hai muoi nam sau 87het
Hai mươi năm sau - Chương 87 : Trí óc và cánh tay
Bây giờ ta hãy từ vườn cam sang khu nhà săn.
Ở phía cuối sân nơi qua một cái cổng đông hàng cột kiểu ioniennes, người ta phát hiện những túp lều tồi tàn, có một toà nhà hình như vuơng dài ra như một cánh tay đón một cánh tay khác, khu nhà vườn cam, hợp thành một vành bán nguyệt bao bọc lấy cái sân danh dự.
Chính trong tầng dưới toà nhà đó. Porthos và d Artagnan bị nhốt, chia sẻ với nhau những chuỗi giờ phút dài dằng đặc của một sự giam cầm chăng thú vị gì đổi với hai tính khí ấy.
Như một con hổ, mắt trân trân, đôi khi gầm gừ, d Artagnan đi đi lại lại dọc theo những chấn song một cửa sổ rộng trông ra sân.
Porthos yên lặng nhai lại một bữa ăn tuyệt diệu mà người ta vừa mới đem thức ăn thừa đi. Một người như là mất trí và suy ngẫm người kia có suy ngẫm sâu xa và ngủ. Song giấc ngủ của anh là một cơn ác mộng, điều đó có thể đoán ra do cách anh ta ngáy ngắt quãng và chẳng ăn nhập gì với nhau cả.
- Kìa, trời đã xế chiều rồi, - D Artagnan nói, - Bây giờ cũng phải gần bốn giờ. Thế mà đã một trăm tám mươi ba giờ ta nằm ở đây rồi.
- Hừm! - Porthos như có vẻ đáp lại.
- Cậu có nghe thấy không, hởi tên ngủ muôn thuở kia? - D Artagnan nói, bực bội vì một người khác có thể ngủ cả ban ngày trong khi bản thân anh trằn trọc cả đêm mà không ngủ được.
- Gì đó? - Porthos hỏi.
- Điều tôi nói ư?
- Cậu nói gì thế?
- Tôi nói rằng, - D Artagnan đáp, - Chúng ta vào đây thế mà đã một trăm tám mươi ba tiếng đồng hồ rồi.
- Đó là lỗi của cậu, - Porthos nói.
- Thế nào, đó là lỗi của tôi à?
- Phải, tôi đã bàn với cậu ta chuồn đi mà.
- Bằng cách bê một chắn song hoặc phá một cảnh cửa.
- Tất nhiên.
- Porthos ơi, những người như cảnh ta không ra đi thuần tuý và đơn giản thế đâu.
- Thực tình, - Porthos, - Tôi ra đi với sự thuần tuý và đơn giản ấy mà hình như cậu rất coi khinh.
D Artagnan nhún vai nói:
- Với lại không phải cứ ra khỏi căn phòng này là xong cả đâu.
- Bạn thân mến ơi, - Porthos nói - Hình như hôm nay thái độ của cậu có khá hơn hôm qua đấy. Cậu hãy cắt nghĩa cho mình xem thế nào mà ra khỏi phòng chưa phải là đã hết.
- Chưa phải là hết, vì rằng không có vũ khí, không có mật khẩu, chúng ta sẽ không đi nổi năm mươi bước mà không vấp phải một lính canh.
- Khó gì! - Porthos nói. - Chúng ta đập chết tên lính canh và sẽ có vũ khí.
- Phải, nhưng trước khi chết hẳn - mà một tên lính Thụy Sĩ sống dai lắm - hắn sẽ kêu lên hoặc ít ra cũng rên rỉ khiến cả nhà giam đổ ra ngoài; chúng ta sẽ bị dồn đuổi và tóm gọn như những con cáo, trong khi chúng ta là những con hổ và người ta sẽ quăng chúng ta vào một cái hầm sâu nào đó, ở đấy chúng ta sẽ không có cả niềm an ủi là được xem mảnh trời xám ghê gớm của Reuil so với bầu trời ở Tarbes nó cũng chẳng giống gì hơn mặt trăng với mặt trời. Mẹ kiếp! Nếu chúng ta có một người nào đó ở bên ngoài có thể cho ta những tin tức về tình hình địa lý, hình thể và tinh thần của cái lâu đài này, về cái mà César gọi là tập quán và xứ sở tôi nghe người ta nói như thế... Này! Khi nghĩ rằng suốt hai mươi năm qua, trong thời gian ấy mình chẳng biết làm gì, thì mình chẳng có ý nghĩ lấy một tiếng đồng hồ thôi để đến nghiên cứu Reuil.
- Để làm gì kia chứ? - Porthos nói - Chúng ta cứ trốn đi thôi.
- Bạn thân mến ơi, - D Artagnan nói, - cậu có biết vì sao các bác thợ cả làm bánh ngọt không bao giờ tự tay mình làm không?
- Không, - Porthos đáp - Nhưng tôi cũng thích được biết.
- Ấy là vì trước mặt các học trò mình, họ sợ làm phải mấy cái bánh nước bị chảy hoặc mấy chiếc kem chua.
- Thì sao?
- Thì người ta sẽ cười họ, mà đừng bao giờ để người ta cười chê những thày dạy làm bánh ngọt.
- Thế những ông thấy làm bánh có liên quan gì đến chúng ta.
- Ấy là trong cái nghề phiêu lưu, chúng ta chớ có bao giờ thất bại, chớ làm trò cười cho thiên hạ. Vừa rồi ở nước Anh chúng ta đã thất bại, đã bị thua; và đó là một vết nhơ cho danh tiếng của chúng ta.
- Chúng ta bị ai đánh bại? - Porthos hỏi.
- Mordaunt.
- Phải, nhưng chúng ta đã dìm chết Mordaunt rồi.
- Tôi biết chứ, và điều đó phục hồi chúng ta một chút trong tâm trí của hậu thế, nếu như hậu thế quan tâm đến chúng ta. Nhưng này, cậu hãy nghe đây: Dù rằng ông Mazarin chẳng thể để ta coi thường, tôi thấy ông Mazarin còn mạnh một cách khác hơn ông Mordaunt nữa kia, và chúng ta sẽ chẳng dễ dàng dìm chết ông ta đâu. Ta hãy tự xét mình cẩn thận và chơi thật chặt chẽ; vì rằng, - D Artagnan thở dài và nói thêm, - chỉ riêng hai chúng ta, chúng ta có thể bằng tám người khác, song chúng ta không bằng bốn người mà cậu biết đấy.
Porthos cũng thở dài theo và nói:
- Đúng thế.
- Vậy thì cậu hãy làm như tôi. Hãy đi đi lại lại cho đến khi nào một tin tức của các bạn đến với chúng ta, hoặc một ý nghĩ nào hay ho nảy ra; chứ đừng có ngủ triền miên như mọi khi, vì chẳng có gì làm nặng đầu óc như giấc ngủ. Còn về điều gì đang như ta, có lẽ không đến nỗi nghiêm trọng chờ đợi chúng ta đang nghĩ lúc đầu. Tôi không tin rằng ông Mazarin nghĩ đến việc chặt đầu chúng ta, vì người ta sẽ không chặt đầu mà không xử án, mà xử án thì gây tiếng tăm, tiếng tăm sẽ thu hút bạn bè chúng ta, và khi ấy họ sẽ chẳng để cho Mazarin yên đâu.
Porthos tỏ vẻ khâm phục:
- Cậu biện luận hay lắm.
- Phải, không đến nỗi tệ, - D Artagnan nói. - Và rồi cậu xem, nếu họ không xử án chúng ta, nếu họ không chém đầu chúng ta, họ sẽ phải để chúng ta ở đây hoặc chuyển đi nơi khác:
- Ừ tất nhiên phải như thế, - Porthos nói.
- Mà này, không thế nào mà tiên sinh Aramis, nhà thám tử cừ khôi ấy, và Arthos nhà quý tộc khôn ngoan ấy lại không khám phá ra chỗ ẩn náu của chúng ta; tôi tin là sẽ đến lúc.
- Phải đấy, nhất là ở đây người ta không phải hoàn toàn tồi tệ; song le trừ một điều.
- Điều gì?
- Cậu có nhận thấy không, họ đã cho chúng ta ăn thịt cừu hầm ba ngày liên tiếp.
- Không, - D Artagnan đáp, - Nhưng nếu lần thứ tư lại thế, thì tôi sẽ kêu, cứ yên trí.
- Và đôi lần tôi thấy nhớ nhà, đã lâu lắm rồi, tôi chưa về thăm các lâu đài của tôi.
- Ô hay! Hãy tạm quên đi chứ; chúng ta sẽ thăm lại trừ phi ông Mazarin cho san bằng.
- Cậu bảo rằng lão ta dám làm việc bạo hành đó ư? - Porthos băn khoăn hỏi.
- Không, những quyết định như vậy ông giáo chủ cũ dám chơi lắm. Nhưng ông giáo chủ này rất biển lận nên chẳng dám liều đâu.
- Cậu làm tôi yên tâm, d Artagnan ạ.
- Vậy thì cậu hãy tươi tỉnh lên như tôi nào. Hãy bông đùa với lính gác, hãy gây cảm tình với bọn lính tráng vì ta không thể mua chuộc chúng, hãy tán tỉnh chúng hơn nữa khi chúng đến bên song cửa. Cho đến nay cậu mới chỉ giơ nắm đấm ra với họ thôi, mà Porthos ạ, nắm đấm của cậu càng to lớn bao nhiêu thì nó càng kém thu hút bấy nhiêu.
- À! Tôi muốn cho đi rất nhiều chỉ để đổi lấy năm trăm louis thôi.
Chẳng chịu thua bạn về lòng hào hiệp, Porthos nói chêm:
- Tôi cũng vậy, tôi sẽ cho đi hẳn một trăm pistol.
Hai tù nhân chuyện trò vừa tới đây thì Comminger vào, đi sau viên đội là hai người mang bữa ăn tối đến đựng trong một cái giỏ đầy những bát đĩa.
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 88
Trí óc và cánh tay (tiếp theo)
Hay thật! - Porthos nói. - Lại thịt cừu!
- Ông de Comminger thân mến ơi, - D Artagnan tiếp lời - Xin ông biết cho rằng, ông bạn du Vallon của tôi định sẽ làm những chuyện cực đoan ghê gớm, nếu như ông Mazarin cứ khăng khăng nuôi nấng chúng tôi bằng cái thứ thịt này.
- Tôi cũng tuyên bố rằng, - Porthos nói, - tôi sẽ không ăn gì cả nếu họ không mang thứ này đi.
- Mang thịt cừu đi, - Comminger bảo, - tôi muốn rằng ông du Vallon ăn bữa tối khoan khoái, nhất là tôi sẽ báo cho ông một tin tức mà tôi chắc rằng sẽ làm cho ông thấy ngon miệng.
- Ông Mazarin qua đời chăng? - Porthos hỏi.
- Không, tôi cũng lấy làm tiếc phải báo với ông rằng ông ta vẫn khỏe như vâm.
- Mặc kệ, - Porthos nói.
- Tin tức gì vậy, - D Artagnan hỏi. - Ngồi tù thì tin tức là thú hoa trái thật hiếm hoi, cho nên mong ông de Comminger sẽ miễn thứ cho nỗi sốt ruột của tôi, nhất là nếu ông cho biết rằng đó là một tin lành.
Comminger đáp:
- Liệu ông có vui mừng khi biết bá tước de La Fère vẫn mạnh khỏe không?
D Artagnan trợn tròn mắt ra và reo lên:
- Tôi vui mừng chứ! Mà còn hơn nữa kia, tôi rất sung sướng.
- Thế thì, tôi đã được chính ông ta ủy nhiệm gửi tới ông những lời chúc mừng và nói với ông rằng ông ta khỏe mạnh.
D Artagnan suýt nhảy hỏng lên vì mừng rỡ. Anh liếc nhanh nhìn Porthos như muốn bảo: "Nếu Arthos biết chúng ta ở đâu, nếu anh ta nhắn bảo chúng ta, thì Arthos sẽ hành động ngay đấy".
Porthos vốn ít khôn ngoan để hiểu những cái nhìn, nhưng lần này, nghe tên Arthos, anh cũng có cảm tưởng như d Artagnan và anh hiểu ra.
Chàng Gascon rụt rè hỏi lại:
- Thế ông nói rằng bá tước de La Fère đã nhờ ông chuyển lời chúc mừng đến ông Du Vallon và tôi ư?
- Vâng, thưa ông.
- Ông đã gặp ông ấy à?
- Tất nhiên.
- Ở đâu cơ? Tôi hỏi không có ý tọc mạch.
- Ngay gần đây, - Comminger mỉm cười đáp.
- Ngay gần đây? - D Artagnan nhắc lại, mắt sáng long lanh.
- Gần đến mức nếu như các cửa sổ phòng này trông ra vườn cam không bị bịt kín thì đứng đây các ông sẽ nhìn thấy ông ta.
"Anh ta rình mò quanh lâu đài", d Artagnan nghĩ vậy và nói.
- Có lẽ ông đi săn trong khu vườn và gặp ông ta chăng?
- Không đâu, gần hơn, gần hơn nữa. Ngay, ngay sau bức tường này, - Comminger vừa nói vừa gõ vào tường.
Sau bức tường này? Có gì sau bức tường này cơ chứ? Người ta dẫn tôi đến đây ban đêm, thành thử tôi mà biết mình đang ở đâu thì quỷ bắt tôi đi.
- Thế thì, ông hãy giả định một điều, - Comminger bảo.
- Tôi sẽ giả định đủ mọi thứ.
- Giả định rằng có một cửa sổ ở bức tường này.
- Thì sao?
- Thì từ cửa sổ này, ông sẽ trông thấy ông de La Fère đứng ở cửa sổ phòng ông ấy.
Vậy ông de La Fère đang ở trong lâu đài à?
- Phải.
- Với tư cách gì?
- Với tư cách như ông.
- Arthos là tù nhân ư?
Comminger cười đáp:
- Ông biết rằng không có tù nhân ở Reuil, vì đây không có nhà tù.
- Ta không nên chơi chữ, ông ạ. Arthos bị bắt à?
- Phải, ngày hôm qua, ở Saint-Germain, khi ra khỏi chỗ hoàng hậu.
Hai cánh tay d Artagnan Reuil thõng xuống bên sườn. Anh như bị sét đánh.
Một đám mây trắng nhợt nhạt lướt trên khuôn mặt sạm nâu của anh, rồi vụt tan ngay.
- Tù nhân? - anh nhắc lại.
- Tù nhân? - Porthos nhắc lại theo, chán nản.
Bỗng nhiên d Artagnan ngẩng đầu lên, và cặp mắt lóe lên một tia sáng mà ngay Porthos cũng không nhận thấy. Rồi vẫn nỗi thất vọng chán chường ban nãy lại nối tiếp ngay tia sáng thoáng qua ấy.
Comminger vốn có tình cảm quý mến thật sự với d Artagnan từ cái hôm bắt bớ Broussel, khi anh giúp kéo hắn ta ra khỏi tay đám dân chúng Paris, bèn nói:
- Thôi, thôi, đừng vội buồn phiền, ông ạ. Tôi không ngờ là mang đến cho ông một tin buồn đâu? Do đang có chiến tranh, tất cả chúng ta đều là những sinh vật bấp bênh vô định. Hãy vui lên vì sự tình cờ đã khiến bạn ông gần lại với các ông, chứ đừng có thất vọng.
Những lời khuyên giải ấy chẳng có tác dụng gì đến d Artagnan, anh vẫn giữ vẻ buồn thảm.
Thấy d Artagnan bỏ Reuil cuộc chuyện trò, Porthos thừa dịp nói chen vào:
- Thế vẻ mặt ông ấy thế nào?
- Ô rất tươi tỉnh, - Comminger đáp. - Lúc đầu ông ta cũng có vẻ chán nản như các ông; nhưng khi biết rằng ngài giáo chủ sẽ đến thăm ông ta ngay tối nay...
- A! - D Artagnan thốt lên, - ngài giáo chủ sẽ đến thăm bá tước de La Fère à?
- Phải, giáo chủ đã cho báo trước, và bá tước de La Fère khi biết tin ấy đã nhờ tôi nói với các ông rằng ông ta sẽ thừa dịp ân huệ ấy để khiếu nại về vụ của các ông và của ông ta.
- Ôi cái ông bá tước thân mến ấy.
- Việc khá hay nhỉ, - Porthos càu nhàu, - Ân huệ quá lớn lao! Mẹ kiếp!
- Ông bá tước de La Fère mà gia đình liên kết với những dòng Montmorency và Rohan lại bề vai phải lứa với lão Mazarin ấy.
- Không sao, - D Artagnan nói với giọng thật vồn vã - Ông Du Vallon thân mến ơi, thế là vinh dự cho bá tước de La Fère lắm đấy, nhất là cuộc viếng thăm đầy hy vọng. Mà theo lời tôi là một vinh dự quá lớn lao đối với một người tù, nên tôi ngỡ rằng ông Comminger nhầm.
- Sao, tôi nhầm ư?
- Có lẽ không phải ngài Mazarin sẽ đến thăm bá tước de La Fère, mà là bá tước de La Fère sẽ được ngài Mazarin gọi đến chăng?
Cố sắp xếp lại mọi việc cho thật chính xác, Comminger cãi:
- Không, không, không! Tôi nghe đầy đủ điều mà giáo chủ nói với tôi Chính giáo chủ sẽ đến thăm bá tước de la Fère.
D Artagnan thử bắt chợt một cái nhìn của Porthos xem anh ta có hiểu tầm quan trọng của cuộc viếng thăm ấy không, nhưng Porthos chẳng buồn nhìn gì hết.
- Ngài giáo chủ vẫn quen đi dạo ở vườn cam à? - D Artagnan hỏi.
Tối nào ông ấy cũng vào đó. Hình như ông ta đến đấy để suy nghĩ về công việc quốc gia.
- Thế thì tôi bắt đầu tin rằng ông de La Fère được Các hạ đến thăm - D Artagnan nói. - Chắc hẳn ngài cũng đi cùng với ai chứ?
- Cùng hai tên lính.
- Ngài bàn việc như vậy trước hai người lính ư?
Bọn lính là những dân Thụy Sĩ ở các làng xóm nhỏ và chỉ nói tiếng Đức. Vả lại rất có khả năng là chúng đợi ở ngoài cửa.
D Artagnan bấm chặt ngón tay vào lòng bàn tay, để cho nét mặt của mình chỉ lộ ra những gì mà anh cho phép biểu hiện. Anh nói:
- Ngài Mazarin tránh đi một mình vào nhà bá tước de La Fère như vậy, chắc là vì bá tước điên khùng lắm nhỉ.
Comminger bật cười nói:
- Ai chà! Chẳng trách người ta bảo các ông là những kẻ ăn thịt người! Còn ông bá tước de La Fère thì lịch thiệp, lại không có vũ khí. Vả chăng Các hạ chỉ kêu một tiếng thôi là hai lính tùy tùng sẽ chạy đến ngay.
Có vẻ đang nhớ lại những kỷ niệm d Artagnan nói:
- Hai tên lính! Phải rồi, thì ra đó là hai người mà tôi nào tôi cũng nghe thấy gọi họ và tôi trông thấy đi dạo có khi đến nửa giờ ở ngoài cửa sổ.
- Đúng đấy: họ đợi giáo chủ hay đúng hơn là đợi Bernouin đến gọi họ khi giáo chủ đi ra.
- Thực tình, - D Artagnan nói, - trông họ đẹp mã lắm.
- Họ thuộc trung đoàn trước ở Lens và ngài hoàng thân đem tặng giáo chủ cho oai.
Như để tóm tất cả cuộc chuyện trò kéo dài ấy vào một câu, d Artagnan nói:
- A, ông ơi, miễn là Các hạ nguôi đi và ban lại tự do cho ông de La Fère.
- Tôi hết lòng mong mỏi điều đó, - Comminger nói.
- Thế nếu như giáo chủ quên mất cuộc viếng thăm ấy, ông sẽ chẳng ngần ngại gì mà không nhắc ngài cho.
- Đúng thế.
- A, như vậy tôi yên tâm một chút.
Cách lái câu chuyện khéo léo ấy dường như là một mưu chước tuyệt vời của anh đối với những ai có thể đọc thấu trong tâm hồn chàng Gascon.
