Ham doi tau san bay Hoa Ky trong WW2 1
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York
Đặt lườn: 15 tháng 3 năm 1943
Hạ thủy: 20 tháng 8 năm 1944
Đỡ đầu: Millard E. Tydings
Hoạt động: 28 tháng 1 năm 1945
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ ngày 28 tháng 2 năm 1974
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): năm 1955
Ngừng hoạt động: 8 tháng 5 năm 1963
Xóa đăng bạ: tháng 5 năm 1973
Tặng thưởng: 2 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 271 m (888 ft)
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải
Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h
(20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Quân số: 3.448
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56
46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
vách ngăn 100 mm (4 inch)
40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy
60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái
Máy bay: 90-100 máy bay
1 × thang nâng cạnh sàn đáp
2 × thang nâng giữa
USS Antietam (CV/CVA/CVS-36) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất trong hoặc ngay sau Thế Chiến II. Đây là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ mang cái tên này, được đặt theo trận Antietam (Maryland) vào thời Nội chiến Hoa Kỳ. Antietam được đưa vào hoạt động vào tháng 1 năm 1945, quá trễ để có thể tham gia vào Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau một thời gian ngắn phục vụ tại Viễn Đông, nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1949; nhưng sự bùng nổ của Chiến tranh Triều Tiên buộc phải đưa nó ra hoạt động trở lại, nơi nó đã phục vụ và được tặng thưởng hai Ngôi sao Chiến đấu. Vào đầu những năm 1950, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công với ký hiệu CVA, rồi sau đó thành một tàu sân bay chống tàu ngầm với ký hiệu CVS. Sau khi cuộc xung đột tại Triều Tiên chấm dứt, nó trải qua phần còn lại của cuộc đời phục vụ tại Đại Tây Dương, vùng biển Caribbe và Địa Trung Hải. Từ năm 1957 cho đến khi ngưng hoạt động, nó phục vụ như một tàu sân bay huấn luyện của Hải quân Mỹ ngoài khơi Florida.Antietam được trang bị một cầu tàu nhô ra bên mạn trái vào năm 1952, khiến nó trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên trên thế giới có một sàn đáp chéo góc thực sự. Nhưng nó không được nhận thêm bất kỳ một sự cải tiến hiện đại hóa nào khác, nên trong suốt quãng đời phục vụ nó vẫn giữ lại dáng dấp của một con tàu lớp Essex thời Đệ Nhị thế chiến. Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1963, và được bán để tháo dỡ vào năm 1974.
Thiết kế và chế tạo
Antietam là một trong số những chiếc Essex "thân dài" mà một số tác giả tách thành lớp Ticonderoga. Nó được đặt lườn vào ngày 15 tháng 3 năm 1943 tại Xưởng hải quân Philadelphia New York; được hạ thủy vào ngày 20 tháng 8 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà Millard E. Tydings, phu nhân Thượng nghị sĩ tiểu bang Maryland Millard Tydings; và được đưa vào hoạt động ngày 28 tháng 1 năm 1945, dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân James R. Tague.
Lịch sử hoạt động
Thế Chiến II và cuộc chiếm đóng Nhật Bản
Chiếc tàu sân bay hoàn tất việc trang bị tại Philadelphia vào ngày 2 tháng 3 năm 1945, khi nó lên đường để chạy thử máy. Chiếc tàu đi đến Hampton Roads ngày 5 tháng 3 và thực hiện các hoạt động ngoài khơi Norfolk cho đến ngày 22 tháng 3, khi nó rời vịnh Chesapeake hướng đến Trinidad ở Đông Ấn thuộc Anh. Sau khi kết thúc chuyến đi thử máy, Antietam quay trở về Philadelphia ngày 28 tháng 4 thực hiện các hiệu chỉnh sau thử máy. Nó hoàn tất các công việc sửa chữa vào ngày 19 tháng 5 và rời Philadelphia cùng ngày hôm đó. Sau một chặng dừng ba ngày tại Norfolk, chiếc tàu chiến tiếp tục hành trình đi đến kênh đào Panama cùng với những chiếc Higbee, George W. Ingram và Ira Jeffery. Nó đi đến Cristóbal vào ngày 31 tháng 5, băng qua kênh đào ngày hôm sau, rồi tiếp tục hành trình dọc bờ biển đến San Diego. Nó dừng tại San Diego từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 6 trước khi bắt đầu chặng đầu tiên của chuyến đi vượt Thái Bình Dương. Antietam đi đến Trân Châu Cảng ngày 19 tháng 6, và ở lại vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii tiến hành các hoạt động huấn luyện cho đến ngày 12 tháng 8. Ngày hôm đó, nó lên đường hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương.Ba ngày sau khi rời Oahu, nó nhận được tin tức về việc Nhật Bản đầu hàng và kết thúc các hoạt động chiến sự. Do đó, vào lúc chiếc tàu sân bay đi đến đảo san hô Eniwetok ngày 19 tháng 8, nhiệm vụ giao cho nó được thay đổi sang hỗ trợ cho việc chiếm đóng năm. Ngày 21 tháng 8, "Antietam" rời vũng biển san hô cùng với tàu sân bay hạng nhẹ Cabot và các tàu khu trục hộ tống hướng đến Nhật Bản. Trên đường đi, chiếc tàu sân bay bị hư hỏng nhẹ bên trong, buộc nó phải ghé qua cảng Apra, Guam, để xem xét. Sau khi xác định các hư hỏng nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt động thông thường, Antietam tiếp tục hành trình vào ngày 27 tháng 8; tuy nhiên vào lúc đó, điểm đến của nó đã được thay đổi đến bờ biển Châu Á. Nó ghé qua Okinawa từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9, rồi đi đến vùng biển ngoài khơi Trung Quốc gần Thượng Hải ngày hôm sau.Chiếc tàu sân bay tiếp tục ở lại khu vực Viễn Đông trong hơn ba năm. Thoạt tiên nó hoạt động tại khu vực Hoàng Hải trong khi các liên đội không quân của nó hỗ trợ cho việc chiếm đóng của lực lượng Đồng Minh tại khu vực Bắc Trung Quốc, Mãn Châu và Triều Tiên. Sau đó, phi công của chiếc tàu sân bay thực hiện các nhiệm vụ trinh sát tại khu vực xảy ra cuộc nội chiến giữa các lực lượng cộng sản và quốc gia, mà kết quả cuối cùng là lực lượng quốc gia của Tưởng Giới Thạch phải tháo chạy khỏi lục địa sang Đài Loan và sự thành lập nhà nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Trong suốt giai đoạn này, Antietam còn ghé thăm các cảng Nhật Bản, Philippines, Okinawa và quần đảo Marianas. Vào đầu năm 1949, nó kết thúc chuyến phục vụ tại Viễn Đông và quay về Hoa Kỳ để được cho tạm ngưng hoạt động.
Chiến tranh Triều Tiên
Antietam ở lại lực lượ́ng dự bị tại Alameda, California cho đến mùa Hè năm 1950, khi các lực lượng cộng sản bắt đầu xâm chiếm Nam Triều Tiên. Nó bắt đầu được chuẩn bị cho tái hoạt động vào ngày 6 tháng 12 và chính thức hoạt động trở lại vào ngày 17 tháng 1 năm 1951 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng, Đại tá Hải quân George J. Dufek. Chiếc tàu sân bay bắt đầu tiến hành chạy thử máy, huấn luyện và chuẩn nhận hoạt động trên tàu sân bay cho các liên đội máy bay phối thuộc dọc theo bờ biển California, trước tiên tại khu vực ngoài khơi Alameda, và kể từ ngày 14 tháng 5, ngoài khơi San Diego. Nó thực hiện một chuyến đi đến Trân Châu Cảng rồi quay trở về San Diego vào tháng 7 và tháng 8 năm 1951 trước khi lên đường ngày 8 tháng 9 hướng sang Viễn Đông. Antietam đến nơi vào cuối mùa Thu, và đến cuối tháng 11 bắt đầu đợt bố trí tác chiến duy nhất trong suốt cuộc đời hoạt động của nó. Trong đợt này, chiếc tàu sân bay thực hiện bốn chuyến đi cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77 đến khu vực chiến sự ngoài khơi bờ biển Triều Tiên. Giữa các chuyến đi, nó quay về Yokosuka, Nhật Bản. Lực lượng không quân của nó thực hiện nhiều loại phi vụ khác nhau nhằm hỗ trợ cho lực lượng Liên Hiệp Quốc chiến đấu chống lại lực lượng Bắc Triều Tiên. Các phi vụ này bao gồm tuần tra chiến đấu, phá hủy các con đường tiếp liệu, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đường sắt và đường bộ, trinh sát, tuần tra chống tàu ngầm và đột kích ban đêm. Từ cuối tháng 11 năm 1951 đến giữa tháng 3 năm 1952, các liên đội không quân của Antietam đã thực hiện gần 6.000 phi vụ các loại. Nó quay về Yokosuka vào ngày 21 tháng 3 năm 1952, kết thúc đợt hoạt động thứ tư cùng Lực lượng Đặc nhiệm 77, và chuẩn bị cho hành trình quay trở về Hoa Kỳ.
Những năm sau đó
Chiếc tàu sân bay quay trở về nhà vào tháng 4 năm 1952, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương một thời gian ngắn. Nó được cho hoạt động trở lại vào cuối mùa Hè năm đó, và đến tháng 8 Antietam đi băng qua kênh đào Panama gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương. Sang tháng 9, chiếc tàu sân bay vào xưởng hải quân New York để được cải tiến đáng kể; và sang tháng 10, nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công với ký hiệu CVA-36. Cuối cùng vào tháng 12 Antietam ra khỏi xưởng tàu với một sàn đáp chéo góc đầu tiên trên thế giới, không tính đến các thử nghiệm ban đầu với những lằn sơn chéo trên một đường băng thẳng. Nó hoạt động ngoài khơi Quonset Point, Rhode Island, cho đến đầu năm 1955. Trong giai đoạn này nó tham gia nhiều cuộc tập trận của toàn hạm đội cũng như riêng lẽ. Sau khi được xếp lại lớp thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (ASW) vào tháng 8 năm 1953, CVS-36 Antietam tập trung vào việc huấn luyện hoàn thiện kỹ năng tìm và diệt tàu ngầm. Vào tháng 1 năm 1955, nó thực hiện một chuyến đi đến khu vực Địa Trung Hải nơi nó phục vụ cùng Đệ Lục hạm đội cho đến tháng 3. Quay trở lại nhiệm vụ chống tàu ngầm cùng với lực lượng hạm đội Đại Tây Dương, nó hoạt động dọc theo bờ Đông Hoa Kỳ cho đến mùa Thu năm 1956. Đến tháng 10 năm đó, nó thực hiện chuyến đi đến vùng biển Đông Đại Tây Dương tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm trong khối NATO và viếng thăm hữu nghị các cảng thuộc các nước Đồng Minh. Trong khi chiếc tàu sân bay đang viếng thăm Rotterdam, cuộc khủng hoảng kênh đào Suez nổ ra tại khu vực Đông Địa Trung Hải. Antietam buộc phải rút ngắn chuyến viếng thăm Hà Lan và hướng đến khu vực xung đột nhằm tăng cường cho lực lượng của Đệ Lục hạm đội trong nhiệm vụ di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Alexandria, Ai Cập. Sau khi kết thúc sứ mạng này, nó tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện chống tàu ngầm cùng với các sĩ quan hải quân Ý trên tàu, trước khi quay trở về Quonset Point ngày 22 tháng 12 năm 1956.Sau khi tiếp tục các hoạt động thường xuyên ngoài khơi bờ Đông Hoa Kỳ vào đầu năm 1957, Antietam được giao vai trò huấn luyện cùng Căn cứ Huấn luyện Không lực Hải quân ở Pensacola, Florida từ ngày 21 tháng 4 năm 1957. Tuy nhiên, cảng nhà của nó lại được đặt tại Mayport vì những chiếc tàu có mớn nước như nó không thể vào được cảng Pensacola. Trong gần hai năm, chiếc tàu sân bay hoạt động ngoài khơi Mayport huấn luyện các phi công hải quân mới và tiến hành thử nghiệm các thiết bị hàng không mới, đáng kể nhất là hệ thống hạ cánh tự động của hãng Bell vào tháng 8 năm 1958. Nó cũng tham gia các chuyến đi huấn luyện học viên mới của Học viện Hải quân hàng năm mỗi mùa Hè. Đến tháng 1 năm 1959, sau khi hoàn tất việc nạo vét luồng vào Pensacola đủ độ sâu, cảng nhà của Antietam được chuyển từ Mayport đến Pensacola. Trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời hoạt động, chiếc tàu sân bay hoạt động tại vùng biển ngoài khơi Pensacola như một tàu huấn luyện không lực hải quân.Sàn tàu của chiếc Antietam từng phục vụ như là bệ phóng cho chuyến bay khí cầu lên tầng bình lưu của Trung tá Hải quân Malcolm D. Ross và Thiếu tá Hải quân Victor A. Prather, cả hai đều thuộc Hải quân Hoa Kỳ, vào ngày 4 tháng 5 năm 1961. Chuyến bay này thiết lập một kỷ lục thế giới tuyệt đối chính thức (cho đến nay vẫn chưa bị phá) về độ cao của một khí cầu có người lái lên đến 34.668 m (113.740 ft). Chuyến bay này được diễn ra tại vịnh Mexico. Tuy nhiên trong quá trình thu hồi, Prather bị tụt ra khỏi giá cứu nạn của máy bay trực thăng đến vớt, rơi xuống mặt biển và qua đời do chấn thương bên trên tàu Antietam. Commander Ross vẫn được vớt an toàn.[1]Trong hai dịp, Antietam từng hoạt động cứu trợ nhân đạo cho nạn nhân của các trận cuồng phong. Lần thứ nhất là vào tháng 9 năm 1961 khi nó tức tốc đi đến bờ biển Texas cung cấp hàng cứu trợ và trợ giúp y tế cho nạn nhân của cơn bão Carla. Lần thứ hai diễn ra chỉ một tháng sau đó khi nó chuyên chở vật dụng y tế, bác sĩ, y tá và nhân viên y tế đến Honduras giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão Hattie. Nó trãi qua bốn năm cuối cùng trong cuộc đời phục vụ của mình tiến hành các hoạt động huấn luyện thường xuyên ngoài khơi Pensacola. Ngày 23 tháng 10 năm 1962, Antietam được con tàu chị em với nó Lexington thay thế trong vai trò tàu huấn luyện không lực hải quân tại Pensacola; bản thân nó được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 7 tháng 1 năm 1963. Được giữ lại Philadelphia, Pennsylvania, nó tiếp tục ở trong thành phần dự bị cho đến tháng 5 năm 1973 khi tên của nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân. Ngày 28 tháng 2 năm 1974, nó được bán cho hãng Union Minerals & Alloys Corp. để được tháo dỡ.
Đặt hàng: 15 tháng 12 năm 1941
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Xưởng hải quân New York
Đặt lườn: 15 tháng 12 năm 1942
Hạ thủy: 28 tháng 2 năm 1944
Đỡ đầu: Melvin J. Maas
Hoạt động: 6 tháng 8 năm 1944
13 tháng 11 năm 1952
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1994
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 30 tháng 6 năm 1959
Ngừng hoạt động: 8 tháng 11 năm 1946
15 tháng 1 năm 1970
Xóa đăng bạ: 20 tháng 9 năm 1989
Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 266 m (872 ft) chung
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn
Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h
(15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
Máy bay: 90-100 máy bay
USS Bennington (CV/CVA/CVS-20) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nằm kỷ niệm trận chiến Bennington tại Vermont trong cuộc Chiến tranh Dành Độc lập Hoa Kỳ. Bennington được đưa vào hoạt động tháng 8 năm 1944, và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch vào giai đoạn sau tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được cho hiện đại hóa và tái hoạt động vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và cuối cùng như một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong lượt phục vụ thứ hai này, nó trãi qua hầu hết thời gian hoạt động tại Thái Bình Dương, được tặng thưởng thêm năm Ngôi sao Chiến đấu vì thành tích phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam. Nó còn là tàu thu hồi cho chuyến bay không người lái Apollo 4.Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1970, và bán để tháo dỡ vào năm 1994.
