Ham doi tau san bay Nhat trong WW2
Đặt hàng: 1920
Đặt lườn: 7 tháng 12 năm 1920
Hạ thủy: 22 tháng 4 năm 1925
Hoạt động: 27 tháng 3 năm 1927
Bị mất: Thiệt hại bởi máy bay Mỹ trong trận chiến Midway ngày 4 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.
Xóa đăng bạ: 25 tháng 9 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 33.800 tấn (ban đầu);
42.000 tấn (sau khi tái cấu trúc)
Chiều dài: 260,68 m (855 ft 3 in)
Mạn thuyền: 31,32 m (102 ft 9 in)
Tầm nước: 8,71 m (28 ft 7 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
19 nồi hơi, 4 trục,
133.000 mã lực (99,2 MW)
Tốc độ: 57 km/h (31 knot)
Tầm xa: 15.200 km ở tốc độ 22 km/h
(8.200 nmi. ở tốc độ 12 knot)
Quân số: 2.000
Vũ khí: 10 (sau còn 6) pháo 200 mm (8 inch)
12 pháo 120 mm (4,7 inch)
28 pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 61 (ban đầu)
91 (sau khi tái cấu trúc)
Akagi (tiếng Nhật: 赤城 Xích Thành) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.Là chiếc duy nhất trong lớp của nó, Akagi đóng vai trò quan trọng trong Trận chiến Trân Châu Cảng, nhưng bị đánh chìm cùng với 3 tàu sân bay lớn khác bởi máy bay ném bom bổ nhào từ các tàu sân bay Mỹ Enterprise, Hornet và Yorktown trong Trận chiến Midway[1].
Mô tả
Akagi ban đầu được đặt lườn như một Tàu chiến-tuần dương hạng Amagi tại xưởng Kure, Nhật Bản. Do những hạn chế của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, nó và chiếc tàu chị em Amagi được cải biến thành tàu sân bay. Tuy nhiên, sườn chiếc Amagi bị phá hủy trong trận động đất Kantō (Quan Đông đại chấn tai) ngày 1 tháng 9 năm 1923, và những chiếc tàu chiến-tuần dương còn lại trong hạng này là Atago và Takao phải hủy bỏ và tháo dỡ theo Hiệp ước Washington. Akagi, chiếc duy nhất còn lại trong hạng, được hạ thủy ngày 22 tháng 4 năm 1925 và được hoàn tất tại Xưởng Hải quân Yokosuka, trở thành một trong 2 chiếc tàu sân bay cỡ lớn đầu tiên của Nhật Bản vào ngày 27 tháng 3 năm 1927. Akagi được tái cấu trúc một phần lớn trong những năm 1935-1938 để có một sàn đáp kéo dài toàn bộ chiều dài tàu, và để tăng khả năng chứa máy bay từ 61 lên 91 chiếc. Dẫu sao, sự gia tăng kích thước máy bay nó chuyên chở lại làm giảm số lượng máy bay vào thời điểm nó bị đánh chìm. Việc tái cấu trúc sắp đặt "đảo" cấu trúc thượng tầng bên mạn trái tàu là một kiểu bất thường, chỉ bắt gặp trên một tàu sân bay khác là chiếc Hiryū hiện đại hơn. Akagi và Hiryū được dự định sẽ phối hợp trong đội hình chiến thuật với các tàu sân bay khác có "đảo" cấu trúc thượng tầng bên mạn phải, nhằm mục đích cải thiện mô hình bay chung quanh đội hình, nhưng việc thử nghiệm không được tiếp tục bên ngoài hai chiếc này[1].Lịch sử phát triển của chiếc tàu phản ảnh lý luận của các Đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong việc thay đổi từ dựa trên thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương sang dựa trên tàu sân bay. Nguyên thủy, Akagi và chiếc tàu tương tự Kaga (đặt lườn ban đầu như là thiết giáp hạm) được dự định sẽ chuyển đổi nhanh chóng sang tàu chiến trong trường hợp có chiến tranh. Nó được giữ lại bệ của tháp pháo, kho đạn và các thiết bị hỗ trợ pháo nòng lớn. Ê-kíp pháo thủ và điều khiển bắn pháo vẫn được huấn luyện. Sàn đáp và kho chứa máy bay được làm bằng gỗ để có thể tháo dỡ nhanh chóng lấy chỗ cho các tháp pháo cỡ lớn gắn vào.Đến những năm 1935-1938, các Đô đốc Nhật tin rằng các tàu sân bay có giá trị tương đương các tàu chiến chủ yếu. Akagi và Kaga được cấu trúc lại để tăng khả năng chứa máy bay vì kế hoạch chuyển đổi ngược thành tàu chiến được hủy bỏ. Đến năm 1941, Hải quân Nhật cho hạ thủy những chiếc tàu được thiết kế ngay từ lườn tàu để làm tàu sân bay. Đến năm 1944, những chiếc thiết giáp hạm cũ như Ise và Hyuga được tháo bỏ tháp pháo để thay bằng sàn đáp nhỏ đủ cho một phi đội máy bay; và chiếc siêu thiết giáp hạm mới Shinano, được cải tạo trong khi đang đóng, và được hạ thủy như là một chiếc siêu hàng không mẫu hạm.
Lịch sử
Một trong các thuyền trưởng đầu tiên của chiếc Akagi là Yamamoto Isoroku, sau này sẽ là Tư lệnh Hạm đội Liên hợp. Nó tham gia hoạt động ngoài khơi Trung Hoa trong nhiều năm như là soái hạm của Hạm đội Tàu sân bay 1.Trong Thế chiến thứ hai, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Hasegawa Kiichi, Akagi là kỳ hạm của Phó Đô đốc Nagumo Chuichi của Lực lượng Đặc nhiệm tấn công Trân Châu Cảng vào tháng 12 năm 1941. Nó tung ra 2 đợt máy bay đến đảo Oahu. Trong đợt đầu, 27 chiếc Kate nhắm vào các thiết giáp hạm Maryland, Tennessee, West Virginia, Oklahoma và California và 9 chiếc Zero tấn công căn cứ không quân Hickam. Trong đợt thứ hai, 18 chiếc Vals nhắm vào các tàu Neosho, Shaw và Nevada.Tháng 1 năm 1942, Akagi yểm trợ cuộc tấn công Rabaul trong quần đảo Bismarck. Ngày 19 tháng 2 năm 1942 nó tham gia Trận không kích Darwin, đánh chìm 9 tàu, trong đó có chiếc USS Peary. Tháng 3 năm 1942 Akagi đảm bảo trên không cho cuộc tấn công Java.Đầu tháng 4 năm 1942, dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Aoki Taijiro, Akagi tham gia Trận không kích Ấn Độ Dương. Ngày 5 tháng 4 năm 1942, nó không kích vào Colombo, Ceylon, giúp đánh chìm các tàu tuần dương Cornwall và Dorsetshire. Ngày 9 tháng 4, nó tấn công Trincomalee và đánh chìm chiếc Hermes cùng các tàu hộ tống.Ngày 19 tháng 4 năm 1942 nó tham gia đuổi bắt không thành công các tàu sân bay Mỹ Hornet và Enterprise sau khi xảy ra Trận không kích Doolittle.Trong Trận đánh Midway, ngày 25 tháng 5 năm 1942, Akagi ra khơi cùng Lực lượng Đặc nhiệm để tấn công đảo Midway. Lực lượng không quân bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N "Kate"[2]. Vào ngày 4 tháng 6, nó tung ra cuộc không kích vào đảo Midway và bị tấn công bởi máy bay Mỹ đặt căn cứ trên bờ và từ tàu sân bay. Lúc 10 giờ 26 phút, nó bị máy bay ném bom bổ nhào từ tàu sân bay USS Enterprise tấn công và bị trúng 1 bom. Bom nổ gây ra nhiều vụ nổ khác từ các máy bay mang bom đạn và đang được tiếp nhiên liệu trong khoang chứa máy bay, đang được chuẩn bị để tung ra tấn công các tàu sân bay Mỹ. Đám cháy nhiên liệu đó cho thấy không thể nào kiểm soát được. Cuộc tấn công đó cũng có 2 quả bom ném gần trúng đích, trong đó 1 trái nổ dưới nước cạnh đuôi tàu, gây kẹt bánh lái lệch tâm sau một lần cơ động lẫn tránh 20 phút sau đó.Đến 10 giờ 46 phút, Phó Đô đốc Chuichi Nagumo chuyển cờ hiệu sang tàu tuần dương Nagara. Akagi ngưng máy lúc 13 giờ 50 phút và thủy thủ đoàn, ngoại trừ thuyền trưởng Aoki và nhóm cứu hộ, được di tản. Nó cháy suốt đêm nhưng không chìm, và đến ngày 5 tháng 6 Đô đốc Yamamoto Isoroku ra lệnh đánh chìm nó bằng ngư lôi từ các tàu khu trục Arashio, Hagikaze, Maikaze và Nowaki. Nó chìm lúc 5 giờ 20 phút với tổn thất 263 người. So với các tàu sân bay Nhật khác bị mất trong trận này, nó là chiếc may mắn nhất vì có tổn thất ít nhất
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Unryū
Xưởng đóng tàu: Xưởng Hải quân Nagasaki
Đặt lườn: 1 tháng 10 năm 1942
Hạ thủy: 15 tháng 10 năm 1943
Hoạt động: 10 tháng 8 năm 1944
Bị mất: Bị đánh đắm do không kích tại Căn cứ Hải quân Kure ngày 27 tháng 7 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 22.400 tấn (tiêu chuẩn);
22.800 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 227,4 m (746 ft)
Mạn thuyền: 27 m (88 ft 7 in)
Tầm nước: 7,8 m (25 ft 7 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
8 nồi hơi, 4 trục,
152.000 mã lực
Tốc độ: 63 km/h (34 knot)
Tầm xa: 18.000 km ở tốc độ 33 km/h
(9.700 nm ở tốc độ 18 knot)
Quân số: 1.595
Vũ khí: 12 × pháo 5 inch (127 mm) mục đích kép
51 x pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 57(+8) máy bay
Amagi (tiếng Nhật 天城: Thiên Thành) là một tàu sân bay hạm đội của Hải quân Đế quốc Nhật Bản phục vụ trong Thế Chiến II. Là chiếc tàu sân bay thứ hai trong lớp Unryū, chiếc Amagi được thiết kế nhẹ dựa trên lớp Hiryū. Nó chở được khoảng 65 máy bay và cũng trang bị 12 khẩu pháo 127 mm (5 inch) mục đích kép. Với lượng rẽ nước 22.400 tấn, nó có khả năng đạt được vận tốc 32 knot (59 km/h).Amagi được chế tạo bởi Mitsubishi tại Nagasaki. Được đặt lườn vào ngày 1 tháng 10 năm 1942, nó được hạ thủy ngày 15 tháng 10 năm 1943 và đưa vào hoạt động ngày 10 tháng 8 năm 1944. Lực lượng không quân của nó bao gồm 23 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay phóng ngư lôi Nakajima B6N "Jill".Chiếc Amagi, được đặt tên theo núi Amagi, được đưa ra phục vụ vào năm 1944, nhưng chưa bao giờ được bố trí vai trò nào khác hơn là các hoạt động phòng không tại Kure, và sau đó bị đánh lật úp và chìm tại Căn cứ Hải quân Kure ngày 27 tháng 7 năm 1945. Nó được vớt lên vào năm 1946 và bị tháo dỡ vào năm tiếp theo.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Chitose
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Hải quân Kure
Đặt lườn: 26 tháng 11 năm 1934
Hạ thủy: 29 tháng 11 năm 1936
Hoạt động: 25 tháng 7 năm 1938
Bị mất: Bị đánh đắm trong Trận chiến vịnh Leyte ngày 25 tháng 10 năm 1944
Xếp lại lớp: Tàu sân bay hạng nhẹ: 1 tháng 1 năm 1944
Xóa đăng bạ:
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 11.200 tấn (tiêu chuẩn)
15.300 tấn (tối đa)
Chiều dài: 192,5 m (631 ft 6 in)
Mạn thuyền: 20,8 m (68 ft 3 in)
Tầm nước: 7,5 m (24 ft 7 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
2 trục,
56.800 mã lực (42,4 MW)
Tốc độ: 53,5 km/h (28,9 knot)
Quân số: 800
Vũ khí: 8 x pháo 127 mm
30 x pháo 25 mm (năm 1944 tăng lên 48 khẩu)
Máy bay: 30
Chitose (tiếng Nhật: 千歳) là một tàu sân bay hạng nhẹ của hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Không nên nhầm nó với chiếc tàu tuần dương Chitose. Nguyên là một tàu chở thủy phi cơ được hạ thủy vào năm 1936, nó được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 1943. Nó bị đánh đắm trong Trận chiến vịnh Leyte vào ngày 25 tháng 10 năm 1944.
Tàu chở thủy phi cơ
Được đặt lườn vào năm 1934 tại xưởng hải quân Kure như một tàu chở thủy phi cơ và hạ thủy ngày 29 tháng 11 năm 1936, Chitose có khả năng hỗ trợ cho các kiểu thủy phi cơ trinh sát Kawanishi E7K Kiểu 94 "Alf" và Nakajima E8N Kiểu 95 "Dave". Cho dù có những suy đoán rằng Chitose có thể mang theo được loại tàu ngầm bỏ túi Kiểu A, thực ra chỉ có chiếc tàu chị em với nó là chiếc Chiyoda có khả năng này. Như một tàu chở thủy phi cơ, Chitose đã tham gia vào nhiều chiến dịch hải quân, từng tham dự trận Midway cho dù không có hoạt động chiến đấu nào. Nó bị hư hại ngoài khơi Davao, Philippines vào ngày 4 tháng 1 năm 1942. Nó yểm trợ cho lực lượng đổ bộ Nhật Bản lên quần đảo Đông Ấn và quần đảo Gilbert vào tháng 1 năm 1942, và nó bị thiệt hại trong Trận chiến Đông Solomon vào tháng 8 năm 1942.
Việc cải biến
Khi phía Nhật Bản bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của tàu sân bay, và nhất là sau khi bị mất các tàu sân bay hạm đội chủ lực sau Trận Midway, chiếc Chitose được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ tại xưởng Hải quân Sasebo bắt đằu từ 26 tháng 1 năm 1943, được đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 1 tháng 11 năm 1943 dưới tên hiệu CVL (24) và được hoàn tất như một tàu sân bay vào ngày 1 tháng 1 năm 1944 và được bố trí về Đội Tàu sân bay 3.[1]
Trận chiến cuối cùng
Cả Chitose lẫn chiếc tàu sân bay chị em với nó là Chiyoda đều bị đánh chìm bởi sự kết hợp của bom, pháo từ các tàu tuần dương và ngư lôi từ các khu trục hạm trong Trận chiến vịnh Leyte. Căn cứ vào kế hoạch của chiến dịch Sho-ichi go, cả hai chiếc tàu sân bay được cho di tản hết máy bay và được sử dụng làm mồi nhữ một cách rất thành công lực lượng tàu sân bay chủ yếu của hạm đội Mỹ ra khỏi các bãi đổ bộ trên bờ biển Philippines. Chitose bị đánh chìm bởi ngư lôi trong đợt tấn công thứ nhất của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 do máy bay cất cánh từ tàu sân bay Essex ngoài khơi mũi Engano.Lúc 08 giờ 35 phút, Chitose trúng phải ba ngư lôi và các quả bom ném gần trúng bên mạn trái phía trước thang nâng số 1. Điều này khiến cho các khoang nồi hơi số 2 và số 4 bị ngập và con tàu bị nghiêng ngay lập tức 27 độ và hỏng bánh lái. Dần dần độ nghiêng được giảm bớt còn 15 độ, nhưng đến 08 giờ 55 phút có thêm các khoang khác bị ngập làm cho nó nghiêng thêm đến 20 độ. Lúc 08 giờ 55 phút, khoang động cơ bên phải bị ngập nước khiến vận tốc giảm xuống còn 14 knot. Khoang động cơ bên phải tiếp nối bị ngập theo lúc 09 giờ 25 phút, và chiếc Chitose chết đứng giữa biển với độ nghiêng 30 độ. Lúc 09 giờ 37 phút ở tọa độ 19°20′N 126°20′E, nó bị lật úp qua mạn trái và chìm mũi xuống trước với tổn thất lên đến 903 người kể cả thuyền trưởng Yoshiyuki Kishi. Tàu tuần dương Isuzu cứu được 480 người, và tàu khu trục Shimotsuki vớt được thêm 121 người nữa.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Chitose
Đặt lườn: 26 tháng 11 năm 1934 như một tàu chở thủy phi cơ
Hạ thủy: 29 tháng 11 năm 1936
Hoạt động: 25 tháng 7 năm 1938
Xếp lại lớp: 21 tháng 12 năm 1943 như một tàu sân bay hạng nhẹ
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 25 tháng 10 năm 1944 trong Trận đánh mũi Engano.
