Liệt sĩ vô danh
Nguyễn Thị Loan, một cô gái trẻ, hai mươi hai tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Sài Gòn. Ba là giám đốc một công ty lớn chuyên sản xuất hàng tiêu dùng. Ông đã bảo cô vào công ty làm việc, nhưng cô không muốn suốt ngày phải bỏ gối và dán mắt vào máy tính nên đã từ chối công việc này. Ước mơ lớn nhất của cô là làm hướng dẫn viên du lịch. Ba của cô đã phản đối vì sợ con sẽ mệt mỏi khi dẫn khách đi du lịch ở xa. Làm việc trong văn phòng chẳng phải tốt hơn sao? Nhưng cô lại nói rằng với công việc này cô sẽ biết thêm được nhiều người và có thể giới thiệu cảnh đẹp quê hương, đất nước của mình cho họ, để họ biết nước ta đẹp như thế nào. Cho dù ông nói thế nào cô cũng không chịu, ngược lại, cô khuyên thế nào ông cũng không nghe. Vì vậy gia đình cứ xào xáo cả lên. Mẹ cô ở giữa cũng khó xử lắm. Bà không dám cãi lời ông và cũng không muốn làm con gái buồn, nên đã nói với ông hãy để con suy nghĩ một thời gian. Nếu sau đó cô muốn chọn công việc gì thì ông cũng không phản đối nữa.
Trong thời gian đó, cô bỗng muốn đi du lịch. Ngoài ước mơ làm hướng dẫn viên, cô còn muốn đi thăm viếng các nghĩ trang liệt sĩ. Ba mẹ cô cũng đồng ý.
Trong ba tháng, cô đã đi thăm viếng rất nhiều nghĩa trang liệt sĩ ở nhiều tỉnh khác nhau. Và điểm dừng cuối cùng của cô là nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.
Vừa bước vào bên trong, cô thật sự bỡ ngỡ. Nó thật rộng lớn. Lớn hơn những nghĩa trang mà cô đã đi. Từ cổng vào, cô chỉ thấy toàn mộ là mộ, chạy dài đến tận chân trời. Cô không biết nên bắt đầu từ đâu nữa. Và tại nơi ấy, cô đã gặp được người có duyên với mình. Qua một thời gian, cô đã thăm gần hết các ngôi mộ. Chiều hôm đó, khi vừa cắm cây nhan và đặt bông hoa cuối cùng xuống ngôi mộ cuối cùng
- Lại là liệt sĩ vô danh. Ở đây có nhiều ngôi mộ không tên quá.
Cô quay gót định đi về thì hình như có gì đó giữ cô lại. Một cảm giác rất lạ.
- Sao em không đi về?
Cô nhìn lại thì thấy một anh bộ đội rất đẹp trai. Anh lướt qua cô, ngồi xuống và đặt tay lên ngôi mộ cuối cùng. Cô cũng ngồi xuống và đặt tay theo anh.
- Không biết nữa. Em thấy ngôi mộ này rất đặc biệt.
- Nó cũng giống như bao ngôi mộ khác thôi. Cũng là một liệt sĩ vô danh.
- Nhưng... hình như em có duyên với anh liệt sĩ này...
- Ngay cả mặt mày, tên tuổi còn không biết. Sao lại nói là có duyên?
- Em cũng không biết. Nhưng cảm giác này lạ lắm. Anh liệt sĩ vô danh này...
- Đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh.
Cô ngạc nhiên nhìn anh, anh vội phớt lờ:
- À! Ý anh là em đã từng nghe bài thơ "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh" chưa?
- Chưa.
Anh trầm giọng và bắt đầu đọc:
- XIN ĐỪNG GỌI ANH LÀ LIỆT SỸ VÔ DANH
“Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh Anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi Anh khôn lớn
Tháng tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai.
Bỗng dưng anh không đọc nữa. Anh gằm mặt xuống, dường như anh khóc. Loan giơ tay, định chạm vào vai anh. Nhưng anh nói:
- Em đừng chạm vào anh.
Loan rút tay lại.
- Ước gì em biết được anh chàng liệt sĩ này là ai.
- Để em kể anh nghe một câu chuyện.
- Ừm...
Cô khẽ gật đầu.
- Anh liệt sĩ này tên Trần Văn Nam. Anh ấy hy sinh vào năm hai mươi lăm tuổi. Khi đang làm nhiệm vụ. Địch bắt dược anh và tra hỏi anh nơi bộ đội ta đang ẩn nấp. Nhưng anh thà chết chứ không nói. Và chúng đã giết anh.
Ngừng một lát anh nói tiếp:
- Quê anh ấy ở Miền Trung nắng cháy. Ba anh cũng là bộ đội và cũng đã hy sinh. Anh còn mẹ và em gái. Lúc nhỏ anh đã đem lòng yêu cô bạn hàng xóm và cô ấy cũng yêu anh. Anh sống thật hạnh phúc với người thán và láng giềng. Nhưng trong một lần càng quét của địch. Chúng đã giết người anh yêu. Lớn lên, anh gia nhập quân đội để trả thù cho quê hương, đất nước và người anh yêu.
Anh ấy khóc và Loan cũng khóc theo.
- Thôi! Em về đi. Không nên ở lại đây. Anh đưa em một đoạn.
Cô gật đầu, cô đi trước và anh đi sau. Ra đến cổng:
- Cảm ơn anh.