Thiết kế và chế tạo
Bennington được đặt lườn vào ngày 15 tháng 12 năm 1942 bởi Xưởng hải quân New York, được hạ thủy vào ngày 28 tháng 2 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà Melvin J. Maas, phu nhân của Nghị sĩ Melvin Maas bang Minnesota. Bennington được đưa vào hoạt động ngày 6 tháng 8 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng J. B. Sykes.
Lịch sử hoạt động
Thế Chiến II
Vào ngày 15 tháng 12 năm 1944, Bennington rời New York, đi ngang qua kênh đào Panama ngày 21 tháng 12. Chiếc tàu sân bay mới đến Trân Châu Cảng ngày 8 tháng 1 năm 1945 rồi tiếp tục lên đường hướng đến đảo san hô Ulithi thuộc quần đảo Caroline, nơi nó gia nhập Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh TF 58 (Đội đặc nhiệm TG 58.1) vào ngày 8 tháng 2. Hoạt động ngoài khơi vùng biển Ulithi, nó tham gia các cuộc không kích lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản trong các ngày 16, 17 và 25 tháng 2), quần đảo Volcano từ ngày 18 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, Okinawa trong ngày 1 tháng 3 và các cuộc không kích hỗ trợ cho chiến dịch Okinawa từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 11 tháng 6. Vào ngày 7 tháng 4, máy bay của Bennington đã tham gia vào cuộc tấn công vào lực lượng hạm đội Nhật Bản đang di chuyển qua biển Đông Trung Quốc hướng về phía Okinawa, mà kết quả là đã giúp đánh chìm thiết giáp hạm Yamato, tàu tuần dương hạng nhẹ Yahagi và bốn tàu khu trục. Vào ngày 5 tháng 6, chiếc tàu sân bay bị hư hại bởi một cơn bão ngoài khơi bờ biển Okinawa và bị buộc phải rút lui về Leyte để sửa chữa, và đến nơi vào ngày 12 tháng 6. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, Bennington rời Leyte ngày 1 tháng 7, và từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 nó tham gia một loạt các cuộc không kích lên các hòn đảo chính quốc Nhật Bản.Sau khi có tin tức về việc Nhật Bản chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, nó tiếp tục các hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương hỗ trợ cho việc chiếm đóng Nhật Bản cho đến ngày 21 tháng 10. Trong ngày 2 tháng 9, máy bay của nó tham gia thao diễn bên trên chiếc thiết giáp hạm Missouri và bên trên bầu trời Tokyo trong khi đang diễn ra buổi lễ ký kết Văn kiện đầu hàng vô điều kiện. Bennington về đến San Francisco ngày 7 tháng 11 năm 1945, và vào đầu tháng 3 năm 1946 nó đi ngang qua kênh đào Panama để quay về Norfolk, Virginia. Sau khi được đại tu và sửa chữa, nó được cho ngừng hoạt động vào ngày 8 tháng 11 năm 1946 và được đưa về làm lực lượng dự bị tại Norfolk.
Tái hoạt động
Chiếc tàu sân bay được cho hiện đại hóa tại Xưởng hải quân New York ngày 30 tháng 10 năm 1950 và được cho tái hoạt động dưới ký hiệu mới CVA-20 (tàu sân bay tấn công) vào ngày 13 tháng 11 năm 1952. Trong thời kỳ này, Bennington trải qua đợt cải biến SCB-27A tốn mất 11 triệu giờ công lao động, trong đó sàn đáp được kéo dài thêm 13 m (43 ft) và mở rộng thêm 2,4 m (8 ft) để có khả năng phóng và thu hồi máy bay phản lực. Ngoài ra, các khẩu pháo 127 mm (5 inch) cũng được tháo dỡ khỏi sàn đáp và thay thế bằng cỡ pháo 76 mm (3 inch) nhỏ hơn.Ngày 13 tháng 11 năm 1952, Đại tá Hải quân David. B. Young tiếp nhận quyền chỉ huy chiếc Bennington trong một buổi lễ có trên 1.400 người tham dự, trong số đó có Bộ trưởng hải quân Dan A. Kimball và Chuẩn Đô đốc R.H. Hillenkoeter, người đã tuyên bố "chiếc Bennington là tàu sân bay hiện đại nhất trong hạm đội của chúng ta hôm nay".Liên đội Không lực Thủy quân Lục chiến 14 (MAG-14), dưới quyền chỉ huy của Đại tá Thủy quân Lục chiến W.R. Campbell, được bố trí đến chiếc tàu sân bay vào ngày 13 tháng 2 năm 1953, và Bennington tiến ra vùng biển ngoài khơi Florida thực hiện các đợt bay chuẩn nhận tàu sân bay. Cuộc hạ cánh đầu tiên trên Bennington kể từ khi nó được đưa vào hoạt động trở lại do Trung tá T.W. Furlow thực hiện trên một chiếc AD Skyraider, ông là chỉ huy trưởng Phi đội Cường kích Thủy quân Lục chiến 211 (VMA-211). Chiếc máy bay phản lực đầu tiên hạ cánh trên Bennington vào ngày 18 tháng 2 năm 1953, được thực hiện bởi Thiếu tá Carl E. Schmitt trên một chiếc F9F-5 Cougar. Sau khi hoàn tất các đợt bay chuẩn nhận tàu sân bay, Bennington hướng đến Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo nơi nó thực hiện việc chạy huấn luyện thử máy trong 11 tuần.Việc chạy thử máy kéo dài đến tháng 5 năm 1953, khi nó quay về Norfolk thực hiện các chuẩn bị hạm đội cuối cùng. Vào ngày 27 tháng 4 năm 1953, một ống dẫn trong phòng nồi hơi số 1 bị sút ra, gây ra một vụ nổ giết chết 11 người và làm bị thương nặng bốn người khác. Từ ngày 14 tháng 5 năm 1953 đến ngày 27 tháng 5 năm 1954, chiếc tàu sân bay hoạt động dọc theo bờ Đông nước Mỹ; thực hiện một chuyến đi huấn luyện học viên mới đến Halifax, Nova Scotia; và một chuyến đi đến Địa Trung Hải. Lúc 8 giờ 11 phút ngày 26 tháng 5 năm 1954, trong khi di chuyển ngoài khơi vịnh Narragansett, dung dịch bên trong một trong số những máy phóng phát nổ, gây ra một loạt các vụ nổ phát sinh khiến 103 người bị thiệt mạng và 201 người khác bị thương. Bennington di chuyển bằng chính động năng của nó về Quonset Point, Rhode Island, để chuyển những người bị thương lên bờ.Quay về Xưởng hải quân New York để sửa chữa, từ ngày 12 tháng 6 năm 1954 đến ngày 19 tháng 3 năm 1955, Bennington đồng thời cũng được cấu trúc lại hoàn toàn. Vào ngày 22 tháng 4 năm 1955, Bộ trưởng Hải quân đã lên tàu để trao tặng huân chương và bằng tuyên dương cho 178 thành viên thủy thủ đoàn ghi nhận sự anh dũng của họ trong tai nạn ngày 26 tháng 5 năm 1954. Bennington quay lại hoạt động cùng Hạm đội Đại Tây Dương, bao gồm một chuyến đi thử máy đến GITMO cùng Liên đội Không lực đặc nhiệm 201 (ATG-201) cho đến khi rời Mayport, Florida ngày 8 tháng 9 năm 1955 gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương. Chiếc tàu sân bay đi vòng qua mũi Horn và đi đến San Diego một tháng sau đó. Sau đó nó phục vụ trong Hạm đội Thái Bình Dương và thực hiện hai chuyến đi đến Viễn Đông.Trong những năm 1955-1956 Liên đội Không lực đặc nhiệm 201 phối thuộc cho Bennington bao gồm: Phi đội VF-13 sử dụng F9F-6, Phi đội VA-36 (phi đội cường kích hạng nhẹ phản lực đầu tiên của Hải quân Mỹ) sử dụng F9F-5, Phi đội VA-105 sử dụng AD-6, Phi đội VC-4 (sau này là VFAW-4) sử dụng F2H3, Phi đội VC-33 (sau này là VAAW-33) sử dụng AD-5N cùng các máy bay giả lập mục tiêu và một đơn vị HUP. Sự bố trí này phản ảnh mong muốn đánh giá của hạm đội đối với sự phối hợp sàn đáp chéo góc cùng hệ thống gương điều khiển hạ cánh, vốn đã làm giảm tai nạn khi hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ đến 75%.Trong những năm 1956-1957, liên đội máy bay phối thuộc bao gồm một phi đội cho mỗi kiểu máy bay sau đây: máy bay tiêm kích FJ3 Fury, F2H Banshee và F9F Cougar, máy bay cường kích AD-6 Skyraider, AD-5N Skyraider và AD-5W, máy bay ném bom AJ2 Savage và máy bay trinh sát hình ảnh F9F-8P.[1]
Sự kiện "hải tặc" tại Sydney
Ngày 7 tháng 5 năm 1957, trong khi neo đậu tại Sydney tham gia các lễ hội kỷ niệm Trận chiến biển Coral, 10 sinh viên của đại học Sydney hóa trang như những cướp biển đã lên chiếc tàu sân bay vào lúc sáng sớm mà không bị phát hiện. Trong khi một số sinh viên dán các bích chương kêu gọi thủy thủ đoàn quyên góp cho hoạt động từ thiện tại địa phương, một số khác đã lên được cầu tàu chỉ huy. Qua hệ thống phóng thanh vẫn đang mở, Paul Lennon, một sinh viên y khoa, đã lên tiếng "Nghe đây! chiếc U.S.S. Bennington đã bị cướp biển Đại học Sydney chiếm giữ !"[2][3] Lệnh báo động nguy cơ bị tấn công nguyên tử và hóa học vang lên, đánh thức toàn bộ thủy thủ đoàn còn đang trên giường phải bật dậy.[4] Lính Thủy quân Lục chiến đã áp giải các sinh viên rời tàu, và đã không có hình phạt nào được đưa ra.[5]
Hoạt động chống tàu ngầm
Bennington được xếp lại lớp thành một tàu sân bay hỗ trợ chống tàu ngầm (ASW) với ký hiệu mới CVS-20 vào ngày 30 tháng 6 năm 1959, và đã được huy động để can thiệp nếu cần thiết trong Sự kiện Lào năm 1960. Nó cũng từng phục vụ ba lượt trong Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1965-1968.Để đảm nhiệm vai trò tàu sân bay chống tàu ngầm, liên đội không lực phối thuộc bao gồm hai phi đội S-2F Tracker, một phi đội máy bay trực thăng chống tàu ngầm Sikorsky SH-34 vốn được thay thế vào năm 1964 bằng kiểu SH-3A Sea King trong vai trò đó. Nhiệm vụ cảnh báo sớm trên không ban đầu do những chiếc EA-1E cải biến đảm trách, đến năm 1965 được nâng cấp lên những chiếc E-1 Tracer vốn được chế tạo trên cùng một khung máy bay của kiểu S-2 Tracker. Trong những năm 1964-1965, một phi đội A-4B Skyhawk cũng được bố trí trên tàu.[1]Ngày 18 tháng 5 năm 1966, trong khi di chuyển ngoài khơi San Diego, California, Bennington đã nhận lên tàu chiếc máy bay thử nghiệm LTV XC-142A khi nó thực hiện 44 lần cất cánh và hạ cánh trên đường băng ngắn và sáu lần cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Con tàu đã di chuyển ở những vận tốc và hướng đi khác nhau nhằm tạo ra những tình huống thử nghiệm lưu tốc gió khác nhau bên trên sàn đáp. [6]Bennington là tàu sân bay thu hồi chính cho chuyến bay không người lái Apollo 4. Vào ngày 9 tháng 11 năm 1967, module chỉ huy của con tàu vũ trụ đã đáp xuống cách chiếc tàu sân bay 16 km (10 dặm) và đã được vớt lên.
Tên lóng: "Bonnie Dick"
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Xưởng đóng tàu New York
Đặt lườn: 1 tháng 2 năm 1943
Hạ thủy: 29 tháng 4 năm 1944
Đỡ đầu: John S. McCain
Hoạt động: 26 tháng 11 năm 1944
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1992
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): năm 1952
Ngừng hoạt động: 2 tháng 7 năm 1971
Xóa đăng bạ: 20 tháng 9 năm 1989
Tặng thưởng: 1 Ngôi sao Chiến đấu (Thế Chiến II)
5 Ngôi sao Chiến đấu (Chiến tranh Triều Tiên)
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 266 m (872 ft) chung
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn
Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h
(15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
Máy bay: 90-100 máy bay
USS Bon Homme Richard (CV/CVA-31) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất trong hoặc ngay sau Thế Chiến II. Đây là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ mang cái tên này, được đặt theo tên chiếc tàu hộ tống nhỏ (frigate) nổi tiếng của John Paul Jones trong cuộc Chiến tranh dành Độc Lập. Bon Homme Richard được đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1944, và đã phục vụ trong các chiến dịch cuối cùng của Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng một Ngôi sao Chiến đấu. Được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được đưa ra hoạt động trở lại vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA). Trong lượt phục vụ thứ hai này, nó chỉ hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương, đóng một vai trò nổi bật trong Chiến tranh Triều Tiên, nơi nó được tặng thưởng năm Ngôi sao Chiến đấu, và trong Chiến tranh Việt Nam.Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1971; và được bán để tháo dỡ vào năm 1992.
Thiết kế và chế tạo
Con tàu được đặt lườn vào ngày 1 tháng 2 năm 1943 tại xưởng hải quân New York, được hạ thủy ngày 29 tháng 4 năm 1944, được đỡ đầu bởi Bà John S. McCain, phu nhân Phó Đô đốc McCain. Bon Homme Richard được đưa vào hoạt động ngày 26 tháng 11 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của thuyền trưởng, Đại tá hải quân A. O. Rule, Jr..
Tên gọi
John Paul Jones, người được xem là thuyền trưởng tiên phong của Hải quân Hoa Kỳ, vào năm 1779 đã đặt cái tên Bon Homme Richard[1] cho một chiếc tàu buôn của Pháp được cải biến thành chiến hạm 42 khẩu pháo và được chuyển cho Hoa Kỳ nhằm tham gia cuộc Chiến tranh dành Độc lập Hoa Kỳ dưới quyền chỉ huy của Jones. Cái tên này được chọn nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, lúc đó đang là Cao ủy Hoa Kỳ tại Paris; và niên lịch (almanac) của ông, Poor Richard's Almanac, được xuất bản tại Pháp dưới tựa đề Les Maximes du Bonhomme Richard. Vì chiếc tàu sân bay Franklin (CV-13) cũng được đặt tên nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, ông trở thành người duy nhất được vinh dự đặt tên cho hai chiếc tàu chiến hoạt động đồng thời trong suốt lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ.