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 11.200 tấn (tiêu chuẩn)
15.300 tấn (tối đa)
Chiều dài: 192.5 m (631 ft 7 in)
Mạn thuyền: 20.8 m (68 ft 3 in)
Tầm nước: 7.5 m (24 ft 7 in)
Lực đẩy: 2 Turbine hơi nước
2 trục,
56.800 mã lực
Tốc độ: 53,5 km/h (28,9 knot)
Quân số: 800
Vũ khí: 8 x pháo 127 mm (5 inch)
30 x pháo 25 mm (1 inch) (tăng lên 48 vào năm 1944)
Máy bay: 30
Chiyoda (tiếng Nhật: 千代田) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản hoạt động trong Thế Chiến II. Được đặt lườn vào ngày 26 tháng 11 năm 1934 và được hạ thủy vào ngày 29 tháng 11 năm 1936. Nguyên thủy nó là một tàu chở thủy phi cơ trước khi được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1943.[1] Nó bị đánh chìm cùng toàn bộ thủy thủ đoàn trong Trận đánh mũi Engano trong quá trình Hải chiến vịnh Leyte ngày 25 tháng 10 năm 1944.[1]
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Taiyō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi
Đặt lườn: 9 tháng 5 năm 1938
Hạ thủy: 20 tháng 5 năm 1939
Hoạt động: 25 tháng 11 năm 1942
Bị mất: Bị tàu ngầm Mỹ USS Sailfish đánh chìm ngày 4 tháng 12 năm 1943
Xóa đăng bạ: 1944
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.830 tấn (tiêu chuẩn);
19.500 tấn (tối đa)
Chiều dài: 173,6 m (569 ft 11 in) (mực nước)
180,4 m (591 ft 11 in) (chung)
Mạn thuyền: 22,5 m (73 ft 10 in)
Tầm nước: 7,74 m (25 ft 5 in)
Lực đẩy: 4 nồi hơi Kampon
2 Turbine hơi nước Kampon
25.200 mã lực (18,5 MW)
2 trục
Tốc độ: 38 km/h (21 knot)
Tầm xa: 12.000 km ở tốc độ 27 km/h
(6.500 hải lý ở tốc độ 18 knot)
Quân số: 850
Vũ khí: 4 x 2 pháo phòng không 127 mm L/40 AA guns (Kiểu 89)
10 x 3 pháo phòng không 25 mm L/60 AA (Kiểu 96)
Vỏ giáp: đai giáp 25 mm quanh phòng máy và hầm đạn
Máy bay: 27
Chūyō (tiếng Nhật: 冲鷹; phiên âm Hán-Việt: Xung ưng) là một tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Taiyō được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II. Nó nguyên là một tàu biển chở khách được cải biến thành tàu sân bay, và đã bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm vào ngày 4 tháng 12 năm 1943.
Chế tạo và cải biến
Nguyên là chiếc tàu biển hành khách Nitta Maru (tiếng Nhật:新田丸) của hãng tàu Nippon Yusen, nó được đặt lườn tại xưởng tàu của Mitsubishi ở Nagasaki vào tháng 5 năm 1938, hạ thủy vào tháng 5 năm 1939 và đưa vào hoạt động ngày 23 tháng 3 năm 1940. Nó được trưng dụng vào việc chuyên chở hành khách và hàng hóa quân sự từ tháng 2 năm 1941. Nitta Maru đã hoàn thành một số chuyến đi như vậy, bao gồm việc chuyên chở các tù binh Mỹ từ đảo Wake đến Nhật Bản. Chuyến đi đầu tiên chở tù binh khởi hành từ đảo Wake ngày 12 tháng 1 năm 1942, và về đến Yokohama vào khoảng ngày 20 tháng 1[1].Sau trận Midway, Hải quân Nhật quyết định cải biến nó thành một tàu sân bay hộ tống. Việc cải biến được tiến hành tại Kure từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 25 tháng 11 năm 1942. Sàn đáp của nó có kích thước 150 x 23 mét và được trang bị hai thang nâng. Nó không có đảo cấu trúc thượng tầng, máy phóng hoặc dây hãm. Nó được đặt lại tên là Chūyō (冲鷹).
Lịch sử hoạt động
Chūyō chủ yếu được sử dụng cho việc huấn luyện bay và vận chuyển máy bay. Nó thường di chuyển chung với các tàu chị em với nó Taiyō và Unyō.Ngày 4 tháng 12 năm 1943, Chūyō và Unyō khởi hành từ Truk đi Yokosuka, mang theo các tù binh Mỹ mà người Nhật bắt được trên chiếc tàu ngầm USS Sculpin. Chūyō trúng phải một ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Mỹ USS Sailfish gần đảo Hachijo. Trong hai giờ tiếp theo sau, chiếc tàu ngầm tiếp tục săn đuổi chiếc tàu sân bay đã bị hư hại và tấn công thêm hai lần nữa. Chiếc Chūyō chìm nhanh chóng tại tọa độ 32°37′N 143°39′E sau khi trúng phải bốn trong số năm quả ngư lôi, mang theo khoảng 1.250 người chung với nó, trong đó có cả 20 trong số 21 tù binh chiến tranh mà nó chuyên chở. Chiếc tàu sân bay được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1944.
Lớp tàu: lớp tàu sân bay Sōryū được cải biến
Xưởng đóng tàu: Yokosuka
Đặt lườn: 8 tháng 7 năm 1936
Hạ thủy: 16 tháng 11 năm 1937
Hoạt động: 5 tháng 7 năm 1939
Bị mất: Bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway ngày 5 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.
Xóa đăng bạ: 25 tháng 9 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.300 tấn (tiêu chuẩn)
20.165 tấn (chất đầy tải)
Chiều dài: 222 m (728 ft 5 in) ở mực ngấn nước
216,9 m (711 ft 7 in) ở sàn đáp
Mạn thuyền: 22,3 m (73 ft 2 in)
Tầm nước: 7,74 m (25 ft 5 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước, 4 trục,
công suất 153.000 mã lực (113 MW)
Tốc độ: 34,5 knot (63,9 km/h)
Tầm xa: 7.670 hải lý ở tốc độ 18 knot
Quân số: 1.103 + 23 sĩ quan chỉ huy Hạm đội tàu sân bay 2
Vũ khí: 12 × pháo DP 127 mm (5 in) (mục đích kép)
31 × pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 57(+16)
18 chiếc Zero, 18 chiếc Val, 18 chiếc Kate (tháng 12 năm 1941)
Hiryū (Tiếng Nhật: 飛龍, Phi Long, có nghĩa là "rồng bay") là một tàu sân bay thuộc lớp Sōryū được cải biến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó là một trong những tàu sân bay Nhật đã mở đầu Mặt trận Thái Bình Dương bằng cuộc Tấn công Trân Châu Cảng. Sau khi bị hư hại nặng do không kích vào ngày 4 tháng 6 năm 1942 trong trận Midway, Hiryu bị chìm vào sáng ngày 5 tháng 6 năm 1942.[1]
Mô tả
Chiếc tàu được chế tạo trong khuôn khổ các quy định của Hiệp ước Hải quân Washington đang có hiệu lực vào lúc đó, vốn giới hạn tải trọng và vũ khí trang bị trên các tàu chiến. Kết quả là, chiếc Hiryū và chiếc Sōryū cùng lớp tương đối nhỏ so với các tàu sân bay hạm đội thời kỳ Thế Chiến II, với khả năng chở được khoảng 70 máy bay. So với chiếc tàu sân bay chị em Sōryū, chiếc Hiryū mạn thuyền rộng hơn gần 1,2 m (4 ft), trọng lượng rẽ nước nặng hơn 2.000 tấn, và đảo cấu trúc thượng tầng được đặt bên mạn trái tàu và lui hơn về phía đuôi của sàn đáp. [1] Đảo thượng tầng được bố trí bên mạn trái là một sự sắp xếp bất thường; và chỉ một chiếc tàu sân bay khác chia sẽ cùng tính năng này là chiếc tàu sân bay Akagi. Chiếc Akagi cùng chiếc Hiryū được dự định để hoạt động trong một đội hình chiến thuật với các tàu sân bay bên mạn trái nhằm cải thiện mô hình bay chung quanh đội hình, nhưng việc thử nghiệm không được tiếp tục sau hai chiếc tàu sân bay này.[2]
Lịch sử hoạt động
Vào năm 1941, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Tomeo Kaku, Hiryū được biên chế vào Hạm đội Tàu sân bay 2. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 nó cùng Hạm đội đặc nhiệm tham dự trận tấn công Trân Châu Cảng. Nó tung ra một đợt máy bay tấn công nhắm vào đảo Oahu: mười chiếc Kate nhắm vào các thiết giáp hạm Arizona và California, tám chiếc Kate nhắm vào West Virginia, Oklahoma và Helena, trong khi sáu chiếc Zeros tấn công các sân bay Wheeler và Barbers Point.Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 năm 1941, Hiryū tung ra các đợt không kích nhắm vào đảo Wake. Vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cuộc chiếm đóng Ambon tại Moluccas. Vào ngày 19 tháng 2, cùng với tàu sân bay chị em Sōryū, Hiryū tung ra đợt không kích vào Darwin (Úc).Vào tháng 3 năm 1942 nó tham gia Trận chiến biển Java, tấn công các tàu bè Đồng Minh tại Tjilatjep và đảo Christmas, đánh chìm tàu buôn Hà Lan Poelau Bras. Vào tháng 4 năm 1942, Hiryū tham gia trận không kích Ấn Độ Dương, tung ra các đợt không kích vào các căn cứ của Hải quân Hoàng gia ở Colombo và Trincomalee tại Ceylon, và giúp đánh chìm các tàu tuần dương Cornwall và Dorsetshire, tàu sân bay Anh Hermes và tàu khu trục Australia HMAS Vampire theo hộ tống.Vào ngày 19 tháng 4 năm 1942 nó truy đuổi các tàu sân bay Mỹ Hornet và Enterprise sau cuộc Đột kích Doolittle, nhưng không thành công.
Trận Midway
Vào tháng 5 năm 1942, Hiryū bắt đầu chuyến hải hành cuối cùng. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate".[3] Vào ngày 4 tháng 6 năm 1942 nó tham gia trận Midway,khi tung ra đợt tấn công vào đảo Midway lúc 4 giờ 30 sáng, tiêu diệt các máy bay và phá hủy các căn cứ. Sau khi những chiếc tàu sân bay Kaga, Sōryū và Akagi bị loại khỏi vòng chiến do không kích và khoảng 10 giờ 25 phút, Hiryū là chiếc tàu sân bay Nhật duy nhất còn lại. Nó tung ra hai đợt tấn công vào lúc 10 giờ 50 và 12 giờ 45 bằng bom và ngư lôi nhắm vào chiếc Yorktown, gây hư hại nặng cho chiếc tàu sân bay Mỹ (Yorktown bị đánh chìm sau đó bởi tàu ngầm Nhật I-168).[2]Các máy bay trinh sát Nhật đã tìm thấy các tàu sân bay Mỹ còn lại, và mọi chiếc máy bay còn sống sót của Hạm đội Tàu sân bay đã hạ cánh trên chiếc Hiryū để được vũ trang và tiếp nhiên liệu; nhưng trong khi đang chuẩn bị tung ra đợt tấn công thứ ba, Hiryū bị tấn công lúc 17 giờ 03 phút bởi 13 chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Enterprise. Nó bị đánh trúng bốn quả bom 453,6 kg (1.000 lb), ba quả phía trước sàn đáp và một quả trúng hoặc nổ gần thang nâng phía trước. Các vụ nổ đã làm bùng lên các đám cháy trên những chiếc máy bay trong sàn chứa.Cho dù động cơ của chiếc Hiryū không bị ảnh hưởng, các đám cháy đã không thể kiểm soát được. Vào lúc 21 giờ 23 phút các động cơ của nó ngừng hoạt động, và đến 1 giờ 58 phút rạng sáng ngày 5 tháng 6 một tiếng nổ lớn làm rung chuyển con tàu. Lệnh bỏ tàu được đưa ra không lâu sau đó, và những người còn sống sót được cứu vớt bởi các tàu khu trục Kazagumo và Makigumo. Chuẩn Đô đốc Tamon Yamaguchi và Thuyền trưởng Kaku đã ở lại trên tàu Hiryū khi nó bị đánh chìm lúc 5 giờ 10 phút sáng bởi ngư lôi phóng ra từ chiếc Makigumo. Nó chìm lúc 9 giờ 12 phút, mang theo nó 35 người (thêm khoảng 350 bị giết bởi bom, các vụ nổ và đám cháy trên tàu). Ba mươi lăm người được Hải quân Mỹ vớt được và bị bắt làm tù binh. Quyết định khăng khăng đi theo con tàu của Đô đốc Yamaguchi khiến Hải quân Nhật mất đi một trong những đô đốc xuất sắc và nhiều kinh nghiệm của họ.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Hiyō
Đặt lườn: 30 tháng 11 năm 1939
Hạ thủy: 24 tháng 6 năm 1941
Hoạt động: 31 tháng 7 năm 1942
Bị mất: Bị đánh đắm ngày 21 tháng 6 năm 1944 trong Trận chiến biển Philippine
Xóa đăng bạ: 10 tháng 11 năm 1944
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 26.949 tấn
Chiều dài: 219,33 m (719 ft 7 in)
Mạn thuyền: 26,70 m (87 ft 7 in)
Tầm nước: 8,15 m (26 ft 9 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
56.520 mã lực
Tốc độ: 46 km/h (25 knot)
Quân số: 1.224
Vũ khí: 12 x pháo 130 mm (5 inch)
Cho đến 76 x pháo phòng không 25 mm
6 × 28 rocket phòng không 130 mm (5 inch) (từ năm 1944)
Máy bay: 53
Hiyō (tiếng Nhật: 飛鷹, Phi Ưng) là một tàu sân bay thuộc lớp Hiyō của Hải quân Đế Quốc Nhật Bản, được đưa ra hoạt động trong Thế Chiến II và bị đánh chìm trong trận chiến biển Philippine.
Cấu trúc
Nó được đặt lườn bởi hãng Nippon Yusen Kaisha (Công ty Tàu thủy Thư tín Nhật Bản) như một tàu chở hành khách nhanh hạng sang Idzumo Maru, nhưng được Hải quân Nhật mua lại cùng với chiếc tàu chị em của nó Kashiwara Maru vào năm 1940 và được cải biến thành một tàu sân bay. Chiếc tàu chị em của nó cũng được cải biến thành tàu sân bay Junyō. Cầu tàu của nó được kiến trúc bên mạn phải, và ống khói của nó được đặt hơi nghiêng ra phía ngoài nhằm cải thiện tầm nhìn trên sàn đáp.
Lịch sử hoạt động
Hiyō tham gia mặt trận Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, khởi đầu cuộc chiến với lực lượng không quân bao gồm 12 máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M (Zero), 18 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A và 18 máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N. Vào tháng 11 năm 1942 nó hai lần bị hư hỏng do các cuộc không kích vào Truk; và vào tháng 4 năm 1943, một lần nữa nó bị hư hại nhẹ cũng do không kích tại Truk.Vào ngày 10 tháng 6 năm 1943, nó trúng phải hai đến bốn quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm USS Trigger. Nó được tàu khu trục Isuku kéo về cảng Yokosuka để được sửa chữa. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, nó đảm trách việc vận chuyển máy bay đến Singapore, Saipan và Truk vào tháng 12 năm 1943.Trong trận chiến biển Philippine, Hiyō bị tấn công vào ngày 21 tháng 6 năm 1944 bởi bốn chiếc Grumman TBF Avenger cất cánh từ tàu sân bay hạng nhẹ USS Belleau Wood. Nó bị đánh trúng hai quả ngư lôi và chết đứng giữa biển trong khi các đám cháy lan rộng. Sau hai giờ, các vụ nổ xảy ra khiến nó chìm tại tọa độ 15°30′N 133°50′E.
Xưởng đóng tàu: Ụ tàu Asano, Yokosuka
Đặt lườn: 16 tháng 12 năm 1919
Hạ thủy: 13 tháng 11 năm 1921
Hoạt động: 27 tháng 12 năm 1922
Bị mất: Bị dỡ bỏ vào năm 1947
Xóa đăng bạ: tháng 6 năm 1946
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 7.470 tấn (tiêu chuẩn)
9.330 tấn (thử nghiệm)
10.500 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 168 m (551 ft 2 in)
Mạn thuyền: 18,0 m (59 ft)
Tầm nước: 6,17 m (20 ft 3 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
12 nồi hơi, 2 trục,
30.000 mã lực (22 MW)
Tốc độ: 46 km/h (25 knot)
Quân số: 550
Vũ khí: 4 × pháo 140 mm/50 caliber (1 × 4)
2 × pháo phòng không 80 mm/40 caliber (1 × 2)
2 súng máy
Máy bay: 26
Hōshō (tiếng Nhật: 鳳翔; phiên âm Hán-Việt: Phụng tường, cú lượn của chim phượng) là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào năm 1921, và là chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới được thiết kế ngay từ đầu vào mục đích này được đưa vào hoạt động.[1]
Tiền thân của nó trong lịch sử của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là những chiếc tàu chở thủy phi cơ; như là chiếc Wakamiya (được cải biến vào năm 1920 thành một tàu sân bay với một sàn phóng máy bay phía trước), hay chiếc Notoro.
