Chuichi.

Trận Midway

Trong Trận Midway, Nagara tháp tùng Lực lượng Tấn công Tàu sân bay của Đô đốc Nagumo, cùng các tàu sân bay Akagi, Kaga, Soryu, Hiryū, các tàu tuần dương Tone, Chikuma cùng các thiết giáp hạm Haruna và Kirishima. Ngày 4 tháng 6 năm 1942, Nagara phản công bất thành vào tàu ngầm Mỹ USS Nautilus (SS-168) sau khi chiếc này tìm cách phóng ngư lôi vào thiết giáp hạm Kirishima. Sau khi Akagi bị máy bay ném bom bổ nhào từ tàu sân bay Mỹ USS Enterprise đánh trúng và bốc cháy, Phó Đô đốc Nagumo chuyển cờ hiệu của mình sang chiếc Nowaki rồi sau đó sang chiếc Nagara. Nagara quay trở về Nhật Bản an toàn vào ngày 13 tháng 6 năm 1942.

Trận chiến quần đảo Solomon

Vào ngày 14 tháng 7 năm 1942, Hải đội Khu trục 10 cùng với Nagara được bố trí về Hạm Đội 3, và đã lên đường hướng đến Truk thuộc quần đảo Caroline vào ngày 16 tháng 8 năm 1942. Lực lượng của Hạm đội còn bao gồm các tàu sân bay Shokaku, Zuikaku, Ryuho và Zuiho, các thiết giáp hạm Hiei và Kirishima, các tàu tuần dương Tone và Chikuma cùng các tàu khu trục Akigumo, Makigumo, Kazagumo, Yugumo, Akizuki, Hatsukaze, Nowaki, Amatsukaze, Maikaze, Tanikaze và Tokitsukaze.Vào ngày 25 tháng 8 năm 1942, Nagara tham gia trận chiến Đông Solomons, khi nó thoát ra được mà không bị thiệt hại, và quay trở về Truk vào ngày 5 tháng 9 năm 1942. Từ Truk, Nagara thực hiện nhiều chuyến đi về phía quần đảo Solomon trong tháng 9. Trong các ngày 25 và 26 tháng 10 năm 1942, Nagara tham gia trận Santa Cruz, và một lần nữa quay trở về Truk mà không bị thiệt hại.Vào ngày 9 tháng 11 năm 1942, Chuẩn Đô đốc Kimura cùng hải đội của Nagara được giao nhiệm vụ hộ tống Hiei và Kirishima trong một kế hoạch tăng viện, dự định đổ bộ một lực lượng 14.500 người, vũ khí hạng nặng và hàng tiếp liệu đến Guadalcanal. Cuộc đổ bộ được mở đầu bởi một cuộc bắn phá sân bay Henderson bởi các thiết giáp hạm; và hoạt động này đã trở thành cuộc Hải chiến Guadalcanal thứ nhất trong ngày 13 tháng 11 năm 1942. Trong cuộc đụng độ, Akatsuki và Yudachi bị đánh chìm, trong khi Hiei,Amatsukaze, Murasame và Ikazuchi bị hư hại. Nagara chịu đựng hỏa lực từ tàu tuần dương Mỹ USS San Francisco, trúng phải trực tiếp một quả đạn pháo 127 mm (5 inch) làm thiệt mạng năm thủy thủ nhưng chỉ gây hư hại nhẹ cho thân tàu. Nagara rút lui về hướng Tây vòng quanh đảo Savo để hộ tống