- Bây giờ, - anh nói tiếp, xin ông án huệ cuối cùng, ông de Comminger ạ.
- Sẵn sàng phục vụ ông.
- Ông sẽ gặp lại bá tước de La Fère chứ?
- Sáng mai.
- Chúng tôi xin gửi lời chào ông ấy và nhờ ông ấy cũng cầu xin cho tôi một ân huệ như ông ấy đã được hưởng.
- Ông muốn rằng ngài giáo chủ đến đây ư?
- Không đâu, tôi tự biết mình và không đến nỗi đòi hỏi nhiều như thế đâu. Chỉ xin Các hạ ban cho tôi vinh dự là nghe tôi trình bày thôi, đó là tất cả điều tôi mong muốn.
Porthos lắc đẩu lẩm bẩm: "Ôi, ta không bao giờ ngờ cậu ấy lại như vậy. Sự bất hạnh đã đánh quỵ ở anh một con người?"
- Điều ấy sẽ thực hiện thôi, - Comminger đáp.
- Ông cũng nói để bá tước yên tâm là tôi rất khỏe mạnh và ông trông thấy tôi buồn rầu nhưng nhẫn nại.
- Ông nói như vậy cũng làm vui lòng tôi đấy.
- Ông cũng nói điều ấy hộ ông Du Vallon.
- Không nói hộ tôi đâu! - Porthos la lên. - Tôi ấy à, tôi chẳng nhẫn nại gì hết.
- Nhưng bạn ơi, cậu sẽ nhẫn nại.
- Không bao giờ.
- Ông ta sẽ nhẫn nại đấy, ông de Comminger ạ. Tôi hiểu rõ ông ấy hơn là ông ấy tự hiểu mình. Và tôi còn biết hàng nghìn đức tính tốt của ông ấy mà ông ấy không ngờ đến nữa kia. Thôi, đừng nói nữa, Du Vallon thân mến, và hãy nhẫn nại.
- Xin tạm biệt các ông, - Comminger nói. - Chúc ngủ ngon!
- Chúng tôi sẽ cố gắng.
Comminger chào và đi ra. D Artagnan nhìn theo và vẫn đứng trong tư thế nhún nhường với vẻ mặt nhẫn nhục. Nhưng khi cánh cửa vừa mới đóng lại sau lưng viên đại uý thì d Artagnan nhảy bổ lại phía Porthos, ôm chầm lấy bạn với một vẻ vui mừng rõ rệt.
- Ô, ô! - Porthos nói. - Có chuyện gì đấy! Cậu phát điên đấy à, anh bạn khốn khổ của tôi?
- Có chuyện là, - D Artagnan đáp, - Chúng ta được cứu thoát rồi.
- Tôi chẳng thấy mảy may chút nào, - Porthos nói. - Trái lại, tôi thấy rằng chúng ta bị tóm cả, trừ Aramis, và khả năng đi ra giảm đi từ khi có thêm một người chui vào cái bẫy chuột của Mazarin.
- Không đâu, Porthos ạ. Cái bẫy chuột này chỉ đủ cho hai người với ba người nó trở thành yếu quá.
- Tôi chẳng hiểu gì cả, - Porthos nói.
- Chẳng cần thiết, - D Artagnan nói, - Ta hãy ngồi vào ăn và lấy sức vì sẽ cần đến nó đêm nay.
- Đêm nay chúng ta làm gì? - Porthos ngày càng tò mò hỏi.
- Có khả năng ta sẽ du hành.
- Nhưng mà...
- Ngồi vào bàn đi, bạn thân mến. ý nghĩ thường đến với tôi khi ăn. Sau bữa ăn, khi ý nghĩ của tôi đầy đủ rồi, tôi sẽ nói với cậu.
Dù rất mong muốn được biết về kế hoạch của d Artagnan, do biết cách bạn tiến hành công việc như thế nào, Porthos ngồi vào bàn mà không nài thêm câu nào, và ăn với một vẻ ngon lành và nó làm rạng rỡ cho niềm tin cậy mà sức tưởng tượng phong phú của d Artagnan đã gây cho anh.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 89
Cánh tay và trí óc
Bữa ăn lặng lẽ nhưng không buồn tẻ. Vì rằng nụ cười ranh mãnh quen thuộc với d Artagnan trong những lúc vui vẻ chốc chốc lại rạng rỡ trên khuôn mặt anh. Porthos không để lọt một nụ cười nào cửa bạn, và mỗi lần như vậy, anh lại thốt ra một lời cảm thán nó chỉ rõ cho bạn rằng, mặc dầu không hiểu nhưng anh vẫn theo dõi điều suy nghĩ đang sục sôi trong đầu óc bạn.
Đến lúc tráng miệng, d Artagnan nằm kềnh ra ghế, ghếch chân nọ lên chân kia và rung đùi ra vẻ một người hoàn toàn hài lòng về mình.
Porthos chống khuỷu tay lên bàn tì cằm lên hai bàn tay và nhìn, d Artagnan với vẻ tin cậy nó khiến cho anh chàng khổng lồ ấy có một vẻ chất phác tuyệt vời.
Một lát sau d Artagnan nói:
- Thế nào?
- Thế nào? - Porthos lập lại.
- Bạn thân mến, cậu nói rằng...
- Tôi có nói gì đâu?
- Có chứ? Cậu nói rằng cậu muốn đi khỏi đây.
- À về điều đó thì có, chẳng phải tôi thiếu lòng mong muốn đâu.
- Và cậu nói thêm rằng, để đi khỏi đây, chỉ cần tháo một cánh cửa, hoặc hích đổ một bức tường.
- Đúng đấy, tôi đã nói và tôi còn nói điều đó.
- Còn tôi, Porthos ơi, tôi đã trả lời cậu rằng đó là một cách dở và chúng ta chẳng đi nổi một trăm bước mà không bị bắt lại và đập chết, trừ phi chúng ta có quần áo cải trang và vũ khí để tự vệ.
- Đúng rồi, chúng ta phải có quẩn áo và vũ khí.
D Artagnan nhổm dậy nói:
- Thế thì chúng ta có đấy, Porthos ạ, và còn có cả cái gì hơn thế nữa kia.
- Lạ chưa, - Porthos nói và ngơ ngác nhìn quanh.
- Đừng có tìm kiếm, vô ích, tất cả những thứ đó sẽ đến tìm chúng ta vào lúc ta muốn. Hôm qua chúng ta thấy những tên lính gác Thụy Sĩ đi dạo vào khoảng mấy giờ nhỉ?
- Khoảng một giờ, sau lúc nửa đêm.
- Nếu như hôm nay chúng lại ra như hôm qua, chúng ta sẽ chẳng đợi mười lăm phút để được ngắm nhìn chúng.
- Chắc chắn là chúng ta đợi mười lăm phút là cùng.
- Cậu vẫn có cánh tay khá tốt đấy chứ, Porthos?
Porthos cởi cúc tay áo, vén áo sơ-mi lên và khoái trá ngắm nhìn đôi cánh tay gân guốc của mình nó to bằng bắp đùi một người bình thường.
- Có chứ! - anh đáp - Khá tốt.
- Thành thử cậu có thể biến cái kẹp than này thành một cái vòng và cái xẻng này thành một cái mở nút chai, mà không khó nhọc lắm phải không?
- Tất nhiên rồi, - Porthos đáp.
- Xem nào, - D Artagnan bảo.
Chàng khổng lồ cầm lấy hai vật kia và với thao tác dễ dàng như không tỏ ra phải gắng sức chút nào, biến chúng thành hai vật mới mà bạn mình mong muốn.
- Đây này? - anh nói.
- Tuyệt điệu! Và thật sự là cậu có tài đấy.
Porthos nói:
- Tôi có nghe kể về một chàng khổng lồ Milon de Crotone(1) nào đó đã làm những điều phi thường, như cuộn dây thlừng vào quanh trán, rồi làm đứt dây ra, đấm một cái chết con bò, rồi vác nó lên vai, tóm hai chân sau một con ngựa đang chạy, v v... Tôi bảo người ta kể cho tôi nghe tất cả những kỳ tích của anh ta hồi ở Pierrefonds ấy và tôi đều làm được cả, trừ cái trò phùng thái dương ra làm đứt dây thừng.
- Ấy là vì sức lực của cậu không nằm trong đầu cậu, - D Artagnan nói.
- Không, nó nằm ở cánh tay và bắp vai tôi chứ! - Porthos ngây thơ đáp.
- Bạn ơi, bây giờ ta lại chỗ cửa sổ và cậu dùng sức bẻ một thanh chấn song. Đợi tôi tắt đèn đã.
Chú thích:
(1) Lực sĩ Hy Lạp (thế kỷ 16), đã lập nhiều thành tích và kỷ lục ở các hội thi đấu Olimpich. Tục truyền là về sau anh đẵn và bửa một cây to bì cây kẹp người lại, anh không thoát ra được và bị mãnh thú đến ăn.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 90
Cánh tay và trí óc (tiếp theo)
Porthos đến cửa sổ, dùng hai tay nắm chặt một thanh chắn kéo mạnh về phía mình khiến nó cong lại như cánh cung và hai đầu thanh sắt bật ra khỏi bậc nơi nó đã được gắn chặt bằng xi-măng từ ba chục năm rồi.
- Này bạn ơi, - D Artagnan nói, - đó là điều mà ngài giáo chủ không bao giờ làm được dù ngài thật là một thiên tài.
- Có cần bẻ những thanh khác nữa không? - Porthos hỏi.
- Không cần một thanh là đủ, một người có thể chui qua được rồi.
Porthos thử và chui lọt cả mình.
- Được đấy - anh nói.
- Quả thật đó là một cái cửa ra vào khá đẹp. Bây giờ cậu thò tay ra.
- Qua đâu?
- Qua lỗ cửa ấy.
- Để làm gì?
- Lát nữa cậu sẽ biết. Làm đi.
Porthos tuân lệnh, dễ bảo như một người lính, và thò cả cánh tay ra khỏi chấn song.
- Tuyệt lắm? - D Artagnan nói.
- Hình như việc đó tiến hành thuận lợi phải không?
- Như chạy trên bánh xe ấy.
- Bây giờ tôi phải làm gì?
- Không có gì đâu.
- Thế là xong hết rồi à?
- Chưa đâu.
- Nhưng tôi cũng muốn hiểu rõ một chút, - Porthos nói.
- Cậu hãy nghe đây, chỉ hai câu là cậu rõ. Cửa cái phòng giam đang mở như cậu thấy đấy.
- Tôi có trông thấy.
- Ông Mazarin sẽ đi qua sân này để đến vườn cam, và người ta sẽ cử hai tên lính gác đi theo ông ta.
- Chúng đang đi ra kìa...
- Miễn là chúng đóng cửa lại! Tốt rồi, chúng đã đóng lại.
- Rồi sao?
- Im nào, khéo chúng nghe thấy.
- Tôi chẳng hiểu tí gì cả, - Porthos nói.
- Có chứ, vừa làm cậu sẽ vừa hiểu.
- Tuy nhiên tôi thích...
- Cậu sẽ thích thú về sự bất ngờ.
- Đúng thế, - Porthos nói.
- Sụyt!
Porthos im lặng và không động đậy.
Quả nhiên hai tên lính tiến về phía cửa sổ vừa đi vừa xoa xoa bàn tay, vì đang là tháng Hai, trời rét.
Vừa lúc ấy cửa phòng canh mở và người ta gọi một tên lính lại. Tên này rời bạn và trở vào đơn vị.
- Thế vẫn tiến hành chứ, - Porthos hỏi.
- Tốt hơn là khác, - D Artagnan đáp. - Bây giờ cậu nghe đây.
- Tôi sẽ gọi tên lính này đến và nói chuyện với nó, như hôm qua tôi đã làm với một đứa, cậu có nhớ không?
- Có, nhưng tôi chẳng hiểu nó nói gì.
- Đó là vì giọng nó hơi nặng. Nhưng cậu phải chú ý nghe rõ từng lời tôi sắp nói với cậu; tất cả là ở sự thực hiện, Porthos ạ.
- Được rồi. Thực hiện đó là mặt mạnh của tôi.
- Tôi biết quá đi chứ, cho nên tôi trông cậy vào cậu - Nói đi.
- Tôi sẽ gọi tên lính vào và nói chuyện với nó.
- Cậu vừa nói rồi.
- Tôi sẽ quay lại bên trái, thành ra khi nó bước lên chiếc ghế dài nó sẽ ở bên phải cậu.
- Nhưng nếu nó không bước lên thì sao?
- Nó sẽ lên, cứ yên trí. Lúc nó bước lên ghế cậu sẽ thò cánh tay ghê gớm của cậu ra và tóm lấy cổ nó. Rồi nhắc lên như Tôby bắt con cá bằng mang, cậu lôi nó vào phòng này, và chú ý siết cổ nó khá chặt để nó khỏi kêu.
- Được rồi, - Porthos đáp, - Nhưng nếu tôi bóp chết nó thì sao?
- Thì cũng chỉ là bớt đi một tên gác Thuỵ Sĩ. Nhưng tôi mong rằng cậu đừng bóp chết nó. Cậu nhẹ nhàng đặt nó xuống đây; ta sẽ nhét giẻ vào miệng nó và trói nó lại. Nhưng thế trước hết ta sẽ có một bộ quân phục và một thanh gươm.
- Tuyệt diệu! - Porthos reo lên và nhìn d Artagnan với vẻ khâm phục vô cùng.
- Hèm? - chàng Gascon nói.
- Ừ nhưng mà, - Porthos thay đổi ý kiến nói, - một bộ quân phục và một thanh gươm chẳng đủ cho hai người.
- Ơ! Thế nó không còn thằng bạn nữa à?
- Đúng rồi!
- Vậy thì khi tôi ho thì cậu lại vươn tay ra, sẽ đến lúc đấy.
- Được!
Đôi bạn đứng vào vị trí đã định. Porthos đứng khuất hẳn vào góc cửa sổ.
- Xin chào anh bạn? - D Artagnan cất cao giọng ngọt ngào nhất và ôn hoà nhất nói.
- Xin chào ông? - Tên lính đáp.
- Đi dạo thế chẳng ấm lên được lắm đâu, - D Artagnan nói.
- Brrun... - tên lính ậm ừ.
- Tôi chắc rằng một cốc rượu vang sẽ chẳng làm ông khó chịu đâu nhỉ
- Một côôc lượu phang à, nó sẽ tược hoan nghêng.
- Cá cắn câu, cá cắn câu! - D Artagnan lẩm bẩm bảo Porthos.
- Tôi hiểu rồi - Porthos đáp.
- Tôi có một chai rượu đây, - D Artagnan nói.
- Mộc chai tầy à?
- Đầy nguyên, và nó sẽ thuộc về ông nếu ông vui lòng uống mừng sức khỏe cho tôi.
- Hê hê! Tôi phui loòng lắm, - tên lính vừa nói vừa bước gần lại.
- Nào, anh bạn, - chàng Gascon bảo, - lại đây mà lấy.
- Lất phui loòng! Tôi ngô là có mộc cái ghế.
- Ô lạy Chúa, có một cái ghế đặt ở ngay đây này.
- Trèo lên đi... Thế, thế, được rồi, anh bạn ạ.
Và d Artagnan ho lên.
Cùng lúc ấy cánh tay của Porthos hạ xuống nhanh như tia chớp, chắc như gọng kìm, bàn tay sắt của anh tóm lấy cổ tên lính bóp chặt lại và kéo nó vào qua lỗ trống chỉ sợ nó xước da, và đặt nó xuống sàn. Để nó vừa đủ thời gian lấy lại hơi thở, d Artagnan nhét giẻ vào mồm nó, rồi cởi bỏ quần áo nói với sự nhanh nhẹn và khéo léo của một người đã từng học nghề ấy trên chiến trường.
Rồi tên lính bị bịt miệng và trói chặt được mang đến lòng lò sưởi mà các anh đã tắt lửa từ trước.
- Vẫn chỉ là một thanh gươm và một bộ quân phục, - Porthos nói.
- Tôi sẽ lấy dùng, - D Artagnan nói. - Nếu cậu muốn một bộ y phục và một thanh kiếm khác, thì lại phải làm lại trò này. Chú ý, tôi thấy rõ tên lính kia đi ra và đang đến đây.
Porthos nói:
- Tôi cho rằng làm lại mưu chước ấy là không khôn ngoan. Một cách mà làm đến hai lần chắc chắn là không thành công. Nếu tôi tóm hụt nó thì hỏng bét cả. Tôi sẽ ra và tóm nó vào lúc không ngờ nhất, và tôi sẽ nộp cậu thằng lính bịt miệng sẵn rồi.
- Thế thì tốt hơn, - chàng Gascon nói.
- Cậu hãy sẵn sàng. - Porthos vừa nói vừa trườn qua lỗ hổng.
Công việc tiến hành đúng như Porthos đã hẹn. Chàng khổng lồ nấp ở trên đường, khi tên lính đi qua, anh tóm lấy cổ nó, bịt miệng và đẩy nó như một xác ướp qua những song cửa đã bẻ doãng ra và chui vào theo.
Các anh lột quần áo nó cũng nhanh như lột thằng trước. Các anh đặt nó lên giường và lấy dây đai cột chặt nó lại. Do giường bằng gỗ sến cả tấm, dây đai lại chập đôi, cho nên các anh có thể yên tâm về nó như về tên trước.
D Artagnan nói:
- Công việc tiến hành tuyệt diệu. Bây giờ cậu hãy mặc thử bộ quần áo của thằng kia, chắc không vừa.
- Nhưng nếu có chật thì cũng không lo, cái dải đeo gươm là đủ, nhất là cái mũ có lông chim đó.
May sao thằng lính thứ hai là một tên Thụy Sĩ to lớn, thành thử trừ một vài chỗ bị bật chỉ, có thể nói là bộ quần áo mặc rất vừa.
Trong một lúc, có (tiếng vải sột soạt) Porthos và d Artagnan mặc vội vàng.
- Xong rồi! - cả hai người cùng nói. Rồi quay lại phía hai tên lính anh bảo - Nếu các anh ngoan ngoãn thì sẽ chẳng có chuyện gì ra đâu, nhưng nếu động đậy thì toi mạng đấy.
Hai tên lính câm như hến. Chúng đã nếm bàn tay Porthos và hiểu rằng đây là chuyện hết sức nghiêm túc và chẳng nên kêu ca phàn nàn gì cả.
Bây giờ, - D Artagnan nói - chắc là cậu chẳng bực mình vì đã hiểu ra có phải không?
- Phải lắm.
- Nào, ta ra sân.
- Chúng ta thay thế hai thằng cha kia.
- Được - Chúng ta đi lại dọc ngang.
- Và trông thật là hay, vì trời không nóng.
- Lát nữa tên hầu phòng sẽ đến gọi như hôm qua và hôm kia.
- Chúng ta trả lời chứ?
- Không, trái lại.
- Tùy cậu thôi... Tôi chẳng thiết trả lời.
- Chúng ta không trả lời. Chúng ta chỉ chụp mũ lên đầu và đi hộ tống Các hạ.
- Đi đâu?
- Đi theo ông ta, đến chỗ Arthos. Cậu tưởng rằng anh ta sẽ bực mình phải gặp chúng ta hay sao?
- Ồ, ồ -Porthos kêu lên, - tôi hiều rồi.
- Hãy đợi mà kêu, Porthos ạ, vì tôi xin thề với cậu là chưa đến chỗ kết thúc đâu, - Chàng Gascon nói giễu cợt.
- Có chuyện gì sẽ xảy ra? - Porthos hỏi.
- Hãy theo tôi, - D Artagnan đáp, - Ai sống thì sẽ thấy.
Rồi chui lại qua lỗ hổng anh nhẹ nhàng rườn xuống sân. Porthos ra cũng bằng lối ấy mặc dầu khó khăn hơn và chậm chạp hơn.
Người ta nghe thấy hai tên lính bị trói ở trong phòng run lên vì sợ hãi.
D Artagnan và Porthos vừa chạm chân tới đất thì một cánh cửa mở ra và tiếng tên hầu phòng vang lên:
- Lính hầu đâu?
Cùng lúc ấy phòng giam mở ra và có tiếng kêu:
- La Bruye và Bactoa, ơi!
D Artagnan nói nhỏ:
- Hình như tôi tên là La Bruye.
- Còn tôi là Bactoa, - Porthos nói.