Cấu tạo
Sườn của chiếc Hōshō được dựa trên thiết kế một chiếc tàu tuần dương, nhưng không phải là một sự cải biến. Nó được cấu tạo ngay từ lườn như là một tàu sân bay. Hōshō được đưa vào hoạt động vào ngày 27 tháng 12 năm 1922, mười ba tháng trước chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh được chế tạo ngay từ đầu nhằm mục đích này là chiếc Hermes, vốn được thiết kế trước chiếc Hōshō. Tuy nhiên, chiếc Hōshō thoạt đầu được hình thành như là một sự pha trộn giữa một tàu sân bay và một tàu chở thủy phi cơ; và chỉ trong quá trình chế tạo mà thiết kế của nó được cải biến để trở thành một tàu sân bay chuyên dụng.
Thiết kế của nó nguyên thủy dựa trên lườn một chiếc tàu tuần dương, một sàn đáp với phần phía trước được hạ thấp xuống nhằm tạo sự gia tốc để máy bay cất cánh, một đảo cấu trúc thượng tầng bên mạn phải, và ba ống khói bên mạn phải có thể nghiêng xuống khi máy bay hoạt động. Sau các hoạt động thử nghiệm, nó được cải tiến bằng cách tháo dỡ đảo cấu trúc thượng tầng và làm phẳng sàn đáp, khiến cho nó có dạng một sàn đáp phẳng.
Lịch sử hoạt động
Chiến tranh Trung-Nhật
Là chiếc tàu đầu tiên trong kiểu của nó của Hải quân, Hōshō được sử dụng một cách tích cực trong việc phát triển các phương pháp hoạt động và chiến thuật sử dụng tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong những năm 1920. Việc này được mở đầu bởi chiếc tàu chở thủy phi cơ Wakamiya năm 1913, vốn đã đóng góp và việc phát triển kỹ thuật tàu sân bay mà Hōshō sử dụng. Đến năm 1932, lực lượng không quân của Hōshō bao gồm chín máy bay tiêm kích A1N1 (Kiểu 3), ba máy bay ném bom B1M2 (Kiểu 13) và ba máy bay trinh sát C1M (Kiểu 10).Nó đã tham gia hoạt động trong sự kiện Thượng Hải (ném bom Thượng Hải vào ngày 28 tháng 1 năm 1932) và trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1937, Hōshō, như là một phần của Hạm đội Tàu sân bay 1 cùng với chiếc Ryūjō, đã hỗ trợ các hoạt động đổ bộ của Lục quân Nhật Bản vào Trung Quốc. Vào lúc này lực lượng không quân của nó bao gồm chín máy bay tiêm kích Nakajima A2N và sáu máy bay cường kích Yokosuka B3Y1 [2].Đến năm 1937, lực lượng không quân của Hōshō bao gồm chín máy bay tiêm kích A4N1 (Kiểu 95), và sáu máy bay ném bom B3Y1 (Kiểu 92)
Thế Chiến II
Vào lúc khởi đầu Thế Chiến II, Hōshō đã bị các kiểu tàu khác vượt qua. Nó quá nhỏ và quá chậm để có thể mang được các kiểu máy bay mới nhất hoạt động trên tàu sân bay như Mitsubishi Zero. Tuy vậy nó cũng từng tham gia hoạt động trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942, cung cấp sự hỗ trợ khiêm tốn cho hạm đội chính. Lực lượng không quân của nó bao gồm tám máy bay ném ngư lôi cánh kép Yokosuka B4Y1 'Jean' với bộ càng đáp cố định [3]. Chính một trong những chiếc máy bay này đã chụp ảnh chiếc tàu sân bay Hiryu đang bị cháy và đang trôi dạt vào xế chiều ngày 4 tháng 6 năm 1942.Các nỗ lực đã được thực hiện nhằm tìm cách kéo dài và mở rộng sàn đáp, nhưng việc này làm suy yếu độ ổn định và khả năng đi biển của nó. Chiếc tàu được đưa về làm nhiệm vụ huấn luyện trong vùng biển nội địa Nhật Bản từ năm 1943.
Sau chiến tranh
Sau chiến tranh, nó được sử dụng để chuyên chở nhân sự Nhật Bản hồi hương từ nước ngoài cho đến tận tháng 6 năm 1946. Hōshō là một trong bốn tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản còn sống sót sau chiến tranh, nhưng nó bị tháo dỡ vào năm 1947.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Hiyō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Nagasaki
Đặt lườn: 20 tháng 3 năm 1939 như chiếc Kashiwara Maru
Hạ thủy: 26 tháng 6 năm 1941
Hoạt động: 3 tháng 5 năm 1942
Bị mất: Bị tháo dỡ năm 1947
Xóa đăng bạ: 30 tháng 11 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 26.949 tấn
Chiều dài: 219,33 m (719 ft 7 in)
Mạn thuyền: 26,70 m (87 ft 7 in)
Tầm nước: 8,15 m (26 ft 9 in)
Tốc độ: 46 km/h (25 knot)
Quân số: 1.224
Vũ khí: 12 x pháo 130 mm (5 inch)
Cho đến 76 x pháo phòng không 25 mm
6 × 28 rocket phòng không 130 mm (5 inch) (từ năm 1944)
Máy bay: 53
Junyō (kanji: 隼鷹, âm Hán-Việt: Chuẩn ưng, nghĩa là "đại bàng") là một tàu sân bay thuộc lớp Hiyō của Hải quân Đế Quốc Nhật Bản. Nó được đặt lườn bởi hãng Nippon Yusen Kaisha (Công ty Tàu thủy Thư tín Nhật Bản) tại Nagasaki như một tàu chở hành khách nhanh hạng sang Kashiwara Maru, nhưng được Hải quân Nhật mua lại cùng với chiếc tàu chị em của nó Idzumo Maru vào năm 1940 và được cải biến thành một tàu sân bay.
Lịch sử hoạt động
Tại mặt trận Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, nó bắt đầu tham chiến với một lực lượng không quân phối thuộc bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A5M4 và 17 chiếc máy bay phóng ngư lôi Nakajima B5N2. Vào tháng 5 năm 1942, nó được bố trí để hỗ trợ cuộc tấn công quần đảo Aleut, một chiến dịch diễn ra gần như đồng thời với trận Midway. Vào ngày 3 tháng 6 năm 1942, cùng với tàu sân bay Ryūjō, nó tung ra các đợt không kích nhắm vàocảng Dutch trên đảo Unalaska. Vào ngày 5 tháng 6 nó thực hiện thêm các đợt không kích và bị các máy bay ném bom Mỹ tấn công nhưng không bị thiệt hại.Sau khi bị mất bốn tàu sân bay hạm đội trong trận Midway, Junyō là một trong bốn tàu sân bay lớn còn lại của Hải quân Nhật (những chiếc kia là Zuikaku, Shōkaku và Hiyō). Điều này đã làm cho Junyō trở thành một chiếc tàu quan trọng, và đã có những nỗ lực lớn lao nhằm cải biến nó thành một tàu sân bay hạm đội, cho dù nó chậm hơn và có một lực lượng không quan quân phối thuộc nhỏ hơn so với những chiếc tàu sân bay được chế tạo chuyên biệt Shōkaku và Zuikaku.Thuyền trưởng Okada Tametsugu tiếp nhận trách nhiệm chỉ huy vào ngày 20 tháng 7 năm 1942. Vào cuối tháng 10 năm 1942, trong chiến dịch Guadalcanal , Junyō tham gia vào trận chiến quần đảo Santa Cruz. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, máy bay của nó đã tấn công tàu sân bay USS Enterprise, thiết giáp hạm USS South Dakota và tàu tuần dương hạng nhẹ USS San Juan, và đã đánh trúng được hai chiếc sau.Vào giữa tháng 11 năm 1942, nó đóng vai trò yểm trợ trên không trong trận hải chiến Guadalcanal kéo dài ba ngày. Vào mùa Xuân năm 1943, máy bay của nó được gửi đếnRabaul cùng với máy bay của các tàu sân bay Nhật Bản khác đặt căn cứ trên đất liền để tấn công các lực lượng đồng Minh tập trung tại Guadalcanal. Vào tháng 6 năm 1943, Junyō giúp bảo vệ một đoàn tàu vận tải quan trọng gửi đến để tăng cường cho lực lượng quân Nhật trên đảo Kiska trong quần đảo Aleut.Vào ngày 5 tháng 11 năm 1943, ngoài khơi Bungo Suido, Junyō trúng phải một ngư lôi từ chiếc tàu ngầm USS Halibut. Bốn thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng và bánh lái bị hỏng. Junyō phải vào ụ tàu Kure để sửa chữa.Vào tháng 5 năm 1944, dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Shibuya Kiyomi, Junyō tham gia vào chiến dịch A-Go, một nỗ lực đẩy lùi cuộc tấn công được dự đoán của phía Đồng Minh vào Mariana, Palau hoặc Caroline. Trong Trận chiến biển Philippine diễn ra sau đó vào ngày 20 tháng 6 năm 1944, Junyō bị đánh trúng hai quả bom lúc 17 giờ 30 phút. Ống khói và cột ănten của nó bị phá hủy cùng sàn đáp bị hư hại khiến các hoạt động không lực của nó phải ngưng, nhưng nó đã có thể tự rút lui mà không chịu thêm thiệt hại nào khác; không giống như chiếc tàu chị em của nó là chiếc Hiyō bị đánh đắm bởi ngư lôi. Tuy nhiên, đa số máy bay của nó đã bị mất trong trận đánh này.Sau khi được sửa chữa tại Kure, nó được bố trí đến Philippines. Nhưng vì không có máy bay, nó đã không thể tham gia vào Trận chiến vịnh Leyte và chỉ được giao các nhiệm vụ vận tải.Vào ngày 3 tháng 11 năm 1944 nó bị chiếc tàu ngầm Mỹ USS Pintado tấn công gần Makung, nhưng chiếc tàu khu trục Akikaze đi theo hộ tống đã cố ý hứng chịu để chặn những trái ngư lôi và bị chìm mà không có người nào sống sót.Vào ngày 9 tháng 12 năm 1944, Junyō chuyên chở 200 thành viên thủy thủ đoàn sống sót của chiếc thiết giáp hạm Musashi và được tháp tùng bởi chiếc thiết giáp hạm Haruna và các tàu khu trục Suzutsuki, Fuyutsuki và Maki. Lực lượng đặc nhiệm này bị tấn công lúc nữa đêm bởi các tàu ngầm Mỹ Sea Devil, Plaice và Redfish. Junyō trúng phải ba ngư lôi khiến 19 người thiệt mạng và nhiều ngăn bị ngập nước khiến chiếc tàu sân bay bị nghiêng 10°-12° về mạn phải, tuy nhiên chiếc tàu vẫn còn di chuyển được với một động cơ. Chiếc Maki cũng bị hư hại bởi một ngư lôi. Đến 04 giờ 00 lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản đi đến vùng nước nông khiến các tàu ngầm Mỹ không thể theo đuổi được nữa.Junyō được đưa vào ụ tàu Kure, nhưng công việc sửa chữa bị ngừng vào tháng 3 năm 1945. Việc thiếu hụt nguyên liệu, nhiên liệu và máy bay cho tàu sân bay khiến cho không cần có đến những chiếc tàu sân bay hạm đội. Junyō tiếp tục được neo đậu tại Sasebo cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó bị tháo dỡ vào năm 1947.
Chiếc chuông của tàu Junyō
Chiếc chuông của tàu Junyō được Hải quân Mỹ tìm thấy gần Saipan; nó bị rơi ra khỏi tàu do chấn động của một quả bom nổ. Chiếc chuông được Đô đốc Chester W. Nimitz trao tặng cho trường đại học Fordham vào năm 1944, "như một tưởng niệm cho những người trẻ yêu quý đã hy sinh trong Thế Chiến II" căn cứ theo lời tấm biển kèm theo. Nó được ban phép bởi Hồng y Spellman, Tổng giám mục New York, và được rung lên lần đầu tiên bởi Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman vào ngày 11 tháng 5 năm 1946, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm thành lập trường đại học này.
Hạng tàu: tàu sân bay lớp riêng
Đặt lườn: 19 tháng 7 năm 1920
Hạ thủy: 17 tháng 11 năm 1921
Hoạt động: 1 tháng 11 năm 1929
Bị mất: Thiệt hại bởi máy bay Mỹ trong trận chiến Midway ngày 4 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.
Xóa đăng bạ: 10 tháng 8 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 38.200 tấn (tiêu chuẩn) (sau khi tái cấu trúc)
Chiều dài: 247,6 m (812 ft 6 in) (tổng cộng)
Mạn thuyền: 32,5 m (106 ft 7 in)
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 in)
Lực đẩy: 4 turbin Brown-Curtis
8 nồi hơi Kanpon
4 trục, công suất 93,7 MW (127.400 mã lực)
Tốc độ: 52,8 km/h (28,5 knot)
Quân số: 1.708 (sau khi tái cấu trúc)
Vũ khí: 10 pháo 200 mm (8 inch) (10×1)
16 pháo 120 mm (4,7 inch)
22 pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 72(+18) chiếc:
18 chiếc Zeros, 27 chiếc Vals, 27 chiếc Kates (tháng 12 năm 1941)
Kaga (tiếng Nhật: 加賀, Gia Hạ, đặt tên theo tỉnh Kaga trước đây, ngày nay là tỉnh Ishikawa) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, ban đầu được dự định như là một thiết giáp hạm nhanh thuộc lớp Tosa. Nó tham gia vào trận tập kích Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941; và bị đánh chìm cùng với ba tàu sân bay lớn khác trong trận Midway vào ngày 4 tháng 6 năm 1942.[1]
Mô tả
Kaga được khởi đầu như là một chiếc thiết giáp hạm nhanh thuộc lớp Tosa, và được hạ thủy vào ngày 17 tháng 11 năm 1921 tại xưởng đóng tàu Kawasaki Heavy Industries ở Kobe. Vào ngày 5 tháng 2 năm 1922 cả hai chiếc thiết giáp hạm lớp Tosa bị hủy bỏ và được chỉ định cho tháo dỡ theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. Hiệp ước này cho phép chuyển đổi sườn của hai thiết giáp hạm hay tàu chiến-tuần dương có trọng lượng rẽ nước đến mức 33.000 tấn trở thành tàu sân bay. Ban đầu, hai chiếc tàu chiến-tuần dương chưa hoàn tất Amagi và Akagi được chọn, nhưng trận động đất Kantō (Quan Đông đại chấn tai) ngày 1 tháng 9 năm 1923 đã phá hủy sườn chiếc Amagi đến mức không thể sửa chữa. Do đó chiếc Kaga được chọn để tiếp tục hoàn tất như là một tàu sân bay.Việc chuyển đổi chiếc Kaga's được bắt đầu vào năm 1923 và kéo dài đến tận năm 1928. Sau khi hoàn tất, chiếc tàu sân bay có hai sàn chứa máy bay bay chính và một sàn chứa phụ thứ ba có khả năng chứa tổng cộng 60 máy bay. Các sàn chính chứa máy bay được mở ra trên hai sàn cất cánh chồng lên nhau về phía mũi tàu. Trên lý thuyết, điều này cho phép máy bay có thể cất cánh trực tiếp từ các sàn chứa, trong khi việc hạ cánh được thực hiện trên sàn đáp chính. Khói tàu được góp lại trong một cặp ống dẫn dọc và được xả ra hai bên đoạn dốc của sàn đáp. chiếc Kaga được trang bị mười khẩu pháo 200 mm (7,9 in) phối hợp các tháp súng đôi và ổ súng. Đai vỏ giáp và vỏ giáp sàn tàu bị giảm đáng kể. Nó không được trang bị máy phóng cho máy bay.[2]Sau khi hoàn tất, chiếc Kaga được cho chạy thử trong hai năm trước khi được đưa vào hoạt động. Trong phục vụ, việc sắp xếp nhiều sàn cất cánh và hạ cánh tỏ ra không thành công. Do đó vào năm 1934, chiếc Kaga được cấu trúc lớn lại lần thứ hai. Sàn đáp và các sàn chứa máy bay được kéo dài đến mũi, chiều dài của sàn đáp được tăng lên 247,6 m (812,5 ft) và có khả năng chứa 90 máy bay. Một thang nâng thứ ba phục vụ cho phần sàn chứa máy bay được kéo dài. Các nồi hơi và tua-bin mới nâng công suất từ 91.000 lên 127.400 mã lực. Sườn tàu được kéo dài thêm 10,4 m (34 ft) ở phần đuôi và ống dẫn khói dọc dài được thay thế bằng một duy khói duy nhất hướng xuống dưới bên mạn phải. Một đảo cấu trúc thượng tầng nhỏ bên mạn phải tàu cũng được trang bị.[2] Trọng lượng rẽ nước chuẩn được gia tăng gần 9.000 tấn, từ 29.600 lên 38.200 tấn.