Kirishima cùng Hiei được kéo đi, nhưng sau đó Hiei bị đánh chìm bởi máy bay xuất phát từ sân bay Henderson, tàu sân bay USS Enterprise và máy bay ném bom hạng nặng B-17 Flying Fortress cất cánh từ Espiritu Santo.Phó Đô đốc Gunichi Mikawa khởi hành từ quần đảo Shortland hướng đến Guadalcanal trên chiếc tàu tuần dương Chōkai cùng với các tàu tuần dương Kinugasa và Isuzu và các tàu khu trục Arashio và Asashio để thực hiện kế hoạch ban đầu của Kondo và bắn phá sân bay Henderson bằng các tàu tuần dương của mình sau khi Abe thất bại với các thiết giáp hạm của ông. Các tàu tuần dương Maya, Suzuya và Tenryu cùng các tàu khu trục Kazagumo, Makigumo, Michishio và Yugumo tháp tùng, trong khi Kirishima, Atago, Takao, Nagara và sáu tàu khu trục hình thành nên đơn vị hộ tống.Điều này đã dẫn đến cuộc Hải chiến Guadalcanal vào ngày 15 tháng 11 năm 1942. Nagara và các t̀au khu trục của mình đã đối đầu lực lượng Mỹ bằng hải pháo và ngư lôi Kiểu 93 "Long Lance". Trong trận chiến, đã có hơn 30 ngư lôi được phóng nhắm vào thiết giáp hạm USS South Dakota, nhưng tất cả đều bị trượt. Tuy nhiên, các tàu khu trục USS Preston và USS Walke bị đánh chìm và chiếc USS Benham bị hỏng nặng đến mực phải tự đánh đắm tối hôm sau. Về phía lực lượng Nhật, Kirishima và tàu khu trục Ayanami bị mất, nhưng Nagara thoát ra mà không bị hư hại, và quay trở về Truk vào ngày 18 tháng 11 năm 1942.Ngày 20 tháng 11 năm 1942, Nagara trở thành soái hạm của Hải đội Khu trục 4 thuộc quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Takama, trong khi chiếc tàu tuần dương Agano vừa mới được đưa ra hoạt động thay thế cho Nagara làm soái hạm cho Hải đội Khu trục 10. Hải đội Khu trục 4 bao gồm ba đội với tổng cộng chín tàu khu trục: Đội 2 với ba chiếc, Đội 9 hai chiếc và Đội 27 bốn tàu khu trục.Sau khi quay về Maizuru để tái trang bị vào cuối năm 1942, tháp pháo 140 mm Số 5 của Nagara được tháo bỏ. Trong một cuộc thực tập tác xạ ngoài khơi Saipan, Nagara chịu đựng hư hại nhẹ trên cấu trúc thượng tầng sau một tai nạn nổ đạn pháo; nó quay trở về Truk vào ngày 25 tháng 1 năm 1943. Vào đầu tháng 2, Nagara tham gia việc triệt thoái lực lượng khỏi Guadalcanal, cứu được 11.700 binh lính Lục quân Nhật còn sống sót. Sang tháng 6 năm 1943, Nagara vận chuyển Lực lượng Đổ bộ Đặc biệt Hải quân Yokosuka Số 2 đến chiếm đóng Nauru.