Lịch sử hoạt động
Bon Homme Richard đi đến Mặt trận Thái Bình Dương vào tháng 3 năm 1945, và đến tháng 6 gia nhập lực lượng tàu sân bay nhanh để tham gia các đợt không kích cuối cùng xuống chính quốc Nhật Bản. Sau khi có lệnh ngừng bắn vào giữa tháng 8 do Nhật Bản chấp thuận đầu hàng, Bon Homme Richard tiếp tục hoạt động tuần tra ngoài khơi bờ biển nước này cho đến tháng 9, khi nó quay trở về Hoa Kỳ. Việc bố trí chiếc tàu sân bay trong Chiến dịch Magic Carpet với nhiệm vụ chuyên chở cựu chiến binh hồi hương được tiếp nối cho đến năm 1946. Sau đó nó hầu như không hoạt động cho đến khi được chính thức ngừng hoạt động tại Seattle, Washington vào tháng 1 năm 1947.Việc nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào cuối tháng 6 năm 1950 buộc phải đưa Bon Homme Richard quay trở lại phục vụ. Nó được cho tái hoạt động vào tháng 1 năm 1951 và được bố trí đến khu vực Tây Thái Bình Dương vào tháng 5 năm đó, tung các máy bay của nó ra tấn công các mục tiêu đối phương tại Triều Tiên cho đến khi đợt bố trí kết thúc vào cuối năm. Một đợt bố trí hoạt động thứ hai được tiếp nối từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1952, được đánh dấu bằng sự phối hợp tấn công quy mô lớn để không kích đập Sui-ho và Bình Nhưỡng, vào giai đoạn mà Bon Homme Richard được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công mang ký hiệu CVA-31. Chiếc tàu sân bay được cho tạm ngưng hoạt động vào tháng 5 năm 1953 để được nâng cấp rộng rãi nhằm sử dụng những máy bay phản lức có tính năng cao.Bon Homme Richard ra khỏi ụ tàu với một sàn đáp chéo góc và kiên cố, mũi tàu kín để chống bão, máy phóng hơi nước, một đảo cấu trúc thượng tầng hoàn toàn mới, mạn tàu rộng hơn cùng nhiều cải tiến khác. Đưa trở lại hoạt động vào tháng 9 năm 1955, chiếc tàu sân bay bắt đầu một quá trình phục vụ lâu dài cùng Đệ Thất hạm đội. Ngoài nhiều đợt bố trí hoạt động tại khu vực Tây Thái Bình Dương từ năm 1957 đến năm 1964, nó còn thực hiện một chuyến đi đến Ấn Độ Dương vào năm 1964. Đô đốc George Stephen Morrison[2] từng chỉ huy con tàu cùng hạm đội tại chỗ vào lúc xảy ra Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.leo thang của Chiến tranh Việt Nam vào đầu năm 1965 đã đưa Bon Homme Richard tham gia vào cuộc đối đầu quân sự thứ ba trong quá trình hoạt động của nó, khi nó được bố trí năm lượt hoạt động trong vòng sáu năm. Máy bay của nó đã nhiều lần giáp chiến cùng những chiếc MiG của Bắc Việt Nam và đã bắn rơi nhiều chiếc, đồng thời cũng tấn công các mục tiêu vận tải và cơ sở hạ tầng đối phương. Trong giai đoạn này nó còn có nhiều dịp viếng thăm các cảng Châu Á giữa các đợt hoạt động tác chiến. Bon Homme Richard được lệnh chuẩn bị ngừng hoạt động sau khi kết thúc đợt bố trí năm 1970. Nó được cho ngừng hoạt động vào tháng 7 năm 1971 và đưa về hạm đội dự bị tại Bremerton, Washington. Sau 20 năm bị bỏ xó, cuối cùng nó được bán để tháo dỡ vào năm 1992 tại xưởng tàu của hãng Southwest Marine tại San Pedro, California.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia
Đặt lườn: 13 tháng 9 năm 1943
Hạ thủy: 14 tháng 12 năm 1944
Đỡ đầu: Ruth D. Overton
Hoạt động: 16 tháng 4 năm 1945
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ tháng 2 năm 1971 tại Kearny, New Jersey
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 15 tháng 11 năm 1955
Tàu tấn công đổ bộ (LPH): 30 tháng 1 năm 1959
Ngừng hoạt động: 1 tháng 12 năm 1969
Xóa đăng bạ: 1 tháng 12 năm 1969
Tặng thưởng: 8 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 271 m (888 ft)
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải
Lực đẩy: 4 × turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h
(20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Quân số: 3.448
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56
46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
vách ngăn 100 mm (4 inch)
40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy
60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái
Máy bay: 90-100 máy bay
1 × thang nâng cạnh sàn đáp
2 × thang nâng giữa
USS Boxer (CV/CVA/CVS-21, LPH-4) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó là chiếc tàu sân bay thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này để kỷ niệm chiếc tàu chiến Anh Quốc bị Hoa Kỳ chiếm giữ được trong cuộc Chiến tranh năm 1812. Boxer được đưa vào hoạt động tháng 4 năm 1945, quá trễ để có thể phục vụ trong Thế chiến II, nhưng đã hoạt động tích cực trong Chiến tranh Triều Tiên và được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến đấu. Nó được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công (CVA) vào đầu những năm 1950, sau đó thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS), và cuối cùng là một tàu tấn công đổ bộ (LPH) chuyên chở máy bay trực thăng và lực lượng Thủy quân Lục chiến. Không giống như đa số các tàu sân bay chị em cùng lớp với nó, nó không được hiện đại hóa, nên trong suốt thời gian phục vụ sau này nó vẫn mang dáng dấp của một tàu sân bay lớp Essex thời Đệ Nhị Thế Chiến. Nó hoạt động như một tàu LPH tại vùng biển Đại Tây Dương/Caribbe và tại Thái Bình Dương, đôi khi phục vụ như một tàu vận chuyển máy bay. Nó là tàu thu hồi chính của chuyến bay thử nghiệm ban đầu AS-201 không người lái của Chương trình Apollo; và nó đã được dự định để thu hồi chuyến bay Gemini 8, nếu như con tàu vũ trụ này không bị buộc phải đáp khẩn cấp xuống Thái Bình Dương.Nó được cho ngừng hoạt động vào năm 1969, và bị bán để tháo dỡ vào năm 1971.
Thiết kế và chế tạo
Boxer là một tàu sân bay dạng thân dài trong lớp Essex. Nó được đặt lườn vào ngày 13 tháng 9 năm 1943 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 12 năm 1944; được đỡ đầu bởi Ruth D. Overton (con gái của Nghị sĩ John H. Overton thuộc tiểu bang Louisiana); và được đưa vào hoạt động ngày 16 tháng 4 năm 1945 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng D. F. Smith.
Lịch sử hoạt động
1945-1956
Được hoàn tất quá trễ để có thể tham gia vào Thế Chiến II, Boxer gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương tại San Diego vào tháng 8 năm 1945. Từ tháng 9 năm 1945 đến ngày 23 tháng 8 năm 1946, nó hoạt động ngoài khơi đảo Guam như là soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 tại Tây Thái Bình Dương. Trong đợt này, nó từng thăm viếng Nhật bản, Okinawa, Philippines và Trung Quốc. Nó quay về San Francisco ngày 10 tháng 9 năm 1946 và hoạt động ngoài khơi bờ Tây Hoa Kỳ trong các nhiệm vụ thường xuyên trong thời bình. Vào ngày 10 tháng 3 năm 1948, nó là địa điểm mà một máy bay phản lực hải quân (chiếc FJ-1 Fury) lần đầu tiên hạ cánh trên một tàu sân bay. Nó rời Hoa Kỳ ngày 11 tháng 1 năm 1950 để phục vụ tại Viễn Đông; và sau khi hoàn tất nhiệm vụ cùng Hạm đội 7 tại Viễn Đông trong nửa đầu năm 1950, nó quay về đến San Diego ngày 25 tháng 6.
Chiến tranh Triều Tiên
Với sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh Triều Tiên, nó được vội vã tung vào hoạt động để chuyên chở máy bay đến khu vực chiến sự. Từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 7 năm 1950, nó thực hiện một chuyến đi kỷ lục vượt Thái Bình Dương trong 8½ ngày với 150 máy bay của Không quân và Hải quân cùng một ngàn binh sĩ. Trên chuyến đi trở về (từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 4 tháng 8), nó còn rút ngắn kỷ lục xuống còn 7 ngày, 10 giờ và 36 phút. Sau khi được sửa chữa nhanh, nó khởi hành đi Viễn Đông vào ngày 24 tháng 8, lần này gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 để hỗ trợ trên không cho các đơn vị chiến đấu. Máy bay của nó đã yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên Inchon ngày 15 tháng 9 năm 1950 cùng các hoạt động trên bộ khác cho đến tháng 11, khi nó quay về bờ Tây Hoa Kỳ để đại tu.Boxer rời San Diego để thực hiện lượt phục vụ thứ hai tại Triều Tiên vào ngày 2 tháng 3 năm 1951. Nó lại cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 hoạt động hỗ trợ cho các lực lượng trên bộ. Nó quay về đến San Francisco ngày 24 tháng 10 năm 1951. Tiếp tục lên đường ngày 8 tháng 2 năm 1952 cho lượt phục vụ thứ ba tại Triều Tiên, Một lần nữa Boxer lại được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 77. Trong các ngày 23 và 24 tháng 6, máy bay của nó tham gia vào cuộc không kích quy mô lớn nhắm vào đập thủy điện Sui-ho. Vào ngày 5 tháng 8, một đám cháy xảy ra trong sàn chứa máy bay đã khiến chín người chết và hai người bị thương nặng. Sau khi được sửa chữa tạm thời tại Yokosuka, Nhật Bản từ ngày 11 đến ngày 23 tháng 8, Boxer quay lại hoạt động ngoài khơi Triều Tiên. Nó quay về San Francisco ngày 25 tháng 9 và được sửa chữa cho đến tháng 3 năm 1953.Chiếc tàu sân bay lên đường ngày 30 tháng 3 năm 1953 đi đến khu vực Viễn Đông, và đi đến khu vực chiến sự một tháng sau đó. Nó tham gia vào các hoạt động tác chiến cuối cùng trong cuộc xung đột tại Triều Tiên, và nó ở lại vùng biển châu Á cho đến tận tháng 11. Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Boxer thực hiện việc tuần tra dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ và từng thực hiện ba chuyến đi đến Viễn Đông. Boxer được xếp lại lớp thành một tàu sân bay tấn công, ký hiệu CVA-21 vào tháng 10 năm 1952.
1956-1969
Được cải biến thành một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS) vào đầu năm 1956, Boxer thực hiện lượt phục vụ cuối cùng tại khu vực Tây Thái Bình Dương dưới vai trò này trong những năm 1956- 1957.Cuối năm 1957, Boxer hoạt động trong một thời gian ngắn như một tàu thử nghiệm chở máy bay trực thăng tấn công phối hợp giữa Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Vào năm 1958, nó là tàu chỉ huy cho Chiến dịch Hardtack, một chương trình thử nghiệm vũ khí hạt nhân tại Trung Thái Bình Dương. Cuối năm đó, nó được chuyển sang Hạm đội Đại Tây Dương như một "tàu tấn công đổ bộ tạm thời" và sau đó được chính thức đặt lại ký hiệu là LPH-4 vào ngày 30 tháng 1 năm 1959.Trong một thập niên tiếp theo sau, Boxer cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến và máy bay trực thăng vận tải phối thuộc là một thành phần nòng cốt trong lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh của Hoa Kỳ. Nó hoạt động chủ yếu tại vùng biển Caribbe, từng tham gia vào sự kiện tên lửa Cuba năm 1962 và can thiệp vào Cộng hòa Dominic năm 1965. Nó được bố trí đến vùng biển Châu Âu vào cuối năm 1964 để tham gia chiến dịch Steel Pike. Vào giữa năm 1965, Boxer phục vụ như một tàu chuyên chở máy bay, đã vận chuyển hơn 200 máy bay và máy bay trực thăng đến Việt Nam như một phần của việc triển khai Sư đoàn Kỵ binh bay số 1. Nó là tàu thu hồi chính của chuyến bay thử nghiệm AS-201 của Chương trình Apollo, chuyến bay đầu tiên không người lái nhằm thử nghiệm mô-đun chỉ huy/dịch vụ của con tàu, đã được hạ cánh vào ngày 26 tháng 2 năm 1966. Boxer cũng đã túc trực tại vùng biển phía Tây Đại Tây Dương chuẩn bị cho nhiệm vu thu hồi chuyến bay Gemini 8 vào tháng 3 năm 1966. Tuy nhiên cơ hội này đã bị bỏ lỡ, khi Gemini 8 gặp phải trục trặc kỹ thuật và phải hạ cánh khẩn cấp xuống vùng biển Tây Thái Bình Dương. Sau đó nó thực hiện một chuyến đi thứ hai đến Việt Nam, lần này chở máy bay của lực lượng Thủy quân Lục chiến.Boxer được cho ngừng hoạt động vào tháng 12 năm 1969, và bị bán để tháo dỡ vào tháng 2 năm 1971.
Tên lóng: Holiday Express
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Bethlehem Steel Company, Quincy, Massachusetts
Đặt lườn: 15 tháng 9 năm 1941
Hạ thủy: 7 tháng 12 năm 1942
Đỡ đầu: Donald Boynton
Hoạt động: 24 tháng 5 năm 1943
Bị mất: Bị bán để tháo dỡ năm 1973
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 8 năm 1953
Tàu vận chuyển máy bay (AVT): tháng 5 năm 1959
Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947
Xóa đăng bạ: 1 tháng 11 năm 1966
Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống
Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ
Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (11 sao)
Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II
Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine
Huy chương Giải phóng Philippine
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 266 m (872 ft) chung
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn
Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 28.000 km ở tốc độ 28 km/h
(15.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
Máy bay: 90-100 máy bay
USS Bunker Hill (CV/CVA/CVS-17, AVT-9) là một trong số 24 chiếc tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này nằm tôn vinh trận chiến Bunker Hill. Bunker Hill được đưa vào hoạt động tháng 3 năm 1943, và đã phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng 11 Ngôi sao Chiến đấu và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống. Bunker Hill đôi khi được gọi tên lóng là "Holiday Express" (tàu tốc hành ngày lễ) do tham gia nhiều chiến dịch tấn công trong dịp cuối năm. Nó bị hư hỏng nặng vào tháng 5 năm 1945 do các đợt tấn công cảm tử kamikaze của quân Nhật, với tổn thất nhân mạng trong thủy thủ đoàn lên đến hàng trăm người, trở thành một trong những tàu sân bay bị thiệt hại nhiều nhất trong chiến tranh còn sống sót qua cuộc chiến.[1]
Sau đợt tấn công đó, nó quay về lục địa Hoa Kỳ để được sửa chữa, và được cho ngừng hoạt động vào năm 1947. Đang khi trong lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp thảnh một tàu sân bay tấn công (CVA), rồi là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS), và cuối cùng là một tàu vận chuyển máy bay (AVT), nhưng chưa từng được hiện đại hóa và không hề tham gia hoạt động thường trực nào. Bunker Hill và Franklin là những tàu sân bay duy nhất trong lớp Essex không bao giờ hoạt động trở lại sau Thế Chiến II cho dù những hư hỏng trong chiến đấu của chúng đã được sửa chữa triệt để.[1]
Được xóa khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1966, trong nhiều năm nó phục vụ như một nền tảng thử nghiệm điện tử tại vịnh San Diego trước khi được bán để tháo dỡ vào năm 1973.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Thiết kế và chế tạo
• 2 Lịch sử hoạt động
o 2.1 1943-1944
o 2.2 1945
o 2.3 Sau chiến tranh
• 3 Phần thưởng
• 4 Tham khảo
• 5 Xem thêm
• 6 Liên kết ngoài
Thiết kế và chế tạo
Bunker Hill được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1941 bởi hãng Bethlehem Steel Company tại Quincy, Massachusetts, và được hạ thủy vào ngày 7 tháng 12 năm 1942, được đỡ đầu bởi Bà Donald Boynton. Nó được đưa vào hoạt động ngày 24 tháng 5 năm 1943 dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng J. J. Ballentine.
Lịch sử hoạt động
1943-1944
Được bố trí sang Mặt trận Thái Bình Dương vào mùa Thu năm 1943, Bunker Hill tham gia vào nhiều chiến dịch tấn công. Nó tham gia không kích Rabaul ngày 11 tháng 11 năm 1943; tham dự chiến dịch tại quần đảo Gilbert, bao gồm việc hỗ trợ đổ bộ lên đảo san hô Tarawa từ ngày 13 tháng 11 đến ngày 8 tháng 12; không kích vào Kavieng yểm trợ cho chiến dịch quần đảo Bismarck trong các ngày 25 tháng 12 năm 1943, 1 và 4 tháng 1 năm 1944; chiến dịch quần đảo Marshall từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2; không kích vào Truk trong các ngày 17 và 18 tháng 2, trong đó đánh chìm được được tám tàu Nhật; không kích vào quần đảo Mariana ngày 23 tháng 2; đợt không kích vào các đảo Palau, Yap, Ulithi và Woleai từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4; chiến dịch Hollandia (ngày nay là Jayapura) từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 28 tháng 4; không kích vào các đảo Truk, Satawan và Ponape từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5; chiến dịch Marianas từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8, kể cả trận chiến biển Philippine.Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, trong giai đoạn mở màn của chiến dịch Mariana, Bunker Hill bị hư hại khi một cú tấn công của máy bay đối phương suýt trúng đích đã vun vải mảnh đạn khắp con tàu làm hai người thiệt mạng và hơn 80 người bị thương. Dù vậy Bunker Hill vẫn tiếp tục chiến đấu khi máy bay của nó góp công cùng hạm đội bắn rơi 476 máy bay Nhật trong suốt trận chiến, và giúp đánh chìm một tàu sân bay. Trong tháng 9, nó tham gia các chiến dịch tại phía Tây quần đảo Caroline, rồi sau đó tung ra các đợt không kích vào Okinawa, đảo Luzon và Đài Loan cho đến tận tháng 11 năm 1944.Vào ngày 6 tháng 11, Bunker Hill rút lui khỏi khu vực chiến trường và hướng về phía Bremerton, Washington trong một giai đoạn bảo trì trong ụ tàu. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, nó rời bờ Tây nước Mỹ ngày 24 tháng 1 năm 1945 để quay lại mặt trận.