Lịch sử hoạt động
Kaga quay lại hoạt động vào năm 1935. Vào những năm cuối của thập niên 1930, chiếc Kaga hỗ trợ các chiến dịch tại Trung Quốc, và tham gia vào sự kiện Thượng Hải xảy ra ngày 28 tháng 1 năm 1932 và trong những năm đầu cuả cuộc Chiến tranh Trung-Nhật.Vào lúc bắt đầu Thế Chiến II, Kaga dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Jisaku Okada. Nó cùng với chiếc tàu sân bay Akagi tạo nên Hạm đội Tàu sân bay 1 của Lực lượng Đặc nhiệm trong trận Trân Châu Cảng. Vào ngày 7 tháng 12 năm 1941 nó tung ra hai đợt không kích vào đảo Oahu. Trong đợt không kích thứ nhất, 26 chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N "Kate" đã nhắm vào những chiếc Arizona, Vestal, Tennessee, West Virginia, Oklahoma và Nevada, trong khi chín chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero" tấn công vào phi trường Hickam. Trong đợt không kích thứ hai, 23 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" đã nhắm vào những chiếc Nevada, Maryland, and West Virginia.Vào tháng 1 năm 1942, cùng với chiếc Akagi, Kaga đã hổ trợ cho trận tấn công Rabaul trong quần đảo Bismarck. Vào ngày 9 tháng 2 nó va phải dãy san hô ngầm tại Palau. Sau những sửa chữa tạm thời, nó tiếp tục đi đến biển Timor, và vào ngày 19 tháng 2 năm 1942 nó tung ra đợt không kích vào Darwin (Úc), đánh chìm chín tàu chiến bao gồm khu trục hạm USS Peary. Vào tháng 3 năm 1942, Kaga hỗ trợ cho cuộc xâm chiếm Java.Kaga không thể tham gia vào trận không kích Ấn Độ Dương vào tháng 4 năm 1942 do những hư hỏng phải chịu đựng vào tháng Hai. Nó buộc phải quay về Sasebo để sửa chữa.Vào tháng 5 năm 1942, Kaga bắt đầu khởi hành chuyến hải trình cuối cùng. Các phi đội máy bay của nó bao gồm 30 chiếc "Zero", 23 chiếc "Val" và 30 chiếc "Kate".[3] Vào ngày 4 tháng năm 1942 Kaga tung ra các đợt không kích vào đảo Midway, rồi bị các máy bay Mỹ đặt căn cứ trên đảo và trên các tàu sân bay tấn công. Vào lúc 10 giờ 22 phút, những chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Enterprise đánh trúng nó với ít nhất bốn quả bom 453,6 kg (1.000 lb), gây ra các vụ nổ và đám cháy trong số máy bay chất đầy bom và đổ đầy nhiên liệu trong sàn chứa máy bay. Thuyền trưởng Okada bị giết khi một quả bom đánh trúng cầu tàu. Đám cháy tỏ ra không thể kiểm soát được và lệnh bỏ tàu được đưa ra lúc vào khoảng 14 giờ.[4] Vào lúc 14 giờ 10 phút, chiếc tàu ngầm Mỹ Nautilus bắn trúng một ngư lôi vào chiếc Kaga, nhưng nó bị tịt ngòi và không phát nổ. Thủy thủ đoàn của chiếc Kaga được các khu trục hạm Hagikaze và Maikaze vớt lên, và cuối cùng lúc 19 giờ 25 phút nó bị đánh đắm bởi hai trái ngư lôi và chìm tại tọa độ 30°20′N 179°17′W.Vào năm 1999, công ty Nauticos tìm thấy những mảnh vụn được xác định là của chiếc Kaga.
Hạ thủy: 9 tháng 12 năm 1938
Hoạt động: 23 tháng 11 năm 1943
Bị mất: Bị tháo dỡ ngày 1 tháng 9 năm 1946
Ngừng hoạt động: 20 tháng 11 năm 1945
Xóa đăng bạ: 20 tháng 11 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 13.600 tấn (tiêu chuẩn);
16.483 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 166,6 m (546 ft 5 in)
Mạn thuyền: 21,9 m (71 ft 10 in)
Tầm nước: 8,0 m (26 ft 5 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước Kampon, 2 trục, công suất 52.100 mã lực
Tốc độ: 44 km/h (23,8 knot)
Quân số: 829
Vũ khí: 8 x pháo đa dụng 127 mm
24 x súng phòng không 25 mm
Vũ khí điện tử: radar Kiểu 21
Máy bay: 24
Kaiyō (tiếng Nhật: 海鷹; phiên âm Hán-Việt: hải ưng) là một tàu sân bay hộ tống của Hải quân Đế Quốc Nhật Bản hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Thiết kế và chế tạo
Chiếc tàu được hạ thủy vào ngày 9 tháng 12 năm 1938 như chiếc tàu chở hành khách Argentina Maru.[1] Sau khi bị thiệt hại các tàu sân bay hạm đội trong trận Midway, Hải quân Nhật có nhu cầu bổ sung gấp kiểu tàu chiến này, nên đã quyết định cải tạo Argentina Maru thành một tàu sân bay bắt đầu từ ngày 10 tháng 12 năm 1942.[1] Các động cơ diesel của nó được thay thế bằng các turbine kiểu tàu khu trục. Sau khi việc cải tạo hoàn tất vào ngày 23 tháng 11 năm 1943, con tàu được đặt lại tên là Kaiyō.[1]
Lịch sử hoạt động
Trong chiến tranh, Kaiyō được sử dụng chủ yếu như một tàu vận chuyển máy bay. Vào ngày 10 tháng 2 năm 1944, tàu ngầm Mỹ Permit thực hiện một cú tấn công ban đêm nhắm vào nó, nhưng những quả ngư lôi đã bị trượt. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1945, trong khi neo đậu tại Căn cứ hải quân Kure, Kaiyō bị máy bay Mỹ đánh trúng khiến nó bị ngập nước. Sang ngày 18 tháng 7 năm 1945, Kaiyō trúng phải một quả thủy lôi gây hư hại đáng kể. Vài ngày sau đó, 24 tháng 7 năm 1945, con tàu lại bị trúng bom, lần này là bởi máy bay Anh, một lần nữa lại bị ngập nước khiến thủy thủ đoàn phải cho nó mắc cạn để tránh bị chìm. Các cuộc không kích tiếp theo sau gây thêm nhiều thiệt hại cho nó. Sau chiến tranh Kaiyō được cho nổi trở lại và được cho tháo dỡ từ năm 1946 đến năm 1948.
Đặt hàng: 2 tháng 5 năm 1942
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Unryū
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Kawasaki Heavy Industries
Đặt lườn: 15 tháng 10 năm 1942
Hạ thủy: 15 tháng 10 năm 1943
Hoạt động: 10 tháng 8 năm 1944
Bị mất: Bị tháo dỡ ngày 22 tháng 12 năm 1946
Ngừng hoạt động: tháng 4 năm 1946
Xóa đăng bạ:
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 22.400 tấn (tiêu chuẩn)
22.800 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 227,4 m (746 ft)
Mạn thuyền: 27 m (88 ft 7 in)
Tầm nước: 7,8 m (25 ft 7 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
8 nồi hơi, 4 trục,
104.000 mã lực
Tốc độ: 59 km/h (32 knot)
Tầm xa: 18.000 km ở tốc độ 33 km/h
(9.700 hải lý ở tốc độ 18 knot)
Quân số: 1.595
Vũ khí: 6 × pháo 127 mm (5 inch)
51 súng phòng không 25 mm
Vỏ giáp:
Máy bay: 57(+8)
Katsuragi (tiếng Nhật: 葛城 ) là một tàu sân bay thuộc lớp Unryū của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó không tham gia hoạt động nào đáng kể, sống sót cho đến hết chiến tranh, và làm nhiệm vụ hồi hương binh sĩ Nhật trú đóng ở nước ngoài cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1946.
Thiết kế và chế tạo
Những nỗ lực chế tạo tàu sân bay sau cùng của Đế quốc Nhật Bản trong giai đoạn sau của Thế Chiến II là một nhóm tàu dựa trên một thiết kế, một cách tổng quát được cải tiến dựa trên chiếc Sōryū và mang những nét tương đồng với chiếc tàu này, nhưng từng chiếc riêng lẽ có những chi tiết khác biệt phản ảnh hoàn cảnh thay đổi do sự đối đầu tại Thái Bình Dương đi vào hồi kết thúc. Tàu sân bay Unryū được đặt hàng trong Chương trình 1941 và sẽ được tiếp với một con tàu em của nó, nhưng kế hoạch chế tạo chiếc sau bị hủy bỏ vào năm 1942, thay thế bằng một loạt bảy chiếc, rồi sẽ được tiếp nối bằng một loạt tám chiếc có thân tàu mở rộng hơn đôi chút. Chỉ có năm trong số bảy chiếc của loạt thứ nhất được đặt lườn, và hai trong số đó (ngoại trừ chiếc Unryū dẫn đầu) được hoàn tất.Để cho việc chế tạo được dễ dàng, chúng được trang bị động cơ của kiểu tàu tuần dương. Tuy nhiên, việc thiếu hụt linh kiện đã khiến cho Aso và Katsuragi chỉ được trang bị turbine của loại tàu khu trục, làn giảm bớt công suất động cơ hết 1/3 và tốc độ tối đa cũng bị giảm đi 3,5 km/h (2 knot). Động cơ và hầm đạn được bảo vệ bằng đai giáp dày 46 mm (1,8 inch) và 150 mm (5,9 inch) tương ứng, và bằng vỏ giáp sàn tàu dày 25 mm (1 inch) và 56 mm (2,2 inch). Thiết kế ống hút gió, đảo cấu trúc thượng tầng và vũ khí trang bị theo sát những gì đã được thử nghiệm thành công, cho dù không giống Sōryū có ba thang nâng, chúng chỉ có hai thang nâng máy bay. Lớp Unryū không có sàn đáp bọc thép, một phần được giải thích là trong thực tế chúng không được xem là tàu sân bay hạm đội thực sự; mà chỉ để tạo nên hạt nhân của các đội tấn công đoàn tàu vận chuyển vốn được bảo vệ bởi các tàu tuần dương hạng nặng; và không đảm trách gánh nặng hoạt động của hạm đội, phần việc mà các tàu sân bay hạm đội với sàn đáp bọc thép đảm trách. Tuy nhiên, kết cấu nhẹ của sàn đáp không cho phép hoạt động hiệu quả các kiểu máy bay tấn công hạng nặng B7A và B6N cần thiết để xâm nhập được mạng lưới phòng không của các tàu sân bay Mỹ, cho dù chúng được xem là những nền tảng thích hợp để tung ra các đợt tấn công cảm tử Kamikaze.
Lịch sử hoạt động
Katsuragi được đưa ra hoạt động quá trễ vào giai đoạn cuối của Thế Chiến II, khi Hải quân Nhật đã mất hầu hết máy bay và những phi công ưu tú. Nó được sử dụng để tung ra các đợt tấn công tự sát Kamikaze, cũng như chuyên chở kiểu bom bay Ohka đến các căn cứ tại Philippines. Trong các cuộc không kích của các tàu sân bay Đồng Minh xuống căn cứ hải quân Kure, căn cứ chủ lực của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, nó chỉ bị hư hại nhẹ.Katsuragi còn sống sót cho đến hết chiến tranh, và sau đó được sử dụng để chuyên chở binh sĩ Nhật hồi hương trong năm 1946; và cuối cùng nó bị tháo dỡ vào ngày 22 tháng 12 năm 1946.[1]
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Ryūhō[1]
Đặt lườn: 12 tháng 4 năm 1929
Hạ thủy: 16 tháng 11 năm 1933 như tàu tiếp liệu tàu ngầm Taigei
Hoạt động: 31 tháng 3 năm 1934
Xếp lại hạng: 30 tháng 11 năm 1942 như tàu sân bay hạng nhẹ Ryūhō
Bị mất: Bị hư hỏng nặng bởi máy bay Mỹ thuộc Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 ngày 19 tháng 3 năm 1945; không được sửa chữa
Xóa đăng bạ: 30 tháng 11 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 16.700 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 215,6 m (707 ft 4 in)
Mạn thuyền: 23 m (75 ft 4 in)
Tầm nước: 6,7 m (22 ft)
Lực đẩy: Turbine hơi nước
4 nồi hơi, 2 trục
52.000 mã lực
Tốc độ: 49 km/h (26,5 knot)
Tầm xa: 18.000 km ở tốc độ 33 km/h
(9.700 hải lý ở tốc độ 18 knot)
Quân số: 989
Vũ khí: 4 × pháo 127 mm (5 inch)
38 × pháo phòng không 25 mm, sau tăng lên 54 (1943), rồi 61 khẩu (1944)
6 x 13.2 mm (1943), sau tăng lên 21 khẩu (1944)
6 x dàn phóng rocket phòng không 28-nòng (1944).
Máy bay: 31
Ryūhō (tiếng Nhật: 龍鳳, Long Phụng) là một tàu chiến của Hải quân Đế quốc Nhật Bản vốn khởi sự hoạt động như là tàu tiếp liệu tàu ngầm Taigei, và được rút khỏi hoạt động vào tháng 12 năm 1941 để được cải biến thành một tàu sân bay hạng nhẹ. Trong quá trình cải tạo tại Xưởng hải quân Yokosuka, chiếc Ryūhō gây ra sự chú ý vì là chiếc tàu chiến duy nhất bị hư hại trong trận ném bom Doolittle vào ngày 18 tháng 4 năm 1942. Nó bị ném trúng một trái bom duy nhất 227 kg (500 lb) trước mũi cùng nhiều quả bom cháy nhỏ.