Các hoạt động tại Nam Thái Bình Dương

Trong tháng 7 năm 1943, Nagara tham gia hộ tống tàu sân bay Junyo để vận chuyển máy bay đến Kavieng, New Guinea. Trong khi neo đậu tại đây, Nagara trúng phải một thủy lôi do một thủy phi cơ Australia PBY Catalina thả vào ban đêm, gây hư hại nhẹ cho đáy tàu phía Đuôi tàu, nhưng nó vẫn có thể tiếp tục hoạt động.Vào ngày 20 tháng 7 năm 1943, Hải đội Khu trục 4 bị giải thể, và Nagara thay thế cho tàu tuần dương Jintsu làm soái hạm cho Hải đội Khu trục 2 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Shunji Isaki thuộc Hạm đội 2, bao gồm các đội 24, 27 và 31 cùng ba tàu khu trục trực thuộc. Sau đó Nagara được tàu tuần dương Noshiro vừa mới đưa vào hoạt động thay thế trong vai trò soái hạm của Hải đội Tuần dương 2 vào ngày 20 tháng 8 năm 1943, và nó được phân về Hạm đội 8 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Nam tước Tomoshige Samejima. Nagara quay trở về Maizuru để được tái trang bị với một bộ radar dò tìm trên không Kiểu 21 và bốn khẩu đội pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 hai nòng.Ngày 1 tháng 11 năm 1943, Nagara thay thế cho tàu tuần dương Kashima như là soái hạm của Hạm đội 4 dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Masami Kobayashi. Vào ngày 14 tháng 11 năm 1943, nó trợ giúp kéo chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ Agano quay trở về Truk sau khi chiếc này trúng phải ngư lôi từ tàu ngầm Mỹ USS Skate.Ngày 22 tháng 11 năm 1943, Nagara rời Truk để đối phó lại cuộc tấn công của lực lượng Mỹ lên đảo Tarawa và quần đảo Gilbert, đi đến Kwajalein vào ngày 26 tháng 11 năm 1943. Nó bị những máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger và máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ các tàu sân bay USS Enterprise và USS Essex thuộc Đội Đặc nhiệm 50.3 tấn công. Những hư hại gây ra buộc nó phải quay về Nhật Bản trong tháng 1 năm 1944 để sửa chữa.Tại Maizuru từ ngày 26 tháng 1 năm 1944, Nagara lại được cải biến. Tháp pháo 140 mm Số 7 được tháo bỏ thay thế bằng một khẩu đội phòng không 127 mm không che chắn. Các ống phóng ngư lôi nòng đôi phía trước và phía sau được thay thế bằng hai ống phóng bốn nòng phía sau. Máy phóng máy bay được tháo bỏ thay thế bằng hai khẩu pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng, nâng tổng số súng 25 mm lên 22 nòng (2x3, 6x2, 4x1). Đường ray thả mìn sâu được lắp ở phía đuôi tàu và một bộ dò âm dưới nước Kiểu 93 được trang bị phía trước mũi.Ngày 15 tháng 5 năm 1944, Nagara thay thế cho tàu tuần dương Tatsuta làm soái hạm cho Hải đội Khu trục 11 trực thuộc Hạm đội Liên Hợp. Nó ở lại vùng biển nhà Nhật bản tiến hành huấn luyện cùng các tàu khu trục mới, thực hiện hộ tống một đoàn tàu vận tải đến quần đảo Ogasawara trong tháng 6 và một chuyến khác đến Okinawa trong tháng 7. Trong một đợt tái trang bị khác tại Yokosuka vào ngày 2 tháng 7 năm 1944, Nagara được bổ sung mười khẩu pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 nòng đơn, nâng tổng số súng 25 mm lên 32 nòng (2X3, 6x2, 14x1), và một radar dò tìm mặt đất Kiểu 22.Ngày 7 tháng 8 năm 1944, trên đường từ Kagoshima đến Sasebo, Nagasaki, Nagara bị tàu ngầm Mỹ USS Croaker phát hiện trong chuyến tuần tra chiến đấu đầu tiên của nó. Croaker tiến đến gần ở khoảng cách 1.200 m (1.300 yard) và bắn một loạt bốn quả ngư lôi phía đuôi tàu, đánh trúng Nagara một quả phía sau bên mạn phải. Nagara chìm với đuôi chìm trước ngoài khơi quần đảo Amakusa ở tọa độ 32°09′N 129°53′E. Thuyền trưởng và 348 thành viên thủy thủ đoàn đi theo con tàu, nhưng 235 người khác được cứu vớt.Nagara được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 10 năm 1944.

Đặt hàng: 1919

Lớp tàu: Lớp tàu tuần dương Nagara

Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Uraga Dock Company

Đặt lườn: 10 tháng 8 năm 1920

Hạ thủy: 29 tháng 10 năm 1921

Hoạt động: 15 tháng 8 năm 1923[1]

Bị mất: Bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 7 tháng 4 năm 1945 ngoài khơi Sumbawa, biển Java 07°38′S 118°09′ETọa độ: 07°38′S 118°09′E

Xóa đăng bạ: 20 tháng 6 năm 1945

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước: 5.088 tấn (tiêu chuẩn)

5.832 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 163 m (534 ft 9 in)

Mạn thuyền: 14,8 m (48 ft 5 in)

Tầm nước: 4,9 m (16 ft)

Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Gihon

12 × nồi hơi Kampon, (10 đốt dầu, 2 hỗn hợp)