1945
Trong những tháng còn lại của Thế Chiến II, Bunker Hill tham gia trận Iwo Jima, cùng Đệ Ngũ hạm đội không kích xuống Honshū và Nansei Shoto từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 4 tháng 3, và cùng Đệ Tam hạm đội không kích hỗ trợ cho trận Okinawa. Vào ngày 7 tháng 4 năm 1945, máy bay của Bunker Hill tham gia cuộc tấn công của Lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh vào lực lượng hạm đội Nhật Bản tại biển Đông Trung Quốc. Chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato, một tàu tuần dương và bốn tàu khu trục đã bị đánh chìm trong chiến dịch Ten-Go.Sáng ngày 11 tháng 5 năm 1945, trong khi hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Okinawa, Bunker Hill bị hư hỏng nặng sau khi bị hai máy bay tấn công cảm tử kamikaze đánh trúng. Một chiếc A6M Zero ló ra từ một đám mây thấp, bổ nhào về hướng sàn đáp rồi phóng ra một quả bom 250 kg (551 lb) xuyên qua thân con tàu và phát nổ dưới biển. Bản thân chiếc Zero đâm trúng sàn đáp, phá hủy những chiếc máy bay đang chất đầy nhiên liệu khiến gây ra một đám cháy lớn. Phần còn lại của chiếc Zero vòng qua sàn đáp rồi rơi xuống biển. Chỉ trong vòng 30 giây sau đó, một chiếc Zero thứ hai do Thiếu úy Kiyoshi Ogawa điều khiển, lao đến thực hiện một cú bổ nhào tự sát. Chiếc Zero xuyên qua lưới lửa phòng không, phóng ra một quả bom 250 kg (551 lb) và đâm xuống sàn đáp gần tháp chỉ huy, đúng theo những gì các phi công kamikaze được chỉ dẫn phải nhắm vào đảo cấu trúc thượng tầng (như trong trường hợp của chiếc tàu sân bay hộ tống Sangamon). Quả bom xuyên qua sàn đáp của chiếc Bunker Hill rồi phát nổ, làm bộc phát thêm các đám cháy hơi xăng và nhiều vụ nổ khác. Chiếc tàu sân bay chịu đựng tổn thất nặng với 346 người thiệt mạng, 43 mất tích và 264 người bị thương. Cho dù bị hư hỏng nặng, Bunker Hill vẫn tìm cách quay về Bremerton ngang qua Trân Châu Cảng bằng chính động lực của nó.
Sau chiến tranh
Tháng 9 năm 1945, Bunker Hill được lệnh tham gia vào "Chiến dịch Magic Carpet", đưa về nước các cựu chiến binh từ khu vực Thái Bình Dương. Nó hoạt động trong vai trò này như một đơn vị của Đội đặc nhiệm TG 16.12 cho đến tháng 1 năm 1946, khi nó được lệnh quay trở về Bremerton để chuẩn bị ngừng hoạt động. Chiếc tàu sân bay được đưa về lực lượng dự bị vào ngày 9 tháng 1 năm 1947.Trong khi được bỏ không, Bunker Hill được xếp lại lớp ba lần, trở thành CVA-17 (tàu sân bay tấn công) vào tháng 10 năm 1952, CVS-17 (tàu sân bay chống tàu ngầm) vào tháng 8 năm 1953, và cuối cùng là AVT-9 vào tháng 5 năm 1959, số hiệu sau cùng này cho biết vai trò cuối cùng mà nó có thể đảm trách khi cần đến là một tàu vận chuyển máy bay. Vì tất cả các tàu sân bay trong lớp Essex đều sống sót qua cuộc Thế Chiến, nhu cầu hải quân trong thời bình không cần đến sự phục vụ của Bunker Hill. Cùng với chiếc Franklin, vốn cũng chịu đựng những hư hỏng nghiêm trọng do không kích, chúng là những tàu sân bay duy nhất trong lớp không được đưa ra hoạt động sau khi Thế Chiến II kết thúc, cho dù đã được sửa chữa hoàn chỉnh. Được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào tháng 11 năm 1966, Bunker Hill được sử dụng như một nền tảng thử nghiệm điện tử cố định tại San Diego vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970. Nó được bán để tháo dỡ vào tháng 5 năm 1973.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Yorktown
Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding
Đặt hàng: năm 1933
Đặt lườn: 16 tháng 7 năm 1934
Hạ thủy: 3 tháng 10 năm 1936
Hoạt động: 12 tháng 5 năm 1938
Bị mất: Được tháo dỡ vào năm 1958-1960
Xóa đăng bạ: 17 tháng 2 năm 1947
Phần thưởng 20 Ngôi sao Chiến đấu
Đơn vị Tuyên dương Tổng thống
Đơn vị Tuyên dương Hải quân
Huy chương Phục vụ Phòng thủ Hoa Kỳ
Huy chương Chiến dịch Hoa Kỳ
Huy chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương (20 sao)
Huy chương Chiến thắng Thế Chiến II
Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine
Huy chương Giải phóng Philippine (1 sao)
Cờ hiệu Hải quân Anh
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: Thiết kế: 19.800 tấn (tiêu chuẩn)
25.500 tấn (chất đầy tải)
Từ tháng 10 năm 1943: 21.000 tấn (tiêu chuẩn)
32.060 tấn (chất đầy tải)
Chiều dài: Thiết kế: 234,7 m (770 ft) ở mực ngấn nước
251,4 m (824 ft 9 in) chung
Từ tháng 7 năm 1942: 252,2 m (827 ft 5 in) chung
Mạn thuyền: Thiết kế: 25,4 m (83 ft 3 in) ở mực ngấn nước, từ tháng 10 năm 1943: 29 m (95 ft 5 in)
chung: 33,4 m (109 ft 6 in), từ tháng 10 năm 1942: 34,9 m (114 ft 5 in)
Tầm nước: 7,90 m (26 ft)
Lực đẩy: 9 × nồi hơi Babcock & Wilcox
4 × Turbine Parsons, 4 trục
công suất 120.000 mã lực (90 MW)
Tốc độ: 32,5 knot (60,2 km/h)
Tầm xa: 12.500 hải lý ở tốc độ 15 knot (23.150 km ở tốc độ 27,8 km/h)
Quân số: 2.217 sĩ quan và thủy thủ (1941)
Vũ khí điện tử: Radar RCA CXAM-1[1]
Vũ khí: Thiết kế: 8 × pháo 38 5 inch
4 × súng máy 75 bốn nòng 1,1 inch
24 × súng máy 0.50 inch
Vào tháng 9 năm 1945: 8 x pháo 38 5 inch
11 x Bofors bốn nòng 40mm
5 x Bofors nòng kép 40mm
16 x Oerlikon nòng kép 20mm
Vỏ giáp: đai giáp 2,5-4 inch
sàn bảo vệ 60 lb
vách ngăn 4 inch
4 inch bên cạnh và 2 inch trên nóc tháp chỉ huy
vỏ 4 inch bên hông bánh lái
Máy bay: Thiết kế:90 máy bay; 3 × thang nâng
2 × máy phóng thủy lực trên sàn đáp
1 × máy phóng thủy lực trên sàn chứa
Chiếc USS Enterprise (CV-6), còn có tên lóng là "Big E", là chiếc tàu sân bay thứ sáu của Hải quân Hoa Kỳ và là chiếc tàu chiến thứ bảy của Hải quân Mỹ mang tên này. Được hạ thủy vào năm 1936, nó là một tàu chiến thuộc lớp tàu Yorktown, và là một trong số ba tàu sân bay Mỹ được đưa vào hoạt động trước Thế Chiến II sống sót qua cuộc chiến tranh (hai chiếc kia là Saratoga và Ranger). Nó tham dự vào nhiều hoạt động chủ yếu chống lại Nhật hơn bất kỳ tàu chiến Hoa Kỳ nào khác. Các hoạt động này bao gồm trận Midway, trận Eastern Solomons, trận chiến quần đảo Santa Cruz, nhiều cuộc giáp chiến trong chiến dịch Guadalcanal, trận chiến biển Philippine, và trận chiến vịnh Leyte, cũng như là "Cuộc không kích Doolittle" nhắm vào Tokyo. Trong ba sự kiện khác nhau trong suốt cuộc chiến tại Thái Bình Dương, người Nhật đã tuyến bố rằng nó đã bị đánh chìm trong chiến đấu.Enterprise được trao tặng 20 ngôi sao chiến đấu, thành tích cao nhất trong mọi tàu chiến trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu duy nhất không thuộc Hải quân Hoàng gia Anh nhận được phần thưởng cao quý nhất Cờ hiệu Hải quân Anh trong suốt lịch sử 400 năm kể từ khi đặt ra phần thưởng này. Một số tác giả đã đặt cho nó là tàu chiến vinh quang và danh dự nhất trong suốt lịch sử của Hải quân Hoa Kỳ, có lẽ chỉ cạnh tranh với chiếc chiến thuyền thế kỷ 18 USS Constitution huyền thoại.
Các hoạt động ban đầu
Enterprise được hạ thủy vào ngày 3 tháng 10 năm 1936 tại xưởng Newport News Shipbuilding, được đỡ đầu bởi bà Lulie Swanson, phu nhân của Bộ trưởng Hải quân Claude A. Swanson, và được đưa vào hoạt động ngày 12 tháng 5 năm 1938.Enterprise thực hiện chuyến chạy thử về phía Nam, đi đến Rio de Janeiro. Sau khi quay trở về, nó hoạt động dọc theo bờ biển phía đông và trong vùng Caribbe cho đến tháng 4 năm 1939, khi nó được yêu cầu phục vụ tại Thái Bình Dương. Enterprise là một trong số mười bốn chiếc tàu chiến được trang bị kiểu radar ban đầu RCA CXAM-1.[1] Ban đầu đặt căn cứ tại San Diego, và sau đó tại Pearl Harbor khi Tổng thống Roosevelt yêu cầu hạm đội được 'bố trí ở các căn cứ tiền phương', chiếc tàu sân bay và các phi đội của nó tiến hành huấn luyện tích cực và chuyên chở máy bay đến các căn cứ ở các đảo trên Thái Bình Dương. Enterprise đã hoàn tất một nhiệm vụ như vậy, chuyển giao Phi đội Tiêm kích VMF-211 Thủy quân Lục chiến đến đảo Wake vào ngày 2 tháng 12 năm 1941, và đang trên đường quay về Hawaii khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng.
Thế Chiến II
Trận Trân Châu Cảng
Enterprise đang trên đường quay về đảo Oahu vào sáng ngày 7 tháng 12 năm 1941, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển giao máy bay và phi công Thủy quân Lục chiến thuộc phi đội VMF-211 đến đảo Wake. Mười tám chiếc máy bay ném bom bổ nhào SBD Dauntless thuộc các phi đội VS-6 và VB-6 của chiếc Enterprise về đến Trân Châu Cảng đang khi diễn ra trận tấn công, và cho dù bị bất ngờ, đã ngay lập tức bước vào hành động để phòng thủ căn cứ hải quân. VS-6 bị mất sáu máy bay trong trận tập kích, trong khi VB-6 mất một chiếc. Nhiều chiếc trong số này bị máy bay Nhật bắn rơi, tuy nhiên có ít nhất một chiếc bị mất do hỏa lực phòng không dày đặc, và thêm nhiều chiếc bị hư hại. Vào một lúc trên sóng liên lạc radio đã nghe được: "Đừng bắn tôi, đây là 'six baker three', một máy bay Mỹ" và lát sau cũng viên phi công đó (Chuẩn úy Manuel Gonzales của VB-6) được nghe thấy đã yêu cầu xạ thủ/điện báo viên của anh chuẩn bị đáp trên mặt nước. Trung úy C. E. Dickinson và đồng đội William C. Miller thuộc VS-6 được ghi nhận bắn hạ một máy bay Nhật trước khi bị buộc phải thoát ra sau khi máy bay bị bắt lửa. Dickinson sau đó tìm cách đến được đảo Ford để lái một máy bay khác và tham gia vào việc tìm kiếm hạm đội Nhật. Anh đã được đề nghị tặng thưởng vì "thể hiện lòng can đảm tuyệt vời, sức chịu đựng, trung thành với nghĩa vụ, hành động hợp lý và bình tĩnh trong chiến đấu". Enterprise cũng tung ra sáu chiếc Grumman F4F Wildcat thuộc phi đội VF-6 tiếp theo sau cuộc tấn công; tất cả ngoại trừ hai chiếc bị bắn rơi bởi hỏa lực phòng không khi họ tìm cách hạ cánh trên đảo Ford đêm đó. Trong thời gian đó, chiếc tàu sân bay thu thập những chiếc máy bay còn lại trong một nỗ lực vô vọng nhằm tìm kiếm lực lượng tấn công Nhật Bản; cuộc tìm kiếm hướng về phía Tây và Nam đảo Oahu, trong khi lực lượng Nhật rút lui về hướng Tây Bắc. Enterprise trở vào Trân Châu Cảng trong đêm 8 tháng 12 để tiếp nhiên liệu và tiếp liệu, và khởi hành sáng sớm ngày hôm sau để tuần tra đề phòng các cuộc tấn công khác có thể xảy ra nhắm vào quần đảo Hawaii. Cho dù nhóm không gặp được chiếc tàu nổi nào, máy bay của Enterprise cũng đã đánh chìm chiếc tàu ngầm Nhật I-70 ở tọa độ 23°45′N 155°35′W vào ngày 10 tháng 12 năm 1941.Trong khoảng thời gian hai tuần lễ cuối của tháng 12 năm 1941, Enterprise và nhóm của nó tuần tra phía Tây quần đảo Hawaii để bảo vệ trong khi hai nhóm tàu sân bay kia thực hiện nỗ lực chậm trể nhằm giải cứu đảo Wake. Sau một thời gian nghỉ ngắn tại Trân Châu Cảng, nhóm Enterprise khởi hành ngày 11 tháng 1 năm 1942 nhằm bảo vệ các đoàn tàu vận tải đến tăng cường cho đảo Samoa. Vào ngày 1 tháng 2, nhóm đặc nhiệm không kích vào các đảo Kwajalein, Wotje và Maloelap trong quần đảo Marshall, đánh chìm ba tàu, gây hư hại tám chiếc, và phá hủy nhiều máy bay và các cơ sở trên mặt đất. Enterprise chỉ chịu những thiệt hại nhỏ do sự phản công của Nhật khi nhóm của nó rút về Trân Châu Cảng.Trong tháng tiếp theo, nhóm Enterprise lướt qua vùng Trung Thái Bình Dương, tấn công các cơ sở của đối phương trên đảo Wake và quần đảo Marcus, rồi được sửa chữa và nâng cấp các cải tiến nhỏ tại Trân Châu Cảng. Vào ngày 8 tháng 4 năm 1942, nó khởi hành đến gặp gỡ chiếc Hornet rồi hướng về phía Tây hộ tống chiếc Hornet trong nhiệm vụ tung ra 16 chiếc máy bay ném bom B-25 Mitchell của Lục quân trong sự kiện "Không kích Doolittle" nhắm vào Tokyo. Trong khi những chiếc máy bay tiêm kích của Enterprise bay tuần tra chiến đấu trên không, những chiếc B-25 được phóng lên vào ngày 18 tháng 4, và đã bay tiếp chặng đường 966 km (600 dặm) đến mục tiêu mà không bị phát hiện. Nhóm đặc nhiệm, mà sự hiện diện của họ bị đối phương phát hiện vì bị các tàu nhỏ nhìn thấy, đã đổi hướng và quay về đến Trân Châu Cảng ngày 25 tháng 4.