Lịch sử hoạt động
Vào ngày 30 tháng 11 năm 1942, công việc cải biến và sửa chữa được hoàn tất, và chiếc Ryūhō được phân về Hạm đội Đặc nhiệm 3 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Soma Nobishiro. Trong nhiệm vụ đầu tiên được giao vào ngày 11 tháng 12, nó được gửi đến căn cứ hải quân lớn tại Truk dưới sự hộ tống của tàu khu trục Tokitsukaze. Lực lượng không quân phối thuộc của nó thường bao gồm 15 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M và 16 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A, nhưng trong chuyến đi này nó chuyên chở 20 máy bay ném bom hạng nhẹ cùng các phi công và thành viên đội bay trong một nhiệm vụ vận chuyển.Lúc 9 giờ 10 phút sáng ngày 12 tháng 12 năm 1942, Ryūhō trúng phải một ngư lôi bên mạn phải bắn ra từ chiếc tàu ngầm Mỹ USS Drum. Nó buộc phải quay lại Yokosuka để sửa chữa. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1943 nó bắt đầu thực hiện một loạt các chuyến đi vận chuyển máy bay đến các đảo chiếm đóng tại Nam Thái Bình Dương mà không gặp sự cố gì. Ngày 11 tháng 6 năm 1943, Ryūhō cho lên tàu các phi đội của chiếc tàu sân bay Hiyō, vốn bị hư hại bởi một tàu ngầm Mỹ. Khi chiếc Hiyō hoàn tất việc sửa chữa vào tháng 8 năm 1943, các máy bay và đội bay này quay trở lại tàu sân bay của họ.Vào tháng 10, Ryūhō thực hiện thêm một chuyến đi vận chuyển máy bay đến Singapore, rồi quay về Kure vào ngày 5 tháng 11 năm 1943. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1943, nó khởi hành cùng với chiếc Hiyō và các tàu hộ tống trong một chuyến đi tuần tra và huấn luyện kéo dài đến Manila, rồi đến Singapore, sau đó lần lượt đến Tarakan, Palau, Truk, Saipan, và cuối cùng quay trở về Kure vào ngày 2 tháng 1 năm 1944.Sau hai chuyến đi vận chuyển và huấn luyện khác giữa Nhật Bản và quần đảo Marianas một cách bình an, Ryūhō được gửi đến Tawi Tawi vào tháng 5 năm 1944 để gia nhập Hạm đội Liên Hợp. Tại đây, nó khởi hành cùng Hạm đội Liên Hợp tham gia trận chiến Biển Phillipines. Vào ngày 19 tháng 6, nó tung ra một đợt không kích nhắm vào Lực lượng Đặc nhiệm 58, nhưng không đánh trúng được cú nào; gần như tất cả các máy bay của Ryūhō đều bị bắn rơi bởi một số đông máy bay tiêm kích F6F Hellcat Mỹ và các khẩu pháo phòng không của Hạm Đội Mỹ. Lúc 18 giờ 10 phút ngày 20 tháng 6, như là một phần của "Lực lượng B" (cùng với Hiyō, Junyō, Nagato, Mogami và tám tàu khu trục), Ryūhō bị tấn công bởi bốn máy bay ném bom-ngư lôi TBF Avenger từ tàu sân bay USS Enterprise, trang bị bom 227 kg (500 lb). Nó chỉ bị hư hại nhẹ bởi những trái bom ném gần trúng đích.Sau đó Ryūhō còn tham gia nhiều chuyến đi tuần tra và huấn luyện khác gần Nhật Bản. Vào ngày 25 tháng 10 năm 1944, cùng với chiếc Kaiyō, Ryūhō khởi hành từ Sasebo trong một chuyến đi vận chuyển máy bay khác đến Keelung, Đài Loan. Chúng được hộ tống bởi các tàu khu trục Momi, Ume và Momo. Chúng quay về Kure vào ngày 2 tháng 11. Trong một giai đoạn ngắn từ ngày 7 tháng 11 đến ngày 15 tháng 11, Ryūhō treo cờ hiệu của Tư lệnh Hạm Đội Lưu Động, Đô đốc Ozawa.Vào ngày 31 tháng 12 năm 1944, Ryūhō khởi hành đi Đài Loan cùng một lô 58 chiếc máy bay kamikaze (tấn công cảm tử) Ohka. Đi cùng với nó là chín chiếc tàu chở dầu rỗng đi về hướng Singapore, cùng các tàu khu trục Hamakaze, Isokaze, Yukikaze, Shigure và Hatakaze.Sau khi đến được Đài Loan và bốc dỡ số máy bay chuyên chở, Ryūhō trở thành một trong những mục tiêu được nhắm đến của các đợt không kích lớn từ các tàu sân bay Mỹ thực hiện trên đảo này. Mười hai chiếc TBF Avenger đã tấn công nó nhưng không có quả bom nào trúng đích, trong khi các xạ thủ phòng không của chiếc Ryūhō đã bắn rơi được một chiếc. Ryūhō khởi hành quay về Nhật Bản ngày 12 tháng 1 năm 1945 dưới sự hộ tống của chiếc Isokaze; và về đến Kure ngày 18 tháng 1, Ryūhō một lần nữa được ghi nhận là chiếc tàu sân bay Nhật Bản cuối cùng mạo hiểm đi ra khỏi vùng biển Nhật Bản trong Thế Chiến II.Ryūhō bị máy bay của Lực lượng Đặc nhiệm 58 tấn công vào ngày 19 tháng 3 gần Kure, bị đánh trúng ba quả bom 227 kg (500 lb) và hai rocket 140 mm (5,5 inch). Thiệt hại thật nặng nề: sàn đáp ở phần giữa hai thang nâng bị cong lên, nồi hơi số 1 bị thủng bởi một mảnh bom, đuôi tàu bị ngập 2 m (6 ft) dưới nước, và một đám cháy dữ dội bộc phát. Hai mươi thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng cùng 30 người khác bị thương. Khi quay trở về Kure vào ngày 1 tháng 4, Ryūhō được xem như hoàn toàn vô dụng. Nó được xóa khỏi đăng bạ Hải quân vào ngày 30 tháng 1 và bị tháo dỡ vào năm 1946.
Đặt hàng: 1920
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay hạng nhẹ Ryūjō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Yokohama
Đặt lườn: 26 tháng 11 năm 1929
Hạ thủy: 2 tháng 4 năm 1931
Hoạt động: 9 tháng 5 năm 1933
Bị mất: Bị đánh đắm bởi không kích trong trận chiến Đông Solomons ngày 24 tháng 8 năm 1942
Xóa đăng bạ: 10 tháng 11 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 8.000 tấn (ban đầu);
? tấn (sau khi tái cấu trúc)
Chiều dài: 167 m (547 ft 11 in)
Mạn thuyền: 20,32 m (66 ft 8 in)
Tầm nước: 5,56 m (18 ft 3 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước,
6 nồi hơi, 2 trục,
65.000 mã lực (48,5 MW)
Tốc độ: 54 km/h (29 knot)
Tầm xa: 19.000 km ở tốc độ 26 km/h
(10.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Quân số: 924
Vũ khí: 8 × pháo 127 mm (5 in)
4 × pháo phòng không 25 mm
24 × súng máy 13 mm
Máy bay: 38
Ryūjō (tiếng Nhật: 龍驤; phiên âm Hán-Việt: Long tương, rồng phi lên) là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng hoạt động trong Thế Chiến II và bị máy bay Mỹ đánh đắm trong trận chiến Đông Solomons năm 1942.
Cấu tạo
Nó được đặt lườn bởi hãng Mitsubishi tại Yokohama vào năm 1929, được hạ thủy vào năm 1931 và được đưa vào hoạt động vào năm 1933. Thiết kế nhỏ, với lượng rẽ nước khi hạ thủy chỉ có 8.000 tấn, khiến cho nó khó có thể hoạt động an toàn khi biển động. Vào cuối những năm 1930 nó được cải biến rộng rãi nhằm cải thiện khả năng đi biển và gia tăng số lượng máy bay chứa được, và đến năm 1940 phần boong ở mũi tàu được nâng thêm một sàn tàu giúp nó chịu được sóng lớn tốt hơn. Dù vậy, nó từng được sử dụng trong các hoạt động trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật.
Lịch sử hoạt động
Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1937, Ryūjō hỗ trợ các chiến dịch trên bộ của Lục quân Nhật tại Trung Quốc như là kỳ hạm của Đội Tàu sân bay 1. Lực lượng không quân phối thuộc bao gồm 12 chiếc máy bay tiêm kích Nakajima A4N và 15 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D1A.[1] Với hiệu quả kém cỏi mà nó thể hiện tại đây, Ryūjō sau đó được tái cấu trúc lại một cách rộng rãi.Khi Thế Chiến II bùng nổ, Ryūjō dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Kato Tadao và là kỳ hạm của Đội Tàu sân bay 4. Sự hiện diện của những tàu sân bay hạm đội lớn khiến cho nó chỉ được giao cho những nhiệm vụ thứ yếu. Việc tái cấu trúc lại nó tỏ ra thành công, và khả năng thể hiện của nó ngoài biển khơi cũng như của lực lượng không quân phối thuộc được xem là thỏa đáng.Vào tháng 12 năm 1941, Ryūjō hỗ trợ cuộc chiếm đóng Philippines, cung cấp việc yểm trợ trên không cho việc đổ bộ lên Davao vào ngày 20 và lên Jolo vào ngày 25 tháng 12. Lực lượng không quân phối thuộc bao gồm 22 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero" và 16 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val". Vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cuộc tấn công Malaya, và vào tháng 2 năm 1942 nó tấn công lực lượng Anh-Úc-Hà Lan-Mỹ trong khu vực Java. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1942 nó tham gia vào trận chiến biển Java, giúp đánh chìm tàu khu trục Mỹ USS Pope. Trong tháng 3 nó hoạt động tại khu vực quần đảo Andaman và bờ biển Miến Điện.Vào đầu tháng 4 năm 1942, như là một phần của cuộc không kích Ấn Độ Dương, Ryūjō tấn công các tàu bè trong vịnh Bengal. Cùng với các tàu tuần dương Chōkai, Kumano, Suzuya, Mogami, Mikuma, Yura, và bốn tàu khu trục, nó đánh chìm 23 tàu buôn. Vào ngày 6 tháng 4 nó tung ra các cuộc không kích nhắm vào Cocanada và Vizagapatam tại Ấn Độ.Vào tháng 6 năm 1942, Ryūjō là một phần của Lực lượng phía Bắc tham gia tấn công quần đảo Aleut. Máy bay của Ryūjō đã tấn công vào cảng Dutch thuộc đảo Unalaska vào ngày 3 và 4 tháng 6 năm 1942. Trong chiến dịch này, một trong những chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M Zero của Ryūjō do Tadahito Koga điều khiển đã bị rơi trên đảo Akutan. Koga thiệt mạng do gảy cổ, nhưng chiếc máy bay hầu như còn nguyên vẹn. Đây là chiếc Zero đầu tiên rơi vào tay tình báo quân sự Hoa Kỳ.Sau khi Hải quân Nhật bị mất bốn tàu sân bay hạm đội trong trận Midway, Ryūjō trở nên có vai trò quan trọng hơn nhiều.Vào tháng 8 năm 1942 nó được tái bố trí đến Đội tàu sân bay 2, và cùng với các tàu sân bay Shōkaku và Zuikaku, nó được phái đến quần đảo Solomon. Vai trò của Ryūjō trong chiến dịch này là hỗ trợ một đoàn tàu vận tải đến tăng cường và tiếp liệu cho lực lượng Nhật Bản trên đảo Guadalcanal, và tấn công căn cứ không quân Henderson của Đồng Minh, trong khi các tàu sân bay hạm đội hoạt động chống lại các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Các hoạt động này đã dẫn đến trận chiến Đông Solomons.Vào ngày 24 tháng 8 năm 1942, được hộ tống bởi tàu tuần dương Tone và các tàu khu trục Amatsukaze và Tokitsukaze, Ryūjō tung ra hai đợt không kích nhắm vào Guadalcanal từ một địa điểm cách Tulagi 161 km (100 dặm) về phía Bắc. Vào lúc 13 giờ 57 phút nó bị máy bay ném bom bổ nhào và máy bay ném ngư lôi từ tàu sân bay USS Saratoga tấn công, và bị đánh trúng nhiều quả bom (các nguồn khác nhau không thống nhất về số lượng) và một ngư lôi. Cú ngư lôi đánh trúng khiến ngập nước phòng máy bên mạn phải và chiếc Ryūjō bắt đầu bị nghiêng. Lúc 15 giờ 15 phút lệnh bỏ tàu được phát ra. Lúc 18 giờ 00 nó bị lật và chìm, với 120 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Những người sống sót, kể cả thuyền trưởng Kato, được các tàu hộ tống cứu vớt.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Shinano
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân Yokosuka
Đặt lườn: 4 tháng 5 năm 1940 như một thiết giáp hạm
Hạ thủy: 5 tháng 10 năm 1944
Hoạt động: 19 tháng 11 năm 1944
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 29 tháng 11 năm 1944 bởi tàu ngầm Mỹ Archer-Fish
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 68.059 tấn (tiêu chuẩn);
71.890 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 266,1 m (872 ft 11 in)
Mạn thuyền: 36,9 m (121 ft) (mớn nước)
40 m (131 ft 3 in) (sàn đáp)
Tầm nước: 10,8 m (35 ft 5 in)
Lực đẩy: 12 nồi hơi Kanpon đốt bằng dầu
4 trục
153.000 mã lực (114 MW)
Tốc độ: 51 km/h (27 knot)
Tầm xa: 18.400 km ở tốc độ 50 km/h
(10.000 hải lý ở tốc độ 27 knot)
Quân số: 2.515
Vũ khí: 16 x pháo 127 mm (5 inch)/40-caliber
12 x pháo 120 mm (4,7 inch)/45-caliber
145 x pháo phòng không 25 mm/60-caliber
12 x ống phóng rocket phòng không 28 nòng 127 mm (5 inch)
Vỏ giáp: đai giáp 127 mm (5 inch)
sàn tàu 100 mm (4 inch)
sàn đáp 79 mm (3,1 inch)
Máy bay: 47 (có khả năng chứa 120 máy bay)
Shinano (tiếng Nhật:信濃) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Tên nó được đặt theo tỉnh Shinano, một tỉnh cũ của Nhật Bản. Ban đầu nó được chế tạo như là chiếc siêu thiết giáp hạm thứ ba trong tổng số năm chiếc thuộc lớp Yamato được lên kế hoạch.
Thiết kế và chế tạo
Lườn chiếc Shinano được đặt vào tháng 6 năm 1940 tại Xưởng Hải quân Yokosuka, nhưng việc chế tạo nó bị ngưng lại vào mùa Hè năm 1941 để tập trung nhân lực và nguồn lực cho cuộc chiến đang đến gần. Sau các tổn thất đầy thảm họa trong trận Midway, người ta quyết định cải biến chiếc Shinano thành một tàu sân bay.Việc cải biến chiếc Shinano chủ yếu dựa vào vỏ giáp rất nặng. Ví dụ, sàn đáp được thiết kế với 17.700 tấn thép, đủ để chịu đựng bom 450 kg (1.000 lb). Với một lượng rẽ nước đầy tải lên đến gần 72.000 tấn, nó là chiếc tàu sân bay lớn nhất từng được chế tạo cho đến khi đưa vào sử dụng chiếc siêu hàng không mẫu hạm USS Enterprise vào năm 1961.[1] Shinano được thiết kế như là một tàu sân bay hỗ trợ, sử dụng các xưởng cơ khí rộng rãi và trữ lượng nhiên liệu dồi dào của nó phục vụ hoạt động của máy bay trên những tàu sân bay khác. Nó có riêng một lực lượng không quân nhỏ, nhưng chứa dưới hầm một số lượng lớn máy bay nhằm thay thế cho những chiếc bị tổn thất trên các tàu sân bay kia.Sự hiện hữu của con tàu sân bay mới được giữ bí mật cao. Một bức rào cao được dựng lên ở ba mặt của ụ tàu nơi nó được chế tạo, và những người tham gia công việc cải biến con tàu bị giới hạn bên trong xưởng. Các hình phạt nghiêm khắc, kể cả xử tử hình, được dành cho người nào hé môi một lời về chiếc tàu sân bay mới của Hải quân Nhật. Do vậy, Shinano là chiếc tàu chiến chủ lực duy nhất được chế tạo trong thế kỷ 20 chưa bao giờ được chính thức chụp ảnh trong quá trình chế tạo.[1]Trong các điều kiện như vậy, Shinano được hạ thủy vào ngày 5 tháng 10 năm 1944 và được chính thức đặt tên vào ngày 8 tháng 10. Nó rời xưởng đóng tàu để chạy thử máy vào ngày 11 tháng 11 năm 1944, và được đưa vào hoạt động vào ngày 19 tháng 11.