4 × trục

công suất 90.000 mã lực (67 MW)

Tốc độ: 67 km/h (36 knot)

Tầm xa: 16.700 km ở tốc độ 18,5 km/h

(9.000 hải lý ở tốc độ 10 knot)

Quân số: 438

Vũ khí: (thiết kế) 7 × pháo 140 mm (5,5 inch)

2 × pháo phòng không 25 mm

6 × súng phòng không 13 mm

8 × ống phóng ngư lôi 610 mm Kiểu 91 (4×2)

48 mìn

Vỏ giáp: đai giáp: 62 mm (2,5 inch)

sàn tàu: 30 mm (1,2 inch)

Máy bay: 1 × thủy phi cơ, 1 × máy phóng

Isuzu (tiếng Nhật: 五十鈴) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Nagara của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Tên của nó được đặt theo sông Isuzu gần đền Ise thuộc khu vực Chūbu của Nhật Bản. Isuzu từng được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 7 tháng 4 năm 1945 ngoài khơi Sumbawa trong vùng biển Java.

Thiết kế và chế tạo

Isuzu là chiếc thứ hai được hoàn tất trong lớp Nagara, và giống như những chiếc cùng lớp, nó được dự định sử dụng như soái hạm của hải đội tàu khu trục.Isuzu được đặt lườn tại xưởng đóng tàu của hãng Uraga Dock Company ngày 10 tháng 8 năm 1920, được hạ thủy ngày 29 tháng 10 năm 1921 và đưa vào hoạt động ngày 15 tháng 8 năm 1923.

Lịch sử hoạt động

Các hoạt động ban đầu

Không lâu sau khi được đưa ra hoạt động, Nagara được phân công tuần tra trên sông Dương Tử. Khi cường độ của cuộc Chiến tranh Trung-Nhật tiếp tục gia tăng, Nagara được gửi đến tuần tra dọc theo bờ biển miền Trung Trung Quốc, và hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên miền Nam nước này.

Giai đoạn mở đầu Chiến tranh Thái Bình Dương

Vào lúc xảy ra cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Isuzu tham gia trận tấn công chiếm Hong Kong trong thành phần Hải đội Hộ tống 15 thuộc Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 2 của Phó Đô đốc Kiyoshi Hara. Isuzu tiếp tục ở lại Hong Kong sau khi lự clượng Nhật Bản chiếm được nơi này vào cuối tháng 12 năm 1941 cho đến tháng 4 năm 1942, chỉ quay lại cảng nhà Mako thuộc quần đảo Pescadores một thời gian ngắn để hộ tống việc vận chuyển lực lượng tăng cường của Tập đoàn quân 25 Lục quân đến Singapore, Thái Lan và vịnh Cam Ranh tại Đông Dương thuộc Pháp.Hải đội Hộ tống 15 bị giải thể vào ngày 10 tháng 4 năm 1942 và Isuzu được phân về Hải đội Tuần dương 16 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Kenzaburo Hara trực thuộc Hạm đội Viễn chinh Phương Nam 2 của Phó Đô đốc Ibo Takahashi, cùng với các tàu tuần dương Natori và Kinu, và được phân công tuần tra tại khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan kéo dài từ Makassar, Celebes đến tận Balikpapan, Borneo và Surabaya, Java. Isuzu trở thành soái hạm của Hải đội Tuần dương 16 từ ngày 1 tháng 5 năm 1942.Vào ngày 28 tháng 6 năm 1942, Isuzu quay trở về Yokosuka, Kanagawa để sửa chữa và đại tu, và công việc này kết thúc kịp lúc cho phép Isuzu tham gia trong Chiến dịch biển Banda vào ngày 26 tháng 7 năm 1942, nơi nó hỗ trợ các hoạt động đổ bộ lên quần đảo Tanimbar.Trong tháng 8 năm 1942, Isuzu được bố trí sang chiến trường Ấn Độ Dương, tuần tra giữa Singapore, Mergui, Burma, cảng Sabang, Sumatra và Penang, Malaya. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 8 năm 1942, Isuzu được bố trí trở lại Makassar.