Trận Midway
Năm ngày sau, chiếc "Big E" khởi hành hướng về Nam Thái Bình Dương nhằm tăng cường cho các tàu sân bay Mỹ hoạt động tại biển Coral. Tuy nhiên, trận chiến biển Coral đã kết thúc trước khi Enterprise đến nơi. Enterprise quay về Trân Châu Cảng ngày 26 tháng 5, và bắt đầu khẩn trương chuẩn bị nhằm đối đầu cuộc tấn công của Nhật được dự đoán tại đảo Midway.Ngày 28 tháng 5, Enterprise khởi hành như là kỳ hạm của Chuẩn Đô đốc Raymond A. Spruance với mệnh lệnh "phải giữ vững Midway và gây thiệt hại tối đa cho đối phương bằng các chiến thuật tiêu hao sinh lực mạnh mẽ". Cùng với Enterprise trong Lực lượng Đặc nhiệm CTF 16 còn có Hornet, sáu tàu tuần dương và mười tàu khu trục. Vào ngày 30 tháng 5, Lực lượng Đặc nhiệm CTF 17, cùng Chuẩn Đô đốc Frank J. Fletcher trên chiếc Yorktown vốn còn đang sửa chữa, rời Trân Châu Cảng với thêm hai tàu tuần dương và sáu tàu khu trục. Do là sĩ quan cao cấp thâm niên hơn, Chuẩn Đô đốc Fletcher trở thành "Sĩ quan Chỉ huy Chiến thuật" của nhóm, vì người chỉ huy thường xuyên của lực lượng đặc nhiệm Enterprise, Phó Đô đốc Bill hoặc "Bull" Halsey, đang được điều trị trong bệnh viện tại Trân Châu Cảng.Mỗi bên đã tung ra các đợt không kích lẫn nhau trong một trận chiến được xem là có tính quyết định trong lịch sử. Cho dù các lượng lượng đối địch còn tiếp xúc với nhau cho đến tận ngày 7 tháng 6, chỉ đến cuối ngày 4 tháng 6, sự kết cuộc của trận chiến đã được xác định. Trận Midway mở màn sáng ngày 4 tháng 6 năm 1942, khi bốn chiếc tàu sân bay Nhật, vốn không biết đến sự hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ, đã tung ra các trận tấn công vào đảo Midway. Chỉ ba giờ sau khi quả bom đầu tiên nổ trên đảo Midway, các máy bay từ các tàu sân bay Mỹ đã tấn công. Chiếc Yorktown và tàu khu trục Hammann là những tàu Mỹ duy nhất bị chìm, nhưng các lực lượng đặc nhiệm TF 16 và TF 17 trong trận chiến đã bị mất tổng cộng 113 máy bay, trong đó 61 chiếc mất trong chiến đấu. Thiệt hại của phía Nhật Bản lớn hơn rất nhiều: bốn tàu sân bay, một tàu tuần dương và 272 máy bay. Máy bay của chiếc Enterprise đã đánh chìm các tàu sân bay Kaga và Akagi, trong khi các phi đội ném bom hổn hợp từ Enterprise và Yorktown đã phá hủy chiếc Hiryu (máy bay từ chiếc Yorktown cũng đã đánh chìm được chiếc Soryu). Enterprise trải qua trận chiến mà không bị thiệt hại và quay về đến Trân Châu Cảng ngày 13 tháng 6 năm 1942.
Các chiến dịch tại Nam Thái Bình Dương
Sau một tháng nghỉ ngơi và đại tu, chiếc Enterprise khởi hành ngày 15 tháng 7 năm 1942 hướng đến Nam Thái Bình Dương, nơi nó gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm TF 61 nhằm hỗ trợ cuộc đổ bộ xuống quần đảo Solomon vào ngày 8 tháng 8. Trong hai tuần tiếp theo, chiếc tàu sân bay và những máy bay của nó bảo vệ các đường liên lạc hàng hải phía Tây Nam quần đảo Solomons. Vào ngày 24 tháng 8, một lực lượng Nhật mạnh mẽ được phát hiện ra ở khoảng 320 km (200 dặm) phía Bắc đảo Guadalcanal, và Lực lượng Đặc nhiệm TF 61 đã tung các máy bay của nó ra tấn công. Trong trận chiến Đông Solomons tiếp theo sau đó, chiếc tàu sân bay hạng nhẹ Nhật Bản Ryūjō bị đánh chìm, và lực lượng Nhật dự định tiến đánh Guadalcanal bị đẩy lui. Chiếc Enterprise chịu thiệt hại nhiều nhất trong số các tàu chiến Mỹ; ba trái bom đánh trúng và bốn trái đánh gần trúng đã làm thiệt mạng 77 người và bị thương 91 người khác, đồng thời gây hư hại đáng kể cho chiếc tàu sân bay. Các nhóm cứu nạn đã phản ứng nhanh và làm việc khó nhọc, nên đã sửa chữa được các hư hỏng nên chiếc tàu đã có thể quay trở về Hawaii bằng chính động lực của nó.Sau khi được sửa chữa tại Trân Châu Cảng từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 16 tháng 10 năm 1942, chiếc Enterprise lại một lần nữa khởi hành hướng về Nam Thái Bình Dương, nơi nó cùng chiếc Hornet tạo nên Lực lượng Đặc nhiệm TF 61. Vào ngày 26 tháng 10, các máy bay trinh sát của chiếc Enterprise phát hiện một lực lượng tàu sân bay Nhật và trận chiến quần đảo Santa Cruz đã diễn ra. Máy bay của Enterprise đã tấn công các tàu sân bay và tàu tuần dương đối phương, trong khi bản thân chiếc "Big E" cũng bị tấn công rất căng thẳng. Hai lần bị bom ném trúng đã khiến chiếc Enterprise bị thiệt mạng 44 người cùng 75 người bị thương.Cho dù bị hư hỏng nghiêm trọng, nó vẫn tiếp tục hoạt động và mang lên trên mình một số lượng lớn máy bay từ chiếc Hornet khi chiếc tàu sân bay này bị đánh chìm. Cho dù tổn thất của phía Mỹ với một tàu sân bay và một tàu khu trục bị mất là nặng nề hơn phía Nhật với chỉ một tàu tuần dương hạng nhẹ, trận đánh giành được thời gian cần thiết để tăng cường lực lượng tại Guadalcanal chống lại đợt công kích của Nhật tiếp theo. Chiếc Enterprise giờ đây là chiếc tàu sân bay Mỹ duy nhất trong tình trạng hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương. Trên sàn đáp, thủy thủ đoàn đã trương dòng chữ: "Enterprise chống lại Nhật Bản".Enterprise đến Nouméa, New Caledonia, vào ngày 30 tháng 10 để sửa chữa, nhưng một đợt tấn công mới của Nhật vào quần đảo Solomons yêu cầu sự có mặt của chiếc tàu sân bay và nó đã khởi hành vào ngày 11 tháng 11, trong khi các đội sửa chữa từ chiếc Vestal vẫn còn đang làm việc trên tàu. Vào ngày 13 tháng 11, các phi công của chiếc Enterprise đã giúp đánh đắm chiếc thiết giáp hạm Hiei vốn đã bị hư hại. Khi trận hải chiến Guadalcanal kết thúc vào ngày 15 tháng 11 năm 1942, Enterprise đã chia sẻ thành tích đánh đắm 16 tàu và làm hư hại thêm tám chiếc khác. Chiếc tàu sân bay quay về Nouméa ngày 16 tháng 11 để hoàn tất việc sửa chữa.Lại khởi hành vào ngày 4 tháng 12, chiếc Enterprise tiến hành huấn luyện ngoài khơi Espiritu Santo, New Hebrides cho đến ngày 28 tháng 1 năm 1943, khi nó khởi hành đi đến khu vực Solomons. Vào ngày 30 tháng 1, các máy bay tiêm kích của nó bay tuần tra chiến đấu trên không hộ tống một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục trong trận chiến đảo Rennell. Cho dù các máy bay của Enterprise đã tiêu diệt được hầu hết các máy bay ném bom Nhật tấn công, chiếc tàu tuần dương Chicago đã bị đánh chìm bởi ngư lôi phóng từ máy bay.Tách khỏi nhóm sau trận đánh, chiếc tàu sân bay đi đến Espiritu Santo vào ngày 1 tháng 2, và trong vòng ba tháng tiếp theo nó hoạt động ngoài khơi căn cứ này, hỗ trợ các lực lượng Mỹ trên mặt biển cho đến tận quần đảo Solomons. Enterprise sau đó quay về Trân Châu Cảng, nơi mà vào ngày 27 tháng 5 năm 1943, Đô đốc Chester Nimitz, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, trao cho nó Bằng Tuyên dương Tổng thống đầu tiên được tặng thưởng cho một tàu chiến. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1943, khi những chiếc tàu sân bay thuộc hạng tàu Essex gia nhập hoạt động của hạm đội, nó quay về Xưởng tàu Hải quân Puget Sound để tiến hành đại tu vốn rất cần thiết đã lâu.Trong thực tế hoạt động hạng tàu Yorktown tỏ ra mong manh trước sự tấn công bằng ngư lôi, nên trong đợt sửa chữa vào cuối năm 1942, Enterprise cũng nhận được các sự cải biến rộng rãi, bao gồm một vòng đai giáp chống ngư lôi vốn cải thiện đáng kể sự bảo vệ bên dưới mực nước.
Quay lại nhiệm vụ
Quay lại phục vụ vào giữa tháng 11 năm 1943, Enterprise cung cấp việc hỗ trợ từ trên không cho Sư đoàn Bộ binh 27 đổ bộ lên đảo san hô Makin từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 11 năm 1943. Đêm 26 tháng 11, "Big E" thực hiện chuyến bay tiêm kích bay đêm đầu tiên tại Thái Bình Dương khi một tổ ba máy bay từ chiếc tàu sân bay đã phá vỡ một nhóm đông máy bay ném bom đặt căn cứ trên đất liền dự định tấn công Nhóm Đặc nhiệm TG 50.2. Sau khi các máy bay của Lực lượng đặc nhiệm TF 50 không kích dữ dội Kwajalein ngày 4 tháng 12, Enterprise quay về Trân Châu Cảng năm ngày sau đó.Hoạt động tiếp theo sau đó của chiếc tàu sân bay là cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 giải tỏa áp lực tại quần đảo Marshall và hỗ trợ cho việc đổ bộ lên đảo Kwajalein từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 3 tháng 2 năm 1944. Sau đó chiếc Enterprise tiếp tục cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 tiếp tục tấn công căn cứ Hải quân Nhật tại Truk Lagoon trong quần đảo Caroline vào ngày 17 tháng 2. Một lần nữa, chiếc Enterprise lại viết nên lịch sử của ngành hàng không khi nó tung ra cuộc ném bom ban đêm bằng radar đầu tiên từ một tàu sân bay Mỹ. 12 chiếc máy bay ném ngư lôi trong trận tấn công này đã đạt được kết quả xuất sắc, ghi được thành tích đánh chìm gần một phần ba trong tổng số 200.000 tấn tải trọng tàu thuyền bị máy bay tiêu diệt.Tách khỏi Lực lượng Đặc nhiệm TF 58, Enterprise thực hiện không kích lên đảo san hô Jaluit vào ngày 20 tháng 2, rồi hướng về Majuro và Espiritu Santo. Tiếp tục hành trình vào ngày 15 tháng 3 cùng Đội đặc nhiệm TG 36.1, nó yểm trợ trên không và hỗ trợ gần mặt đất cho cuộc đổ bộ lên đảo Emirau từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 3. Chiếc tàu sân bay quay lại gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 vào ngày 26 tháng 3, và trong 12 ngày tiếp theo, tham gia vào một loạt các cuộc tấn công vào các đảo Yap, Ulithi, Woleai, và Palau. Sau một tuần lễ nghỉ ngơi và bổ sung tiếp liệu tại Majuro, Enterprise khởi hành ngày 14 tháng 4 để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên khu vựcHollandia thuộc New Guinea, rồi lại tấn công Truk lần nữa trong các ngày 29 và 30 tháng 4.Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944, nó cùng Đội đặc nhiệm TG 58.3 tháp tùng rời khỏi Majuro để sáp nhập cùng phần còn lại của Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 tham gia tấn công quân đảo Marianas. Thực hiện không kích lên các đảo Saipan, Rota và Guam từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 6, các phi công của Enterprise đã hỗ trợ trực tiếp cho cuộc đổ bộ lên Saipan ngày 15 tháng 6, và hỗ trợ gần mặt đất cho lực lượng trên đảo trong hai ngày tiếp theo.Nhận biết được một kế hoạch lớn của quân Nhật nhằm phá vỡ việc chiếm đóng Saipan, Đô đốc Spruance, giờ đây là tư lệnh của Đệ Ngũ Hạm Đội Hoa Kỳ, đã bố trí lại Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 nhằm đối phó mối đe dọa này.
Trận chiến biển Philippine
Vào ngày 19 tháng 6 năm 1944, trận chiến tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử đã diễn ra: Trận chiến biển Philippine. Trong hơn tám giờ, phi công của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Đế quốc Nhật đã giao chiến tại vùng trời bên trên Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 và quần đảo Marianas. Đến cuối ngày, chiến thắng của phía Mỹ đã trở nên rõ ràng, và sau khi kết thúc cuộc không kích nhắm vào hạm đội Nhật Bản ngày 20 tháng 6, chiến cuộc đã ngã ngủ. Sáu tàu chiến Mỹ bị hư hại, và có 130 máy bay cùng 76 phi công và thành viên đội bay bị mất. Với sự trợ giúp đáng kể từ các tàu ngầm Mỹ, ba tàu sân bay Nhật (Hiyō, Shōkaku và Taihō) bị đánh chìm cùng với 426 máy bay trên tàu sân bay bị bắn rơi. Không lực Hải quân Nhật Bản không thể nào hồi phục được sau thất bại này.Enterprise đã tham gia cả trong việc phòng thủ hạm đội và sau đó tấn công lực lượng đặc nhiệm Nhật Bản vào buổi chiều tối. Trong quá trình thu hồi các máy bay tham gia không kích vào ban đêm đầy hoảng loạn, một chiếc máy bay tiêm kích và một chiếc máy bay ném bom đã hạ cánh cùng một lúc, nhưng điều kỳ diệu đã khiến cho không có tai nạn xảy ra. Kế hoạch tấn công hạm đội Nhật lúc nữa đêm dự định được thực hiện bởi các phi công chuyên bay đêm của chiếc Enterprise phải bị hủy bỏ do cần thực hiện hoạt động thu hồi và cứu hộ các máy bay không kích buổi chiều tối.Sau trận đánh, Enterprise và các tàu phối thuộc tiếp tục yểm trợ cho chiến dịch Saipan đến tận ngày 5 tháng 7. Sau đó nó quay về Trân Châu Cảng để có một tháng nghỉ ngơi và sửa chữa. Trở lại hoạt động vào ngày 24 tháng 8, chiếc tàu sân bay cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 không kích vào Volcano và quần đảo Bonin từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, rồi nhắm vào các đảo Yap, Ulithi, và Palaus từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9.
Trận chiến vịnh Leyte
Sau các hoạt động ở phía Tây quần đảo Palau, chiếc Enterprise gia nhập cùng các đơn vị khác của Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 vào ngày 7 tháng 10 và hướng lên phía Bắc. Từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 10, máy bay của nó đã hoạt động bên trên vùng trời Okinawa, Đài Loan và Philippines, tấn công các sân bay đối phương, các cơ sở trên bờ và tàu thuyền để chuẩn bị cho trận tấn công lên Leyte. Sau khi hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên đảo Leyte ngày 20 tháng 10, Enterprise hướng về Ulithi để được tiếp tế, nhưng sự xuất hiện của hạm đội Nhật Bản vào ngày 23 tháng 10 buộc phải gọi nó quay trở lại hoạt động.Trong Trận chiến vịnh Leyte từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 10, máy bay của Enterprise đã tấn công cả ba nhóm của lực lượng đối phương, bắn phá các thiết giáp hạm và tàu khu trục cho đến khi chiến sự kết thúc. Chiếc tàu sân bay ở lại tuần tra ngoài khơi phía đông Samar và Leyte cho đến tận cuối tháng 10, rồi nó rút về Ulithi để được tiếp tế. Trong tháng 11, máy bay của nó tấn công các mục tiêu trong khu vực Manila và đảo Yap. Nó quay về Trân Châu Cảng ngày 6 tháng 12 năm 1944.