Tên hầu phòng mắt quáng vì ánh sáng chắc hắn không nhận ra hai nhân vật của chúng ta đứng trong bóng tối, nên hỏi:
- Các ông ở đâu?
- Chúng tôi đây, - D Artagnan đáp. Rồi anh quay lại hỏi Porthos.
- Ông Du Vallon, thấy việc này thế nào?
- Thực tình, miễn là cứ như cái đà này, tôi cho là tốt đẹp.
Hai ngươi lính bất ưng trịnh trọng bước sau tên hầu phòng; hắn mở một cửa gian tiền sảnh, rồi mở một của khác như cửa phòng đợi, trỏ hai cái ghế đẩu và bảo:
- Mệnh lệnh thật đơn giản. Các ông chỉ cho một người vào đây thôi, một người duy nhất, các ông nghe rõ chưa? Không có gì hơn.
- Các ông phải tuyệt đối phục tùng người ấy. Còn lúc trở về, dĩ nhiên là các ông phải đợi tôi cho người thay.
D Artagnan thì tên hầu phòng biết rõ quá, hắn chẳng phải ai khác là Bernouin, từ bảy tảm tháng nay đã chục lần đưa anh vào chỗ tể tướng. Cho nên anh không trả lời mà chỉ, làu bàu tiếng ia là tiếng giống tiếng Gascogne ít nhất và giống tiếng Đức nhiều nhất.
Còn về Porthos thì d Artagnan đòi hỏi và được anh hứa hẹn là bất cứ trường hợp nào cũng không được mở miệng. Cùng bất đắc dĩ thì anh ta chỉ được phép thốt ra tiếng tacteflơ phổ biến và trang trọng.
Bernouin đóng cửa và đi ra.
Nghe tiếng khoá cửa lách cách, Porthos nói:
- Ô ô! Dường như ở đây nhốt người là cái mốt hay sao ấy. Hình như chúng ta chỉ có đổi phòng giam mà thôi, đang lẽ bị giam đằng kia, chúng ta bị giam ở vườn cam. Tôi chẳng biết rằng mình đã thắng hay chưa?
- Bạn thân mến ơi, - D Artagnan khẽ bảo, - Đừng có nghi ngờ Thượng đế và hãy để tôi suy nghĩ.
- Thì cậu cứ suy nghĩ đi? - Porthos bực dọc nói khi thấy sự việc lại xoay chuyển như vậy.
D Artagnan lẩm bẩm:
- Chúng ta đã bước tám mươi bước, đã leo lên sáu bậc, vậy thì như ông bạn de Comminger trứ danh của ta nói ban nãy, đây là khu nhà song song với khu nhà ở và người ta gọi là khu vườn cam. Bá tước de La Fère ở không xa đây đâu, song các cửa đều đóng kín.
- Khó cái gì! - Porthos nói, - chỉ hích vai một cái...
- Ấy chết, Porthos thân mến ơi, hãy giữ gìn sức lực của cậu kẻo đến lúc cần nó chẳng còn giá trị nữa. Cậu không nghe tiếng người nào đó đang đến ư?
- Có chứ.
- Thế thì, cái người nào ấy sẽ mở cửa cho chúng ta.
- Nhưng bạn thân mến ơi nếu cái người nào ấy nhận ra chúng ta, và nếu khi nhận ra, hắn kêu lên thì chúng ta bỏ đời; vì tôi chắc rằng cuối cùng cậu không có ý định cho tôi đập chết hoặc bóp cổ cái người nhà thờ ấy đâu. Những kiểu cách ấy rất tốt đối với bọn Anh và bọn Đức.
- Ôi nhờ Trời che chở cho tôi và cho cậu! - D Artagnan nói.
- Ông vua trẻ có lẽ sẽ biết ơn chúng ta đấy; nhưng hoàng hậu sẽ chẳng tha tội cho ta đâu, và chính là phải vì nể bà ấy. Với lại, đổ máu vô ích. Không, không bao giờ! Tôi có kế hoạch rồi. Hãy để tôi làm và chúng ta sẽ được cười thoả thích.
- Tốt thôi, - Porthos nói, - tôi đang muốn được cười đấy.
- Sụyt! - D Artagnan bảo, - người ấy đến đấy.
Lúc ấy ở phòng phía trước, tức là ở tiền sảnh, có tiếng chân bước nhè nhẹ. Bản lề cửa rít lên và một người vận kiểu kỵ sĩ trùm áo choàng nâu, đội mũ rộng vành sụp xuống mắt, tay cầm đèn xuất hiện.
Porthos đứng nép vào góc tường, nhưng anh không thể nào tránh khỏi người mới vào trông thấy. Ông ta đưa đèn cho anh và bảo.
- Châm đèn ở trần lên.
Rồi quay lại d Artagnan và hỏi:
- Ông biết mệnh lệnh chứ?
Và chàng Gascon đáp, anh cố tự giới hạn ở cái mẫu tiếng Đức ấy.
Người kỵ sĩ nói:
- Teđescô, va bene.
Rồi đến phía cửa trước mặt nơi đã vào, ông mở ra và biến mất sau khi khép cửa lại.
- Thế bây giờ chúng ta làm gì? - Porthos hỏi.
Bây giờ chúng ta sẽ dùng đến cái vai của cậu nếu cái cửa này đóng, Porthos ạ. Giờ nào việc ấy, và mọi việc đều đến đúng lúc đối với ai biết chờ đợi. Nhưng trước hết chúng ta hãy chặn cái cửa trước một cách thích đáng, sau đó chúng ta sẽ đi theo người kỵ sĩ.
Đôi bạn lập tức bắt tay vào việc và khuân hết đồ đạc trong phòng ra chèn vào cửa, cửa lại mở vào phía trong nên càng khó mà đi qua được.
- Đấy - D Artagnan nói. - Thế là chúng ta yên tâm không bị đột kích từ phía sau. Nào, tiến lên!
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 91
Những hầm nhốt người của Mazarin
Đôi bạn tới cái cửa mà Mazarin đã đi ra. Cửa đóng chặt, d Artagnan thử mở mà không được. Anh nói:
- Porthos, đây là chỗ mà cậu cần đặt vai vào. Đẩy đi, nhưng từ từ đừng gây tiếng động. Đừng phá, mà làm bật cánh cửa ra thôi.
Porthos tì bắp vai lực luỡng vào một bên cánh cửa khiến nó ưỡn ra. D Artagnan lách mũi gươm vào giữa cái chốt và ổ khoá. Cái chốt bị vạt chéo bật ra và cửa mở.
Porthos ơi, khi nào tôi nói với cậu rằng cứ nhẹ nhàng là đạt được tất cả ở đàn bà và các cánh cửa nhỉ?
- Chắc chắn rằng cậu là một nhà đạo lý học lớn rồi, - Porthos đáp.
- Ta vào đi, - D Artagnan bảo.
Họ vào. Phía sau một tấm kính, nhờ ánh sáng ngọn đèn của giáo chủ đặt ở giữa hành lang, họ trông thấy những cây cam và cây lựu của lâu đài Reuil xếp thẳng hàng thành một lối đi lớn và hai lối ngang nhỏ hơn.
- Không thấy giáo chủ, - D Artagnan nói, - mà chỉ có mỗi cái đèn. Lão ta biến đâu nhỉ?
Anh bảo Porthos tìm kiếm một bên đường ngang và anh một bên thì bỗng nhiên trông thấy ở phía trái một cái bồn cây để trệch sang bên cạnh và ở chỗ cũ của nó là một cái hố mở toang hoác.
Mười người có xoay cái bồn ấy cũng gay go, nhưng nhờ một bộ máy nào đó, nó đã xoay ra cùng phiến đá. D Artagnan nhìn xuống hố thấy có những bậc thang đi xuống của chiếc cầu thang xoay.
Anh vẫy Porthos lại và chỉ cho xem cái hố và những bậc thang.
Hai người nhìn nhau với vẻ kinh hãi.
D Artagnan nói thầm:
- Nếu chúng ta chỉ muốn có vàng thôi, thì chúng ta đã toại nguyện và sẽ giàu có suốt đời.
- Sao vậy?
- Cậu không hiểu à, Porthos Dưới chân cầu thang này chắc chắn là kho vàng trứ danh của giáo chủ mà người ta đồn mãi. Chúng ta chỉ có việc đi xuống, vét rỗng một két, nhốt ông giáo chủ vào đó và khoá hai vòng lại, rồi chúng ta có sức mang được bao nhiêu vàng đi thì cứ việc lấy, xong chúng ta để lại bồn cam vào chỗ cũ. Chẳng có ai trên đời này, kể cả ông giáo chủ sẽ đến tra hỏi chúng tra xem của cải của chúng ta ở đâu mà ra.
- Đối với bọn tiện dân. - Porthos đáp - thì đó là một vố chơi rất hay, nhưng tôi thấy nó như không xứng đáng với hai nhà quý tộc.
- Tôi cũng nghĩ vậy, - D Artagnan nói, - cho nên tôi mới nói. "Nếu chúng ta chỉ muốn có vàng... ", nhưng chúng ta muốn cái khác.
Cùng lúc đó, do d Artagnan cúi đầu xuống hầm để nghe ngóng, thì thấy có tiếng kim loại như một túi vàng lóc xóc đập vào tai, anh giật mình. Sau đó có tiếng khép cửa và ánh đèn le lói ở chân cầu thang.
Mazarin đã để đèn lại ở vườn cam để người ta tưởng rằng ông vẫn đi dạo. Nhưng ông đã dùng một cây nến để tìm kiếm két vàng bí mật của mình.
Vừa trèo lên cầu thang, vừa ngắm nghía cái túi căng phồng những đồng tiền vàng Tây Ban Nha, ông ta hỉ hửng nói:
- Hê hê! Đây là để trả cho năm ông tham nghị và hai ông tướng ở Paris. Ta cũng vậy, ta là một vị chỉ huy lớn song ta làm chiến tranh theo kiểu của ta...
D Artagnan và Porthos mỗi người nấp sau một bồn cây ở một đường ngang và chờ đợi.
Mazarin đến cách d Artagnan ba bước và ấn vào một chiếc lò-xo ẩn trong tường. Phiến đá xoay lại và đưa bồn cam trở lại chỗ cũ.
Rồi giáo chủ tắt nến bỏ vào túi, xách cái đèn lồng và nói:
- Ta đến thăm lão de La Fère nào.
D Artagnan nghĩ thầm: "Tốt! Đó là đường của ta, chúng ta sẽ cùng đi".
Cả ba người cất bước. Mazarin đi ở đường giữa, Porthos và d Artagnan đi lối hai bên. Hai anh cẩn thận tránh những vệt sáng dài do cái đèn của giáo chủ chiếu ra những khoảng trống giữa các bồn cây.
Các anh bước rất êm trên cát mềm nên giáo chủ đến cửa kính thứ hai mà vẫn không biết mình bị theo dõi.
Ông ta quay sang bên trái đi vào một hành lang mà hai anh chưa nhìn thấy. Nhưng lúc sắp mở cửa thì ông ta dừng lại, đăm chiêu:
- A! Quỷ thần ạ! - Ông nói, - ta quên mất lời dặn của de Comminger rồi. Cần phải lấy mấy tên lính đặt ở cửa này để ta khỏi bị rơi vào tay tên thiên lôi quỉ sứ ấy. Nào đi.
Và với vẻ sốt ruột ông ta quay lại định trở lui.
D Artagnan bước lên, mũ cầm tay, vẻ mặt nhã nhặn nói:
- Chẳng phải mất công đâu, thưa Đức ông, chúng tôi đi theo ngài từng bước, và có chúng tôi đây rồi.
Và anh lại cúi chào rất nhã nhặn.
- Vậy có chúng tôi đây, - Porthos nói theo.
Mazarin đưa mắt kinh hãi nhìn từ người này sang người kia, nhận ra cả hai và vừa để tuột cái đèn vừa thốt lên một tiếng rên rỉ hết hồn.
D Artagnan nhặt đèn lên, may thay nó rơi mà không bị tắt.
- Ồ! Đức ông thật là khinh suất, - D Artagnan nói.
- Đi ở đây mà không có đèn thì chẳng tốt đâu Các hạ có thể vấp vào một bồn cây nào đó và rơi xuống một cái hố nào đó.
- Ông d Artagnan, - Mazarin lẩm bẩm, chưa hết kinh ngạc.
- Vâng, thưa Đức ông, chính tôi đây, và tôi rất vinh hạnh được giới thiệu ông Du Vallon, người bạn quý của tôi mà hồi trước Đức ông đã hạ cố quan tâm thật là sốt sắng.
Và d Artagnan chiếu đèn lên bộ mặt hớn hở của Porthos lúc ấy mới hiểu ra và rất lấy làm tự hào.
- Ngài đi đến chỗ ông de La Fère, - D Artagnan nói tiếp.
Chúng tôi sẽ chẳng làm phiền Đức ông đâu. Xin ngài hãy dẫn đường và chúng tôi sẽ đi theo.
Mazarin dần dần lấy lại bình tĩnh. Ông nghĩ đến việc thăm kho vàng của mình vừa rồi và hỏi bằng một giọng run run:
- Các ông đến vườn cam lâu chưa?
Porthos mở miệng toan nói, nhưng d Artagnan ra hiệu, anh đành im và miệng anh từ từ ngậm lại.
- Chúng tôi vừa mới đến xong, - D Artagnan đáp.
Mazarin thở phào một cái: ông không lo cho kho vàng nữa, chỉ còn phải lo cho bản thân mình. Một nụ cười lớn nở trên môi ông.
- Nào, - Ông nói, - các ông đã đánh bẫy được tôi rồi, tôi xin chịu thua. Các ông yêu cầu được tự do phải không? Tôi xin trả lại tự do cho các ông.
- Ồ, thưa Đức ông, - D Artagnan nói, - Ngài thật tử tế quá nhưng chúng tôi đã có tự do rồi, và chúng tôi còn thích yêu cầu ngài cái khác cơ.
- Các ông tự do rồi ư? - Mazarin hoảng hốt hỏi.
- Tất nhiên rồi, và trái lại Đức ông mới mất tự do và biết làm thế nào, thưa Đức ông, luật lệ chiến tranh mà, phải chuộc lại tự do thôi.
Mazarin thấy ớn lạnh đến tận xương tuỷ. Con mắt sắc như dao của ông nhìn thẳng chằm chằm vào khuôn mặt giễu cợt của d Artagnan và bộ mặt lạnh lùng của Porthos. Cả hai khuôn mặt đều khuất trong bóng tối, và cả đến cô đồng bói toán ở động Quymơ(1) cũng đành chịu chẳng đoán được gì ở đó.
Chuộc lại tự do của tôi ư? - Mazarin đáp.
- Phải, Đức ông ạ.
- Thế tôi phải trả bao nhiêu tiền hả, ông d Artagnan?
- Ấy chết, thưa Đức ông, tôi chưa biết được đâu. - Nếu Các hạ cho phép, chúng tôi sẽ đến hỏi bá tước de La Fère. Vậy xin ngài chiếu cố mở cái cửa đến chỗ ông ấy, và trong mười phút ta sẽ ngã giá.
Mazarin rùng mình.
- Thưa Đức ông, - D Artagnan nói, - ngài xem chúng tôi nhã nhặn biết chừng nào; tuy nhiên chúng tôi buộc lòng phải báo trước với ngài là chúng tôi không có thì giờ để mất đâu. Vậy xin Đức ông hãy mở cửa ra, và một lần cho mãi mãi, xin ngài nhớ cho rằng nếu ngài chỉ kêu lên một tiếng hoặc toan chạy trốn, thì vì tình thế của chúng tôi là rất ngoại lệ, xin ngài chớ oán giận nếu như chúng tôi phải làm một việc bạo hành.
- Các ông cứ yên trí, - Mazarin nói, - Tôi không mưu toan gì đâu, xin lấy danh dự mà thề.
D Artagnan ra hiệu bảo Porthos giám sát cẩn thận, rồi quay lại bảo Mazarin:
- Bây giờ, thưa Đức ông chúng ta đi vào nào.
Chú thích:
(1) Trong thần thoại Hy Lạp.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 92
Đàm phán
Mazarin mở khoá của cái cửa đôi. Arthos đứng ở ngưỡng cửa sẵn sàng nghênh tiếp vị khách trứ danh theo như Comminger đã báo trước.
Nhìn thấy Mazarin anh cúi chào và nói:
- Xin Đức ông miễn khỏi phải có người đi theo; vinh dự mà tôi được ban quá lớn lao, nên tôi không thể quên điều ấy.
- Bá tước thân mến ơi, - D Artagnan nói, - Cho nên Các hạ dứt khoát không muốn cho chúng tôi theo. Chính Du Vallon và tôi nài nỉ, bằng một cách có thể là khiếm nhã đấy, vì chúng tôi rất tha thiết gặp lại anh.
Nghe tiếng nói và giọng giễu cợt ấy, trông cử chỉ rất quen thuộc ấy kèm theo tiếng nói và cái giọng ấy, Arthos nẩy bật lên vì kinh ngạc.
- D Artagnan! Porthos! anh reo lên.
- Chính tôi đây, bạn thân mến ạ.
- Chính tôi đây, - Porthos nhắc lại.
- Thể này là thế nào? - Bá tước hỏi.
Mazarin gượng cười, vừa cắn môi vừa mỉm cười và nói:
- Thế này nghĩa là bây giờ đã thay bậc đổi ngôi. Đáng lẽ các ông này là tù binh của tôi thì chính tôi lại là tù binh của các ông ấy. Đến nỗi ông thấy đấy, tôi bị buộc phải chấp nhận luật lệ lẽ ra chính tôi mới là người đặt ra luật lệ. Nhưng này các ông, tôi xin báo trước là trừ phi các ông giết chết tôi, thắng lợi của các ông mong manh lắm: sẽ đến lượt tôi, người ta sẽ đến.
- A a, Đức ông ơi, - D Artagnan nói, - Chớ có doạ nạt tôi, đó là gương xấu đấy. Chúng tôi hiền lành và nhã nhặn với Các hạ đến thế cơ mà! Nào, ta hãy gác mọi nỗi bực dọc ra một bên, hãy xếp hằn thù lại và ta nói chuyện lịch sự.
- Tôi không đòi hỏi gì hơn, - Mazarin nói. - Nhưng khi bàn bạc về tiền chuộc tôi? Tôi không muốn các ông coi cái thế của các ông cao hơn thực tế, vì khi dùng bẫy bắt tôi thì các ông cũng bị mắc luôn vào đó. Làm thế nào mà các ông ra khỏi đây? Hãy nhìn các song sắt các cửa, hãy nhìn hay đúng hơn là đoán xem các lính canh đang gác ở sau các cánh cửa và song sắt, các lính tráng ngổn ngang ở các sân, và ta điều đình. Đây, tôi sắp chứng tỏ với các ông rằng tôi thành thực.
- Được rồi, - D Artagnan ngẫm nghĩ, - ta hãy vững vàng, lão sắp chơi chúng ta một vố đây!
Tể tướng nói tiếp:
- Tôi đã đề nghị trả lại tự do cho các ông và tôi còn đề nghị như thế nữa. Các ông có nhận không? Trước một giờ nữa, các ông sẽ bị phát hiện, bị bắt giữ, bị buộc phải giết tôi; nhưng như vậy sẽ là một tội ác ghê gớm và hoàn toàn không xứng đáng với những người quý tộc trung hậu như các ông.
"Ông ta nói có lý", Arthos nghĩ.
Và giống như mọi lý lẽ diễn ra trong cái tâm hồn chỉ có toàn những ý tưởng cao quý ấy, ý nghĩ của Arthos phản ảnh ngay trên mặt anh.
Để sửa lại niềm hy vọng mà sự đồng tình thầm lặng của Arthos đã tạo ra cho Mazarin, d Artagnan nói:
- Cho nên chúng ta chỉ đi tới sự bạo hành đó vào lúc cùng kế mà thôi.
- Nếu trái lại, - Mazarin nói - Các ông nhận lấy tự do của mình và để cho tôi đi...
- Thế nào, - D Artagnan ngắt lời, - phải chăng ngài muốn chúng tôi nhận tự do của mình bởi vì ngài có thể lấy nó lại à - chính ngài nói điều đó - năm phút sau khi ngài ban cho chúng tôi? Và thưa Đức ông, - D Artagnan nói thêm - đúng như tôi hiểu về ngài, ngài sẽ lấy lại nó ngay thôi.