Cô ra xe mở cửa xe, nhưng sau đó cô quay lại định nói gì đó với anh nhưng chẳng thấy anh đâu cả.
- Mới đây mà
- Có chuyện gì vậy cô chủ?
Anh tài xế hỏi, Loan nói:
- Anh có thấy anh ấy không?
- Cô chủ nói ai? Tôi chẳng thấy ai cả. Từ sáng giờ cô chủ là người duy nhất bước vào nghĩa trang này đó.
Ngồi trên xe, Loan cứ mãi suy nghĩ về anh chàng lúc nãy. Hẵn anh và Nam có mối quan hệ gì đó.
Hôm sau, cô đến nghĩa trang liệt sĩ. Cô tìm khắp nơi mà chẳng thấy anh đâu. Cô lại ngôi mộ hôm qua và đặt tay lên nó.
- Em tìm anh sao?
Cô chạy đến ôm lấy anh. Bất giác cô bật ra, rút đôi tay lại, giật mình kinh ngạc.
Lạnh.
- Sao người anh lạnh quá vậy?
Cô cởi áo khoác và choàng cho anh. Lừa lúc anh không để ý cô đã chụp hình anh.
Lúc về phòng nghỉ, cô mở điện thoại ra xem hình anh. Cô mở to mắt và đánh rơi điện thoại.
- Sao... sao lại như vậy?
Trong điện thoại không có hình của anh. Mà chỉ có hình của chiếc áo khoác.
- Em đã hiểu rồi chứ?
Cô quay lại
- Anh... anh không... anh...
Cô ôm mặt khóc. Anh mở cửa và bước đi. Loan gọi theo:
- Dừng lại!
Anh vẫn đi
- Em bảo anh đứng lại anh có nghe không? Anh Nam.
Nam dừng lại
- Em đừng đi theo anh.
Rồi anh đi tiếp. Loan bật dậy và chạy theo.
- Nam! Chờ em...
Cô chạy thạt nhanh và ôm chầm lấy anh từ phía sau.
- Em sẽ đi theo anh.
Nam quay lại, hôn lên môi của Loan. Đầu của Loan bắt đầu nặng trĩu và quay cuồng. Loan như rơi vào một thế giới mộng ảo.
Khi Loan tỉnh dậy, cô thấy mình đang nằm trong một căn phòng xa lạ. Bên ngoài có tiếng bước chân. Cửa phòng bật mở, một cô gái bước vào. Cô mỉm cười với Loan và nói:
- Chị dâu. Chị dậy rồi à? Mau ra ngoài ăn sáng thôi.
Loan ngạc nhiên:
- Chị dâu? Sao em gọi chị như vậy? Phải chăng em là em của anh Nam?
- Dạ! Em tên Mai.
Cô theo Mai ra ngoài. Ngồi xuống ghế, Mai nói:
- Để em gọi mẹ.
- Ừm
Khi vừa nhìn thấy bà, Loan đứng dậy và chào:
- Chào mẹ!
- Con...
Bà ngồi xuống và nói tiếp:
- Hôm qua thằng Nam về báo mộng. Nó nói mẹ và Mai hãy chăm sóc con thật tốt cho đến khi nó được trở về dương thế.
- Chị Loan. Chị biết anh em là... mà chị vẫn yêu và chịu đi theo anh ấy. Em thật sự cảm phục chị.
Loan mỉm cười:
- Chị vẫn yêu Nam, cho dù Nam là... À! Mà thôi, chị thấy đói quá.
- Vậy chúng ta xuống ăn cháo đi. Nguội hết bây giờ.
Loan gọi điện cho ba mẹ và kể hết mọi chuyện . Ba mẹ cô hết sức bất ngờ. Nhưng họ không phản đối. Loan đã lớn và có quyền quyết định cuộc sống của mình. Ba của Loan đã xây lại một căn nhà mới cho Mai và mẹ của cô. Để cho họ sống thoải mái hơn và cho đứa con trong bụng của Loan, cả Nam nữa.
Một năm sau...
Vào đêm giao thừa. Loan, Mai và bà mẹ cùng đứng trước cửa nhà. Và khi đồng hồ điểm mười hai giờ khuya. Nam xuất hiện. Loan vui mừng, ôm chầm lấy Nam. Cơ thể anh thật ấm áp. Anh là người. Loan vui mừng khôn xiết. Nam mỉm cười.
- Anh về rồi.
- Cuối cùng chúng ta đã đoàn tụ. Anh hãy đọc lại bài thơ "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh" cho em nghe đi.
- “Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh Anh tròn ngày tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa
Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Hạt lúa củ khoai nuôi Anh khôn lớn
Tháng tám nước trong, tháng năm nắng trải
Bàn chân săn chắc dáng trai.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Ngày lên đường bờ vai mặn chát
Mắt ai vấn vít hàng quân
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Chiến trường gần, chiến trường xa đuổi giặc
Tên làng, tên đất theo Anh.
Bình yên sau cuộc chiến tranh
Anh trở về không tên, không tuổi
Trắng hàng bia những ngôi sao không nói
Rưng rưng cỏ mọc dưới chân.
Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh từng có tên như bao khuôn mặt khác
Tổ quốc không mất tên Anh
Chỉ lặng thầm nhận về mình nỗi đau xanh cùng năm tháng.”
Nam khẽ nói vào tai Loan một câu làm cô ngạc nhiên và bật cười
- Em chính là cô bạn hàng xóm của anh.
Còn tiếp...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top