Iwo Jima, Okinawa, và kamikaze
Khởi hành ngày 24 tháng 12 về hướng Philippines, Enterprise mang theo một phi đội được huấn luyện đặc biệt để hoạt động ban đêm trên tàu sân bay. Nó gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 38.5 và lướt qua các vùng biển phía Bắc Luzon và biển Trung Hoa trong tháng 1 năm 1945, tấn công các mục tiêu trên bờ và các tàu thuyền từ Đài Loan đến Đông Dương. Sau khi ghé lại Ulithi một thời gian ngắn, Enterprise gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 58.5 vào ngày 10 tháng 2 và thực hiện việc tuần tra chiến đấu trên không cả ngày và đêm cho Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 khi chúng tấn công Tokyo vào các ngày 16 và 17 tháng 2.Sau đó nó hỗ trợ cho lực lượng Thủy quân Lục chiến trong trận Iwo Jima từ ngày đổ bộ, 19 tháng 2, cho đến tận ngày 9 tháng 3 khi nó quay về Ulithi. Vào một giai đoạn trong thời kỳ này, máy bay của Enterprise đã bay liên tục bên trên bầu trời Iwo Jima trong 174 giờ. Rời Ulithi ngày 15 tháng 3, chiếc tàu sân bay tiếp tục các hoạt động ban đêm không kích vào Kyūshū, Honshū và các tàu thuyền trong vùng biển nội địa Nhật Bản. Bị hư hại nhẹ bởi một trái bom đối phương vào ngày 18 tháng 3, Enterprise quay về Ulithi trong sáu ngày để được sửa chữa.Trở lại hoạt động ngày 5 tháng 4, nó yểm trợ cho chiến dịch Okinawa cho đến khi bị hư hại vào ngày 11 tháng 4, lần này bởi một máy bay cảm tử, và bị buộc phải quay về Ulithi. Hoạt động ngoài khơi Okinawa một lần nữa từ ngày 6 tháng 5, Enterprise thực hiện các chuyến bay tuần tra liên tục suốt ngày đêm vì các hoạt động tấn công cảm tử kamikaze ngày càng gia tăng. Ngày 14 tháng 5 năm 1945, nó chịu đựng thiệt hại cuối cùng của Thế Chiến II khi một máy bay cảm tử phá hủy thang nâng máy bay phía trước, giết chết 14 người và làm bị thương 34 người khác. Chiếc tàu sân bay bị buộc phải quay về Xưởng Hải quân Puget Sound để sửa chữa, đến nơi vào ngày 7 tháng 6, và vẫn còn ở lại đó khi chiến tranh kết thúc ngày 15 tháng 8 năm 1945.
Các hoạt động sau chiến tranh
Chiến dịch Magic Carpet
Được phục hồi về tình trạng tốt nhất, Enterprise khởi hành đi Trân Châu Cảng rồi quay về Mỹ với khoảng 1.100 quân nhân hết hạn phục vụ, rồi tiếp tục hành trình đến New York, và đến nơi vào ngày 17 tháng 10 năm 1945. Hai tuần sau, nó đi đến Boston để được lắp đặt các phương tiện nghỉ ngơi bổ sung, rồi nó bắt đầu một loạt chuyến đi đến Châu Âu trong Chiến dịch Magic Carpet (Chiếc Thảm Thần), đưa về nước gần 10.000 cựu chiến binh trong hoạt động phục vụ cuối cùng cho đất nước của nó. Trong một chuyến đi đến Châu Âu, nó được Sir Albert Alexander, Bộ trưởng Hải quân, thăm viếng và trao tặng cho chiếc Enterprise phần thưởng Cờ hiệu Hải quân Anh, phần thưởng cao nhất của Hải quân Hoàng gia. Enterprise là chiếc tàu duy nhất không thuộc Hải quân Hoàng gia được nhận phần thưởng này trong suốt lịch sử hơn 400 năm kể từ khi đặt ra nó.
Kết thúc hoạt động "Big E"
Enterprise vào Xưởng Hải quân New York ngày 18 tháng 1 năm 1946 để được vô hiệu hóa, và được rút khỏi phục vụ ngày 17 tháng 2 năm 1947. Trong năm 1946, nó được dự định chuyển cho tiểu bang New York như một đài lưu niệm thường trực, nhưng kế hoạch này bị ngưng lại vào năm 1949.[2] Các dự định được thực hiện tiếp theo sau nhằm bảo tồn con tàu như là một viện bảo tàng hay một nhà lưu niệm, nhưng các nỗ lực gây quỹ bị thất bại không thể quyên góp đủ tiền để mua lại con tàu từ Hải quân, nên "Big E" bị bán vào ngày 1 tháng 7 năm 1958 cho hãng Lipsett Corporation thuộc thành phố New York để được tháo dỡ tại Kearny, New Jersey. Người ta hứa sẽ giữ lại cột anten ba chân đặc trưng cho sân vận động mới của Học viện Hải quân, nhưng việc này không bao giờ được thực hiện; thay vào đó, một tấm biển lưu niệm được đặt dưới chân nơi vẫn được gọi là "Tháp Enterprise". Công việc tháo dỡ được hoàn tất vào tháng 5 năm 1960. Đến năm 1984, một gian "Triển lãm Enterprise" thường trực được dành riêng tại Bảo tàng Không lực Hải quân tại Căn cứ Không lực Hải quân Pensacola, Florida để lưu giữ các hiện vật, hình ảnh và các vật dụng lịch sử khác.Các hiện vật còn lại của Enterprise bao gồm chiếc chuông của con tàu, được đặt tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ, vốn theo truyền thống chỉ được rung lên mỗi khi học viên hải quân chiến thắng học viên của West Point; và tấm biển tên ở phía đuôi tàu rộng 5 m (16 ft) và nặng một tấn được đặt tại công viên Little League ở River Vale, New Jersey;[3] Tấm biển hoạt động và một trong những chiếc neo của nó được trưng bày tại Xưởng hải quân Washington tại Washington, D.C.. Nhiều hiện vật và vật lưu niệm khác (bao gồm một trong những ô cửa sổ của nó) được giữ trên chiếc tàu sân bay nguyên tử tiếp nối tên của nó.
Đặt hàng: 3 tháng 7 năm 1940
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Newport News Shipbuilding
Đặt lườn: 28 tháng 4 năm 1941
Hạ thủy: 31 tháng 7 năm 1942
Đỡ đầu: Bà Artemus L. Gates
Hoạt động: 31 tháng 12 năm 1942
15 tháng 1 năm 1951
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 3 năm 1960
Ngừng hoạt động: 9 tháng 1 năm 1947
30 tháng 6 năm 1969
Bị mất: Bị tháo dỡ
Xóa đăng bạ: 1 tháng 6 năm 1973
Tặng thưởng: Đơn vị Tuyên dương Tổng thống
Đơn vị Tuyên dương Hải quân
Đơn vị Khen thưởng Hải quân
17 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 33.800 tấn (tiêu chuẩn)
36.380 42.000 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước
266 m (872 ft) chung
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước
45 m (147 ft 6 in) chung
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn
10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải
Lực đẩy: 8 × nồi hơi áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 × turbine hơi nước Westinghouse
4 × trục
150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h(33 knots)
Tầm xa: 37.000 km (20.000 hải lý) ở tốc độ 28 km/h (15 knot)
Quân số: 2.600
Vũ khí: 4 × pháo 127 mm (5 inch) 38 caliber nòng đôi
4 × 127 mm (5 inch) 38 caliber nòng đơn
8 × pháo 40 mm 56 caliber bốn nòng
46 × pháo 20 mm 78 caliber nòng đơn
Vỏ giáp: đai giáp 60 - 100 mm (2,5 - 4 in)
40 mm (1,5 inch) sàn chứa máy bay và bảo vệ
100 mm (4 inch) vách ngăn
40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy
60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái
Máy bay: 90-100
1 × thang nâng bên cạnh sàn đáp
2 × thang nâng giữa sàn đáp
USS Essex (CV/CVA/CVS-9) là một tàu sân bay, chiếc dẫn đầu của lớp tàu sân bay Essex bao gồm tổng cộng 24 chiếc được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Nó là chiếc tàu thứ tư của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Được đưa vào hoạt động vào tháng 12 năm 1942, Essex tham gia vào nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương, được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống và 13 ngôi sao chiến đấu. Được rút khỏi hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc, nó được hiện đại hóa và được vào hoạt động trở lại vào đầu những năm 1950 như một tàu sân bay tấn công (CVA), và sau đó như là một tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS). Trong giai đoạn hoạt động thứ hai nó phục vụ chủ yếu tại Châu Âu, từng tham gia vào Sự kiện tên lửa Cuba. Nó cũng tham gia hoạt động trong Chiến tranh Triều Tiên, được tặng thưởng bốn ngôi sao chiến đấu và danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân. Nó là chiếc tàu sân bay chính phục vụ cho việc thu hồi chuyến bay vũ trụ Apollo 7.Nó được rút khỏi hoạt động lần cuối cùng vào năm 1969 và được bán để tháo dỡ vào năm 1975.
Cấu trúc và chế tạo
Essex được đặt lườn vào ngày 28 tháng 4 năm 1941 bởi hãng Newport News Shipbuilding tại xưởng đóng tàu Newport News, Virginia. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 7 năm 1942 dưới sự đỡ đầu của Bà Artemus L. Gates, phu nhân Trợ lý Không lực của Bộ Hải quân. Chiếc Essex được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 12 năm 1942 dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Donald B. Duncan.
Lịch sử hoạt động
Thế Chiến II
Sau chuyến đi thử máy, Essex khởi hành đi Thái Bình Dương vào tháng 5 năm 1943 bắt đầu một loạt các hoạt động chiến đấu. Rời Trân Châu Cảng, nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 16 trong hoạt động tấn công lên đảo Marcus ngày 31 tháng 8 năm 1943; trở thành soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm TF 14 và tấn công đảo Wake từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 10; cùng với các tàu sân bay USS Bunker Hill và USS Princeton tham gia các hoạt động không kích xuống Rabaul ngày 11 tháng 11 năm 1943; cùng với Đội Đặc nhiệm TG 50.3 tung ra cuộc tấn công vào quần đảo Gilbert nơi nó cũng tham gia một cuộc tấn công đổ bộ lần đầu tiên lên đảo san hô Tarawa từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 23 tháng 11 năm 1943. Được tiếp nhiên liệu ngoài biển, nó trở thành soái hạm của Đội Đặc nhiệm TG 50.3 để tấn công Kwajalein ngày 4 tháng 12 năm 1943. Cuộc tấn công đổ bộ thứ hai của nó được thực hiện cùng với Đội Đặc nhiệm TG 58.2 lên quần đảo Marshall từ ngày 29 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 1944.Essex trong Đội Đặc nhiệm TG 58.2 giờ đây được sáp nhập cùng các Đội Đặc nhiệm TG 58.1 và TG 58.3, để tạo nên một lực lượng tàu sân bay lớn nhất tính đến lúc đó, để tấn công vào Truk (17 - 18 tháng 2 năm 1944) trong đó tám tàu Nhật bị đánh chìm. Trên đường đến quần đảo Marianas để cắt đứt các con đường tiếp tế của Nhật Bản, lực lượng tàu sân bay đã bị phát hiện và phải chịu đựng các cuộc không kích kéo dài mà họ đã đánh lui một cách bài bản. Sau đó chúng tiếp tục cuộc tấn công đã dự định lên các đảo Saipan, Tinian và Guam vào ngày 23 tháng 2 năm 1944.Sau chiến dịch này, Essex hướng về San Francisco nơi nó được đại tu lần duy nhất trong chiến tranh. Sau khi đại tu, Essex trở thành chiếc tàu sân bay của Đội tàu sân bay 15, dưới sự chỉ huy của David McCampbell, phi công Ách có thành tích cao nhất của Hải quân Mỹ. Sau đó nó gia nhập cùng các tàu sân bay Wasp (CV-18) và San Jacinto (CVL-30) của Đội Đặc nhiệm TG 12.1 nhằm tấn công đảo Marcus từ ngày 19 đến ngày 20 tháng 5 và đảo Wake vào ngày 23 tháng 5. Nó được bố trí cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 để hỗ trợ cho việc chiếm đóng quần đảo Marianas từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8; cùng Đội Đặc nhiệm TG 38.3 tấn công lên quân đảo Palau từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9, và vào đảo Mindanao từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 9 chủ yếu nhắm vào tàu bè của đối phương, và ở lại khu vực này để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên Peleliu. Vào ngày 2 tháng 10 nó chịu đựng một cơn siêu bão, và bốn ngày sau nó cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 38 đi về hướng Ryukyus.Trong thời gian còn lại của năm 1944 nó tiếp tục hoạt động trên tuyến đầu, tham gia các cuộc không kích vào Okinawa ngày 10 tháng 10 và Đài Loan từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10, hỗ trợ cuộc đổ bộ lên đảo Leyte, tham gia Trận chiến vịnh Leyte từ ngày 24 đến ngày 25 tháng 10, và tiếp tục truy tìm hạm đội đối phương cho đến tận ngày 30 tháng 10 khi nó quay về Ulithi, Caroline Islands, để được tiếp tế. Nó quay lại hoạt động và tung ra các đợt không kích vào Manila và phía Bắc quần đảo Philippine trong tháng 11. Vào ngày 25 tháng 11, lần đầu tiên kể từ khi hoạt động, Essex bị đánh hỏng. Một máy bay cảm tử kamikaze đâm vào cánh trái của sàn đáp, trúng vào những chiếc máy bay đa được tiếp đầy xăng để cất cánh, gây ra một vụ nổ dữ dội là thiệt mạng 15 người và gây thương tích cho 44 người khác.Sau các sửa chữa nhanh, con tàu sân bay hoạt động cùng Lực lượng Đặc nhiệm ngoài khơi đảo Leyte hỗ trợ việc chiếm đóng Mindoro từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 12. Nó thoát ra khỏi một trận cuồng phong vào ngày 18 tháng 12 rồi sau đó tiến hành các cuộc tìm kiếm những người sống sót. Cùng với Đội Đặc nhiệm TG 38.3, nó tham gia các chiến dịch Lingayen Gulf, tung ra các đợt không kích nhắm vào Đài Loan, Sakishima, Okinawa và Luzon. Tiến vào vùng biển Nam Trung Hoa nhằm tìm kiếm lực lượng trên biển của đối phương, lực lượng đặc nhiệm công kích các tàu thuyền và thực hiện các cuộc không kích vào Đài Loan, bờ biển Trung Quốc, Hải Nam và Hong Kong. Từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 1 năm 1945, Essex chịu đựng một cơn cuồng phong dữ dội thứ ba trong vòng bốn tháng, trước khi tấn công trở lại vào Đài Loan, Miyako-jima và Okinawa từ ngày 26 đến ngày 27 tháng 1.Trong thời gian còn lại của cuộc chiến, nó hoạt động cùng với Lực lượng đặc nhiệm TF 58, thực hiện các cuộc tấn công vào khu vực Tokyo vào từ ngày 16 đến ngày 17 và vào ngày 25 tháng 2, cả hai đợt đều nhằm vô hiệu hóa lực lượng không quân đối phương trước các cuộc đổ bộ lên Iwo Jima, và nhằm phá hỏng công nghiệp sản xuất máy bay Nhật Bản. Nó được gửi đến để hỗ trợ cuộc đổ bộ lên Iwo Jima và các hòn đảo lân cận, nhưng từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 28 tháng 5, nó được huy động chủ yếu vào việc hỗ trợ cuộc chiếm đóng đảo Okinawa.Vào những ngày cuối cùng của chiến cuộc, Essex tham gia vào các cuộc không kích mạnh mẻ nhắm vào các hòn đảo chính quốc Nhật Bản từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, nó tiếp tục thực hiện các chuyến bay tuần tra phòng thủ cho đến tận ngày 3 tháng 9, khi nó được yêu cầu quay về Bremerton, Washington để được rút khỏi hoạt động. Vào ngày 9 tháng 1 năm 1947, nó được rút khỏi hoạt và được đưa về làm lực lượng dự bị.