Lịch sử hoạt động
Vào ngày 28 tháng 11, Shinano khởi hành đi Kure để được trang bị bổ sung, và được hộ tống bởi ba tàu khu trục. Thuyền trưởng Toshio Abe chỉ huy một thủy thủ đoàn gồm 2.176 sĩ quan và thủy thủ. Thêm vào đó còn có 300 công nhân xưởng tàu và 40 nhân viên dân sự. Abe có khuynh hướng chọn cách di chuyển vào ban đêm sau khi ông biết được rằng không có được sự bảo vệ từ trên không vào ban ngày; trong khi chỉ huy các tàu khu trục yêu cầu được di chuyển vào ban ngày, nại lý do về sự mệt mỏi của thủy thủ đoàn (họ vừa mới tham dự trận Hải chiến vịnh Leyte) và nhu cầu phải có các sửa chữa cấp thiết. Tuy nhiên, Abe cảm thấy rằng việc vượt qua vào ban ngày mà không được yểm trợ trên không là một sự mời gọi đến thảm họa.Giới chỉ huy quân sự Nhật Bản đã đặt nhiều kỳ vọng vào chiếc Shinano, hy vọng rằng nó có thể làm đổi chiều cuộc xung đột mà phía Nhật Bản hiện đang thất bại rõ ràng. Trong thực tế, họ đã đặt tầm quan trọng của nó nhiều đến mức Abe được hứa hẹn sẽ được thăng chức lên Chuẩn Đ đốc khi ông đưa con tàu đến được Kure. Tuy nhiên, vào lúc nó khởi hành cho chuyến đi đầu tiên trên biển, đa số các khoang của nó đều chưa được thử độ kín nước. Tất cả thủy thủ đoàn ngoại trừ khoảng 700 người chưa từng trãi qua chiến đấu thực tế, và chưa được huấn luyện đầy đủ các kỹ thuật kiểm soát hư hỏng. Thêm nữa, bốn trong tổng số 12 nồi hơi của nó không thể hoạt động vì không có linh kiện phụ tùng. Abe thực ra đã đề nghị hoãn thời hạn của chuyến đi vì những lý do trên, nhưng đều bị đa số trong bộ chỉ huy bác bỏ, hầu hết đều do mối lo ngại sẽ có các cuộc ném bom Mỹ sắp đến lên các đảo chính quốc Nhật Bản. Ngay khi chỉ có tám nồi hơi hoạt động, Abe vẫn có thể đưa Shinano đạt đến tốc độ 20 knot (36 km/h), nhanh hơn các tàu ngầm Mỹ vẫn thường lãng vãng ngoài khơi vùng biển phía năm đảo Honshū.[1]Shinano chỉ đi ra biển được vài giờ khi nó bị chiếc USS Archer-Fish, một tàu ngầm thuộc lớp Balao dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Joseph F. Enright, phát hiện. Cho dù Abe có thể sử dụng hoả lực vượt trội hơn rất nhiều, ông nghĩ rằng Archer-Fish là soái hạm của một tốp tàu ngầm. Theo cách nhìn của Abe, Archer-Fish là một con mồi nhữ ra xa một hoặc nhiều chiếc tàu khu trục đang bảo vệ, mở rộng đường cho số còn lại trong tốp nhắm vào Shinano. Trong thực tế, ông đã ra lệnh cho một trong những tàu khu trục hộ tống quay lại khi ông thấy nó đang đuổi theo Archer-Fish, và do đó mất đi cơ hội tốt nhất để đánh chìm nó. Mọi hành động của Abe đều mang bản chất thận trọng và tự vệ, vì mục đích chính của ông là đưa chiếc Shinano đến Kure an toàn. Tâm trạng của Abe càng trở nên phòng thủ sau khi ông được biết vòng bi của một trong các trục chính bị quá nóng khiến phải giảm tốc độ tối đa xuống còn 18 knot (33 km/h), một tốc độ gần bằng đa số các tàu ngầm Mỹ. Trong sự hấp tấp tìm cách tránh tốp tàu ngầm giả định, sự di chuyển ngoằn ngoèo đã khiến cho Shinano lọt vào đúng hướng ngắm của chiếc Archer-Fish vài giờ sau đó.[1]Lúc 03 giờ 17 phút, Archer-Fish bắn ra sáu quả ngư lôi. Bốn quả chạy nông gần mặt nước đã đánh trúng chiếc Shinano khoảng giữa đai giáp chống ngư lôi và mực nước. Cho dù thoạt tiên con tàu vẫn tiếp tục di chuyển theo hành trình, nó bị mất động năng vào khoảng 06 giờ 00. Thủy thủ đoàn đã không thể ngăn chặn được sự ngập nước trong các khoang tàu, và Shinano chìm vào lúc 11 giờ 00 ở tọa độ 32°0′N 137°0′E. Có khoảng 1.400 trong tổng số 2.500 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Trong số người tử trận có cả thuyền trưởng Abe và cả hai viên hoa tiêu của ông, cùng chìm xuống đáy biển theo con tàu.Tình báo Hải quân Mỹ chưa từng biết đến sự hiện hữu của chiếc Shinano khi nó rời cảng, nhưng đã từng dự đoán rằng có một chiếc thiết giáp hạm thứ ba thuộc lớp Yamato. Archer-Fish ban đầu được ghi công đã đánh chìm được một tàu sân bay tải trọng 28.000 tấn. Mãi đến sau khi chiến tranh kết thúc, người Mỹ mới khám phá ra rằng Archer-Fish đã hạ được một con "thủy quái" 72.000 tấn.Các phân tích sau chiến tranh của phái đoàn Kỹ thuật Hải quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản cho thấy Shinano có những sai sót thiết kế nghiêm trọng. Đặc biệt nhất là mối liên kết giữa lớp vỏ giáp chống đạn pháo trên thân và đai giáp chống ngư lôi của phần thân dưới mặt nước được thiết kế rất kém; tất cả các quả ngư lôi bắn ra từ chiếc Archer-Fish đều phát nổ dọc theo chỗ nối này. Thêm vào đó, lực nổ của các quả ngư lôi làm đánh bật các thanh dầm hình chữ H trong một buồng nồi hơi, khiến nó đâm thủng một lổ lớn giữa hai buồng nồi hơi.[2] Ngoài ra, thiếu sót trong việc thử nghiệm độ kín nước cũng đóng một vai trò. Những người sống sót cho biết họ trông thấy con tán giữa các mối nối bị bật ra khiến nước tràn qua.[1]Cho đến tận ngày nay, Shinano là chiếc tàu lớn nhất từng bị một tàu ngầm đánh chìm.
Sở hữu: 1942 (nguyên là tàu biển chở hành khách Đức SS Scharnhorst)
Lớp tàu:
Hoạt động: 15 tháng 11 năm 1943
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 17 tháng 11 năm 1944
Xóa đăng bạ:
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.500 tấn (tiêu chuẩn);
20.586 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 189,2 m (621 ft 3 in)
Mạn thuyền: 25,6 m (84 ft 0 in)
Tầm nước: 8,2 m (26 ft 10 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước AEG
2 trục,
26.000 mã lực
Tốc độ: 40,7 km/h (22 knot)
Quân số: 942
Vũ khí: 8 x pháo 127 mm DP "Kiểu 89"
30 x (sau tăng lên 50) súng phòng không 25 mm
Vỏ giáp:
Máy bay: 33
Shinyo (tiếng Nhật: 神鷹; phiên âm Hán-Việt: Thần ưng) là một tàu sân bay hộ tống được Hải quân Đế quốc Nhật Bản đưa ra hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó nguyên là chiếc tàu biển chở hành khách Scharnhorst của Đức, bị mắc kẹt lại cảng Kure sau khi Thế Chiến II nổ ra tại Châu Âu loại trừ mọi khả năng quay trở về Đức. Hải quân Nhật đã mua lại chiếc Scharnhorst, cải biến nó thành một tàu sân bay, và đặt tên là Shinyo.
Cải biến
Chiếc tàu ban đầu được dự định hoạt động như một tàu chở quân lính, nhưng sau thất bại của Nhật Bản trong trận Midway, được cải tạo thành một tàu sân bay hộ tống.[1] Công việc cải biến Sharnhorst được bắt đầu từ tháng 9 năm 1942. Thép tấm tháo ra từ lườn chiếc thiết giáp hạm thứ tư thuộc lớp Yamato đang đóng dang dỡ và bị hủy bỏ được sử dụng cho quá trình cải biến. Thiết kế của Scharnhorst cũng tương tự như những chiếc tàu biển chở hành khách Nhật Bản thuộc lớp Nitta Maru, vốn cũng được cải biến thành lớp tàu sân bay hộ tống Taiyō, nên việc cải tạo nó cũng đi theo trình tự tương đương. Những khác biệt chính là Shinyo giữ lại động cơ nguyên thủy, và được bổ sung thêm các chỗ lồi bên ngoài để tăng cường độ ổn định. Shinyo được trang bị hai thang nâng máy bay và một sàn chứa máy bay, cho phép nó hoạt động với 27 máy bay cùng 6 khung máy bay dự trữ.
Vũ khí
Shinyo được trang bị bốn tháp pháo nòng đôi 127 mm "Kiểu 89" và mười tháp súng ba nòng phòng không 25 mm tổng cộng là 30 khẩu, con số này được tăng lên đến 50 khẩu sau một đợt nâng cấp vào tháng 7 năm 1944. [2]
Lịch sử hoạt động
Shinyo được đưa vào hoạt động tháng 12 năm 1943, và bắt đầu từ tháng 7 năm 1944, nó bắt đầu hộ tống các đoàn tàu vận tải. Trong một chuyến đi hộ tống hướng đến Singapore vào tháng 11 năm 1944, Shinyo bị tàu ngầm Mỹ Spadefish tấn công và đánh chìm. Hầm chứa nhiên liệu của Shinyo vốn chỉ có vỏ giáp yếu kém bị nổ tung, phát sinh một đám cháy dữ dội phá hủy con tàu và giết chết hầu hết thủy thủ đoàn.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Shōhō
Đặt lườn: 3 tháng 12 năm 1934
Hạ thủy: 1 tháng 6 năm 1935
Hoạt động: 30 tháng 11 năm 1941
Bị mất: Bị đánh đắm do không kích ngày 7 tháng 5 năm 1942
Xóa đăng bạ: 20 tháng 5 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 11.262 tấn (tiêu chuẩn);
14.200 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 205,5 m (674 ft 2,5 in)
Mạn thuyền: 18,2 m (59 ft 8,5 in)
Tầm nước: 6,6 m (21 ft 8 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước, 2 trục,
52.000 mã lực (38,8 MW)
Tốc độ: 52,2 km/h (28,2 knot)
Tầm xa: 14.400 km ở tốc độ 22 km/h
(7.800 nm ở tốc độ 12 knot)
Quân số: 785
Vũ khí: 8 × pháo 127 mm (5 in)
8 × pháo phòng không 25 mm
12 × súng máy 13,2 mm
Máy bay: 30
Shōhō (tiếng Nhật: 祥鳳, phiên âm Hán-Việt: Triển Phụng, nghĩa là "Phượng hoàng may mắn") là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, tên của nó cũng được đặt cho lớp tàu này. Nó và chiếc tàu chị em Zuihō được đặt lườn vào năm 1934 với một thiết kế linh hoạt vốn có thể hoàn tất như một tàu chở dầu, tàu tiếp liệu tàu ngầm hay một tàu sân bay tùy theo nhu cầu. Shōhō được hạ thủy vào năm 1935 như tàu tiếp liệu tàu ngầm Tsurugisaki.[1] Nó bắt đầu được cải biến thành một tàu sân bay vào năm 1940 và nó được đổi tên thành Shōhō vào ngày 26 tháng 1 năm 1942.Trong Thế Chiến II, nó gia nhập Hải đội Tàu sân bay 4 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng Izawa Ishinosuke vào ngày 30 tháng 11 năm 1941. Lực lượng không quân của nó bao gồm 16 máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero" và 14 máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val".Vào tháng 4 năm 1942, nó tham gia Chiến dịch MO nhằm chiếm đóng cảng Moresby thuộc New Guinea, ra khơi cùng các tàu tuần dương Aoba, Kinugasa, Furutaka và Kako thuộc Hải đội Tàu tuần dương 6 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Aritomo Gotō.Sau khi yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên Tulagi vào ngày 3 tháng 5 năm 1942 nó đi vào vùng biển Coral. Trong trận chiến biển Coral ngày 7 tháng 5 năm 1942 nó bị tấn công lúc 07 giờ 55 phút bởi một lực lượng áp đảo gồm 53 máy bay ném bom tuần tiểu, 22 máy bay ném ngư lôi và 15 máy bay tiêm kích từ các tàu sân bay USS Lexington và USS Yorktown, lực lượng mà mục tiêu dự định của chúng là các tàu sân bay hạm đội chủ lực của Nhật. Trúng phải bảy ngư lôi và 13 quả bom, nó ngã gục nhanh chóng và bị chìm lúc 08 giờ 35 phút với tổn thất 631 người. Thuyền trưởng Izawa cùng 202 người khác được vớt lên bởi chiếc tàu khu trục Sazanami.Shōhō trở thành chiếc tàu sân bay Nhật Bản đầu tiên bị đánh chìm tại Mặt trận Thái Bình Dương.
Lớp tàu: lớp tàu sân bay Shōkaku
Xưởng đóng tàu: Yokosuka
Đặt lườn: 12 tháng 12 năm 1937
Hạ thủy: 1 tháng 6 năm 1939
Hoạt động: 8 tháng 8 năm 1941
Bị mất: Bị tàu ngầm Mỹ Cavalla đánh chìm trong trận chiến biển Philippines ngày 19 tháng 6 năm 1944.
Xóa đăng bạ: 31 tháng 8 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 25.675 tấn (tiêu chuẩn)
32.105 tấn (chất đầy tải)
Chiều dài: 257,5 m (845 ft)
Mạn thuyền: 26 m (85 ft)
Tầm nước: 8,8 m (29 ft)
Lực đẩy: Turbine hơi nước Kanpon, 4 trục,
công suất 160.000 mã lực (119 MW)
Tốc độ: 34,2 knot (63,3 km/h)
Tầm xa: 9.700 hải lý ở tốc độ 18 knot (18.000 km ở tốc độ 33 km/h)
Quân số: 1,660
Vũ khí: 16 × pháo Kiểu 98 127 mm (5 in)
70 × pháo phòng không Kiểu 96 25 mm
Máy bay: 72(+12)
18 chiếc Zero, 27 chiếc Val, 27 chiếc Kate (tháng 12 năm 1941)
Shōkaku (tiếng Nhật: 翔鶴; phiên âm Hán-Việt: Tường hạc, nghĩa là Chim hạc bay liệng) là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và tên của nó được đặt cho lớp tàu này. Cùng với chiếc tàu chị em Zuikaku, nó trở nên nổi tiếng vì đã tham gia nhiều cuộc đụng độ chính yếu của Thế Chiến II tại mặt trận Thái Bình Dương, bao gồm trận Trân Châu Cảng và trận biển Coral.[1]
Mô tả
Shōkaku được đặt lườn tại Xưởng tàu Yokosuka vào ngày 12 tháng 12 năm 1937, được hạ thủy vào ngày 1 tháng 6 năm 1939, và được đưa vào hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 1941. Lớp tàu sân bay Shōkaku là một phần của chương trình xây dựng hạm đội vốn bao gồm cả lớp thiết giáp hạm Yamato. Với một thiết kế hiện đại hiệu quả, khối lượng rẽ nước vào khoảng 30.000 tấn, và tốc độ tối đa 34 knot (63 km/h), Shōkaku có khả năng mang 70 đến 80 máy bay. Khả năng bảo vệ của nó được nâng cao so với những tàu sân bay Đồng Minh đương thời cho phép Shōkaku chịu đựng được những thiệt hại đáng kể trong chiến đấu trong các trận chiến biển Coral Sea và Santa Cruz, cho dù nó chấm dứt hoạt động do trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm.Chiếc Shōkaku cùng với chiếc tàu sân bay chị em của nó là chiếc Zuikaku tạo nên Hạm đội tàu sân bay 5 Nhật Bản, sở hữu những chiếc máy bay của nó chỉ không lâu trước trận tấn công Trân Châu Cảng và chỉ sẵn sàng đúng vào dịp đó. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 15 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M, 27 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A, và 27 chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N.
Lịch sử hoạt động
.Cùng chiếc Zuikaku, chiếc Shōkaku gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm (Kido Butai) tấn công Trân Châu Cảng và tham gia vào một loạt các cuộc tấn công hải quân ban đầu của Nhật Bản, kể cả cuộc tấn công Rabaul vào tháng 1 năm 1942, và trận chiến biển Coral vào tháng 5.Trong cuộc không kích Ấn Độ Dương vào tháng 3 năm 1942, nó tham gia cùng các tàu sân bay Akagi, Zuikaku, Sōryū và Hiryū trong việc bắn phá Colombo. Tại đây Đô đốc Chuichi Nagumo đã thành công trong việc tiêu diệt rộng rãi các cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ đó đã được hoàn thành, khi lực lượng đặc nhiệm đã phát hiện và đánh chìm chiếc tàu sân bay Anh Hermes cùng hai tàu tuần dương (Cornwall và Dorsetshire), trước khi di chuyển đến vùng biển Coral (biển San Hô). Tại đây nó giúp đánh chìm chiếc tàu sân bay USS Lexington, nhưng đổi lại bản thân nó bị chiếc USS Yorktown tấn công gây hư hỏng nặng.[1]Sau khi được sửa chữa, Shōkaku cùng với tàu sân bay chị em Zuikaku tham gia vào hai trận chiến khác trong năm 1942: trận chiến Đông Solomons, khi chúng gây hư hại cho chiếc tàu sân bay USS Enterprise, và trong trận chiến quần đảo Santa Cruz, khi chúng đánh chìm chiếc USS Hornet nhưng chiếc Shōkaku lại một lần nữa bị hư hại nặng bởi những chiếc máy bay ném bom bổ nhào.Trong năm 1943 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Matsubara Hiroshi, nó quay trở lại vai trò một trong những tàu sân bay hạm đội quan trọng nhất của Hải quân Nhật. Nó được giao nhiệm vụ phản công tại quần đảo Aleutian, nhưng chiến dịch bị hủy bỏ sau chiến thắng của Đồng Minh tại Attu. Trong khoảng thời gian còn lại của năm 1943 nó đặt căn cứ tại Truk.Vào năm 1944 nó đặt căn cứ tại Lingga gần Singapore. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1944 nó khởi hành cùng với Hạm đội Cơ động trong Chiến dịch A-Go, một cuộc phản công chống lại các lực lượng Đồng Minh tại quần đảo Mariana. Trong Trận chiến biển Philippines vào ngày 19 tháng 6 năm 1944 lúc 11 giờ 23 phút, nó trúng phải ba (có thể là bốn) ngư lôi bắn ra từ tàu ngầm Mỹ Cavalla do Trung tá Herman J. Kossler chỉ huy. Vì chiếc Shōkaku đang trong quá trình tiếp nhiên liệu cho máy bay và đang ở trong một vị thế rất mong manh, các ngư lôi đã gây ra các đám cháy không thể kiểm soát được. Vào lúc 14 giờ 08 phút một trái bom phát nổ khiến xăng máy bay phát cháy. Shōkaku chìm nhanh chóng ở tọa độ 11°40′N 137°40′E, khiến 1.272 người thiệt mạng. Tàu tuần dương Nhật Yahagi cùng các tàu khu trục Urakaze, Wakatsuki và Hatsuzuki đã cứu được Thuyền trưởng Matsubara cùng 570 thủy thủ.[1]
Lớp tàu: lớp tàu sân bay Sōryū
Xưởng đóng tàu: Kaigun Kosho, Kure
Đặt lườn: 20 tháng 11 năm 1934
Hạ thủy: 23 tháng 12 năm 1935
Hoạt động: 29 tháng 12 năm 1937
Bị mất: Bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận Midway ngày 4 tháng 6 năm 1942; đánh đắm sau khi bỏ tàu.