Chiến dịch quần đảo Solomon

Vào ngày 16 tháng 9 năm 1942, Isuzu và Kinu được bố trí để hộ tống đợt vận chuyển thứ nhất của Sư đoàn 2 Lục quân dưới quyền chỉ huy của Trung tướng Masao Maruyama từ Batavia đến quần đảo Solomon (Rabaul, New Britain và quần đảo Shortland và Bougainville). Từ Shortland, Isuzu được lệnh lên đường đi đến Truk thuộc quần đảo Caroline, nơi nó thay thế cho tàu tuần dương ' vừa bị hư hại làm soái hạm cho Hải đội Khu trục 2 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Raizo Tanaka, bao gồm các đội 15, 24 và 31 với tổng cộng 9 tàu khu trục.Trong các ngày 11 và12 tháng 10 năm 1942, Isuzu dẫn đầu Đội tàu khu trục 31 hoạt động tại Guadalcanal, tháp tùng các thiết giáp hạm Haruna và Kongo, các tàu sân bay Junyo và Hiyo, tàu tuần dương Maya của Hải đội Tuần dương 4 và Myoko của Hải đội 5. Isuzu hoạt động hộ tống cùng với các đội tàu khu trục 15 và 31 đồng thời nả pháo xuống các khẩu đội Thủy quân Lục chiến Mỹ trên đảo Tulagi trong quá trình Kongo và Haruna nả pháo xuống sân bay Henderson, Guadalcanal.Trong các ngày 24 và 25 tháng 10 năm 1942, Isuzu tham gia trận chiến Santa Cruz, nhưng không bị hư hại. Từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 11 năm 1942, nó hộ tống các tàu vận chuyển lực lượng tăng cường cho Sư đoàn 38 Lục quân đến Shortland.Isuzu còn tham gia trận Hải chiến Guadalcanal vào ngày 13 tháng 11 năm 1942. Isuzu chịu đựng hai quả bom ném suýt trúng từ những máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Phòng nồi hơi số 3 bị ngập nước và tốc độ của nó bị giảm xuống còn 28 km/h (15 knot). Nó được t̀au khu trục Asashio trợ giúp quay trở về Shortland để được sửa chữa khẩn cấp, có thể là bởi chiếc tàu sửa chữa Yamabiko Maru. Các công việc sửa chữa khác được thực hiện tại Truk vào ngày 20 tháng 11 năm 1942, nhưng Isuzu bị buộc phải quay về Yokosuka, đến nơi vào ngày 14 tháng 12 năm 1942.Tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi tại Yokohama, Kanagawa, Isuzu được sửa chữa và cải biến bằng việc trang bị radar dò tìm trên không Kiểu 21. Tháp pháo 140 mm Số 7 được thay thế bằng một khẩu đội phòng không 12,7 cm/40 caliber nòng đôi không che chắn. Tháp pháo Số 5 bị tháo bỏ, và được bổ sung hai khẩu pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 ba nòng, đưa tổng số nòng pháo phòng không hạng nhẹ lên mười khẩu 25 mm và một khẩu đội 13 mm bốn nòng phía trước cầu tàu.Vào ngày 1 tháng 4 năm 1943, trong khi việc sửa chữa và cải biến còn chưa hoàn tất, Isuzu được phân về Hải đội Tuần dương 14 vừa mới được thành lập dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Kenzo Ito cùng với chiếc Naka. Isuzu cuối cùng đã có thể rời Yokosuka vào ngày 21 tháng 5 năm 1943, quay trở lại Truk cùng với lực lượng tăng cường và tiếp liệu vào ngày 21 tháng 6 năm 1943. Sau đó nó được phân công vận chuyển lực lượng chiếm đóng Nauru vào ngày 25 tháng 6 năm 1943. Isuzu tiếp tục đặt căn cứ tại Truk cho đến ngày 15 tháng 10 năm 1943, khi nó được gọi quay trở về Tokushima, rồi cùng với Naka tiến hành vận chuyển lực lượng đến Thượng Hải. Vào ngày 23 tháng 10 năm 1943 trên biển Đông Trung Quốc, Isuzu bị tàu ngầm Mỹ Shad tấn công, vốn đã bắn tổng cộng mười quả ngư lôi, nhưng đã không thể đánh trúng cả Isuzu lẫn Naka.Isuzu quay trở lại Truk vào ngày 28 tháng 10 năm 1943, và được phân công hộ tống một đoàn tàu vận tải chuyển binh lính đến Kavieng, New Ireland. Đoàn tàu vận tải bị những máy bay ném bom hạng nặng B-24 Liberator thuộc Không lực 13 tấn công ở cách 97 km (60 dặm) về phía Bắc Kavieng, và Isuzu trúng phải một quả thủy lôi do tàu ngầm Silversides thả, làm hư hại thân tàu phía trước khiến vô hiệu hóa hai khẩu đội pháo. Isuzu quay trở về Rabaul để sửa chữa, và nó vẫn có mặt tại cảng Rabaul khi xảy ra trận ném bom Rabaul vào ngày 5 tháng 11 năm 1943. Tuy nhiên máy bay từ các tàu sân bay Saratoga và Princeton của Lực lượng Đặc nhiệm 38 chỉ càn quét chiếc tàu tuần dương, và Isuzu quay trở về Truk để sửa chữa.