Chiến tranh Triều Tiên
Được đưa vào hoạt động thường trực trở lại vào ngày 16 tháng 1 năm 1951, Essex được hiện đại hóa với một sàn đáp mới và một đảo cấu trúc thượng tầng suôn thẳng hơn. Thuyền trưởng A. W. Wheelock trở thành người chỉ huy con tàu.Sau một chuyến đi ngắn tại vùng biển Hawaii, nó bắt đầu thực hiện một trong tổng số ba chuyến đi đến Viễn Đông trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nó trở thành soái hạm của Đội Tàu sân bay 1 và của Lực lượng Đặc nhiệm TF 77. Nó là chiếc tàu sân bay lần đầu tiên phóng lên một chiếc máy bay tiêm kích phản lực hai động cơ F2H Banshee trong các phi vụ chiến đấu. Vào ngày 16 tháng 9 năm 1951, một trong số những chiếc máy bay này, vốn bị hư hại trong chiến đấu, đã bị va chạm vào những chiếc máy bay đang đậu trên sàn đáp phía trước, gây ra một vụ nổ làm thiệt mạng bảy người. Sau khi được sửa chữa tại Yokosuka, nó quay trở lại hoạt động trên tuyến đầu vào ngày 3 tháng 10, tung ra các đợt không kích cho đến tận sông Áp Lục, và hỗ trợ trên không cho lực lượng quân đội Liên Hợp Quốc. Hai đợt khác được bố trí đến hoạt động trong chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ tháng 8 năm 1951 đến tháng 3 năm 1952 và từ tháng 7 năm 1952 đến tháng 1 năm 1953.Vào ngày 1 tháng 12 năm 1953 nó khởi hành chuyến đi cuối cùng trong chiến tranh, tuần tra hòa bình trên khu vực biển Trung Quốc. Từ tháng 11 năm 1954 đến tháng 6 năm 1955, nó tham gia các cuộc tập trận, hoạt động trong ba tháng cùng Đệ Thất hạm đội, hỗ trợ cho việc rút lui khỏi đảo Tachen, và tham gia vào các hoạt động không lực và cơ động hạm đội ngoài khơi Okinawa.
Hạm đội Thái Bình Dương
Vào tháng 7 năm 1955, Essex trở vào Xưởng Hải quân Puget Sound để sửa chữa và thực hiện các thay đổi rộng rãi, bao gồm việc trang bị một sàn đáp chéo góc. Sau khi việc hiện đại hóa được hoàn tất, nó gia nhập trở lại Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng 3 năm 1956. Trong vòng 14 tháng tiếp theo sau, chiếc tàu sân bay hoạt động dọc theo bờ Tây Hoa Kỳ, ngoại trừ một giai đoạn sáu tháng du hành cùng Đệ Thất hạm đội tại Viễn Đông. Nhận được lệnh gia nhập Hạm đội Đại Tây Dương lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của nó, chiếc tàu sân bay khởi hành từ San Diego vào ngày 21 tháng 6 năm 1957, đi vòng qua mũi Horn, và đến Mayport, Florida vào ngày 1 tháng 8.
Đại Tây Dương và Địa Trung Hải
Vào mùa Thu năm 1957, Essex tham gia như là một tàu sân bay chống tàu ngầm trong cuộc tập trận Strikeback của khối NATO; và từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1958 được bố trí cùng Đệ Lục hạm đội khi nó được chuyển đến vùng biển phía Đông Địa Trung Hải. Được báo động do tình hình khủng hoảng tại Trung Đông vào ngày 14 tháng 7 năm 1958, nó được gửi đến để hỗ trợ Lực lượng Gìn giữ Hoà bình Mỹ đổ bộ lên Beirut, Lebanon, thực hiện các chuyến bay trinh sát và tuần tra cho đến tận ngày 20 tháng 8. Sau đó một lần nữa nó được điều sang các vùng biển châu Á, đi ngang qua kênh đào Suez để đến khu vực hoạt động ngoài khơi Đài Loan, nơi nó gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm TF 77 nhằm thực hiện các hoạt động bay, trước khi đi vòng qua mũi Horn và quay về Mayport.Essex gia nhập Đệ Nhị hạm đội, tham dự những cuộc tập trận cùng các tàu chiến Anh Quốc trong vùng biển Đại Tây Dương cũng như cùng với lực lượng của NATO ở phía Đông Địa Trung Hải trong mùa Thu năm 1959. Đến tháng 12 nó thực hiện cứu trợ cho những nạn nhân của trận lụt thảm họa ở Frejus, Pháp.Vào mùa Xuân năm 1960, nó được cải biến thành tàu sân bay chống tàu ngầm và chuyển về cảng nhà mới ở Quonset Point, Rhode Island. Từ lúc đó, nó trở thành soái hạm của Đội Tàu sân bay 18 và Nhóm Tàu sân bay Chống tàu ngầm 3. Nó thực hiện việc tìm kiếm và giải cứu một khí cầu bị rơi xuống biển ngoài khơi bờ biển New Jersey; rồi được bố trí tham dự các cuộc tập trận của khối NATO và khối CENTO vốn đưa nó đi ngang qua kênh đào Suez vào Ấn Đô Dương. Nó đã ghé qua các cảng Karachi và Aden thuộc địa Anh. Vào tháng 11 nó tham gia cùng lực lượng của Hải quân Pháp trong chiến dịch "Jet Stream".
Vịnh Con Heo và Khủng hoảng Tên lửa Cuba
Vào tháng 4 năm 1961, Essex rời khỏi cảng Jacksonville, Florida để tiến hành một chuyến đi "huấn luyện thường xuyên" kéo dài hai tuần, trên danh nghĩa là để hỗ trợ cho việc chuẩn nhận hoạt động trên tàu sân bay của một phi đội Hải quân. Mười hai chiếc máy bay cường kích phản lực A4D được xếp lên tàu. Các phi công thuộc về Phi đội VA-34 "Blue Blasters". Sau nhiều tuần ở ngoài biển, những chiếc A-4 được sơn lại một màu xám bạc, che dấu mọi huy hiệu và số hiệu đuôi, và được trang bị pháo 20 mm. chúng bắt đầu thựchiện các chuyến bay bí hiểm cả ngày và đêm, và ít nhất có một chiếc đã quay về mang theo các hư hỏng trong chiến đấu. Không được biết đến đối với hầu hết thủy thủ đoàn của Essex, chúng đang được giao các nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho cuộc tấn công Vịnh Con Heo bất hạnh. Phần hoạt động hỗ trợ của không lực hải quân đã bị Tổng thống Kennedy hủy bỏ vào giờ chót, và thủy thủ đoàn của chiếc Essex đã bị buộc phải giữ bí mật.[1]Cuối năm 1961, chiếc Essex hoàn thành một chuyến đi "People to People" đến Bắc Âu qua các cảng Rotterdam, Hamburg, và Greenock, Scotland. Khi ghé lại Hamburg, trên một triệu người đã lên thăm con tàu Essex. Khi nhổ neo chiếc Essex hầu như bị mắc cạn trên dòng sông Elbe nông cạn. Trên đường quay trở về nó gặp phải một cơn bão lớn trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương vào tháng 1 năm 1962 và chịu đựng những hư hỏng về cấu trúc nghiêm trọng. Vào đầu năm 1962 nó vào ụ tàu ở Xưởng Hải quân Brooklyn để được đại tu.Chiếc Essex vừa kết thúc một đợt đại tu kéo dài sáu tháng và đang chạy thử tại Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo khi Tổng thống John F. Kennedy áp đặt một lệnh "cách ly" (quarantine)[2] hải quân cho Cuba vào tháng 10 năm 1962, để phản ứng lại việc phát hiện ra sự hiện diện của tên lửa Xô Viết trên hòn đảo này (xem Sự kiện Tên lửa Cuba). [3] Chiếc Essex trãi qua trên một tháng trong vùng biển Caribbe trong lực lượng các tàu chiến Hải quân Mỹ thực thi lệnh "cách ly" này, và chỉ quay trở về cảng nhà ngay trước lễ Tạ Ơn.
Các chuyến bay vũ trụ Apollo
Essex được lên kế hoạch sẽ là tàu sân bay thu hồi chính cho chuyến bay vũ trụ bất hạnh Apollo 1. Nó được dự tính sẽ vớt các nhà du hành vũ trụ của chuyến bay Apollo 1 tại vùng biển phía Bắc Puerto Rico vào ngày 7 tháng 3 năm 1967 sau chuyến bay vũ trụ dự tính kéo dài 14 ngày. Tuy nhiên, chuyến bay này đã không được thực hiện vì đội bay của chiếc Apollo 1 đã tử nạn vào ngày 27 tháng 1 năm 1967 do một đám cháy xảy ra bên trong chiếc tàu vũ trụ của họ ở Căn cứ Không quân mũi Canaveral, Florida.Essex là chiếc tàu sân bay chính phục vụ cho việc thu hồi chuyến bay vũ trụ Apollo 7. Nó đã vớt được đội bay chiếc Apollo 7 vào ngày 2 tháng 10 năm 1968 sau khi chiếc tàu vũ trụ hạ xuống phía Bắc Puerto Rico.Essex cũng là chiếc tàu sân bay mà nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong của chuyến bay vũ trụ lịch sử Apollo 11 lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng từng phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Rút khỏi hoạt động và loại bỏ
Essex được rút khỏi hoạt động vào ngày 30 tháng 6 năm 1969. Nó được loại khỏi Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 6 năm 1973, và được bán để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 6 năm 1975.
Lớp tàu: Lớp tàu sân bay Essex
Xưởng đóng tàu: Newport News, Virginia
Đặt lườn: 7 tháng 12 1942
Hạ thủy: 14 tháng 10 năm 1943
Đỡ đầu: Mildred H. McAfee
Hoạt động: 31 tháng 1 năm 1944
Bị mất: Bán để tháo dỡ vào năm 1966
Xếp lại lớp: Tàu sân bay tấn công (CVA): 1 tháng 10 năm 1952
Tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS): 8 tháng 8 năm 1953
Tàu chuyên chở máy bay (AVT): 15 tháng 5 năm 1959
Ngừng hoạt động: 17 tháng 2 năm 1947
Xóa đăng bạ: 1 tháng 10 năm 1964
Tặng thưởng: 4 Ngôi sao Chiến đấu
Các đặc tính chung
Lượng rẽ nước: 27.100 tấn (tiêu chuẩn); 36.380 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 250 m (820 ft) mực nước; 266 m (872 ft) chung
Mạn thuyền: 28 m (93 ft) mực nước; 45 m (147 ft 6 in) chung
Tầm nước: 8,7 m (28 ft 5 in) tiêu chuẩn; 10,4 m (34 ft 2 in) đầy tải
Lực đẩy: 4 × Turbine hơi nước Westinghouse
8 nồi hơi, áp suất 3.900 kPa (565 psi) ở nhiệt độ 450 °C (850 °F)
4 trục
công suất 150.000 mã lực (110 MW)
Tốc độ: 61 km/h (33 knot)
Tầm xa: 37.000 km ở tốc độ 28 km/h
(20.000 hải lý ở tốc độ 15 knot)
Quân số: 2.600
Vũ khí: 4 × pháo nòng kép 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
4 × pháo nòng đơn 127 mm (5 inch) cỡ nòng 38
8 × pháo bốn nòng 40 mm cỡ nòng 56
46 × pháo nòng đơn 20 mm cỡ nòng 78
Vỏ giáp: đai giáp 60 đến 100 mm (2,5 đến 4 inch)
sàn đáp và sàn bảo vệ 40 mm (1,5 inch)
vách ngăn 100 mm (4 inch)
40 mm (1,5 inch) bên cạnh và trên nóc tháp chỉ huy
60 mm (2,5 inch) bên trên bánh lái
Máy bay: 90-100 máy bay
1 × thang nâng cạnh sàn đáp
2 × thang nâng giữa
Chiếc USS Franklin (CV/CVA/CVS-13, AVT-8), tên lóng là "Big Ben", là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo trong Thế Chiến II cho Hải quân Hoa Kỳ. Nó được đặt tên theo Benjamin Franklin, và là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Mỹ mang cái tên này. Được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 1944, nó phục vụ trong nhiều chiến dịch tại Mặt trận Thái Bình Dương và được tặng thưởng bốn ngôi sao chiến đấu. Nó bị hư hại nghiêm trọng do cuộc không kích của quân Nhật vào tháng 3 năm 1945 với thiệt hại về nhân mạng lên đến hàng trăm người, trở thành chiếc tàu sân bay bị thiệt hại nặng nề nhất sống sót qua cuộc chiến.[1] Các đoạn phim thực về các cuộc tấn công lên con tàu đã xuất hiện trong bộ phim Task Force năm 1949 cùng với diễn viên Gary Cooper thủ vai chính.Sau đợt tấn công này, nó quay về lục địa Mỹ để được sửa chữa, và được cho ngừng hoạt động vào năm 1947. Trong khi đang ở lực lượng dự bị, nó được xếp lại lớp trở thành một tàu sân bay tấn công (CVA), tàu sân bay chống tàu ngầm (CVS) và cuối cùng là một tàu chuyên chở máy bay (AVT); nhưng chưa bao giờ được hiện đại hóa và không tham gia hoạt động. Franklin và chiếc tàu sân bay bị hư hại tương tự Bunker Hill là những tàu sân bay thuộc lớp Essex không tiếp tục phục vụ sau Thế Chiến II.[2]Nó được bán để tháo dỡ vào năm 1966.
Thiết kế và chế tạo
Franklin được đặt lườn vào ngày 7 tháng 12 năm 1942 tại xưởng đóng tàu Newport News, Virginia, và được hạ thủy vào ngày 14 tháng 10 năm 1943, được đỡ đầu bởi Trung tá Hải quân Dự bị Mildred H. McAfee, Giám đốc WAVES. Con tàu được đặt tên nhằm tôn vinh Benjamin Franklin, chứ không phải là trận Franklin của cuộc nội chiến Hoa Kỳ, như một số nguồn thường nêu lên (tham khảo Naval Historical Center). Nó được đưa vào hoạt động ngày 31 tháng 1 năm 1944 dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng James M. Shoemaker. Trong số các thành viên thủy thủ đoàn ban đầu có cả một dàn nhạc gồm các nhạc công chuyên nghiệp vào thời đó được gọi thi hành nghĩa vụ quân sự hay tình nguyện, kể cả Saxie Dowell và Deane Kincaide, được bố trí đến cùng Shoemaker hoàn toàn do tình cờ.
Lịch sử hoạt động
Franklin khởi hành đi Trinidad để chạy thử máy, và không lâu sau nó khởi hành cùng Đội đặc nhiệm TG 27.7 hướng đến San Diego để tiến hành huấn luyện tập trận một cách khẩn trương trước khi tham gia tác chiến. Vào tháng 6 nó đi ngang qua Trân Châu Cảng trên đường hướng đến Eniwetok, nơi nó gia nhập Đội đặc nhiệm TG 58.2.
Hoạt động tại Bonin và quần đảo Mariana
Trong ngày cuối cùng của tháng 6 năm 1944, nó lên đường để thực hiện các nhiệm vụ không kích vào quân đảo Bonin nhằm hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công vào quần đảo Mariana và Palau sau đó. Máy bay của nó đã tiêu diệt được nhiều máy bay đối phương trên không và dưới mặt đất, cũng như các vị trí pháo binh, sân bay và tàu bè đối phương. Vào ngày 4 tháng 7, nó tung ra đợt không kích nhắm vào các mục tiêu ở Iwo Jima, Chichi Jima và Ha Ha Jima, đánh chìm một tàu chở hàng lớn trong cảng và bắn cháy ba tàu nhỏ hơn.Ngày 6 tháng 7, nó bắt đầu tấn công vào Guam và Rota để vô hiệu hóa sự phòng thủ chuẩn bị cho lực lượng đổ bộ, và tiếp tục công việc đó cho đến ngày 21 tháng 7, khi nó trực tiếp hỗ trợ cho các đợt đổ bộ đầu tiên diễn ra an toàn. Hai ngày nghỉ ngơi tiếp liệu tại Saipan cho phép nó tiếp tục di chuyển cùng Lực lượng Đặc nhiệm TF 58 thực hiện các phi vụ trinh sát hình ảnh và không kích xuống các đảo thuộc nhóm Palau. Máy bay của có thực hiện nhiệm vụ trong các ngày 25 và 26 tháng 7, gây thiệt hại lớn cho máy bay, tàu bè và căn cứ trên mặt đất của đối phương. Nó rời đi ngày 28 tháng 7 quay về Saipan và vào ngày hôm sau được chuyển sang Độ đặc nhiệm TG 58.1.Cho dù biển động mạnh không cho phép tiếp nhận bom và rocket cần thiết, Franklin vẫn lên đường thực hiện một cuộc không kích vào Bonins. Vào ngày 4 tháng 8, máy bay tiêm kích của nó bắn phá Chichi Jima trong khi các máy bay ném bom bổ nhào và máy bay ném ngư lôi của nó nhắm vào một đoàn tàu vận tải ở phía Bắc Ototo Jima, nơi mà nó cũng tấn công rất hiệu quả vào các trạm radio, căn cứ thủy phi cơ, sân bay và tàu bè đối phương.Một khoảng thời gian bảo trì và nghỉ ngơi diễn ra từ ngày 8 đến ngày 28 tháng 8 tại Eniwetok trước khi nó khởi hành cùng chiếc tàu sân bay hạm đội kỳ cựu Enterprise (CV-6) và các tàu sân bay hạng nhẹ Belleau Wood (CVL-24) và San Jacinto (CVL-30) để vô hiệu hóa và phân tán các cuộc tấn công vào quần đảo Bonins. Từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, các đợt tấn công dũng cảm và hiệu quả của chiếc Franklin đã gây nhiều thiệt hại cho đối phương, đánh chìm hai tàu hàng, tiêu diệt nhiều máy bay và hoàn thành các nhiệm vụ trinh sát hình ảnh.