Xóa đăng bạ: 10 tháng 8 năm 1942
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 15.900 tấn (tiêu chuẩn)
19.500 tấn (chất đầy tải)
Chiều dài: 222 m (728 ft 5 in)
Mạn thuyền: 21 m (70 ft)
Tầm nước: 7,44 m (24 ft 5 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước, 4 trục,
công suất 152.000 mã lực (113 MW)
Tốc độ: 34,5 knot (63,9 km/h)
Quân số: 1.103
Vũ khí: 12 × pháo DP 127 mm (5 in) (mục đích kép)
26 × pháo phòng không 25 mm
15 × súng máy 13,2 mm
Máy bay: 57(+16)
18 chiếc Zero, 18 chiếc Val, 18 chiếc Kate (tháng 12 năm 1941)
Tọa độ: 30°38′N 179°13′W
Sōryū (tiếng Nhật: 蒼龍 Thương Long, có nghĩa là "rồng xanh") là một tàu sân bay của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó từng tham gia trận tấn công Trân Châu Cảng, và bị đánh chìm trong trận Midway.[1]
Mô tả
Sōryū được chế tạo tại xưởng Kaigun Kosho, Kure, Nhật Bản, được đặt lườn ngày 20 tháng 11 năm 1934, được hạ thủy ngày 23 tháng 12 năm 1935 và được đưa vào hoạt động ngày 29 tháng 12 năm 1937[1]. Không giống như một số tàu sân bay trước đó của Hải quân Nhật vốn được thiết kế lại từ sườn những chiếc tàu chiến tuần dương (Akagi) hay thiết giáp hạm (Kaga ), nó được thiết kế ngay từ đầu như là một tàu sân bay. Với vận tốc đạt gần đến 65 km/h (35 knot)[1], nó là chiếc tàu sân bay nhanh nhất thời đó lúc được hạ thủy.
Lịch sử hoạt động
Vào lúc khởi đầu Mặt trận Thái Bình Dương, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Yanagimoto Ryusaku, Sōryū là một trong sáu tàu sân bay Nhật hình thành nên lực lượng đặc nhiệm (Kido Butai) tham gia tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Nó đã tung ra hai đợt không kích vào các căn cứ của Hải quân Mỹ. Đợt thứ nhất nhắm vào các thiết giáp hạm Nevada, Tennessee và West Virginia với bom xuyên thép và nhắm vào những chiếc Utah, Helena, California và Raleigh với ngư lôi, cũng như tấn công vào những máy bay đang đậu tại Căn cứ Hải quân Barbers Point. Đợt thứ hai nhắm vào những chiếc California, Raleigh, Kaneohe và các cơ sở của xưởng tàu Hải quân.Từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 12 năm 1941, Sōryū tung ra các đợt không kích nhắm vào đảo Wake. Vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cuộc chiếm đóng quần đảo Palau Islands và Trận Ambon. Vào ngày 19 tháng 2 Sōryū tung ra đợt không kích vào Darwin (Úc). Vào tháng 3 năm 1942 nó tham gia Trận chiến biển Java, giúp đánh chìm chiếc tàu chở dầu Mỹ Pecos.Vào tháng 4 năm 1942, Sōryū tham gia trận không kích Ấn Độ Dương, tung ra các đợt không kích vào căn cứ của Hải quân Hoàng gia tại Ceylon ngày 5 tháng 4, và giúp đánh chìm các tàu tuần dương Cornwall và Dorsetshire của Hải quân Anh. Vào ngày 9 tháng 4 nó giúp đánh chìm chiếc tàu sân bay Anh Hermes và tàu khu trục Australia HMAS Vampire theo hộ tống.Vào ngày 19 tháng 4 năm 1942 nó truy đuổi các tàu sân bay Mỹ Hornet và Enterprise sau cuộc Đột kích Doolittle, nhưng không thành công.
Trận Midway
Vào tháng 6 năm 1942 Sōryū là một trong bốn tàu sân bay trong Hạm đội Tàu sân bay 1 do Phó Đô Đốc Chuichi Nagumo chỉ huy tham gia Trận Midway. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 21 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero", 21 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val" và 21 chiếc máy bay ném bom-ngư lôi Nakajima B5N "Kate".[1] Vào ngày 4 tháng 6 nó tung ra một đợt tấn công vào căn cứ Mỹ trên đảo Midway. Lúc 10 giờ 25 phút, trong khi chuẩn bị để tung ra đợt tấn công thứ hai nhắm vào nhóm tàu sân bay Mỹ, nó bị một nhóm 13 chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless từ tàu sân bay Yorktown tấn công. Sōryū trúng phải ba quả bom 454 kg (1.000 lb), một quả xuyên thủng đến sàn chứa máy bay bên dưới trong khi hai quả kia nổ trong sàn chứa máy bay phía trên. Các sàn chứa đang đầy những chiếc máy bay được vũ trang và bơm đầy nhiên liệu chuẩn bị cho đợt tấn công sắp tới, đã gây ra các vụ nổ tiếp nối. Không lâu sau các đám cháy trên tàu trở nên không thể kiểm soát được. Vào lúc 10 giờ 40 phút nó ngừng chạy và các thủy thủ của nó được các tàu khu trục Isokaze và Hamakaze cứu vớt. Sōryū chìm lúc 19 giờ 13 phút ở tọa độ 30°38′N 179°13′W. Tổn thất của thủy thủ đoàn lên đến 711 người trong tổng số 1.103, bao gồm Thuyền trưởng Yanagimoto, người đã chọn ở lại trên con tàu. Đây là tỉ lệ tổn thất cao nhất trong tất cả các tàu sân bay Nhật Bản bị mất trong trận Midway, phần lớn là do sự tàn phá trên cả hai sàn chứa máy bay.[1]Báo cáo chính thức của Đô đốc Nagumo ngụ ý rằng chiếc Sōryū tự chìm, nhưng các nghiên cứu sau này cho biết nó bị đánh đắm bởi các ngư lôi phóng ra từ tàu khu trục Isokaze.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Taihō
Đặt lườn: 10 tháng 7 năm 1941
Hạ thủy: 7 tháng 4 năm 1943
Hoạt động: 7 tháng 3 năm 1944
Bị mất: Bị đánh chìm trong Trận chiến biển Philippine ngày 19 tháng 6 năm 1944
Xóa đăng bạ: tháng 8 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 30.246 tấn (tiêu chuẩn);
37.866 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 260,6 m (855 ft)
Tầm nước: 9,6 m (31 ft 6 in)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Quân số: 1.751
Vũ khí: 12 x pháo phòng không 100 mm (4 inch)
51 x súng phòng không 25 mm (1 inch)
Máy bay: 52(+1)
"Taihō" (tiếng Nhật: 大鳳 - Đại Phụng) là một tàu sân bay hạm đội của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế Chiến II. Nó chỉ có một thời gian hoạt động ngắn ngủi và bị đánh chìm trong Trận chiến biển Philippine vào ngày 19 tháng 6 năm 1944.
Thiết kế và chế tạo
Được chế tạo bởi Kawasaki, nó được đặt lườn vào ngày 10 tháng 7 năm 1941 và được hạ thủy gần hai năm sau đó vào ngày 7 tháng 4 năm 1943. Nó được đưa vào hoạt động vào ngày 7 tháng 3 năm 1944.Taihō là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Nhật Bản có một thiết kế kiểu mới bao gồm một sàn đáp bọc thép hạng nặng và hai sàn chứa máy bay, khiến cho nó tương tự như lớp tàu sân bay Illustrious của Hải quân Hoàng gia Anh. Nó cũng là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Nhật Bản có một mũi tàu chịu được bão tố.
Lịch sử hoạt động
Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, nó trở thành soái hạm của Phó đô đốc Jisaburo Ozawa, tư lệnh lực lượng tàu sân bay Nhật Bản trong Trận chiến biển Philippine. Khi chiếc Taihō xoay ra hướng gió và tung ra một đợt không kích, bản thân nó bị tấn công bởi một loạt sáu ngư lôi từ chiếc tàu ngầm Mỹ Albacore. Một trong những phi công của chiếc Taihō, Sakio Komatsu, trông thấy các đợt sóng của các ngư lôi khi ông vừa cất cánh, và đã tự nguyện bổ nhào máy bay của mình xuống đường đi của một trong các ngư lôi; quả đạn phát nổ trước khi đến đích, và bốn trong số năm quả ngư lôi còn lại đã bị trượt.Vụ nổ của quả ngư lôi duy nhất trúng đích đã làm kẹt thang nâng máy bay phía trước của chiếc tàu sân bay, trong khi hầm tàu chứa đầy xăng, nước và nhiên liệu. Tuy nhiên, đám cháy đã không phát ra, và sàn đáp không bị ảnh hưởng gì.[1]Ozawa tỏ ra không lo lắng trước các thiệt hại và tiếp tục tung ra thêm hai đợt máy bay tấn công khác. Trong khi đó, một sĩ quan chưa có kinh nghiệm đảm trách công việc cứu hộ. Anh ta cho rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề hơi xăng là phải mở hệ thống thông khí của toàn thể con tàu để chúng phân tán. Khi làm như vậy, hơi xăng lan tỏa khắp con tàu; và trong khi không ai hay biết gì, Taihō đã trở thành một trái bom nổ chậm nổi.Khoảng 15 giờ 30, Taihō rung chuyển bởi một vụ nổ lớn. Một sĩ quan tham mưu cao cấp trên cầu tàu trông thấy sàn đáp bị nhấc lên, trong khi thành tàu bị thổi tung ra. Chiếc Taihō bị tách khỏi đội hình và bắt đầu chìm xuống nước. Mặc dù Đô đốc Ozawa tỏ ý mong muốn cùng được chết với con tàu, các sĩ quan tham mưu đã thuyết phục được ông cố sống và chuyển bộ chỉ huy sang chiếc tàu tuần dương Haguro. Mang theo tấm ảnh của Nhật Hoàng, Ozawa chuyển sang chiếc Haguro bằng một tàu khu trục. Sau khi ông rời tàu, Taihō bị xé ra bởi một vụ nổ kinh hoàng thứ hai và chìm xuống biển với phần đuôi trước, mang theo 1.650 sĩ quan và thủy thủ đoàn.[2]Taihō chìm ở tọa độ 12°05′N 138°12′E.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Taiyō
Xưởng đóng tàu: Mitsubishi tại Nagasaki
Đặt lườn: 6 tháng 1 năm 1940
Hạ thủy: 19 tháng 9 năm 1940
Hoạt động: 2 tháng 9 năm 1941
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 18 tháng 8 năm 1944
Xóa đăng bạ:
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.830 tấn (tiêu chuẩn);
19.500 tấn (tối đa)
Chiều dài: 173,7 m (569 ft 10 in) mực nước
180,4 m (591 ft 10 in) chung
Mạn thuyền: 22,5 m (73 ft 10 in)
Tầm nước: 8,0 m (26 ft 3 in)
Lực đẩy: 4 nồi hơi Kampon; 2 trục
2 Turbine hơi nước Kampon có hộp số
25.200 mã lực (18,5 MW)
Tốc độ: 38,9 km/h (21 knot)
Tầm xa: 12.000 km ở tốc độ 33,3 km/h
(6.500 hải lý ở tốc độ 18 knot)
Nguồn khác: 8.500 hải lý
Quân số: 747
Vũ khí: 1944: 4 x 1 pháo phòng không 120 mm L/45
56 (8x3, 2x2, 28x1) súng phòng không 25 mm L/60
8 x mìn sâu (Kiểu 95)
Vỏ giáp: đai giáp 25 mm (1 inch) bên hông động cơ và hầm đạn
Máy bay: 27
Taiyō (tiếng Nhật: 大鷹; phiên âm Hán-Việt: Đại ưng) là một tàu sân bay hộ tống, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó, và được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm tại vùng biển ngoài khơi Philippine vào năm 1944.
Thiết kế và chế tạo
Chiếc tàu biển chở hàng khách Kasuga Maru (春日丸) trọng tải 17.100 tấn của hãng tàu Nippon Yusen được đặt lườn tại xưởng đóng tàu Mitsubishi ở Nagasaki vào tháng 1 năm 1940 và được hạ thủy vào tháng 9 cùng năm. Vào tháng 2 năm 1941, trước khi được hoàn tất như một tàu chở hành khách, Kasuga Maru bị trưng dụng để chuyên chở binh lính và hàng tiếp liệu cho quân đội.Sau khi hoàn thành một số chuyến đi, Hải quân Nhật quyết định cải biến nó thành một tàu sân bay hộ tống. Việc cải biến được tiến hành tại xưởng hải quân ở Sasebo từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1941. Sàn đáp của nó có kích thước 150 x 23 m và được trang bị hai thang nâng. Do không được trang bị bất kỳ một đảo cấu trúc thượng tầng, máy phóng hay dây hãm nào, Kasuga Maru được xếp loại như một tàu chiến phụ trợ. Ngày 31 tháng 8 năm 1942, nó được đổi tên thành Taiyō và xếp loại thành một tàu chiến.
Lịch sử hoạt động
Taiyō được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ huấn luyện bay và vận chuyển máy bay. Trong quá trình hoạt động, hệ thống vũ khí phòng không của nó đã được nâng cấp nhiều đợt. Nhiều lần nó đã bị các tàu ngầm Mỹ phóng ngư lôi trúng: lần thứ nhất vào ngày 28 tháng 9 năm 1942 ở phía Nam Truk bởi chiếc USS Trout; lần thứ hai vào ngày 9 tháng 4 năm 1943 bởi chiếc USS Tunny; và một lần khác vào ngày 24 tháng 9 năm 1943 bởi chiếc USS Cabrilla. Sau mỗi lần đó, chiếc tàu sân bay được sửa chữa rồi lại được đưa vào hoạt động trở lại.Vận may không trở lại với nó lần nữa, khi vào ngày 18 tháng 8 năm 1944 ở ngoài khơi mũi Bolinao, Luzon, trong khi hộ tống một đoàn tàu vận tải hướng đến Manila, Taiyō trúng phải một ngư lôi phóng từ tàu ngầm USS Rasher. Cú đánh trúng đã khiến các hầm xăng máy bay và dầu trên con tàu phát nổ, và Taiyō bị chìm trong vòng 26 phút với rất ít người sống sót.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Unryū
Xưởng đóng tàu: Xưởng Hải quân Yokosuka
Đặt lườn: 1 tháng 8 năm 1942
Hạ thủy: 25 tháng 9 năm 1943
Hoạt động: 6 tháng 8 năm 1944
Bị mất: Bị đánh chìm bằng ngư lôi từ tàu ngầm USS Redfish vào ngày 19 tháng 12 năm 1944
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.150 tấn
Lực đẩy: Turbine hơi nước
Tốc độ: 52 km/h (28 knot)
Quân số: 1.600
Vũ khí: 28 x pháo phòng không 127 mm (5 inch)
pháo 47 mm
Máy bay: 57(+8)
Unryū (tiếng Nhật: 雲龍, Vân Long) là một tàu sân bay hạm đội của Hải quân Đế quốc Nhật Bản có quá trình hoạt động ngắn ngũi trong Thế Chiến II. Tên của nó được đặt cho lớp tàu Unryū, là kiểu tàu sân bay được thiết kế nhẹ dựa trên thiết kế của lớp tàu Hiryū.