Các hoạt động tại Nam Thái Bình Dương

Ngày 20 tháng 11 năm 1943, quân đội Mỹ mở "Chiến dịch Galvanic" nhằm tái chiếm quần đảo Gilbert. Isuzu được giao nhiệm vụ vận chuyển binh lính từ Ponape đến Kwajalein và Mili (Mille). Trong khi ở tại Roi ngày 5 tháng 12 năm 1943, Isuzu bị các máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless và máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger từ các tàu sân bay mới Yorktown (CV-10) và Lexington (CV-16) của Đội Đặc nhiệm 50.1 tấn công. Việc sửa chữa được thực hiện tại Kwajalein và Truk, nhưng Isuzu một lần nữa bị buộc phải rút lui về Yokosuka vào ngày 17 tháng 1 năm 1944.Trong khi ở lại Nhật Bản, Isuzu được cải biến thành một tàu tuần dương phòng không tại xưởng tàu của hãng Mitsubishi Heavy Industries. Tất cả các khẩu pháo 140 mm (5,5 inch) được tháo bỏ và hai khẩu 127 mm (5 inch) nòng kép được trang bị. Số lượng pháo phòng không 25 mm Kiểu 96 được tăng lên 38 nòng. Máy phóng và thủy phi cơ được báo bỏ. Các bộ radar dò tìm trên không Kiểu 13 và Kiểu 21, dò tìm mặt đất Kiểu 22 được trang bị hoặc cải biến; và hệ thống sonar cùng đường ray thả mìn sâu được bổ sung. Ngày 20 tháng 8 năm 1944, Isuzu trở thành soái hạm của Hải đội Tuần dương 31 (chống tàu ngầm) của Chuẩn Đô đốc Heitaro Edo; và Isuzu được cho sẵn sàng tác chiến trở lại vào ngày 14 tháng 9 năm 1944.