- Không, lời thề của giáo chủ... ông không tin tôi!
- Thưa Đức ông, tôi không tin ở những giáo chủ không phải là tu sĩ. Ngài không còn là tể tướng nữa, thưa Đức ông, ngài là tù binh của chúng tôi.
- Thế thì, lời thề của Mazarin? Tôi là Mazarin và tôi mãi mãi là Mazarin, tôi hy vọng như vậy.
- Hừm! - D Artagnan nói, - tôi có nghe nói một Mazarin ít có lòng thành kính đối với những lời thề, và tôi e rằng đó là một vị tổ tiên của Các hạ chăng? "
- Ông d Artagnan ơi, - Mazarin nói, ông là người trí xảo lắm, và tôi hết sức bực mình là đã đi cãi cọ với ông.
- Thưa Đức ông, chúng ta dàn hoà với nhau vậy, tôi không mong gì hơn.
- Thế này nhé, - Mazarin nói, nếu tôi cho các ông đựợc an toàn một cách minh bạch, hiển nhiên thì sao?
- A! Thế lại là một chuyện khác, - Porthos nói. - Xem nào!
- Xem nào? - D Artagnan lập lại.
Trước hết hãy trình bày kế hoạch của ngài, và chúng tôi sẽ xem xét.
- Hãy chú ý là các ông vẫn đang bị giam giữ, bị cầm tù.
- Đức ông nên biết rõ rằng, chúng tôi vẫn còn một kế hoạch cuối cùng, - D Artagnan nói.
- Kế sách gì?
- Cùng chết với nhau.
Mazarin rùng mình.
- Này. - Mazarin nói, - Ở cuối hành lang là một cái cửa mà tôi có chìa khoá, cửa ấy thông ra vườn. Hãy dùng chìa khoá ấy mà đi. Các ông cường tráng và nhanh nhẹn, lại có vũ khí. Đi một trăm bước rẽ sang trái, các ông sẽ gặp bức tường của khu vườn. Các ông trèo qua và nhảy ba cái là các ông sẽ ra đường cái và tự do. Bây giờ tôi đã hiểu các ông khá rõ để biết rằng nếu như người ta công kích các ông thì đó sẽ chẳng là điều trở ngại cho việc chạy trốn của các ông.
- A, mẹ kiếp, - D Artagnan nói. - Tốt lắm, điều ấy đã nói ra.
- Cái chìa khoá ấy đâu?
- Nó đây.
- Đức ông này, - D Artagnan nói, - ngài sẽ thân hành dẫn chúng tôi đến cái cửa ấy.
- Rất sẵn lòng, - Tể tướng nói, - Nếu như các ông cần như vậy để được yên tâm.
Mazarin không hy vọng được thoát kiếp một cách dễ dãi như vậy, nên mặt mày tươi tỉnh hẳn lên và đi ra hành lang để mở cửa.
Cửa ấy thông ra khu vườn và ba kẻ đi trốn nhận ra điều ấy do gió ban đêm lùa vào hành lang và thổi cả tuyết bay vào mặt họ.
- Ghê thật, ghê thật? - D Artagnan nói. - Thật là một đêm kinh khủng. Đức ông ạ! Chúng tôi không thuộc nơi này và chẳng bao giờ tìm được đường đi đâu. Vì Các hạ đã ra công ra đến tận đây, xin ngài cố thêm vài bước nữa... dẫn chúng tôi đến bức tường.
- Được thôi, - giáo chủ đáp.
Và cắt một đường thẳng, ông bước nhanh đến bức tường, và chỉ một loáng bốn người đã tới chân tường.
- Các ông đã hài lòng chứ? - Mazarin hỏi.
- Chắc thế! Chúng tôi khó tính thật! Vinh dự chưa! Ba gã quý tộc khốn khổ được một ông hoàng của Nhà thờ đi hộ tông! A, nhân tiện xin hỏi có phải lúc nãy Đức ông có nói rằng chúng tôi dũng cảm, nhanh nhẹn và được vũ trang không?
- Phải...
- Thế thì ngài nhầm rồi. Chỉ có ông Du Vallon và tôi được vũ trang thôi, còn ông bá tước thì không. Và nếu gặp một đội tuần tra thì chúng tôi phải có thể tự vệ được chứ?
- Đúng quá đi rồi.
Nhưng chúng ta kiếm đâu được thanh gươm, - Porthos hỏi.
D Artagnan nói:
- Đức ông sẽ cho bá tước mượn thanh gươm của ngài, vì đối với ngài nó cũng vô ích.
- Rất sẵn lòng, - giáo chủ nói, - Tôi còn mong ông bá tước hãy vui lòng giữ nó đề nhớ đến tôi.
- Điều ấy lịch sự đấy chứ bá tước! - D Artagnan nói.
- Cho nên, - Arthosđáp, - Tôi xin hứa với Đức ông là sẽ chẳng bao giờ rời nó.
- Hay - D Artagnan nói, - Đối đãi cư xử với nhau, thật là cảm động! Porthos, cậu có rưng rưng nước mắt không nhỉ?.
- Có - Porthos đáp, - nhưng không hiểu là do thế hay do gió nó làm tôi chảy nước mắt. Tôi chắc là tại gió đấy.
- Bây giờ, Arthos trèo lên đi, - D Artagnan bảo, - và nhanh lên.
Arthos được Porthos nhấc lên như một chiếc lông chim, đặt chân lên bờ tường.
- Bây giờ nhảy xuống đi, Arthos.
Arthos nhảy xuống và biến sau bức tường.
- Anh đã tới đất chứ - D Artagnan hỏi.
- Rồi.
- Không xảy ra điều gì chứ?
- Hoàn toàn bình yên.
- Porthos, - D Artagnan bảo - hãy theo dõi ngài giảo chủ, trong khi tôi leo lên. Không, tôi không cần cậu giúp, tôi trèo lên một mình.
- Hãy theo dõi ngài giáo chủ, thế thôi.
- Tôi theo dõi đây, - Porthos đáp. - Ơ kìa!...
- Cậu nói phải đấy, thật khó leo hơn mình tưởng. Hãy giơ lưng ra cho mình, nhưng chớ có buông ngài giáo chủ.
- Tôi không buông đâu.
Porthos giơ lưng cho d Artagnan bám, anh leo lên và ngồi ngự trên bờ tường.
Mazarin làm bộ cười.
- Xong chưa? - Porthos hỏi.
- Được rồi, nhưng bây giờ...
- Bây giờ làm sao?
- Bây giờ cậu đưa ông giáo chủ lên đây cho tôi và nếu ông ta kêu lên một tiếng thì cậu cứ bóp nghẹt ông ta.
Mazarin toan kêu lên, thì Porthos đã lấy tay siết chặt lấy ông và nhấc lên, d Artagnan tóm lấy cổ áo ông và đặt ông ngồi cạnh mình. Rồi bằng một giọng hăm doạ, anh bảo:
- Ông hãy nhảy ngay xuống bên cạnh ông De La Fère, nếu không tôi kết liễu đòi ông sớm hơn, lời thề nhà quý tộc.
- Ông ơi, ông ơi, - Mazarin kêu - Ông không giữ lời hứa.
- Tôi ấy à? Tôi đã hứa với ông điều gì nào?
Mazarin rên rỉ nói.
- Nhờ tôi mà các ông được tự do, tự do của các ông là tiền chuộc của tôi rồi.
- Đồng ý, nhưng mà tiền chuộc của cái kho vàng kếch sù chôn ở trong hầm và người ta xuống đó bằng cách bấm một nút lò-so ẩn ở trong tường để nó xay ở bốn cây và làm hở ra một cầu thang, thì có phải bàn đến nó một chút không, nói đi, Đức ông!
- Giêsu! - Mazarin thốt lên, hầu như ngạt thở và chắp hai bàn tay lại - Giêsu, lạy Chúa tôi. Thế là tôi mất hết cả rồi.
Nhưng không dừng trước những lời than vãn, d Artagnan nắm lấy cánh tay ông và đẩy nhẹ ông xuống tay Arthos, anh đang đứng thản nhiên ở chân tường.
Rồi quay lại phía Porthos, d Artagnan bảo:
- Tôi ngồi chắc ở bờ tường, cậu bám lấy tay tôi mà leo lên.
Porthos ráng sức làm lung lay cả bức tường và trèo lên. Anh nói:
- Trước tôi hiểu chưa đầy đủ đâu, nhưng bây giờ thì rõ rồi, thật là kỳ khôi lắm...
- Cậu thấy như thế à? - D Artagnan đáp. - Càng tốt! Nhưng để cho nó kỳ khôi đến cùng, ta đừng để mất thì giờ.
Và anh nhảy xuống chân tường.
Porthos nhẩy xuống theo.
- Các ông đi hộ tống ngài giáo chủ - D Artagnan bảo, - Tôi đi dò đường.
Chàng tuốt gươm ra và đi tiên phong.
- Thưa Đức ông, - anh nói, - phải rẽ lối nào để đi ra đường cái? Cần suy nghĩ kỹ trước khi trả lời, bởi vì nếu Đức ông có một sự nhầm lẫn thì có thể xảy ra những tai hại nghiêm trọng không chỉ với chúng tôi mà cả với ngài nữa đấy.
- Ông cứ men theo tường, - Mazarin nói, - và không sợ lạc đâu.
Ba người bạn gấp bước lên và sau một lát họ buộc phải đi chậm lại, vì giáo chủ đã hết sức cố gắng mà cũng không theo kịp họ.
Bỗng nhiên, d Artagnan vấp phải một vật gì âm ấm và động đậy.
- Này, một con ngựa! - anh nói, - các ông ạ, tôi vừa mới thấy một con ngựa.
- Tôi cũng thấy một con - Arthos nói.
- Tôi cũng vậy! - Porthos reo lên; tuân theo mệnh lệnh, anh vẫn nắm lấy tay giáo chủ.
- Thưa Đức ông, - D Artagnan nói - Đây là cái mà người ta nói là vận may, đúng vào lúc ngài than phiền là buộc phải cuốc bộ.
Nhưng anh vừa nói xong thì một nòng súng ngắn hạ xuống ngực anh và một tiếng nói trang nghiêm vang lên.
- Chớ có đụng vào.
- A! Grimaud, - D Artagnan reo lên. - Grimaud! Bác làm gì ở đây thế? Có phải trời đã kêu bác đến đây chăng?
- Không đâu, ông ạ, - Người đầy tớ thật thà đáp, - Ông Aramis sai tôi canh những con ngựa.
- Aramis ở đây à?
- Vâng, từ hôm qua.
- Thế các anh làm, gì?
- Chúng tôi rình.
- Sao? Aramis ở đây à? - Arthos hỏi.
- Ở chỗ cài cổng nhỏ của lâu đài. Vị trí của ông ấy ở đó.
- Các bạn có đông không?
- Chúng tôi có sáu mươi người.
- Báo cho họ biết đi.
- Thưa ông, tôi sẽ đi ngay bây giờ đây.
Nghĩ rằng không có ai, làm nhiệm vụ đó tốt hơn mình. Grimaud co cẳng lên mà chạy, trong khi ba người vừa tập hợp xong, đang đứng chờ.
Trong cả đám ấy, chỉ có ngài Mazarin là tỏ ra hết sức bực bội.
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 93
Do đâu mà người ta bắt đầu tin rằng cuối cùng Porthos sẽ là qnam tước và d'Artagnan sẽ là đại uý
Mười phút sau Aramis đến, có Grimaud và chín mươi nhà quý tộc đi cùng. Anh hớn hở ôm chầm lấy các bạn và nói:
- Thế là các anh đều được tự do rồi! Tự do không cần sự giúp đỡ của tôi? Thế là mặc dầu tôi đã hết sức cố găng mà chẳng làm được gì.
- Bạn thân mến ơi, chớ phiền lòng. Cái gì hoãn lại không phải là mất đâu. Nếu anh chưa làm được thì rồi anh sẽ làm.
- Tuy nhiên, tôi đã dùng nhiều biện pháp, - Aramis nói. - Ông chủ giáo cho tôi sáu mươi người; hai mươi người gác các bức tường từ Rueil đi Saint-Germain; hai mươi người phân tán trong rừng. Nhờ bài binh bố trận như vậy, tôi đã chặn được hai người mang thư của Mazarin gửi hoàng hậu.
Mazarin vểnh tai lên.
- Nhưng - D Artagnan nói, - Tôi chắc rằng anh đã hành động một cách đứng đắn là gửi trả lại ngài giáo chủ những bức thư đó.
- À vâng, - Aramis đáp. - Đối với ông ấy mà tôi phải sốt sắng làm cái điều lịch sự như vậy ư? Trong một bức thư, giáo chủ tuyên bố rằng két vàng bạc đều rỗng và Hoàng thượng không còn tiền.
Trong bức thư kia, ông ta bảo rằng sẽ cho chuyển các tù nhân của mình đến Melun, vì Rueil không tỏ ra là một nơi khá an toàn. Bạn thân mến ơi, anh có biết không, bức thư sau này cho tôi nhiều hy vọng. Tôi cùng sáu chục người đã mai phục bao vây toà lâu dài, chuẩn bị ngựa và giao cho Grimaud thông minh này trông coi; và tôi chờ người đưa các anh ra. Tôi tính là phải đến sáng mai, và không mong giải thoát cho các anh mà không có đánh nhau. Thế mà tối nay các anh đã được tự do, tự do không có chiến đấu, càng tốt? Các anh làm thế nào mà thoát khỏi cái lão Mazarin đê tiện ấy? Các anh chắc oán lão ấy lắm nhỉ?
- Ít thôi - D Artagnan nói.
- Thật ư?
- Có thể nói chúng tôi phải hài lòng về ông ấy.
- Vô lý!
- Thật đấy! Nhờ ông ấy mà chúng tôi được tự do.
- Nhờ ông ta?
- Phải. Ông ấy đã cho Bernouin, người hầu phòng của ông, dẫn chúng tôi ra vườn cam, rồi từ đó chúng tôi theo ông đến chỗ bá tước De La Fère. Rồi ông ta đề nghị trả tự do cho chúng tôi, chúng tôi chấp nhận, và ông ta còn tỏ ra ân cần đến mức chỉ đường và đưa chúng tôi đến tận bức tường của khu vườn mà chúng tôi vừa mới trèo qua với nỗi sung sướng nhất đời và đã gặp Grimaud.
- A, hay lắm, - Aramis nói, - việc này giúp tôi dàn hoà với ông ấy và tôi mong ông ấy có mặt ở đây để nói với ông ấy rằng tôi không tin rằng ông ta lại có khả năng làm một việc đẹp đẽ như thế.
- Không thể nhịn được lâu, d Artagnan nói:
- Thưa Đức ông, tôi xin giới thiệu với ngài ông hiệp sĩ D Herblay, ông ta đang muốn - Như ngài vừa nghe đấy - Dâng những lời chúc tụng cung kính lên Các hạ.
Và anh tránh ra để lộ Mazarin đang bối rối trước cái nhìn kinh hãi của Aramis.
- Ô ô! Aramis kêu lên, - giáo chủ à? Chiến lợi phẩm tuyệt quá? Ơ này, các bạn ơi, ngựa đâu, ngựa đâu?
Mấy kị sĩ chạy đến.
- Mẹ kiếp! - Aramis nói. - Có lẽ tôi cũng đã có ích cho một việc gì đó. Thưa Đức ông, xin ngài hãy hạ cố nhận cho tất cả những kính lễ của tôi. Tôi cuộc rằng ông thánh Christophe de Porthos(1) đây đã làm cái việc này! À, tôi còn quên...
Và anh khẽ ra lệnh cho một kỵ sĩ.
D Artagnan nói:
- Tôi nghĩ rằng, ta nên thận trọng đi ngay thôi.
- Ừ, nhưng tôi còn đợi một người..., một người bạn của Arthos.
- Một người bạn à? - Bá tước hỏi.
- Kia rồi, anh ta đang phóng ngựa đến qua các bụi rậm.
- Ông bá tước ơi ông bá tước ơi! -Một giọng thơ trẻ vang lên khiến Arthos rùng mình.
- Raoul, Raoul! - Bá tước de La Fère reo lên.
Trong giây lát, chàng thanh niên quên bẵng sự kính lễ thông thường; anh nhẩy lên bá lấy cổ cha.
- Ngài giáo chủ xem đấy, - Aramis nói, - Thật là tai hại khi chia rẽ những con người yêu thương nhau như chúng tôi.
Rồi quay lại phía các kỵ sĩ đến tập hợp mỗi lúc một đông thêm, anh nói tiếp:
- Xin các ông hãy vây quanh Các hạ để tỏ lòng tôn kính ngài. Ngài rất muốn chiếu cố đánh bạn với chúng ta; tôi mong rằng các ông sẽ biết ơn ngài. Này, Porthos, chớ có rời mắt khỏi Các hạ nhé.
D Artagnan và Arthos đang bàn bạc với nhau Aramis cũng đến bàn với họ.
- Nào, - D Artagnan nói, - Sau năm phút bàn luận, chúng ta sẽ lên đường!
- Chúng ta đi đâu? - Porthos hỏi.
- Đến chỗ cậu ở Pierrefonds, bạn thân mến ạ. Toà lâu đài tráng lệ của cậu xứng đáng là nơi trú ngụ vương giả để mời Các hạ đến. Vả lại ở nó ở cách Paris chẳng gần quá mà cũng chẳng xa quá, người ta có thể thiết lập những việc liên lạc dễ dàng giữa đấy và Paris. Đến đấy, Đức ông sẽ như một ông hoàng, vì ngài cũng là một ông hoàng hẳn hoi.
- Một ông hoàng sa cơ, - Mazarin nói một cách thảm hại.
- Chiến tranh có những may rủi, Đức ông ạ, - Arthos nói - nhưng xin ngài hãy yên tâm là chúng tôi sẽ không lợi dụng nó đâu.
- Không, nhưng chúng tôi sẽ sử dụng nó, - D Artagnan nói.
Suốt đêm những kẻ cưỡng đoạt phóng với nhịp độ nhanh không biết mệt xưa kia, Mazarin ủ rũ và đăm chiêu, phó mặc cho người ta lôi cuốn mình đi giữa cuộc chạy đua của những bóng ma. Đoàn người phóng liền một mạch mười hai dặm thì trời vừa rạng đông. Một nửa đoàn mệt lử, mấy con ngựa ngã quỵ.
Porthos nói:
- Những con ngựa ngày nay không bằng những con ngựa ngày xưa. Mọi thứ suy vi cả.
Tôi đã phái Grimaud đến Dammartin, - Aramis nói, - Hắn ta phải mang đến năm con ngựa khỏe, một cho Các hạ và bốn cho chúng ta.
Điều cốt yếu là chúng ta không rời Đức ông; số người còn lại trong đoàn sẽ đuổi kịp chúng ta sau, đi qua khỏi Saint-Denis thì là chẳng còn sợ gì nữa.
Vừa đúng lúc Grimaud dẫn đến năm con ngựa. Vị lãnh chúa mà bác đến hỏi là một người bạn của Porthos. Ông vội vã không phải để bán như người ta yêu cầu, mà ông rất vui lòng đem biếu những con ngựa khoẻ mạnh hất của ông.
Mười phút sau, đoàn người đến Ermenonville, nhưng bốn người bạn với niềm hăng hái mới, phóng nhanh hộ tống Mazarin.
Giữa trưa họ đi vào con đường của lâu đài Porthos. Mousqueton đi bên d Artagnan suốt dọc đường chẳng nói câu nào bây giờ mới thốt lên.
- A! Xin ông hãy tin rằng, từ khi ở Pierrefonds ra đi, đây là lần đầu tiên tôi mới thở được.
Và anh ta cho ngựa phi nhanh về để báo cho các gia nhân tin ông Du Vallon và các bạn bè ông sắp về.
D Artagnan nói với các bạn:
- Chúng ta có bốn người, ta sẽ thay phiên nhau canh giữ Đức ông mỗi người canh ba giờ, Arthos đi thăm lâu đài cốt làm cho nó có thể cố thủ trong trường hợp bị bao vây. Porthos lo việc cung cấp, và Aramis lo việc đóng quân. Nghĩa là Arthos sẽ là kỹ sư trưởng, Porthos là tổng chỉ huy hậu cần, và Aramis là quan tổng trấn địa phương.