Lịch sử hoạt động
Vào ngày 13 tháng 12 năm 1944 Unryū xếp lên tàu 30 chiếc tên lửa cảm tử "Ōhka" để vận chuyển đến Manila.Vào ngày 17 tháng 12 năm 1944 Unryū rời khỏi Kure, Hiroshima và được hộ tống bởi các tàu khu trục Shigure, Hinoki và Momi dưới sự chỉ huy chung của Thuyền trưởng Konishi. Unryū hướng đến Mindoro và Manila thuộc quần đảo Philippines trong chuyến hải hành đầu tiên của nó để đối đầu cùng lực lượng tấn công Hoa Kỳ tại khu vực đổ bộ Luzon.Vào ngày 19 tháng 12 năm 1944, Unryū bị chiếc tàu ngầm Mỹ USS Redfish bắn ngư lôi đánh chìm. Redfish đã bắn tổng cộng bốn quả ngư lôi, trong đó một quả trúng ngay bên dưới cầu tàu bên mạn phải vào lúc 16 giờ 35 phút, khiến con tàu chết đứng giữa biển. Unryū chống trả bằng tất cả các khẩu súng bên mạn phải. Một quả ngư lôi thứ hai đánh trúng lúc 16 giờ 50 phút cùng bên mạn phải bên dưới thang nâng phía trước, khiến phát nổ các quả bom Ōhka và xăng máy bay chứa trong sàn chứa phía dưới.Khi các phòng nồi hơi bị ngập nước, chiếc tàu bị nghiêng đến 30 độ và lệnh bỏ tàu được đưa ra. Sau đó với độ nghiêng 90 độ, con tàu chìm xuống đáy biển Đông Trung Quốc chỉ trong vòng bảy phút tại tọa độ 29°59′N 124°03′E. Tổn thất thật lớn: Thuyền trưởng Kaname Konishi cùng 1.238 sĩ quan và thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. chỉ có một sĩ quan và 146 thủy thủ sống sót và được cứu bởi tàu khu trục hộ tống Shigure, vốn quay về đến Sasebo, Nagasaki vào ngày 22 tháng 12.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Taiyō
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu Mitsubishi
Đặt lườn: 14 tháng 12 năm 1938
Hạ thủy: 31 tháng 10 năm 1939
Hoạt động: 31 tháng 5 năm 1942
Bị mất: Bị đánh chìm ngày 17 tháng 9 năm 1944
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 17.830 tấn (tiêu chuẩn); 19.500 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 173,7 m (570 ft) mực nước;
180,4 m (591 ft 10 in) chung
Mạn thuyền: 22,5 m (73 ft 10 in)
Tầm nước: 7,74 m (25 ft 5 in)
Lực đẩy: 2 × turbine hộp số hơi nước Kampon
4 × nồi hơi Kampon
2 × trục
công suất 25.200 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (21 knot)
Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h
(6.500 hải lý ở tốc độ 18 knot)
Nguồn khác: 8.500 hải lý
Quân số: 850
Vũ khí: Khi được hoàn tất như tàu sân bay hộ tống:
4 × 1 pháo phòng không 120 mm L/45 Kiểu 10
4 × 2 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
Từ ngày 23 tháng 6 năm 1942:
4 × 1 pháo phòng không 120 mm L/45 Kiểu 10
2 × 3 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
4 × 2 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
Từ ngày 1 tháng 2 năm 1943:
4 × 1 pháo phòng không 120 mm L/45 Kiểu 10
6 × 3 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
6 × 2 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
8 × mìn sâu Kiểu 95 Từ ngày 10 tháng 8 năm 1944:
6 × 1 pháo phòng không 120 mm L/45 Kiểu 10
8 × 3 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
2 × 2 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
31 × 1 súng phòng không 25 mm L/60 Kiểu 96
8 × mìn sâu Kiểu 95
Vỏ giáp: Đai giáp: 25 mm (1 inch) bên hông phòng máy và hầm đạn
Máy bay: 27: 9 × máy bay tiêm kích
18 × máy bay ném bom cường kích
Unyō (tiếng Nhật: 雲鷹) là một tàu sân bay hộ tống thuộc lớp Taiyō được Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó bị một tàu ngầm Mỹ đánh chìm vào năm 1944.
Thiết kế và chế tạo
Chiếc tàu biển chở hành khách Yawata Maru (八幡丸) của hãng tàu Nippon Yusen được đạt lườn tại xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Nagasaki vào tháng 12 năm 1938, được hạ thủy vào tháng 10 năm 1939 và hoạt động từ tháng 7 năm 1940.Nó được Hải quân Nhật trưng dụng vào tháng 10 năm 1941. Từ ngày 25 tháng 11 năm 1941 đến ngày 31 tháng 5 năm 1942, Yawata Maru được cải biến tại xưởng hải quân Kure. Sàn đáp của nó có kích thước 150 x 23 m và được trang bị hai thang nâng. Do không được trang bị bất kỳ một đảo cấu trúc thượng tầng, máy phóng hay dây hãm nào, Yawata Maru được xếp loại như một tàu chiến phụ trợ. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1942, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay hộ tống và được đổi tên thành Unyō.
Lịch sử hoạt động
Unyō được sử dụng chủ yếu vào công việc huấn luyện bay và vận chuyển máy bay. Nó thường di chuyển cùng các con tàu chị em với nó Taiyō và Chūyō. Vào ngày 10 tháng 7 năm 1943, ngoài khơi Truk, nó trúng phải một quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Mỹ Halibut. Vào ngày 19 tháng 1 năm 1944, trên đường đi đến Yokosuka, nó lại bị đánh trúng và hư hỏng nặng bởi ba quả ngư lôi phóng từ tàu ngầm Haddock. Trong khi đang trú ẩn tại Garapan, Saipan vào ngày 23 tháng 1, một cuộc tấn công tiếp theo của Halibut bị đẩy lui. Sau khi được sửa chữa, chiếc tàu sân bay quay trở lại hoạt động vào tháng 6 năm 1944.Vào ngày 17 tháng 9 năm 1944, Unyō bị đánh trúng hai quả ngư lôi phóng ra từ tàu ngầm Barb. Những nỗ lực của thủy thủ đoàn nhằm giữ chiếc Unyō bị thất bại. Trong tổng số khoảng 1.000 người có mặt trên tàu bao gồm thủy thủ đoàn và hành khách, 761 đã được cứu sống.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Shōhō
Đặt lườn: năm 1934
Hạ thủy: tháng 12 năm 1940
Hoạt động: tháng 1 năm 1941
Bị mất: Bị đánh đắm bởi không kích trong trận chiến mũi Engaño ngày 25 tháng 10 năm 1944
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 14.200 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 217 m (711 ft 11 in)
Mạn thuyền: 23 m (75 ft 5,5 in)
Tầm nước: 6,6 m (21 ft 8 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước, 2 trục,
52.000 mã lực (38,8 MW)
Tốc độ: 51,8 km/h (28,2 knot)
Quân số: 785
Vũ khí: 8 × pháo 127 mm/40 cal. (5 in) (4×2) (tháo bỏ năm 1934)
56 × pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 30
Zuihō (kanji: 瑞鳳, âm Hán-Việt: Thụy phụng, nghĩa là "chim phượng tốt lành") là một tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó được đặt lườn vào năm 1934 như là tàu chở dầu tốc độ cao Takasaki nhằm mục đích tiếp liệu cho tàu ngầm. Khi Nhật Bản ý thức được tầm quan trọng của tàu sân bay, Takasaki được cải biến vào tháng 1 năm 1940 thành tàu sân bay Zuihō.Zuihō là chiếc tàu chị em của chiếc Shōhō. Lực lượng không quân phối thuộc bao gồm 16 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M "Zero" và 14 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A "Val".[1] Zuihō bị máy bay ném bom Mỹ đánh chìm trong trận chiến vịnh Leyte.
Lịch sử hoạt động
Zuihō được đưa ra hoạt động cùng Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 1 năm 1941 và được bố trí đến Đội Tàu sân bay 3 cùng với chiếc tàu sân bay Hōshō. Vào tháng 12 năm 1941, nó tham gia tấn công vào quần đảo Philippine, và vào tháng 1 năm 1942 nó hỗ trợ cho việc chiếm đóng Đông Ấn thuộc Hà Lan.Zuihō từng tham dự trận Midway diễn ra vào tháng 6 năm 1942, nhưng chỉ trong lực lượng của hạm đội hỗ trợ và không đối đầu trực tiếp cùng các tàu sân bay Mỹ. Sau đó vào tháng 10 năm 1942, nó được bố trí vào Đội Tàu sân bay 1 cùng Shōkaku và Zuikaku. Trong trận chiến quần đảo Santa Cruz, một máy bay ném bom của chiếc Enterprise đã đánh trúng và phá hỏng sàn đáp của chiếc Zuihō.Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 1943, Zuihō cùng với các tàu sân bay Junyō và Zuikaku hỗ trợ việc triệt thoái lực lượng Nhật khỏi Guadalcanal. Đến tháng 2 năm 1944, nó tham gia trận chiến biển Philippine.Ngày 24 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến vịnh Leyte, nó tham gia cùng các tàu sân bay Chiyoda, Chitose và Zuikaku. Mang theo rất ít máy bay, nó được đưa ra làm vật hy sinh để "nhữ mồi" hạm đội tàu sân bay Mỹ tách khỏi lực lượng tàu chiến chủ lực của Nhật Bản. Trong trận chiến mũi Engaño, một đợt máy bay ném bom Mỹ đã đánh trúng sàn đáp của chiếc Zuihō. Sau khi các hư hỏng này được sửa chữa, ba đợt tấn công khác cuối cùng đã đánh chìm chiếc Zuihō.
Lớp tàu: lớp tàu sân bay Shōkaku
Đặt lườn: 25 tháng 5 năm 1938
Hạ thủy: 27 tháng 11 năm 1939
Hoạt động: 25 tháng 9 năm 1941
Bị mất: Bị máy bay Mỹ đánh chìm trong trận đánh mũi Engaño ngày 25 tháng 10 năm 1944.
Xóa đăng bạ: 26 tháng 8 năm 1945
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 29.800 tấn (tiêu chuẩn)
32.000 tấn (chất đầy tải)
Chiều dài: 257,5 m (845 ft)
Mạn thuyền: 26 m (85 ft 4 in)
Tầm nước: 8,9 m (29 ft 2 in)
Lực đẩy: Turbine hơi nước Kanpon, 8 nồi hơi, 4 trục
công suất 160.000 mã lực (119 MW)
Tốc độ: 34,5 knot (63,9 km/h)
Tầm xa: 9.700 hải lý ở tốc độ 18 knot (18.000 km ở tốc độ 33 km/h)
Quân số: 1.660
Vũ khí: 16 × pháo DP 127 mm (5 in)
36 (sau đó tăng lên 96) × pháo phòng không 25 mm
Máy bay: 72(+12)
18 chiếc Zero, 27 chiếc Val, 27 chiếc Kate (tháng 12 năm 1941)
Zuikaku (tiếng Nhật: 瑞鶴; phiên âm Hán-Việt: Thụy hạc, có nghĩa là "chim hạc may mắn") là một tàu sân bay thuộc lớp tàu Shōkaku của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó đã tham gia vào sự kiện tấn công Trân Châu Cảng thúc đẩy Hoa Kỳ chính thức can dự vào Thế Chiến II, và nó đã tham gia nhiều trận hải chiến quan trọng của Mặt trận Thái Bình Dương, và cuối cùng bị đánh chìm trong trận đánh mũi Engaño.
Lịch sử hoạt động
Vào năm 1941 Zuikaku, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Yokokawa Ichibei, và chiếc tàu chị em Shōkaku tạo nên Đội tàu sân bay 5. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1941 nó rời vịnh Hittokapu để tham gia tấn công Trân Châu Cảng. Lực lượng máy bay của nó bao gồm 15 chiếc máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M, 27 chiếc máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A và 27 chiếc máy bay ném ngư lôi Nakajima B5N. Vào ngày 7 tháng 12 nó tung ra hai đợt máy bay tấn công lực lượng của Hải quân Hoa Kỳ đặt căn cứ tại Trân Châu Cảng. Trong đợt thứ nhất, 25 chiếc Val tấn công sân bay của căn cứ Wheeler và 5 chiếc Zero tấn công sân bay Kaneohe. Trong đợt thứ hai, 27 chiếc Kate tấn công sân bay của căn cứ Hickam và 17 chiếc Val nhắm vào các thiết giáp hạm California và Maryland.Những máy bay của nó đã tấn công Rabaul vào ngày 20 tháng 1 năm 1942 và Lae thuộc New Guinea vào ngày 21 tháng 1. Trong tháng 4 năm 1942 nó tham gia trận không kích Ấn Độ Dương, tấn công các căn cứ hải quân Anh tại Colombo và Trincomalee thuộc Ceylon, và đánh chìm chiếc tàu sân bay Anh Quốc HermesVào tháng 5 năm 1942 nó được điều động cùng chiếc Shōkaku và chiếc Shōhō đi yểm trợ cho chiến dịch MO nhằm tấn công cảng Moresby, New Guinea. Được báo động bởi các thông tin được giải mã, lực lượng Đồng Minh đã có thể điều động các tàu sân bay Yorktown và Lexington chống lại lực lượng Nhật Bản. Trong trận chiến biển Coral tiếp nối vào ngày 8 tháng 5 năm 1942, các lực lượng tàu sân bay đã phát hiện ra lẫn nhau và đã tung ra nỗ lực không kích tối đa, vượt qua lẫn nhau trên không. Bị che khuất bởi một cơn mưa bão, Zuikaku thoát khỏi không bị phát hiện, nhưng Shōkaku bị bom đánh trúng ba lần và không thể phóng hay thu hồi máy bay. Chiếc Zuikaku không bị hư hại nhưng bị mất phân nữa số máy bay của nó trong trận đánh này và phải quay về Nhật Bản để bổ sung thiếu hụt và huấn luyện đội bay. Do đó chiếc tàu sân bay đã không thể tham gia trận Midway vào tháng 6 năm đó.[2]Vào tháng 8 năm 1942, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Tameteru Notomo, Zuikaku và Hạm đội 1 Tàu sân bay được phái đến quần đảo Solomon để đánh đuổi hạm đội Mỹ. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1942, trong trận đánh Đông Solomons, máy bay của nó đã gây hư hại cho chiếc Enterprise.Vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, trong trận đánh quần đảo Santa Cruz, máy bay của nó một lần nữa lại gây hư hại cho chiếc Enterprise và phá hỏng chiếc Hornet, chiếc Hornet sau đó bị bỏ lại và bị các tàu khu trục Akigumo và Makigumo đánh chìm. Tuy nhiên, cả hai chiếc Shōkaku và Zuihō đều bị hư hại nặng bởi các đợt không kích của Mỹ, và Zuikaku phải thu hồi những chiếc máy bay còn sống sót. Trong số 110 máy bay được các tàu sân bay Nhật tung ra, chỉ có 44 chiếc quay trở lại Zuikaku.Vào tháng 2 năm 1943 nó yểm trợ cho cuộc rút lui khỏi đảo Guadalcanal. Vào tháng 5 nó được giao nhiệm vụ đẩy lùi lực lượng Đồng Minh khỏi Attu trong quần đảo Aleut, nhưng sau chiến thắng của Đồng Minh vào ngày 29 tháng 5 năm 1943 chiến dịch bị hủy bỏ. Vào cuối năm 1943, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Kikuchi Tomozo, nó đặt căn cứ tại Truk và hoạt động chống lại lực lượng Mỹ tại quần đảo Marshall.Vào năm 1944 nó trú đóng tại Singapore. Vào tháng 6, nó tham gia vào chiến dịch A-Go, một nỗ lực nhằm đẩy lui cuộc tấn công của Đồng Minh vào quần đảo Mariana. Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, trong trận chiến biển Philippine, cả hai chiếc Taihō và Shōkaku đều bị đánh chìm bởi các cuộc tấn công của tàu ngầm, để lại chiếc Zuikaku là tàu sân bay duy nhất còn lại của Hạm đội 1 Tàu sân bay thu hồi số lượng ít ỏi máy bay còn sót lại. Ngày 20 tháng 6 một quả bom đánh trúng đã gây cháy trong sàn chứa máy bay, nhưng các đội cứu hộ nhiều kinh nghiệm của chiếc Zuikaku' đã tìm cách kiểm soát được tình hình, và chiếc tàu vẫn rút lui bằng chính động lực của nó. Sau trận chiến này, Zuikaku trở thành chiếc tàu sân bay cuối cùng còn lại trong số sáu chiếc tàu sân bay hạm đội từng tham gia trận Trân Châu Cảng.Vào tháng 10 năm 1944 nó trở thành kỳ hạm của lực lượng nghi binh phía Bắc dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Jisaburo Ozawa trong Chiến dịch Shō-1. Vào ngày 24 tháng 10 năm 1944 nó tham gia trận chiến mũi Engaño. Nó tung ra những chiếc máy bay còn lại trong một cuộc tấn công không hiệu quả nhắm vào Đệ Tam Hạm đội Hoa Kỳ, đa số máy bay của nó bị máy bay Mỹ tuần tra trên không bắn rơi, nhưng một số ít đã tìm cách hạ cánh an toàn xuống Luzon. Sau đó nó chịu đựng một cuộc không kích nặng nề và Zuikaku bị đánh trúng bảy trái ngư lôi và chín trái bom. Khi chiếc Zuikaku bị nghiêng nặng sang mạn trái, Đô đốc Ozawa chuyển cờ hiệu của mình sang tàu tuần dương Ōyodo. Lệnh bỏ tàu được phát ra lúc 13 giờ 58 phút và cột cờ được hạ xuống. Zuikaku lật úp và chìm lúc 14 giờ 14 phút, mang theo Chuẩn Đô đốc Kaizuka Takeo và 842 thành viên thủy thủ đoàn. Có 862 người được vớt bởi các tàu khu trục Wakatsuki và Kuwa.[3]
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top