Hỗ trợ các chiến dịch Peleliu
Vào ngày 4 tháng 9, nó được tiếp tế tại Saipan rồi đi cùng Đội đặc nhiệm TG 38.1 thực hiện một đợt tấn công vào Yap từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 9, kể cả yểm trợ trực tiếp trên không cho trận Peleliu vào ngày 15 tháng 9, th. Đội đặc nhiệm được tiếp liệu tại đảo Manus từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 9.Trở thành kỳ hạm của Đội đặc nhiệm TG 38.4, Franklin quay về khu vực Palau nơi nó tung ra các phi vụ tuần tra ban ngày và tiêm kích bay đêm. Vào ngày 9 tháng 10 nó gặp gỡ các đội tàu sân bay khác cùng phối hợp hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng sắp tới lên đảo Leyte. Lúc tờ mờ sáng ngày 13 tháng 10, đội đặc nhiệm bị bốn máy bay ném bom tấn công, và Franklin suýt trúng phải hai quả ngư lôi. Một máy bay đối phương, báo hiệu cho cả một chiếc dịch kamikaze sắp đến, đâm xuống sàn đáp của chiếc Franklin ngay phía sau đảo cấu trúc thượng tầng, rồi trượt dọc theo sàn đáp trước khi bổ nhào xuống biển bên mạn phải con tàu.
Hỗ trợ các chiến dịch Leyte
Sáng sớm ngày 14 tháng 10 nó tung ra cuộc bắn phá bằng máy bay tiêm kích nhắm vào Aparri, Luzon; rồi sau đó nó di chuyển về phía Đông Luzon để vô hiệu hóa các cứ điểm đề kháng của đối phương chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên Leyte. Vào ngày 16 tháng 10 nó bị ba máy bay đối phương tấn công, một chiếc đã ném một quả bom trúng góc ngoài của thang nâng bên cạnh sàn đáp, giết chết 3 người và làm bị thương 22 người khác. Chiếc tàu sân bay ngoan cường tiếp tục các hoạt động thường ngày, đánh mạnh vào vịnh Manila Bay trong ngày 19 tháng 10 khi máy bay của nó đánh chìmn một số tàu bè, gây thiệt hại cho nhiều chiếc khác, phá hủy một ụ tàu nổi và phá hủy 11 máy bay.Trong các cuộc đổ bộ đầu tiên lên đảo Leyte ngày 20 tháng 10, máy bay của nó tấn công các sân bay lân cận và thực hiện các chuyến bay tuần tra thám sát nhằm ngăn ngừa một lực lượng hạm đội tấn công đối phương đang đến gần. Sáng ngày 24 tháng 10, trong trận đánh biển Sibuyan, máy bay của nó tham gia các đợt tấn công nhắm vào lực lượng tấn công chủ yếu của Phó Đô đốc Takeo Kurita, góp phần giúp đánh chìm chiếc thiết giáp hạm Musashi phía Nam Luzon, gây hư hại cho các thiết giáp hạm Fusō và Yamashiro, và đánh chìm chiếc tàu khu trục Wakaba. Dường như mối đe dọa của đối phương đến từ một hướng khác, nên Franklin cùng các đội đặc nhiệm TG 38.4, TG 38.3 và TG 38.2 thoát đi để đánh chặn một lực lượng tàu sân bay đang tiến đến gần và tung ra đợt tấn công lúc bình minh. Tuy nhiên lực lượng tàu sân bay đối phương chỉ là một vật hy sinh để nghi binh, vì vào lúc đó quân Nhật hầu như không còn đủ máy bay hoạt động, và quan trọng hơn là họ rất thiếu hụt các phi công được huấn luyện đầy đủ. Nhưng vị Đô đốc chịu trách nhiệm là William Halsey đã dính phải mồi nên ra sức đuổi theo mà không thông báo dự định của ông một cách rõ ràng, đưa đến các hậu quả nghiêm trọng sau đó. Trong trận chiến mũi Engaño diễn ra ngày 25 tháng 10, máy bay của Franklin kết hợp cùng các tàu sân bay khác đã gây hư hỏng chiếc tàu sân bay Chiyoda (nó bị đánh chìm sau đó bởi pháo từ các tàu tuần dương Mỹ) và đánh chìm chiếc tàu sân bay nhỏ Zuihō.Sau khi cùng đội đặc nhiệm rút lui để được tiếp nhiên liệu, Franklin quay lại hoạt động tại khu vực Leyte vào ngày 27 tháng 10, khi máy bay của nó tập trung tấn công một tàu tuần dương hạng nặng và hai khu trục hạm ở phía Nam Mindoro. Nó đang trên đường ở khoảng cách 1.600 km (1.000 dặm) ngoài khơi đảo Samar vào ngày 30 tháng 10 khi các máy bay đối phương xuất hiện trong một phi vụ tấn công cảm tử. Ba chiếc đã gan lì đuổi theo Franklin, chiếc thứ nhất lao xuống mạn phải, chiếc thứ hai đâm trúng sàn đáp và đâm thủng xuống sàn chứa máy bay, gây nhiều hư hỏng, giết chết 56 người và làm bị thương 60 người khác; chiếc thứ ba phóng ra một quả bom suýt trúng vào Franklin trước khi bổ nhào vào sàn đáp của chiếc Belleau Wood.Cả hai chiếc tàu sân bay rút lui về Ulithi để được sửa chữa tạm thời, và Franklin tiếp tục lên đường quay về Xưởng hải quân Puget Sound, đến nơi ngày 28 tháng 11 năm 1944 để được sửa chữa triệt để các hư hỏng trong chiến đấu. Trong giai đoạn đó, vào ngày 7 tháng 11, Thuyền trưởng Leslie H. Gehres được cử thay thế Shoemaker chỉ huy con tàu.Nó rời Bremerton ngày 2 tháng 2 năm 1945, và sau các cuộc thực tập huấn luyện cho phi công mới, nó gia nhập Đội Đặc nhiệm TG 58.2 để tham gia tấn công các hòn đảo chính quốc Nhật Bản hỗ trợ cho cuộc đổ bộ lên Okinawa. Vào ngày 15 tháng 3 nó gặp gỡ các đơn vị của Lực lượng đặc nhiệm TF 58, và ba ngày sau nó tung ra các đợt tấn công và càn quét nhắm vào Kagoshima và Izumi ở phía Nam đảo Kyūshū.
Cuộc tấn công ngày 19 tháng 3 năm 1945
Trước lúc bình minh ngày 19 tháng 3 năm 1945, Franklin đang di chuyển trong phạm vi cách bờ biển chính quốc Nhật Bản 80 km (50 dặm), gần hơn bất kỳ tàu sân bay Mỹ nào khác từng đến suốt chiến tranh, để tung ra các đợt bắn phá càn quét xuống Honshū và các tàu bè trong cảng Kobe. Bất ngờ, một máy bay duy nhất, có thể là một máy bay ném bom bổ nhào Yokosuka D4Y "Judy" (các nguồn khác cho rằng đó là một chiếc Aichi D3A ("Val"), cũng là một kiểu máy bay ném bom bổ nhào), ló ra từ đám mây bên trên và thực hiện một cú bay thấp để ném hai quả bom bán xuyên thép. Việc phân tích các hư hỏng sau này cho biết các quả bom này là loại 250 kg (550 lb), cho dù cả hai loại máy bay "Val" và "Judy" và tất cả các loại máy bay ném bom-ngư lôi một động cơ Nhật khác đều không có các đế gắn để có thể mang hai vũ khí loại này. Tuy nhiên, chỉ có kiểu máy bay Aichi B7A "Grace" là có được khả năng này. Các nguồn dẫn cũng khác nhau về việc chiếc máy bay đã bay thoát đi hay đã bị bắn hạ. Bằng cách nào đi nữa, một quả bom đã đánh trúng ngay giữa sàn đáp, xuyên xuống sàn chứa máy bay, phá hủy và gây ra các đám cháy ở các hầm thứ hai và thứ ba, hủy hoại trung tâm thông tin hành quân. Quả bom thứ hai đánh trúng phía sau tàu, xuyên qua hai tầng và gây ra đám cháy cùng các quả đạn bom và rocket.Vào lúc bị đánh trúng, Franklin đang có 31 máy bay được vũ trang và tiếp đầy nhiên liệu đang được khởi động máy trên sàn đáp. Sàn chứa đang có thêm 22 máy bay khác, trong đó 16 chiếc đã được tiếp nhiên liệu và 5 chiếc được vũ trang. Hệ thống tiếp nhiên liệu phía trước đã được khóa kín, nhưng hệ thống phía sau vẫn còn đang hoạt động. Vụ nổ trên sàn chứa máy bay đã kích nổ các thùng nhiên liệu trên những chiếc máy bay, và hơi xăng phát nổ đã tàn phá sàn đáp. Chỉ có hai thành viên thoát khỏi đám cháy trong sàn chứa. Vụ nổ cũng làm dồn ép những chiếc máy bay đang đậu trên sàn đáp, gây thêm các vụ nổ và đám cháy khác, kể cả các tên lửa đối đất "Tiny Tim". Một lớp vỏ giáp dày 16 mm (0,75 inch) đã được gắn thêm vào sàn chứa máy bay sau các hư hỏng vào ngày 30 tháng 10 năm 1944; và nó đã giúp chịu đựng được vụ nổ, ngăn ngừa được sự lan rộng đám cháy không bị lan ra xa hơn.[3]Franklin bất động tại chỗ và bị nghiêng 13° về phía mạn phải, mất toàn bộ liên lạc vô tuyến, và các đám cháy dữ dội bộc phát. Nhiều người bị các vụ nổ ném tung, bị các đám cháy dồn ép, nhiều người chết và bị thương. Nhưng hàng trăm sĩ quan và thủy thủ bằng sự dũng cảm và kiên trì đã tự nguyện ở lại để cứu con tàu. Tổn thất tổng cộng lên đến 724 người chết và 265 bị thương, và con số này có thể còn vượt cao hơn nữa nếu không có những hành động anh hùng của những người sống sót. Trong số đó có những người được tặng thưởng Huân chương Danh Dự: Thiếu tá Joseph T. O'Callahan, một linh mục Dòng Tên và là tuyên úy của con tàu, người đã thực hiện các bí tích sau cùng cho người hấp hối, tổ chức và chỉ đạo các toán chữa cháy và cứu hộ, cũng như hướng dẫn những người bên dưới làm ướt các kho đạn để tránh nguy cơ bị nổ; và Trung úy Donald A. Gary, người đã phát hiện ra 300 người còn bị kẹt lại trong một khoang tối mịt, và sau khi tìm ra lối thoát, đã liên tục nhiều lần quay trở lại để hướng dẫn nhóm người này thoát ra an toàn. Sau đó Gary còn tổ chức và dẫn đầu các toán chữa cháy đi dập lửa trong sàn chứa máy bay, và đi vào buồng đốt số ba để vận hành nồi hơi cung cấp động lực cho con tàu, bất chấp những hoàn cảnh cực kỳ hiểm nghèo khi làm như vậy. Chiếc tàu tuần dương Santa Fe (CL-60) cũng đã thực hiện sự trợ giúp cần thiết khi cứu vớt người lâm nạn trên mặt biển và tiến đến gần chiếc Franklin để đưa những người bị thương và những người không cần thiết ra khỏi con tàu.Cũng như nhiều con tàu khác trong thời chiến, USS Franklin được cải biến với nhiều vũ khí bổ sung, đòi hỏi một thủy thủ đoàn đông hơn và dự trữ đạn cũng phải tăng lên tương ứng. Máy bay cũng nhiều và nặng hơn so với kế hoạch ban đầu, nên sàn đáp phải được gia cố thêm cho chắc chắn. Kết quả là con tàu sân bay có lượng rẽ nước lớn hơn so với bản vẽ, mớn nước sâu hơn và đặc tính cân bằng cũng bị thay đổi. Lượng nước khổng lồ được phun lên để dập tắt các đám cháy cũng làm nó nặng thêm và mất cân bằng trầm trọng thêm do nghiêng về phía mạn phải, khiến khả năng sống sót của nó lâm vào thế hiểm nghèo. Franklin đã chịu đựng thiệt hại trầm trọng nhất mà một tàu sân bay Mỹ sống sót qua Thế Chiến II từng mắc phải.[4]
Quay về Hoa Kỳ để sửa chữa
Franklin được tàu tuần dương Pittsburgh (CA-72) kéo đi với tốc độ 26 km/h (14 knot) hướng về phía Ulithi rồi sau đó đến Trân Châu Cảng, nơi nó được sửa chữa để có thể tự di chuyển bằng động năng của chính nó ngang qua kênh đào Panama về xưởng hải quân Brooklyn, và nó đến nơi vào ngày 28 tháng 4. Cho dù bị hư hại đáng kể, nó được phục hồi thành công về tình trạng sẵn sàng. Câu chuyện về thảm họa và việc giải cứu con tàu được ghi lại trong phim tài liệu thời chiến Saga of the Franklin.Khi con tàu đi đến nơi, một cuộc tranh cãi sôi nổi về hành động của thủy thủ đoàn trong quá trình vật lộn sống chết của con tàu cuối cùng đã lên đến cực điểm; Thuyền trưởng Gehres lên án nhiều người đã đào ngũ khỏi con tàu vào ngày 19 tháng 3, ngay cả với những người bị buộc phải nhảy xuống nước để tránh cái chết hiển nhiên do các đám cháy, hay những người nhầm lẫn rằng lệnh "bỏ tàu" đã được đưa ra. Trên đường đi từ Ulithi, Gehres đã chỉ ra 704 người trong số thủy thủ đoàn thuộc về "Câu lạc bộ Big Ben 704" vì đã ở lại con tàu đang lâm nạn, nhưng những nhà điều tra tại New York khám phá ra rằng chỉ có khoảng 400 người mới thực sự ở lại liên tục trên chiếc Franklin, trong khi số còn lại đã quay trở lại tàu trước và trong khi con tàu dừng tại Ulithi. Mọi sự trừng phạt được lặng lẽ kết thúc.
Tình trạng sau chiến tranh
Sau khi chiến tranh kết thúc, Franklin được mở cho công chúng tham quan nhân dịp kỷ niệm Ngày Hải quân. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1947, nó được cho ngừng hoạt động tại Bayonne, New Jersey.Trong khi Franklin vẫn còn đang neo đậu tại Bayonne, nó được thay đổi ký hiệu thành một tàu sân bay tấn công CVA-13 vào ngày 1 tháng 10 năm 1952, thành một tàu sân bay chống tàu ngầm CVS-13 vào ngày 8 tháng 8 năm 1953, và cuối cùng là một tàu chở máy bay AVT-8 vào ngày 15 tháng 5 năm 1959. Nó chưa từng trở ra biển khơi lần nào nữa, và được rút khỏi danh sách đăng bạ hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1964. Franklin và chiếc tàu sân bay chị em USS Bunker Hill, vốn cũng chịu đựng những hư hỏng trầm trọng do không kích trong chiến tranh, là những chiếc duy nhất trong lớp Essex không hoạt động sau chiến tranh cho dù những hư hỏng thời chiến của chúng đã được sửa chữa thành công.Ban đầu Hải quân dự định bán con tàu cho hãng Peck Iron & Metal tại Portsmouth, Virginia, tuy nhiên họ đã giữ lại con tàu theo một yêu cầu khẩn cấp của Văn phòng tàu chiến thuộc Hải quân Hoa Kỳ để sử dụng lại bốn máy turbine hơi nước của nó. Cuối cùng, nó cũng được bán cho hãng Portsmouth Salvage tại Chesapeake, Virginia để tháo dỡ vào ngày 27 tháng 7 năm 1966.Franklin được tặng thưởng bốn Ngôi sao chiến đấu vì những thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top