Trong khi chờ đợi, người ta đặt Mazarin tại gian phòng đẹp nhất của lâu đài. Khi đã yên vị, Mazarin nói:
- Thưa các ông, tôi đoán rằng các ông không giữ tôi ở đây lâu một cách bí mật chứ?
- Không đâu, - D Artagnan đáp, - Trái lại chúng tôi tính sẽ sớm công bố việc chúng tôi giữ ngài.
- Thế thì các ông sẽ bị bao vây.
- Chúng tôi có tính đến chuyện ấy.
- Thế các ông sẽ làm gì?
- Chúng tôi sẽ tự vệ. Nếu như giáo chủ de Richelieu còn sống, ông ta sẽ kể cho ngài nghe một câu chuyện về pháo đài Saint-Gervais mà chỉ có bốn chúng tôi cùng với bốn đầy tớ đã chiếm giữ được, chống lại cả một đạo quân và còn diệt mười hai tên địch.
- Ông ơi, nhưng chiến tích ấy chỉ làm có một lần và không tái diễn nữa đâu.
- Cho nên ngày nay chúng tôi không cần phải anh dũng đến thế, ngày mai quân đội Paris sẽ được báo tin và ngày kia sẽ ở đấy rồi. Chiến sự đáng lẽ xảy ra ở Saint-Denis hoặc Charenton, sẽ diễn ra ở phía Compiègne hoặc Villers Cotterêts.
- Ngài Hoàng thân sẽ đánh bại các ông như đã luôn luôn đánh bại các ông.
- Cũng có thể, Đức ông ạ. Nhưng trước khi đánh nhau, chúng tôi sẽ đưa Các hạ đến một lâu đài khác của ông bạn Du Vallon chúng tôi, ông ta có ba lâu đài như cái này. Chúng tôi không muốn phơi bày Các hạ ra trước những sự may rủi của chiến tranh.
- Này ông, - Mazarin nói, - Tôi thấy là cần phải đầu hàng.
- Trước khi có cuộc bao vây ư?
- Phải, điều kiện có lẽ sẽ lợi hơn.
- A! Thưa Đức ông, về chuyện điều kiện, ngài sẽ thấy chúng tôi là rất biết điều.
- Thử xem những điều kiện của các ông là gì.
- Xin ngài hãy nghỉ ngơi đã; chúng tôi sẽ suy nghĩ...
- Tôi không cần nghỉ ngơi, tôi cần được biết tôi ở trong tay bạn bè hay thù địch.
- Bạn bè, Đức ông ạ.
- Vậy thì, hãy nói ngay điều mà các ông muốn để tôi xem có thể àn xếp giữa chúng ta được không? Bá tước de La Fére hãy nói đi.
- Thưa Đức ông, - Arthos nói, - tôi chẳng có gì để đòi hỏi cho riêng tôi, nhưng lại có quá nhiều để đòi hỏi cho nước Pháp. Cho nên tôi xin khước từ và nhường lời cho ông hiệp sĩ D Herblay.
Arthos nghiêng mình và lùi lại một bước, rồi đứng tựa vào lò sưởi, như một khán giả bình thường của cuộc đàm phán.
- Ông hiệp sĩ D Herblay nói đi, - giáo chủ bảo. - Các ông muốn gì? Đừng quanh co, mơ hồ. Xin nói rõ ràng ngắn gọn và rành mạch.
- Đức ông ạ, tôi sẽ chơi đường hoàng, bài đặt trên bàn.
- Vậy ông hãy ngả bài ra.
- Tôi có sẵn trong túi, - Aramis nói, - bản dự thảo các điều kiện mà phái đoàn đã đề ra cho ngài ngày hôm kia ở Saint-Germain, tôi là thành viên phải đoàn đó. Ta hãy tôn trọng những quyền lợi cũ, những yêu Pont-Neuf đưa thêm vào chương trình sẽ được chấp thuận.
- Chúng ta hầu như đã đồng ỷ về những điều kiện đó, Mazarin nói, - Ta hãy chuyển sang những điều kiện đặc biệt.
- Ngài tưởng rằng có những điều kiện đặc biệt ư? - Aramis mỉm cười hỏi.
- Tôi cho rằng tất cả các ông chẳng phải đều có tính vô tư giống như bá tước de La Fère đâu - Mazarin nói và quay chào Arthos.
- A! Thưa Đức ông, ngài nói đúng đấy, - Porthos đáp, - và tôi sung sướng là cuối cùng đã thấy ngài thừa nhận điều đó cho bá tước.
Bá tước de La Fère là một linh hồn thượng đẳng bay lượn lờ ở trên những ham muốn tầm thường và những dục vọng trần tục của con người. Đó là một tâm hồn cổ kính và cao thượng. Bá tước là một con người riêng biệt. Thưa Đức ông, ngài nói đúng, chúng ta không sánh được với bá tước, và chúng tôi là những người đầu tiên thú nhận với ngài điều đó.
- Porthos, - Arthos nói, - anh chế giễu đấy à?
- Không đâu, bá tước thân mến ơi, tôi nói điều mà chúng tôi nghĩ. Nhưng mà anh nói phải đấy, cái chính không phải là bàn về anh, mà về Đức ông và kẻ tôi tớ không xứng đáng của ngài là hiệp sĩ D Herblay.
- Thế nào, - giáo chủ nói, - Ông mong muốn gì ngoài những điều kiện chung mà chúng ta sẽ bàn lại.
- Thưa Đức ông, tôi muốn rằng người ta ban xứ Normandie cho bà De Longueville, với sự xá tội hoàn toàn và đầy đủ, và năm trăm nghìn livres. Tôi muốn rằng Đức vua chiếu cố làm người đỡ đầu cho đứa con trai mà bà ta mới sinh hạ; Đức ông sẽ dự lễ rửa tội cho nó và sau đó sẽ đi dâng kinh lễ lên đức Thánh Cha giáo hoàng.
- Nghĩa là ông muốn tôi rút lui khỏi chức vụ tể tướng, tôi rời bỏ nước Pháp, tôi tự đi lưu đầy.
- Ấy tôi muốn rằng Đức ông sẽ là Giáo hoàng ngay kỳ khuyết vị đầu tiên, và tôi chờ dịp để khẩn cầu sự xá tội hoàn toàn cho tôi và các bạn tôi.
Mazarin nhăn nhó một cái thật khó tả.
- Thế còn ông? - Giáo chủ hỏi d Artagnan.
- Thưa Đức ông, - Chàng Gascon nói, - Tôi đồng ỷ về mọi điểm với hiệp sĩ D Herblay, trừ điều khoản cuối cùng mà tôi hoàn toàn khác với ông ấy. Tôi chẳng mong Đức ông từ giã nước Pháp mà muốn ngài ở lại Paris. Tôi chẳng mong ngài trở thành giáo hoàng mà muốn ngài vẫn làm tể tướng, bởi vì Đức ông là một nhà chính trị lớn. Nếu như vấn đề tuỳ thuộc tôi, thì tôi còn cố gắng để ngài cầm đầu cả phải La Fronde nữa; nhưng với điều kiện là ngài sẽ nhớ một chút đến những bầy tôi trung thành của đức vua và ngài sẽ trao đại đội ngự lâm quân đầu tiên cho một người nào đó mà tôi sẽ chỉ định. Thế còn ông, ông Du Vallon?
- Phải, - Mazarin nói, - đến lượt ông, nói đi.
- Tôi ư? - Porthos nói. - Tôi muốn rằng để làm vẻ vang cho ngôi nhà của tôi mà giáo chủ đã trú ngụ và để ghi nhớ cuộc phiêu lưu này, ngài sẽ phong tước Nam tước cho mảnh đất của tôi với lời hứa hẹn là thưởng huân chương cho một người bạn của tôi trong kỳ thăng nhiệm đầu tiên mà Hoàng thượng sẽ làm.
- Ông biết rằng muốn được thưởng huân chương phải tỏ rõ tài năng.
- Người bạn ấy sẽ tỏ rátrõ. Vả lại nếu nhất thiết cần như vậy. Đức ông sẽ bảo cho ông ta biết làm thế nào để tránh thủ tục ấy.
Đòn đánh thực là trực tiếp. Mazarin cắn môi để dằn cơn tức giận và trả lời với giọng cộc lốc.
- Tất cả những điều đó hình như dung hoà với nhau rất khó, các ông ạ. Vì nếu tôi thoả mãn người này thì tất nhiên sẽ làm mất lòng người khác. Nếu tôi ở lại Paris, tôi không thể đến Rome: nếu tôi trở thành Giáo hoàng, tôi không thể còn là tể tướng, và nếu tôi không làm tể tướng thì tôi không thể phong đại uý cho ông d Artagnan và phong Nam tước cho ông Porthos.
- Đúng thế, - Porthos nói, - Ý kiến của tôi là một số ít, tôi xin rút kiến nghị của tôi về chuyện đi Rome và việc từ chức của Đức ông.
- Thế tôi vẫn là tể tướng à? - Mazarin hỏi.
- Ngài vẫn là tể tướng thoả thuận rồi Đức ông ạ, - D Artagnan nói, - Nước Pháp cần đến ngài.
- Còn tôi, - Aramis nói, - Tôi xin từ bỏ những yêu sách của mình, Đức ông vẫn là tể tướng và là sủng thần của hoàng hậu nữa, nếu như bà vui lòng ban cho tôi và các bạn của những điều mà chúng tôi đòi hỏi cho nước Pháp và chúng tôi.
- Xin các ông hãy lo cho các ông và để nước Pháp dàn xếp với tôi như nó muốn, - Mazarin đáp.
- Không được, không được - Aramis nói, - Cần phải có một hiệp nghị với những người Fronde và xin các hạ vui lòng thảo ra và ký trước mặt chúng tôi và trong đó còn cam kết là sẽ được hoàng hậu phê chuẩn.
- Tôi chỉ có thể bảo đảm cho mình tôi, - Mazarin nói, - và không thể bảo đảm về hoàng hậu. Nếu như hoàng thượng từ chối thì sao?
- Ồ, d Artagnan dap, Đức ông thừa biết rằng Hoàng hậu chẳng từ chối ngài cái gì.
- Này - Aramis hỏi, - Đây là bản hiệp nghị do phái đoàn Fronde đề xuất, xin Các hạ hãy đọc và xem xét.
- Tôi biết rồi, - Mazarin đáp.
- Vậy xin ngài ký đi.
- Các ông cần suy nghĩ rằng một chữ ký hạ bút trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay có thể bị coi là bị giật lấy bằng bạo lực.
- Đức ông sẽ có đó để nói rằng đây là tự nguyện ký.
- Nhưng cuối cùng, nếu tôi từ chối thì sao?
- Thế thì, thưa Đức ông, - D Artagnan nói, - Các hạ sẽ hứng chịu những hậu quả sự từ chối ấy.
- Các ông dám đụng chạm đến một giáo chủ ư?
- Thì Đức ông đã từng đụng chạm mãi đến những ngự lâm quân của Hoàng thượng rồi còn gì.
- Hoàng hậu sẽ trả thù cho tôi!
- Tôi không tin đâu, Đức ông ạ, mặc dầu tôi không nghĩ rằng Hoàng hậu chẳng thiếu lòng mong muốn ấy. Nhưng tôi sẽ đến Paris cùng với Các hạ, và dân chúng Paris là người bảo vệ chúng tôi.
Aramis nói chêm vào:
- Lúc này ở Rueil và Saint-Germain, người ta lo lắng lắm đấy! Người ta hỏi nhau là giáo chủ ở đâu, tể tướng ra sao rồi, sủng thần đi đâu? Hắn là người ta đang nhao nhác tìm kiếm Đức ông ở khắp các hang cùng ngõ hẻm? Hắn là người phải bình luận ghê lắm, và nếu La Fronde biết tin Đức ông mất tích thì hẳn là La Fronde rất đắc chí
- Thật là ghê gớm, - Mazarin lẩm bẩm.
- Đức ông hãy ký bản hiệp nghị đi! - Aramis bảo.
- Nhưng nếu tôi ký mà Hoàng hậu không phê chuẩn thì làm thế nào?
- Tôi đảm nhận đến gặp Hoàng thượng, - D Artagnan nói, - Và xin chữ ký của bà.
- Hãy coi chừng - Mazarin nhắc nhở: Tại Saint-Germain ông sẽ chẳng nhận được sự đón tiếp mà ông cho là có quyền chờ đợi đâu.
- Lo gì! - D Artagnan nói, - Tôi sẽ thu xếp làm sao để mình là người được hoan nghênh, tôi có một kế.
- Kế gì?
- Tôi sẽ đưa Hoàng hậu bức thư mà Đức ông bảo với bà rằng tài chính đã hoàn toàn bị kiệt quệ.
- Rồi sao nữa. - Mazarin hỏi.
Rồi khi thấy Hoàng hậu bối rối đến cực điểm, tôi sẽ đưa bà đến Rueil, tôi sẽ dẫn bà vào vườn cam và tôi sẽ trỏ cho bà xem một cái lò-xo nào đẩy nó làm xoay chuyển một bồn cây.
- Thôi thôi, ông ơi! - giáo chủ lẩm bẩm. - Bản hiệp nghị đâu?
- Đây - Porthos đáp.
- Ngài, thấy rằng chúng tôi đại lượng lắm đấy chứ, - D Artagnan nói, - Vì rằng với một bí mật như vậy, chúng tôi có thể làm được khối chuyện.
Aramis đưa bút cho giáo chủ và nói:
- Vậy thì xin ngài ký đi.
Mazarin đứng lên, đi đi lại lại một với vẻ mặt trầm ngâm hơn là thất vọng. Rồi đột nhiên ông dừng bước và hỏi:
- Các ông ơi, khí tôi ký rồi, thì có gì đảm bảo cho tôi?
- Lời thề danh dự của tôi, ông ạ, - Arthos nói.
Mazarin rùng mình, quay lại phía bá tước de La Fère, ngắm nghía một gương mặt thật cao quý và trung thực ấy rồi cầm lấy bút và nói:
- Thế là đủ cho tôi rồi ông bá tước ạ.
Và ông ta hạ bút ký.
- Và bây giờ, - Ông nói thêm, - Ông d Artagnan hãy sửa soạn đi Saint-German và mang một bức thư của tôi tới Hoàng hậu.
Chú thích:
(1) Theo truyền thuyết, thánh Cristoff đã kiệu cậu bé Giêsu lên vai để đi qua sông.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 94
Thế nào mà với một cây bút và lời doạ nạt, người ta làm nhanh hơn, tốt hơn là đối với một thanh gươm hoặc lòng tận tụy
D Artagnan hiểu biết thần thoại. Anh biết rằng cơ hội chỉ có một chỏm tóc mà nắm lấy nó thì người ta mới bắt được cơ hội và anh không phải loại người để cho cơ hội chạy qua mà không tóm nó lại bằng chỏm tóc. Anh bèn tổ chức một hệ thống giao thông nhanh chóng và chắc chắn bằng cách gửi trước những ngựa thay thế đến Chantilly, để anh có thể đi tới Paris trong khoảng năm sáu tiếng đồng hồ. Nhưng trước khi đi, anh ngẫm nghĩ rằng đối với một chàng trai có trí xảo và kinh nghiệm, thì nếu dấn bước tới cái bấp bênh và để cái chắc chắn lại phía sau mình thì thật là một tư thế kỳ cục.
Cho nên lúc lên ngựa để thực hiện cái sứ mệnh nguy hiểm của mình, anh tự nhủ thầm.
Arthos là một nhân vật tiểu thuyết điển hình về lòng hào hiệp và độ lượng. Porthos là một bản chất tuyệt diệu nhưng rất dễ bị tác động. Aramis là một bộ mặt tượng hình, nghĩa là luôn luôn khó hiểu.
Ba cái phần tử ấy sẽ gây ra điều gì nếu ta không có ở đây để liên kết chúng lại với nhau?... Sự giải thoát cho giáo chủ chăng? Giải thoát giáo chủ là sự đổ vỡ tan tành những kỳ vọng của chúng ta, mà những kỳ vọng của chúng ta cho đến nay là phần thưởng duy nhất của hai mươi năm lập những kỳ công mà so với chúng thì những kỳ công của Hecquyn chỉ là những công trình của đám người chim chích.
Anh tìm đến Aramis và nói:
- Hiệp sĩ D Herblay thân mến ơi, anh là phái La Fronde hiện thân. Vậy anh hãy coi chừng Arthos, anh ấy không muốn làm những việc thuộc về cá nhân, ngay cả những công việc riêng tư của mình nữa. Nhất là hãy coi chừng Porthos, vì để làm vừa lòng bá tước mà anh ta coi như thần thánh ở dưới trần này, anh ta sẽ giúp Arthos giải thoát cho Mazarin, nếu Mazarin chỉ cần khóc lóc hoặc làm ra bộ hiệp khách.
Aramis mỉm một nụ cười vừa ranh mãnh vừa quả . Anh nói.
- Đừng sợ gì cả: tôi đặt ra những điều kiện. Tôi không làm cho tôi mà làm cho những người khác. Cái tham vọng nhỏ bé của tôi cũng phải thành đạt có lợi cho kẻ có quyền được hưởng chứ?
Tốt, - D Artagnan nghĩ, - Về mặt đó ta yên tâm.
Anh bắt tay Aramis và đến gặp Porthos:
- Bạn thân mến ơi, - anh nói. - Cậu đã cùng với tôi đổ bao nhiêu công sức ra để xây dựng cơ đồ của mình. Cho nên vào lúc chúng ta sắp sửa thu hoạch thành quả của công việc của mình, sẽ là một sự mắc lỡm kỳ cục đối với cậu nếu để cho Aramis lấn át mình. Aramis là một người tinh ranh, nhưng ta nói riêng với nhau thôi, sự tinh ranh ấy không phải lúc nào cũng không mang tính ích kỷ đâu. Hoặc chớ để Arthos lấn át, anh ấy là người cao thượng và vô tư, nhưng cũng là người chán đời, chẳng còn mong muốn gì cho riêng mình, nhưng không hiểu rằng người khác có những ao ước. Cậu sẽ nói thế nào nếu Arthos hoặc Aramis đề nghị cậu để Mazarin đi?
- Tôi sẽ nói rằng chúng tôi quá cực nhọc đề bắt lão ta, nên không thể thả lão ra như vậy được.
- Hoan hô Portho! Và cậu nói đúng đấy. Vì rằng thả lão ra là cậu buông thả luôn cả cái tước hiệu Nam tước của mình. Ấy là chưa kể ra khỏi đây Mazarin sẽ treo cổ cậu.
- Được! Cậu cho là thế à?
- Tôi chắc chắn như vậy.
- Thể thì tôi thà giết chết lão hơn là để cho lão thoát.
- Có lẽ cậu nói đúng. Cậu biết rằng khi chúng ta làm những công việc của mình thì không phải là cốt làm những việc của những người Fronde, họ hiểu những vấn đề chính trị không giống như chúng ta là những người lính cựu đâu.
- Bạn thân mến ơi, - Porthos nói. - Đừng sợ. Qua cửa sổ tôi nhìn cậu lên ngựa và dõi theo cậu cho đến lúc khuất, rồi tôi sẽ vào ngồi ở cái cửa kính trông sang phòng giáo chủ. Tại đấy, tôi sẽ nhìn thấy hết, và chỉ cần thấy một cử chỉ khả nghi thôi là tôi sẽ tiêu diệt.
- Hoan hô! - D Artagnan nghĩ bụng. - Về mặt ấy, ta tin rằng giáo chủ sẽ bị canh gác cẩn thận.
Và anh bắt tay vị lãnh chúa Pierrefonds, rồi đến tìm Arthos. Anh nói:
- Arthos thân mến ơi, tôi đi đây. Tôi chỉ có một điẽu nói với anh thôi. Anh biết rõ Anne d Autriche rồi đấy. Điều bảo đảm duy nhất cho tính mạng của tôi là sự giam giữ Mazarin; nếu các anh thả hắn ra là tôi chết đấy.
- D Artagnan thân mến ơi, - Arthos nói, - chỉ cần một duyên cớ ấy thôi cũng để tôi làm cái nghề gác ngục. Tôi xin hứa là cậu để giáo chủ ở đâu thì cậu sẽ tìm thấy lại ông ta ở đấy.