Trận chiến vịnh Leyte

Ngày 20 tháng 10 năm 1944, Isuzu tham gia trận chiến vịnh Leyte trong thành phần Lực lượng Phía Bắc để nhữ mồi của Phó Đô đốc Ozawa Jisaburo. Trong trận chiến mũi Engaño ngày 25 và 26 tháng 10 năm 1944, lực lượng của Ozawa bị các máy bay TBM-1C của Phi đội VT-21 từ tàu sân bay Belleau Wood và Phi đội VT-51 từ San Jacinto thuộc Đội Đặc nhiệm 38.4 tấn công. Tàu sân bay Chitose bị hư hại nặng và Isuzu đã tìm cách kéo nó bất thành. Sau khi Chitose bị chìm, Isuzu vớt được 480 người sống sót. Cùng ngày hôm đó, Isuzu tìm cách bảo vệ tàu sân bay Chiyoda, vốn bị hư hại bởi một đợt tấn công thứ hai của máy bay từ các tàu sân bay Lexington và Franklin. Tuy nhiên, một đợt tấn công thứ ba đã đánh chìm Chiyoda cùng với mọi người trên tàu. Trong khi đang vớt những người sống sót, Isuzu chịu đựng hỏa lực từ các tàu tuần dương Mỹ khiến 13 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng.Isuzu quay trở về Okinawa vào ngày 27 tháng 10 năm 1944, và đi đến Kure, Hiroshima, nơi nó thực hiện một chuyến vận chuyển binh lính đến Manila và Brunei. Ngày 19 tháng 11 năm 1944, ở cách 89 km (55 dặm) về phía Tây Corregidor, Isuzu bị tàu ngầm Hake tấn công, và bị trúng một trong số sáu ngư lôi bắn ra, làm hư hại nặng đuôi tàu và bánh lái bị phá hủy. Sau khi thực hiện các sửa chữa khẩn cấp ngoải biển, Isuzu lê lết được về Singapore.

Các hoạt động tại Đông Ấn thuộc Hà Lan

Sau khi thực hiện các sửa chữa tạm thời, Isuzu được chuyển đến Surabaya để hoàn tất việc sửa chữa vào ngày 10 tháng 12 năm 1944. Ngày 4 tháng 4 năm 1945, Isuzu được cử ra vận chuyển một lực lượng binh lính từ Kupang đến đảo Sumbawa. Nó bị phát hiện và truy đuổi bởi một nhóm tàu ngầm Mỹ bao gồm Charr, Besugo và Gabilan, và không lâu sau có thêm tàu ngầm Anh Spark cùng tham gia. Vào ngày 6 tháng 4 năm 1945, ở về phía Bắc Sumbawa, Isuzu bị mười máy bay ném bom B-25 Mitchell thuộc Phi đội 18 (Đông Ấn thuộc Hà Lan) đặt căn cứ tại sân bay Batchelor phía Nam Darwin, Northern Territory, Australia tấn công. Isuzu bị hư hại nhẹ do những quả bom ném suýt trúng mạn phải phía mũi tàu trong số khoảng 60 quả bom ném ra.Cuối ngày hôm đó, nó đổ bộ lực lượng tại vịnh Bima, trên bờ biển Đông Bắc Sumbawa. Trên đường rút lui gần Flores, Isuzu bị đánh trúng phần mũi tàu bởi các máy bay B-24 Liberator thuộc các phi đội 21 và 24 Không quân Hoàng gia Anh đặt căn cứ tại Northern Territory, Australia. Hai chiếc B-24 đã bị các máy bay tiêm kích của Không lực Lục quân Nhật bắn rơi.Tại địa điểm giữa Sumbawa và quần đảo Komodo, USS Besugo đã bắn chín quả ngư lôi vào nhóm của Isuzu. Chiếc tàu tuần dương được bình an, nhưng một tàu quét mìn Nhật bị đánh chìm. Ngày hôm sau 7 tháng 4 năm 1945, ở vị trí 97 km (60 dặm) Tây Bắc Bima, Isuzu bị đánh trúng một trong số năm quả ngư lôi phóng ra bởi USS Gabilan. Quả ngư lôi đánh trúng mạn trái bên dưới cầu tàu, gây ngập nước phần phía trước. Vận tốc của Isuzu bị giảm xuống dưới 18,5 km/h (10 knot), và nó bị nghiêng và chìm mũi. Trong khi thủy thủ đoàn đang thực hiện các sửa chữa khẩn cấp, USS Charr bắn thêm bốn quả ngư lôi và trúng đích hai quả gần phòng động cơ phía sau. Charr lại bắn thêm hai quả nữa, và một quả đã cắt rời phần mũi chiếc Isuzu, làm nó chìm tại tọa độ 07°38′S 118°09′E, dưới sự chứng kiến của chiếc HMS Spark. Thuyền trưởng và 450 thành viên thủy thủ đoàn được cứu sống, nhưng có 190 người đã chìm theo con tàu.Isuzu được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 20 tháng 6 năm 1945.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top