D Artagnan thầm nghĩ:
"Điều ấy làm ta yên tâm hơn tất cả mọi chữ ký của vua, chúa. Bây giờ, đã có lời hứa của Arthos rồi, ta có thể ra đi".
Thực sự, d Artagnan ra đi một mạch không có hộ tống nào khác ngoài thanh gươm và tờ thông hành đơn giản của Mazarin để đến chỗ Hoàng hậu.
Sau khi rời Pierrefonds sáu tiếng đồng hồ, anh tới Saint-Germain.
Việc Mazarin mất tích vẫn chưa ai biết. Chỉ riêng Anne d Autriche biết tin và giấu giếm đi nỗi lo ngại của mình với cả những người thân. Người ta đã tìm thấy ở trong phòng d Artagnan và Porthos hai tên lính bị trói và bịt miệng. Người ta cứu cho chúng ngay, nhưng chúng chẳng biết nói gì hơn ngoài điều chúng biết, nghĩa là chúng đã bị tóm, bị trói và bị lột quần áo như thế nào.
Nhưng còn sau khỉ d Artagnan và Porthos đã ra ngoài bằng lối chúng vào, tình hình ra sao thì chúng cũng mù tịt như mọi người khác ở trong lâu đài.
Chỉ có Bernouin là có biết hơn những người khác chút ít.
Chuông điểm nửa đêm rồi mà không thấy chủ mình trở về, hắn bèn đi vào khu vườn cam xem. Cửa đầu tiên bị chặn bằng các đồ đạc đã gây cho hắn đôi điều nghi ngờ, nhưng hắn không nói cho ai biết và kiên nhẫn dọn đường đi qua đống lộn xộn ấy. Rồi khi đến hành lang hắn thấy các cánh cửa đều mở tung. Cửa phòng Arthos và cửa đi ra vườn cũng mở. Ra vườn thì dễ nhận ra những dấu chân trên tuyết nối nhau ra đến tận bức tường. Sang bên kia tường lại vẫn thấy những dấu chân ấy, rồi vết chân ngựa giẫm tại chỗ, rồi dấu tích của cả một toán kỵ binh đi xa về phía d Enghien.
Từ lúc ấy hắn không còn nghi ngờ gì nữa rằng ông giáo chủ đã bị ba người tù bắt cóc mang đi, và hẳn vội chạy về Saint-Germain để báo cho hoàng hậu về sự mất tích ấy.
Anne d Autriche dặn Bernouin phải giữ kín việc đó và hắn nghiêm chính tuân theo. Tuy nhiên bà có nói cho ngài Hoàng thân Condé biết và ông ta đã lập tức tung ra năm sáu trăm kỵ binh với mệnh lệnh sục sạo tất cả những vùng xung quanh và dẫn về Saint-Germain mọi toán người dời Rueil đi ra bất cứ hướng nào.
Do d Artagnan không đi thành toán mà đi một mình lại đi tới Saint-Germain, cho nên chẳng ai chú ý tới anh và chuyến đi của anh chẳng bị trở ngại gì.
Khi vào đến sân của toà lâu đài cổ, người đầu tiên trông thấy vị sứ giả lại chính là Bernouin, hắn ta đang đứng một mình ở ngưỡng của chờ đợi tin tức của ông chủ mất tích.
Nhìn thấy d Artagnan cưỡi ngựa nghễu nghện đi vào trong sân danh dự, Bernouin dụi mắt ngỡ mình trông lầm. Nhưng d Artagnan gật đầu chào thân thiện, xuống ngựa và ném dây cương vào tay một tên hầu đi ngang qua. Anh mỉm cười tiến đến chỗ Bernouin.
Giống như một kẻ đang mơ một cơn ác mộng vừa ngủ vừa nói, hắn kêu lên:
- Ông d Artagnan! Ông d Artagnan!
- Tôi đây, ông Bernouin ạ!
- Thế ông đến đây làm gì?
- Mang đến đây tin tức của ngài Mazarin, mà tin tức mới nhất cơ đấy!
- Thế ngài ấy ra sao rồi?
- Vẫn khỏe như ông và tôi.
- Không có chuyện gì tai hại xảy đến với ngài chứ?
- Tuyệt đối không. Ngài chỉ cảm thấy cần phải làm một chuyến đi ra khỏi Ile de France và đã yêu cầu bá tước de La Fère, ông Du Vallon và tôi cùng đi. Là tôi tớ của ngài, chúng tôi chẳng thể nào từ chối một yêu cầu như vậy. Chúng tôi ra đi tối hôm qua và chúng tôi đây rồi.
- Các ông đây rồi?
Các hạ có chuyện cần nói với Hoàng hậu, một chuyện riêng tư và bí mật, một sứ mệnh chỉ có thể uỷ thác cho một người chắc chắn, cho nên ngài đã phải tôi về Saint-Germain. Vậy thì, ông Bernouin thân mến ơi, nếu ông muốn làm một điều gì đó vui lòng chủ của ông, thì hãy trình báo với Hoàng thượng rằng tôi đến và đến vì mục đích gì.
Dù anh nói nghiêm chính hay là nói bông đùa, thì trong tình huống hiện giờ, rành rành chỉ có d Artagnan là người duy nhất có thể gỡ mối băn khoăn lo lắng cho Anne d Autriche, cho nên Bernouin chẳng gây khó khăn gì và vào trình với Hoàng hậu cái chức đại sứ kỳ quặc kia và như hắn đã dự đoán, Hoàng hậu ra lệnh đưa d Artagnan vào ngay.
D Artagnan tiến lại phía nữ chúa của mình với tất cả biểu hiện của niềm cung kính sâu xa nhất.
Đến cách Hoàng hậu ba bước, anh quỳ một chân xuống và trình bức thư.
Như chúng tôi đã nói, đó là một bức thư đơn giản, nửa là thư giới thiệu nửa là thư uỷ nhiệm. Hoàng hậu đọc, nhận thấy đúng là chữ của giáo chủ, mặc dầu chữ viết hơi run. Do bức thư không kể gì chuyện đã xảy ra, bà hỏi anh những chi tiết.
D Artagnan kể lại với cái vẻ chất phác và giản dị mà anh rất khéo biểu lộ trong một số trường hợp. ...
Càng nghe kể Hoàng hậu càng nhìn anh với nỗi kinh ngạc tăng dần. Bà không hiểu sao một người dám âm mưu làm một việc ghê gớm như vậy và nhất là hắn ta lại cả gan kể nó ra với một bà hoàng đầy quyền uy và hầu như nghĩa vụ là phải trừng phạt hắn.
D Artagnan kể chuyện xong, Hoàng hậu tức đỏ mặt kêu lên:
- Ông dám thú nhận tội ác của ông và kể lại cho tôi nghe việc phản bội của ông à?
- Xin Lệnh bà xá lỗi, nhưng hình như tôi đã diễn đạt tồi hoặc Hoàng thượng hiểu sai tôi, chứ trong chuyện này không hề có tội ác hoặc phản bội. Ngài Mazarin bắt giam ông duy Vallon và tôi, bởi vì chúng tôi không thể ngờ rằng ngài phải chúng tôi sang nước Anh cốt chỉ để yên lặng xem người ta chém đầu vua Charles đệ nhất, anh rể của cựu vương đã khuất là chồng Lệnh bà, vua Charles là chồng của bà Henriette em chồng Lệnh bà và hiện là khách của Lệnh bà, và chúng tôi đã làm hết sức mình để cứu tính mạng của ông vua tuẫn tiết. Cho nên chúng tôi tin chắc rằng trong chuyện này có điều gì lầm lẫn mà chúng tôi là nạn nhân, và một sự biện giải giữa chúng tôi với Các hạ là cần thiết. Muốn cuộc biện giải có kết quả, nọ phải tiến hành một cách lặng lẽ, xa những kẻ quấy nhiễu. Vì vậy chúng tôi đã đưa ngài giáo chủ đến lâu dài của một bạn tôi, và ở đó chúng tôi biện giải với nhau. Thế đấy, thưa Lệnh bà, điều chúng tôi dự đoán đã đến, đúng là có sự nhầm lẫn. Ngài Mazarin đã tưởng rằng chúng tôi phục vụ tướng Cromwell, chứ không phục vụ vua Charles vì như vậy sẽ là một điều hổ nhục từ chúng tôi lan sang ngài, và từ ngài sang Hoàng thượng, một điều hèn nhát có thể làm hoen ố đến tận nguồn gốc vương vị của quý hoàng tử vẻ vang. Do chúng tôi đã nêu ra chứng cớ trái ngược lại, và chứng cớ ấy chúng tôi sẵn sàng trình bày với đích thân Hoàng thượng bằng cách kêu với bà quả phụ tôn nghiêm đang than khóc trong vùng Louvre mà lòng đại độ cao quý của Hoàng thượng đã dung nạp. Chứng cớ ấy đã hoàn toàn thoả mãn ngài giáo chủ đến mức để chứng tỏ sự hài lòng ấy, ngài đã phái tôi đến đây như Hoàng thượng thấy đấy để thưa với Lệnh bà về những điều sửa chữa cần thiết đối với những người quí tộc đã bị đánh giá sai và ngược đãi một cách sai lầm.
- Tôi đã nghe và khâm phục ông đấy, - Anne d Autriche nói. - Kể ra, tôi chưa thấy một sự trâng tráo thái quá đến như vậy.
- Ấy, thưa Hoàng thượng, - D Artagnan nói, - Đến lượt Lệnh bà lại lầm lẫn về ý đồ của chúng tôi như ngài Mazarin đã mắc.
- Chính ông đang sai lầm đấy, - Hoàng hậu nói,
- Và tôi sai lầm rất ít đến nỗi trong mươi phút nữa ông sẽ bị bắt giữ và trong một giờ nữa, tôi sẽ dẫn đầu quân đội của tôi đi giải thoát cho tể tướng của tôi.
- Tôi chắc rằng, - D Artagnan đáp, - Hoàng thượng sẽ không khi nào phạm điều khinh suất như thế đâu. Trước hết vì việc làm ấy không những là vô ích và nó sẽ đẫn đến những hậu quả thật nghiêm trọng. Trước khi được giải thoát, ngài giáo chủ sẽ chết, và Đức ông, rất tin tưởng sự thật của điều mà tôi nói với ngài, đến nỗi trái lại, ngài đã van tôi là nếu thấy Hoàng thượng ở trong những trạng thái như thế này thì tôi phải làm mọi điều có thể để Lệnh bà thay đổi chủ trương.
- Thế thì tôi đành bằng lòng với việc cho bắt giữ ông vậy.
- Tôi không mong gì hơn, thưa Lệnh bà, vì rằng trường hợp bắi giữ tôi cũng được tiên liệu như trường hợp giải thoát ngài giáo chủ. Nếu ngày mai tới giờ đã định mà tôi chưa trở về thì ngày kia, ngài giáo chủ sẽ được đưa tới Paris.
- Này ông, người ta thấy rõ ràng, do địa vị của ông, ông sống xa mọi người và mọi sự, vì nếu không thì ông đã biết rằng ngài giáo chủ đã năm sáu lần về Paris kể từ khi chúng tôi rời khỏi đó, và ngài đã gặp các ông de Beaufort, de Bouillon, d Elbeuf, ông chủ giáo và chẳng một ông nào có ý định bắt giữ ngài.
- Xin lỗi Lệnh bà, tôi biết tất cả những điều đó. Cho nên bạn bè tôi sẽ chẳng đưa ngài Mazarin đến chỗ các vị ấy đâu. Các vị ấy làm chiến tranh là vì lợi ích của chính họ, và nếu ban cho họ cái mà họ yêu cầu thì ngài giáo chủ sẽ mua được rất lợi. Trái lại các bạn của tôi sẽ dẫn ngài Mazarin đến Nghị viện mà chắc chắn người tà có thể mua lẻ, còn bản thân ngài Mazarin thì chẳng khá giàu để có thể mua cả mớ.
Với cái nhìn khinh thị ở một người đàn bà và trở thành khủng khiếp ở một nữ hoàng, Anne d Autriche nói:
- Tôi ngỡ rằng ông doạ nạt người mẹ Đức vua của ông.
- Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói:
- Tôi doạ nạt bởi vì người ta cưỡng bách tôi làm thế. Tôi lớn lên bởi vì tôi cần phải đứng ở tầm cao của các sự kiện và con người. Nhưng xin Lệnh bà hãy tin một điều cũng đúng như có một trái tim đang đập vì Lệnh bà trong lồng ngực này, hãy tin rằng Lệnh bà là một thần tượng vĩnh hằng của cuộc đời chúng tôi mà Lệnh bà biết đấy, lạy Chúa, chúng tôi đã đem mạo hiểm hàng chục lần vì Hoàng thượng. Nào, thưa Lệnh bà, phải chăng Lệnh bà sẽ không đoái thương những bầy tôi của mình từ hai chục năm trời nay sống vất vưởng trong bóng tối, dù trong một tiếng thở dải cũng không thể lọt ra một điều bí mật thiêng liêng và trân trọng mà họ đã có vinh dự được chia sẻ với Lệnh bả. Xin Lệnh bà hãy nhìn tôi kẻ đang nói với Lệnh bà đây, kẻ mà Lệnh bà cáo buộc là lớn tiếng và buông giọng doạ nạt. Tôi là cái thá gì kia chứ? Một sĩ quan khốn khổ không có tài sản, không có nơi nương tựa, không có tương lai, nếu như con mắt nữ hoàng của tôi mà tôi tìm kiếm khá lâu rồi, không nhòm ngó đến tôi một lát. Xin hãy nhìn bá tước de La Fère, một điển hình của lòng cao thượng, một đoá hoa của tinh thần nghĩa hiệp. Ông ta đã vào phe chống lại Hoàng hậu, không, đúng ra là chống lại tể tướng, và tôi tin là ông ta chẳng có đòi hỏi gì hết. Cuối cùng, xin hãy xem ông Du Vallon, tấm lòng trung thành ấy, cánh tay sắt thép ấy ông ta đợi chờ từ hai mươi năm nay từ miệng Lệnh bà một tiếng thôi có thể bằng tấm huy hiệu khiến ông ta trở thành cái mà ông ta rất xứng đáng về tinh thần và tài năng. Cuối cùng xin hãy xem đám dân chúng kia, họ quan trọng đối với một nữ hoàng lắm chứ, đám dân chúng ấy yêu quí Lệnh bà, tuy nhiên họ đau khổ. Lệnh bà yêu quý họ, tuy nhiên họ đói rách, họ không đòi hỏi gì hơn là cầu phúc cho Lệnh bà, tuy nhiên họ... không, tôi nói nhầm, không bao giờ dân chúng oán trách Lệnh bà. Vậy thì xin Lệnh bà nói một lời và mọi việc xong xuôi, hoà bình thay thế chiến tranh niềm vui thay thế nước mắt, hạnh phúc thay thế thảm hoạ.
Với vẻ ngạc nhiên. Anne d Autriche ngắm nhìn gương mặt võ thượng của d Artagnan, trên đó có thể đọc được một biểu hiện xúc động lạ lùng.
- Sao ông không nói ra tất cả điều đó trước khi hành động? - bà hỏi.
- Thưa Lệnh bà, vì cốt để chứng minh với Hoàng thượng một điều mà Người còn nghi ngờ, hình như vậy. Ấy là chúng tôi hãy còn một giá trị nào đó, và người ta có coi trọng chúng tôi chừng nào thì cũng là đúng đắn thôi.
- Thế cái giá trị ấy. - Anne d Autriche hỏi - Tôi xem chừng nó chẳng lùi bước trước cái gì cả, có phải không?
D Artagnan đáp:
- Trong quá khứ nó đã không lùi bước trước bất cứ cái gì, tại sao trong tương lai nó lại không như vậy?
- Trong trường hợp bị từ chối, và do đó trong trường hợp chiến đấu, liệu cái giá trị ấy có đi đến bắt cóc cả tôi ngay giữa triều đìth để nộp tôi cho La Fronde, như ông định nộp tể tướng của tôi không?
D Artagnan đáp với vẻ hợm mình kiểu Gascon mà ở anh chỉ là sự chất phác:
- Thưa Lệnh bà, chúng tôi không bao giờ nghĩ đến điều ấy, nhưng nếu giữa bốn người chúng tôi đã quyết định, thì chắc chắn là chúng tôi sẽ làm.
- Ta cần biết điều ấy, - Anne d Autriche lẩm bẩm, - Đó là những con người thép.
- Chao ôi! Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói, điều này chứng tỏ với tôi rằng chỉ đến hôm nay Hoàng thượng mới có một ý nghĩ đứng đắn về chúng tôi.
- Được, Anne noi, - nhưng nếu cuối cùng tôi đã có được ý nghĩ ấy.
- Thì Hoàng thượng sẽ thừa nhận sự công bằng cho chúng tôi. Thừa nhận cho chúng tôi, Lệnh bà sẽ không còn đối đãi với chúng tôi như những kẻ tầm thường. Lệnh bà sẽ thấy ở tôi một vị đại sứ xứng đáng với những lợi ích cao cả mà ông ta đã được giao phó để thảo luận với Lệnh bà.
- Bản hiệp ước đâu?
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 95
Thế nào mà với một cây bút và lời doạ nạt, người ta làm nhanh hơn, tốt hơn là đối với một thanh gươm hoặc lòng tận tụy
(tiếp theo)
Anne d Autriche xem qua bản hiệp ước mà d Artagnan đưa trình. Bà nói:
Tôi chỉ thấy những điều kiện chung thôi. Những quyền lợi của các ông de Conti, de Beaufort, de Bouillon, d d Elbeuf, và ông chủ giáo đều có ghi. Nhưng còn điều kiện của các ông đâu?
- Thưa Lệnh bà, chúng tôi thừa nhận mình trong khi đặt mình vào tầm cao của mình. Chúng tôi nghĩ rằng tên tuổi của chúng t ô không đáng ghi vào bên cạnh những đại danh ấy.
- Nhưng tôi đoán rằng ông chẳng từ chối trình bày với tôi nhưng yêu sách của ông bằng lời.
- Thưa Lệnh bà, tôi nghĩ rằng Lệnh bà là một nữ hoàng vĩ đại và quyền thế, và chắc là sẽ chẳng xứng đảng với sự vĩ đại và quyền thế ấy, nếu không khen thưởng xứng đáng những cánh tay sẽ đưa Các hạ về Saint-Germain.
- Đó là ý định của tôi, nói đi.
- Xin lỗi Lệnh bà, tôi bắt đầu bằng tôi, nhưng cần phải nêu rõ tầm quan trọng của tôi, tôi không vơ lấy nó nhưng người ta đã ban cho tôi. Đối với con người đã thương lượng việc chuộc lại ngài giáo chủ thì việc khen thưởng không thể dưới tầm của Hoàng thượng và người đó phải được phong làm chỉ huy thị vệ, đại khái như là đại uý ngự lâm quân.
- Đó là chức vị của ông de Treville mà ông yêu cầu đấy.
- Chức vị ấy hiện nay khuyết, thưa Lệnh bà, từ một năm nay ông de Treville rời bỏ nó và chưa có ai thay thế.
- Nhưng đó là một trong những chức vụ quân sự hàng đầu của hoàng gia.
- Ngài de Treville xưa cũng chỉ là một thiếu sinh bình thường ở xứ Gascogne như tôi thôi, và cũng giữ chức vụ đó hai mươi năm.
- Cái gì ông cũng đối đáp được cả, - Anne d Autriche nói.
Và cầm một tấm bằng ở trên bàn giấy bà điền vào rồi ký.
D Artagnan đỡ lấy tấm bằng, cúi mình thi lễ và nói:
- Thưa Lệnh bà, tất nhiên đây là một phần thưởng đẹp đẽ và cao quí; nhưng mọi việc ở trên đời này đều đầy bất trắc, và một người khi Reuil vào sự thất sủng của Hoàng thượng thì hôm sau mất luôn cái chức vụ đó.
Đỏ mặt lên vì cái trí não kia cũng tinh tế như trí não của bà và thấy suốt tâm địa bà, bà nói:
- Vậy thì ông muốn gì nào?
- Một trăm nghìn livrơ cho cái gã đại uý ngự lâm quân khốn khổ này, được trả ngay mà công việc phục vụ của hắn không vừa lòng Hoàng thượng nữa.
Anne ngập ngừng, d Artagnan nói tiếp:
- Tôi xin phép Lệnh bà hãy lưu ý rằng, hôm nọ theo phán quyết của nghị viện dân chúng Paris treo giải thưởng sáu trăm nghìn livres cho ai đem nộp ngài giáo chủ còn sống hay chết sống thì đem treo cổ, chết thì kéo ra bãi đổ rác?
- Thôi được, thế cũng là phải chăng, - Anne d Autriche nói,
- Vì rằng ông chỉ đòi ở một hoàng hậu có một phần sáu số tiền mà nghị viện đề ra.
Và bà ký một điều ước cấp một trăm nghìn livres.
- Rồi sao nữa, - bà hỏi.
- Thưa Lệnh bà, ông bạn Du Vallon của tôi giàu, có do đó không ao ước của cải, nhưng tôi nhớ rằng giữa ông ấy và ngài Mazarin có bàn vấn đề phong Nam tước cho lãnh địa của ông ấy. Tôi còn nhớ rõ đó là một điều đã hứa hẹn.
- Một tên nông dân thô lỗ ấy à? - Anne d Autriche nói, - Người ta sẽ cười cho.
- Được - D Artagnan nói. - Nhưng tôi tin chắc một điều, ấy là kẻ nào cười trước mặt ông ấy sẽ không cười được hai lần đâu.
- Thôi được, cho cái tước vị ấy, - Anne d Autriche nói và ký luôn.
- Bây giờ còn hiệp sĩ hoặc tu viện trưởng D Herblay, xin tuỳ Thánh thượng gọi.
- Ông ta muốn làm giám mục à?
- Không ạ, ông ta mong muốn một điều dễ dãi hơn.
- Điều gì?
- Ấy là Đức vua hạ cố làm cha đỡ đầu cho con trai bà de Longueville.
Hoàng hậu tủm tỉm cười.
- Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói, - Ông de Longueville là dòng dõi hoàng gia.
- Phải, nhưng con ông ta?
- Thưa Lệnh bà, đứa con trai ấy... cũng thế chứ ạ, bởi vì chồng của mẹ nó đã như vậy.
- Thế bạn của ông không yêu cầu thêm gì cho bà de Longueville à?
- Thưa Lệnh bà, không ạ, bởi vì ông ấy đoán rằng Đức vua khi nhận làm cha đỡ đầu cho đứa trẻ, không thể không tặng cho mẹ nó nhân lễ mừng giải cữ một món quà dưới năm trăm nghìn livres, và tất nhiên vẫn giữ cho cha nó quyền cai trị xứ Normandie.
- Về quyền cai trị xứ Normandie, tôi nghĩ có thể cam kết, - Hoàng hậu đáp, - Nhưng về khoản năm trăm nghìn livrơ, thì ngài giáo chủ không ngớt nhắc nhở tôi rằng không còn tiền bạc trong các quỹ của Nhà nước nữa.
- Thưa Lệnh bà, nếu Người cho phép, chúng ta sẽ cùng đi tìm kiếm và chúng ta sẽ tìm thấy.
- Còn gì nữa.
- Dạ, hết rồi ạ.
- Ông chẳng có một người bạn đồng đội thứ tư nào?
- Có chứ ạ; bá tước de La Fère.
- Ông ta xin gì.
- Không xin gì cả.
- Không xin gì ư?
- Không.
- Trên đời này có một người có thể đòi hỏi mà không đòi hỏi gì ư?
- Thưa Lệnh bà, có bá tước De La Fère; ông ta không phải là một con người.
- Vậy là gì?
- Bá tước de La Fère là một nữa của Thánh.
- Ông ta chẳng có một con trai, một cậu thiếu niên, một người họ hàng, một đứa cháu đấy ư? Ông Comminger đã nói với tôi về cậu ta như một chàng trai dũng cảm, cậu ta đã cùng ông de Châtillon mang về những lá cờ ở mặt trận Lens mà.
- Như Hoàng thượng nói, ông ta có một đứa con nuôi tên là tử tước de Bragelonne.
- Nếu người ta ban cho cậu ta một trung đoàn, thì người cha đỡ đầu sẽ nói gì?
- Có thể ông ấy sẽ đồng ý.
- Có thể à?
- Vâng, nếu như đích thân Hoàng thượng yêu cầu ông ấy nhận.
- Đúng như ông nói, đấy là một con người kỳ lạ. Được rồi, chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm và chúng tôi có thể nói với ông ta. Ông hài lòng chứ?
- Vâng, thưa Hoàng thượng. Nhưng có một điều mà Người chưa ký.
- Điều gì?
- Mà điều ấy lại là quan trọng nhất.
- Việc chấp thuận bản hoà ước?
- Vâng.
- Để làm quái gì? Ngày mai tôi sẽ ký.
- Có một điều mà tôi ngỡ có thể khẳng định với Hoàng thượng, - D Artagnan nói,
- Đó là nếu như Hoàng thượng không ký phê chuẩn bản hiệp ước hôm nay thì sau này sẽ không có dịp để ký nữa. Vậy tôi van xin Lệnh bà ký, ở dưới bản hiệp ước đó có câu hoàn toàn do ngài Mazarin viết, như Lệnh bà thấy đấy.
"Tôi bằng lòng phê chuẩn bản hiệp ước do nhân dân Paris đề nghị".
Anne bị tiến tới rồi không thể lùi, đành phải ký.
Nhưng vừa ký xong, thì lòng kiêu hãnh nổ ra ở bà như một cơn giông tố, và bà bưng mặt khóc nức nở.
Nhìn những giọt nước mắt ấy, d Artagnan rùng mình. Ngay từ thời ấy các bà hoàng khóc lóc như những người đàn bà tầm thường.
Chàng Gascon lắc đầu. Những giọt lệ vương hầu ấy thiếu đốt lòng anh. Anh quỳ xuống và nói:
- Xin Lệnh bà hãy nhìn gã quý tộc khốn khổ đang quỳ dưới chân Người, hắn xin Người hãy tin rằng chỉ một cử chỉ của Hoàng thượng thôi là hắn có thể làm tất cả để vui lòng Người! Hắn tự tin ở mình, hắn tin ở bè bạn, hắn cũng muốn tin ở nữ hoàng của mình và chứng cớ là hắn không sợ hãi gì hết, hắn không lợi dụng gì hết, hắn sẽ dẫn ngài Mazarin trở về với Hoàng thượng không điều kiện gì hết. Đây, thưa Lệnh bà, đây là những chữ ký thiêng liêng của Hoàng thượng, nếu như Lệnh bà thấy cần phải đưa cho tôi thì Lệnh bà sẽ làm. Nhưng từ giờ phút này trở đi: những chữ ký ấy không ràng buộc gì Lệnh bà nữa.
Và d Artagnan vẫn quỳ, với cái nhìn rừng rực niềm kiêu hãnh và lòng táo tợn nam nhi, anh đưa lại cho Anne d Autriche cả mớ giấy tờ mà anh mất bao công sức mới giành giật được từng tờ một.
Nếu như ở trên đời này tất cả không phải đều tốt, và tất cả không phải đều xấu, thì có những lúc, trong những trái tim khô cằn và lạnh giá nhất, nhờ được tưới bằng những giọt lệ của một nỗi xúc động cao độ sẽ nảy mầm một tình cảm khoan dung hào hiệp, mà sự tính toán và lòng kiêu ngạo sẽ bóp nghẹt ngay, nếu một tình cảm khác không chiếm lấy nó ngay khi mới ra đời.
Anne đang ở trong một lúc như thế, d Artagnan nhượng bộ trước nỗi xúc động của bản thân mình, hoà nhịp với nỗi xúc động của Hoàng hậu, anh đã hoàn tất công trình của một thuật ngoại giao sâu sắc Anh lập tức được đền bù về tài khéo léo hoặc lòng tận tụy của mình, tuỳ theo người ta muốn làm vinh dự cho trí não hoặc con tim anh về cái động cơ nó khiến anh hành động.
Anne nói:
- Ông nói đúng. Tôi đã không biết đến ông. Đây là những văn bản đã ký mà tôi trao lại cho ông một cách tự do. Hãy đi đi và nhanh chóng đưa ông giáo chủ trở về.
- Thưa Lệnh bà, - D Artagnan nói, - Tôi có trí nhớ và nhớ rằng cách đây hai mươi năm, đứng sau tấm thảm ở Toà Đô sảnh, tôi đã có vinh dự được hôn lên một trong hai bàn tay tuyệt mỹ kia.
- Vậy thì bàn tay kia đây, - Hoàng hậu nói, và để bàn tay trái không kém rộng rãi như bàn tay phải (bà tháo ở ngón tay một chiếc nhẫn kim cương gần giống chiếc nhẫn ngày xưa đã ban cho d Artagnan), - Xin ông hãy cầm lấy và giữ chiếc nhẫn này để nhớ đến tôi.
D Artagnan vừa đứng lên vừa nói:
- Thưa Lệnh bà, bây giờ tôi chỉ còn một ao ước, ấy tôi điều đầu tiên Lệnh bà đòi hỏi ở tôi sẽ là tính mạng tôi.
Và với cái phong thái chỉ có ở riêng anh, anh đứng dậy và đi ra.
Nhìn d Artagnan rời chân, Anne d Autriche lẩm bẩm:
- Ta đã quên những con người này, nhưng bây giờ ta dùng họ thì quá muộn rồi, trong một năm nhà vua sẽ thành niên.
Mười lăm tiếng đồng hồ sau, d Artagnan và Porthos đưa Mazarin trở về với Hoàng hậu và một người lĩnh tấm bằng đại uý ngự lâm quân, một người nhận tờ sắc phong Nam tước.
- Thế nào, các ông hài lòng chứ? - Anne d Autriche hỏi.
D Artagnan nghiêng mình, Porthos tay mân mê tờ sắc phong của mình, mắt nhìn Mazarin.
- Còn điều gì nữa. - Mazarin hỏi.
- Thưa Đức ông, còn điều hứa hẹn tặng huân chương trong kỳ thăng thưởng đầu tiên.
- Ông Nam tước ơi, - Mazarin đáp,
- Ông biết rằng không thể được tặng huân chương, nếu không có những bằng chứng về tài năng.
- Ồ! Thưa Đức ông, - Porthos nói. - Tôi xin cái dải huân chương màu xanh, có phải cho tôi đâu?
- Thế cho ai? - Mazarin hỏi.
- Cho bạn tôi, bá tước De La Fère.
- Ô! - Hoàng hậu nói, - Ông ấy lại là chuyện khác. Những bằng chứng đã có rồi.
- Ông ấy sẽ có?
- Ông ấy đã có.
Cùng ngày hôm ấy, hiệp ước Paris được ký kết và khắp nơi người ta đồn rằng tể tướng đã ở lỳ trong nhà ba hôm để thảo bản hiệp ước cho thật kỹ.
Hiệp ước ấy đã mang lại quyền lợi cho mỗi người như sau:
- Ông de Conti được hưởng xứ Damvilliers, và do chứng tỏ tài năng như một vị tướng, ông được ở lại làm quân nhân và không trở thành giáo chủ. Hơn nữa, người ta đã buông vài lời về sự kết hôn với một người cháu gái của Mazarin. Vài lời ấy được Hoàng thân rất hoan nghênh, đối với ông thì cười ai cũng không can hệ, miễn là người ta cưới vợ cho ông(1).
- Ông de Beaufort trở về triều đình với tất cả những sự bồi thường về việc người ta đã lăng nhục ông và những quyền cao chức trọng mà thử vị của ông có quyền đòi hỏi. Người ta cũng miễn xá hoàn toàn và đầy đủ cho những người đã giúp ông vượt ngục, để cho ông thừa hưởng tước vị đô đốc mà quận công de Vendôme cha ông đã giữ, và một khoản tiền bù cho những ngôi nhà và lâu đài của ông mà nghị viện xứ Bretagne đã cho phá huỷ.
- Quận công de Bouillon được nhận những lãnh địa ngang giá với thái ấp của ông ở Sedan; một khoản bồi thường những lợi tức của thái ấp ấy mà ông không được hưởng trong tám năm, và danh hiệu hoàng thân được ban cho ông và những người trong gia đình.
- Quận công de Longueville được hưởng quyền cai trị Pont de l Arche, năm trăm nghìn livres cho vợ và có vinh dự thấy con trai mình được ông vua trẻ và cô công chúa trẻ Henriette Anh quốc đỡ trên những tấm gấm trong buổi lễ rửa tội.
Aramis chỉ định Bazin sẽ hành lễ trong buổi lễ long trọng và Planchet sẽ cung cấp bánh kẹo.
- Quận công d Elbeuf được người ta cấp một số tiền cho vợ, một trăm nghìn livrơ cho con trai cả, còn ba đứa sau mỗi đứa được hai mươi lăm nghìn livrơ.
Chỉ có ông chủ giáo chẳng được gì cả. Người ta hứa với ông sẽ thương lượng với giáo hoàng về chiếc mũ giáo chủ cho ông, nhưng ông hiểu rõ mình sẽ xây dựng được cái gì trên những lời hứa hẹn của hoàng hậu và giáo chủ. Trái hẳn lại ông de Conti, không thể trở thành giáo chủ, ông buộc vẫn là người kiếm cung.
Cho nên trong khi toàn thể Paris vui mừng về việc Đức vua trở về ấn định vào ngày hôm sau nữa, thì giữa niềm hoan lạc chung ấy, ông chủ giáo de Gondy hết sức bực bội, đến nỗi ông sai đi tìm ngay tức khắc hai người mà ông thường có thói quen cho gọi đến khi ông ở trong những trạng thái tinh thần như vậy.
Hai người ấy, một là bá tước dờ Rochefort, người kia là gã ăn mày ở nhà thờ Saint- Eustache.
Họ đến rất đúng giờ như thường lệ, và ông chủ giáo đàm đạo vơi họ trong đêm hôm ấy.
Chú thích:
(1) vì ông ta bị gù lưng.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 96
Do đâu mà chứng minh rằng đối với các ông vua trở lại kinh đô vương quốc đôi khi lại còn khó khăn hơn là ra khỏi kinh đô
Trong khi d Artagnan và Porthos đưa tể tướng đến Saint-Germain, thì Arthos và Aramis chia tay họ ở Saint-Denis và trở về Paris.
Mỗi người có việc đi viếng thăm riêng của mình.
Vừa tới Paris là Aramis chạy ngay đến Toà đô sảnh nơi bà de Longueville ở. Nghe tin tức đầu tiên về hoà bình, bà quận công xinh đẹp kêu toáng lên. Chiến tranh đã khiến bà trở thành nữ hoàng, hoà bình dẫn đến sự thoái vị của bà, bà tuyên bố rằng chẳng bao giờ bà ký vào bản hiệp ước và bà muốn một cuộc chiến tranh muôn thuở.
Nhưng khi Aramis trình bày nền hoà bình ấy dưới ánh sáng thật sự của nó nghĩa là với tất cả những lợi lộc; khi anh chỉ rõ rằng đánh đổi cái vương vị bấp bênh kia mà Paris không thừa nhận lấy cái phó vương vị Pont de l Arche, tức là toàn bộ xứ Normandie; khi anh làm vang lên bên tai bà năm trăm nghìn đồng livres mà tể tướng hứa; khi anh làm lấp lánh trước mặt bà niềm vinh dự được thấy vua đỡ đứa con bà trong lễ rửa tội, thì bà de Longueville chỉ còn phản đối theo thói quen của những người đàn bà xinh đẹp thường hay phản đối và chỉ còn chống cự chiếu lệ để rồi đầu hàng.
Aramis giả vờ tin rằng sự phản đối ấy là có thực và không muốn trước mắt bà tức bỏ đi cái công trạng đã thuyết phục được bà.
- Thưa bà, - anh nói, - bà muốn một lần nữa đánh lại ngài hoàng thân anh bà, nghĩa là người chỉ huy tài giỏi nhất của thời đại, và khi mà những người phụ nữ tài năng muốn, họ vẫn thành công. Bà đã thành công, ngài Hoàng thân bị thua vì rằng ngài không thể làm chiến tranh được nữa. Bây giờ hãy kéo ông ấy về phe đảng của ta. Cứ nhẹ nhàng tách ông ra khỏi hoàng hậu mà ông không thích và khỏi Mazarin mà ông khinh rẻ. La Fronde là một vở hài kịch mà chúng ta mới diễn có màn đầu. Ta hãy chờ ông Mazarin ở đoạn kết, tức là ngày mà ngài hoàng thân, nhờ ở bà, sẽ quay ra chống lại triều đình.
Bà de Longueville bị thuyết phục. Cái bà quận công Fronde ấy rất tin tưởng ở quyền lực của đôi mắt tuyệt đẹp của mình đến nỗi không hoài nghi về tác động của nó ngay đến cả ông de Condé anh bà, và sử sách châm biếm của thời ấy cho rằng bà đã không quá tự phụ.
Chia tay Aramis ở Hoàng trường, Arthos đến ngay bà de Chevreuse. Đây lại là một nữ Fronde phải thuyết phục, nhưng bà này khó thuyết phục hơn đối thủ trẻ của bà. Hịệp ước không qui định một điều kiện nào có lợi cho bà cả. Ông de Chevreuse chẳng được cử làm tổng đốc một tỉnh thành nào. Và nếu như hoàng hậu nhận làm mẹ nuôi thì chỉ là đối với cháu trai hoặc cháu gái của ông mà thôi.
Cho nên vừa mới nghe đến tiếng hoà bình, bà de Chevreuse chau mày và mặc dầu mọi luận lý của Arthos để chứng minh rằng một cuộc chiến tranh lâu dài hơn là không thể được bà vẫn khăng khăng ủng hộ chiến tranh.
- Bà bạn xinh đẹp ơi - Arthos nói, - Tôi xin phép nói rằng trong khi tất cả thiên hạ chán nản chiến tranh, có lẽ trừ có bà và ngài chủ giáo, còn tất cả mọi người mong muốn hoà bình. Bà sẽ lại bị lưu đày như thời vua Louis XIII. Xin hãy tin tôi, chúng ta đã qua cái tuổi những thành công về âm mưu, và cặp mắt huyền diệu của bà không phải sinh ra để lại tan trong nước mắt than khóc Paris, ở Paris bao giờ cũng sẽ có hai hoàng hậu chừng nào bà còn ở đó.
- Ôi - Bà quận công nói, - Tôi không thể làm chiến tranh một mình, nhưng tôi có thể trả thù cái bà hoàng hậu bội bạc ấy và cái lão sủng thần tham lam kia, và... Xin lấy danh dự nữ quận công mà thề rằng tôi sẽ trả thù.
- Thưa bà, - Arthos nói,
- Tôi van xin bà, đừng tạo một tương lai xấu cho de Bragelonne, anh ta đã được tiến cử, ngài hoàng thân muốn điều tốt lành cho anh ta, anh ta còn trẻ, hãy để cho một ông vua trẻ gây dựng. Chao ôi! Xin lỗi bà về sự yếu đuối của tôi; đến một lúc nào đó con người ta hồi sinh và trẻ lại trong con cái mình.
Bà quận công mỉm cười nửa thân thương, nửa giễu cợt và nói:
Arthos nói thật, anh không biết điều yêu cầu của Porthos và không biết rằng anh sẽ có một dải huân chương khác nữa.
- Ôi ta trở thành bà già mất? - Bà công tước mơ màng nói Arthos cầm lấy tay bà và hôn lên. Bà nắm anh mà thở dài nói:
- Bá tước ơi, Bragelonne chắc là một nơi ở rất đẹp. Ông là người phong nhã, ắt là ở đấy có nước non hùng vĩ, có rừng núi hữu tình,
Bà lại thở dài và tì cái đầu tuyệt mỹ lên bàn tay uốn cong lại một cách duyên dáng vẫn thon thả và nuột nà.
- Thưa bà, - bá tước nói, - Lúc nãy bà nói gì vậy? Chưa bao giờ tôi thấy bà trẻ đẹp đến thế.
Bà công tước lắc đầu.
- De Bragelonne có ở lại Paris không? - bà hỏi.
- Bà nghĩ thế nào về nó? - Arthos hỏi.
- Hãy để nó cho tôi, - Bà bảo.
- Không được đâu. Nếu bà quên câu chuyện về Ơđíp ( Oedipe)(1) thì tôi vẫn nhớ.
- Sự thật là ông rất dễ thương, bá tước ạ, và tôi muốn ở chơi Bragelonne một tháng.
- Bà không sợ là sẽ làm cho khối người ghen tỵ với tôi hay sao? - Arthos đáp một cách phong nhã.
- Không, tôi sẽ đi kiểu vi hành, dưới cái tên Marie Michon.
- Bà thật đáng quý.
- Nhưng ông đừng cho Raoul về ở với ông.
- Tại sao vậy?
- Vì nó yêu đương.
- Nó ấy à, một đứa trẻ con.
- Cho nên nó cũng yêu một đứa bé gái đấy thôi.
Arthos trở nên đăm chiểu. Anh nói:
- Bà nói đúng, bà công tước ạ. Mối tình lạ lùng đối với một con bé bảy tuổi có thể một ngày kia làm cho nó khốn khổ. Sắp có đánh nhau ở Flandre, nó sẽ đi đấy.
- Khi nó trở về, ông gửi nó đến tôi, tôi sẽ bọc áo giáp cho nó để chống lại ái tình.
- Chao ôi, thưa bà, ngày nay ái tình cũng giống như chiến tranh và áo giáp trở thành vô ích.
Vừa lúc ấy Raoul vào. Anh đến báo với bá tước và bà công tước rằng bá tước de Guise bạn anh đã cho anh biết rằng cuộc lễ long trọng đón vua, hoàng hậu và tể tướng sẽ cử hành vào ngày hôm sau.
Quả thật, hôm sau, từ mờ sáng, triều đình đã tấp nập sửa soạn rời Saint-Germain.
Từ chiều hôm trước Hoàng hậu đã cho mời d Artagnan đến và bảo:
- Này ông, người ta nói với tôi là Paris không yên tĩnh. Tôi lo ngại cho vua. Vậy ông hãy đi kèm ở cửa xe bên phải nhé.
- Xin Lệnh bà hãy yên trí, - D Artagnan đáp, - Tôi xin đảm nhận việc bảo vệ Đức vua.
Anh chào hoàng hậu, và đi ra.
Vừa ra khỏi cửa, anh gặp Bernouin đến báo cho anh biết rằng tể tướng đang đợi anh vì có những việc quan trọng. Anh lập tức đến đấy.
- Này ông, - giáo chủ nói, - người ta đang đồn về chuyện nổi loạn ở Paris. Tôi sẽ ngồi ở bên trái Đức vua. Do tôi là người chủ yếu bị đe doạ, ông sẽ đi ở cửa xe bên trái nhé.
- Xin Đức ông cứ yên tâm, - D Artagnan đáp, - Người ta sẽ không dụng đến một sợi tóc của ngài đâu.
Ra ngoài tiền sảnh, d Artagnan tự nhủ thầm.
- Chết thật? Mình làm sao gỡ ra được đây. Mình không thể vừa ở cửa xe bên trái lại vừa ở cửa xe bên phải. À, được rồi, mình sẽ canh vua, còn Porthos canh giáo chủ.
Sự thu xếp ấy vừa lòng mọi người, kể cũng là hiếm có. Hoàng hậu tin cậy ở lòng dũng cảm của d Artagnan mà bà đã biết rõ; còn tể tướng tin cậy ở sức mạnh của Porthos mà ông đã được thử thách.
Đoàn ngự giá lên đường về Paris theo thứ tự định sẵn. Gitaud và Comminger dẫn đầu đội thị vệ đi trước. Rồi đến xe nhà vua, hai bên cửa xe có d Artagnan và Porthos. Rồi đến ngự lâm quân, những người bạn cũ của d Artagnan từ hai mươi năm nay, mà anh là trung uý từ hai mươi năm và là đại uý từ hôm qua.
Tới cửa ô, cỗ xe được chào bằng những tiếng hô lớn: "Đức vua muôn năm!"; "Hoàng hậu muôn năm". Vài tiếng hô "Mazarin muôn năm!" xen lẫn, nhưng không có tiếng vang.
Đoàn xe đi đến nhà thờ Đức Bà nơi sẽ tổ chức lễ Tạ ơn
Tất cả dân chúng Paris đổ ra đường phố. Người ta đã bố trí lính Thuỵ Sĩ suốt dọc dường đi, nhưng vì đường rất dài, nên chỉ có thể đặt cách bảy, tám bước một người. Hàng rào ấy rõ ràng là không đủ, và thỉnh thoảng lại bị một đợt sóng dân chúng xô vỡ, rất khó khăn mới dựng lại được.
Từ một năm nay vắng mặt Nhà vua và Hoàng hậu, cho nên nhân dân Paris ao ước gặp lại và có xô đổ hàng rào bảo vệ cũng là do thiện ý thôi; nhưng mỗi lần như vậy Anne d Autriche lại nhìn d Artagnan với vẻ lo lắng, nhưng anh làm yên tâm bà bằng một nụ cười.
Mazarin đã chi tiêu một nghìn louis để vận động người ta hô "Mazarin muôn năm!" và đánh giá những tiếng hô đã nghe thấy không đáng hai mươi pistol, cũng lo sợ nhìn Porthos. Nhưng anh chàng vệ sĩ khổng lồ đáp lại bằng một giọng trầm rất tuyệt: "Đức ông yên trí", nên Mazarin mỗi lúc một vững dạ hơn.
Đến Hoàng cung người ta thấy dân chúng càng đông hơn nhiều.
Họ từ các phố tiếp giáp đổ vào quảng trường, và như con sông rộng nổi sóng, tất cả làn sóng người ấy đi đón xe vua, và chảy ầm ầm vào phố Saint-Honoré.
Khi xe tới quảng trường nhiều tiếng hô lớn: "Các đức Hoàng thượng muôn năm!" vang lên. Mazarin cúi xuống cửa xe. Vài ba tiếng hô: "Tể tướng muôn năm!" chào ông, nhưng lập tức bị dập tắt một cách thảm hại bởi những tiếng huýt sáo và la ó. Mazarin tái mặt đi và vội lùi lại phía sau.
- Đồ súc sinh! - Porthos lẩm bẩm.
D Artagnan không nói năng gì, nhưng vân vê ria mép với một cử chỉ đặc biệt nó chứng tỏ rằng cái khí chất vui vẻ Gascon của anh bắt đầu bốc nóng.
Anne d Autriche ghé tai ông vua trẻ và nói thầm:
- Con hãy tỏ ra nhã nhặn và nói vài lời với ông d Artagnan.
Ông vua trẻ quay ra phía cửa và nói:
- Ông d Artagnan ơi, tôi chưa chào ông, nhưng tôi vẫn nhận ra ông đấy. Chính ông đã đứng sau rèm màn giường tôi cái đêm mà dân Paris muốn đến xem tôi ngủ ấy mà.
- Và tiểu đức vua cho phép, - D Artagnan đáp, - Chính tôi sẽ gần Người tất cả nhưng khi nào có một mối nguy hiểm đe doạ.
Mazarin bảo Porthos:
- Này ông ơi, nếu tất cả cả cái đám đông kia ùa đến chúng ta thì ông sẽ làm gì?
- Thưa Đức ông, - Porthos đáp, - Tôi sẽ giết họ đến mức nhiều nhất.
- Hừm! - Mazarin nói, - dù thật dũng cảm và lực lưỡng như ông, ông cũng không thể giết hết tất cả.
Porthos đứng lên bàn đạp để xem cho rõ dân chúng đông chừng nào và nói.
- Đúng đấy, họ đông vô kể.
- Có lẽ ta thích ông kia hơn, - Mazarin nói.
Và ông ngồi thụt vào lòng xe.
Hoàng hậu và nhất là tể tướng cảm thấy lo ngại cũng đúng thôi.
Đám dân chúng vẫn giữ bề ngoài cung kính và quý mến nhà vua và bà nhiếp chính, bắt đầu nhốn nháo ồn ào. Người ta nghe thấy những tiếng rì rào ầm ĩ khi lướt trên mặt sóng nó báo hiệu một cơn giông tố, và khi lướt trên đám dân chúng nó báo hiệu một cuộc bạo loạn.
D Artagnan quay lại phía ngự lâm và nháy mắt làm hiệu: đám đông không nhận ra, nhưng cái đội ngũ ưu tú kia thì hiểu rõ quá đi.
Các hàng ngựa siết chặt lại và một cơn rùng mình nhè nhẹ chạy qua khắp mọi người.
Đến cửa ô Sergents đoàn hộ giá buộc phải dừng lại.
Comminger rời khúc đầu của đoàn hộ giá mà anh ta phụ trách và đến cỗ xe Hoàng hậu. Bà đưa mắt hỏi d Artagnan, anh cũng đáp lại bằng mắt.
- Cứ tiến lên, - Hoàng hậu đáp.
Comminger trở lại vị trí của mình. Người ta xô đẩy và rào chắn cửa ô đổ sập.
Mấy tiếng xì xào từ đám đông nổi lên và lần này nhằm cả vua lẫn tể tướng.
- Tiến lên! - D Artagnan cất tiếng hô.
- Tiến lên! - Porthos đáp lại.
Đám đông chỉ chờ đợi có sự thị uy ấy để bùng nổ, nên tất cả những tình cảm chứa chất trong họ cũng nổ ra đồng thời. Từ khắp phía vang lên những tiếng hô "Đả đảo lão Mazarin?", "Giết chết giáo chủ đi?".
Cùng lúc ấy từ phía Grenelle Saint-Honoré và phố du Coq, hai dòng thác người ùa đến và bẻ gẫy cái hàng rào lính Thụy Sĩ mỏng manh và cuồn cuộn đến tận chân ngựa của d Artagnan và Porthos.
Sự xô tràn lần này nguy hiểm hơn mấy lần trước và nó bao gồm những người vũ trang và còn vũ trang tốt hơn cả những người dân thường mọi khi báo động.
Người ta thấy phong trào này không phải là tác dụng của sự tình cờ đã tụ tập một số kẻ bất mãn trên cùng một điểm, mà là sự phối hợp của tinh thần thù nghịch đã tổ chức một cuộc tấn công.
Hai khối dân chúng ấy do thủ lĩnh chỉ huy, một người không có vẻ thuộc dân chúng mà thuộc đoàn thể danh giá của các vị hành khất; người kia thì mặc dầu cố bắt chước điệu bộ của dân chúng, người ta vẫn dễ dàng nhận ra một nhà quý tộc.
Hiển nhiên là cùng một xung lực đã thúc đẩy hai người hành động.
Có một chấn động rất mạnh truyền đến cả cỗ xe vua; rồi hàng nghìn tiếng la hét hợp thành một tiếng ồn ào xao động xen lẫn vài ba tiếng súng nổ.
- Ngự lâm quân đến đây? - D Artagnan hô to.
Đoàn hộ giá tách ra làm hai hàng, một sang phía bên phải cỗ xe và một sang phía bên trái, chạy đến hỗ trợ d Artagnan và Porthos.
- Thế là cuộc chiến nổ ra, càng khủng khiếp hơn do nó không có mục đích, càng thê thảm hơn do người ta không biết mình chiến đấu làm gì và cho ai.
Chú thích:
(1) Theo thần thoại Hy Lạp, Ơđíp là con vua Latiôx và Jôcaxtơ. Được nhà tiên tri cho biết là sau này Ơp sẽ giết cha và lấy mẹ. Laitiôx cho vứt con đi. Ơíp được những người chăn cừu cứu và đưa sang nuôi ở xứ khác. Ơđíp lớn lên, do tình cờ mà giết bố, rồi cưới mẹ. Sau này vỡ lẽ ra, Jôcaxtơ tự tử, còn Ơđíp tự móc mắt và cùng con gái bỏ ra đi.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Chương 97
Do đâu mà chứng minh rằng đối với các ông vua trở lại kinh đô vương quốc đôi khi lại còn khó khăn hơn là ra khỏi kinh đô
(tiếp theo)
Giống như mọi chuyển động của đám tiện dân, sự va chạm của đám đông này thật ghê gớm. Ngự lâm quân ít người, không thẳng hàng ở giữa đám đông ấy, không thể cho ngựa đi lại, bắt đầu bị tổn thương.
D Artagnan muốn hạ những tấm rèm ở xe, nhưng ông vua trẻ đã giơ tay ra và bảo:
- Không, ông d Artagnan, tôi muốn xem.
- Nếu Hoàng thượng muốn xem - D Artagnan nói, - thì xin Người cứ nhìn.
Và với nỗi tức giận khiến anh trở thành rất khủng khiếp, d Artagnan quay lại và nhảy vọt đến người thủ lĩnh của đám dân nổi loạn, ông ta một tay cầm súng ngắn, một tay cầm thanh gươm rộng bản đang đánh nhau với hai lính ngự lâm đề mở một đường đến tận cửa xe.
- Tránh ra, mẹ kiếp! - D Artagnan hét lên, - tránh ra!
Nghe tiếng kêu người thủ lĩnh kia ngẩng đầu lên, nhưng muộn quá rồi; d Artagnan đã đâm trúng và lưỡi gươm của anh xuyên qua ngực ông ta.
- A! Thôi chết rồi! - D Artagnan cố ghìm tay kiếm nhưng quá muộn - Bá tước đến đây để làm quái gì thế này!
- Để hoàn tất số phận của tôi, - Rochefort nói và khụyu chân xuống. - Tôi đã hồi phục sau ba nhát kiếm của ông, nhưng sẽ không hồi phục được sau nhát kiếm thứ tư này.
- Bá tước ơi, - D Artagnan xúc động nói. - Tôi đã đâm mà không biết là ông. Nếu như ông chết mà chết với nỗi thù hằn tôi thì tôi ân hận vô cùng.
Rochefort giơ tay cho d Artagnan. Anh cầm lấy.
Bá tước muốn nói, nhưng một bụm máu trào lên làm nghẹn lời ông. Sau một cơn co giật cuối cùng ông cứng người lại và tắt thở.
- Lùi lại, đồ súc sinh? Thủ lĩnh của chúng bay chết rồi, chúng bay chẳng còn gì để làm ở đây nữa.
Thật vậy, bá tước Rochefort là linh hồn của cuộc tiến công vào phía bên này sườn xe vua, tất cả đám dân chúng đã đi theo ông và phục tùng ông, bây giờ trông thấy ông ngã bèn bỏ chạy. Cùng với hai chục lính ngự lâm, d Artagnan truy kích đến phố Con gà trống, thì cái bộ phận này của cuộc nổi loạn tan như mây khói, tản mát trên quảng trường Saint-Germain và chạy ra phía bờ sông.
D Artagnan trở lại để hỗ trợ cho Porthos nếu bạn thấy cần, nhưng về phía mình Porthos đã làm xong công việc của anh với cùng một ý thức như d Artagnan.
Phía trái của cỗ xe được dọn quang không kém phía phải và người ta đang vén tấm rèm cửa mà Mazarin kém hiếu chiến hơn vua đã thận trọng hạ xuống.
Porthos có vé rầu rĩ lắm.
- Làm sao mặt cậu ìu xìu thế kia, Porthos? - D Artagnan hỏi.
- Thật lạ lùng đối với một kẻ chiến thắng.
- Thì cậu cũng thế thôi, - Porthos đáp. - Trông cậu có vẻ xúc động lắm!
- Mẹ kiếp! Tôi vừa giết một người bạn cũ.
- Thật à. Ai thế?
- Cái ông bá tước Rochefort tội nghiệp ấy?
- Thế thì cũng giống tôi, tôi vừa giết một người mà khuôn mặt không phải xa lạ với tôi. Tiếc thay tôi đã đập vào đầu và trong giây lát mặt hắn đầm đìa máu...
- Thế khi ngã xuống hắn không nói gì à?
- Có chứ hắn đã kêu... ối?
D Artagnan không nhịn được cười, nói:
- Tôi hiểu rằng, nếu hắn không nói điều gì khác thì điều ấy ắt không làm sáng tỏ điều gì hơn cho cậu.
- Thế nào ông? - Hoàng hậu hỏi.
- Thưa Lệnh bà - D Artagnan đáp, - Đường đã hoàn toàn khai thông và hoàng thượng có thể tiếp tục đi.
Quả thật, cả đoàn hộ giá đến Nhà thờ Đức Bà mà không gặp trở ngại gì. Dưới cổng nhà thờ, tất cả giới giáo sĩ đứng đầu là ông chủ giáo đứng đợi nhà vua, hoàng hậu và tể tướng, và sắp hát Tạ ân mừng sự trở về may mắn của họ.
Trong khi hành lễ vào lúc sắp kết thúc, một thằng nhóc, mặt mũi nhớn nhác chạy vào Nhà thờ. Nhờ mặc bộ quân phục thùng thình, hắn rẽ đám đông đầy ngộn sân đến kho đồ thánh. Hắn thay quần áo mặc bộ lễ sinh và đến gần Bazin: Bác mặc chiếc áo dài màu xanh dương nhạt, tay cầm chiếc que bịt bạc, đứng trịnh trọng trước mặt tên lính Thụy Sĩ ở lối vào chỗ hát kinh.
Bazin cảm thấy có người kéo tay áo mình. Cặp mắt bác đang khoái lạc ngước lên trời bèn hạ xuống và nhận ra Friquet..
- Ơ kìa, thằng nhãi? - Bác phụ thủ nói. - Có gì mà mày quấy rầy tao lúc tao đang làm phận sự.
- Ông Bazin ơi - Friquet. đáp. - Ông biết ông Maillard, người dâng nước thánh ở nhà thờ Saint Eustache ...
- Có, thế sao?
Trong cuộc xô xát, ông ta đã xơi một nhát chuôi gươm vào đầu. Chính ông hộ pháp quần áo thêu ren mà ông trông thấy kia, đã nện đấy.
- Thật à! - Bazin nói. - Thế thì lão ta phải đau lắm đấy.
- Đau đến nỗi gần chết, và lão ta muốn rằng trước khi chết được xưng tội với ngài chủ giáo. Theo người ta nói thì ngài có quyền xá miễn cả những đại tội.
- Và lão hình dung rằng ngài chủ giáo sẽ bận lòng vì lão ư?
- Vâng, tất nhiên rồi, vì hình như ngài chủ giáo đã hứa hẹn với lão ta.
- Ai bảo mày thế?
- Chính lão Maillard.
- Mày gặp lão ấy?
- Tất nhiên, khi lão ngã thì tôi ở đấy mà.
- Mày làm gì ở đấy?
- Này nhé, tôi hô "Đả đảo Mazarin! Giết chết lão giáo chủ? Treo cổ tên người Ý!" Chẳng phải ông đã bảo tôi hô như thế ư?
- Có câm đi không, thằng nhãi! - Bazin vừa nói vừa lo ngại nhìn quanh mình.
- Thành thử cái lão Maillard tội nghiệp ấy bảo tôi: "Friquet., mày hãy đi tìm ông chủ giáo, và nếu mày dẫn ông ấy đến đây, tao sẽ cho mày là người thừa kế của tao". Cha Bazin ơi, hãy nói đi, kẻ thừa kế của ông Maillard, người dâng nước thánh ở nhà thờ Saint- Eustache, hèm! Tôi đành chịu khoanh tay! Mặc kệ, tốt muốn giúp cho lão ta việc ấy, ông bảo sao?
- Tao sẽ bảo với ông chủ giáo, - Bazin nói.
Thật vậy, bác bước thong thả và cung kính đến chỗ chủ giáo, khẽ nói vào tai ông mấy lời; ông đáp lại bằng một cái gật đầu. Rồi bước trở lại giống như lúc bước đi bác bảo Friquet..
- Mày về bảo với kẻ sắp chết rằng cứ kiên tâm, trong một, giờ nữa, Đức ông sẽ tới.
Vui mừng vì sứ mệnh của mình thành công, Friquet. chẳng cởi bỏ y phục lễ sinh - vả chăng với bộ y phục này nó có vẻ dễ dàng hơn - nó ra khỏi đại thánh đường và mở hết tốc lực nó chạy vào con đường đi tới Tháp Saint-Jacques- la-Boucherie.
Quả nhiên ngày lễ hát Tạ ân vừa xong, như đã hứa, ông chủ giáo chẳng cởi bỏ y phục giáo chức, cũng đi tới ngọn tháp cổ mà ông rất quen thuộc, ông đến kịp thời. Mặc dầu mỗi lúc một yếu sức đi, kẻ bị thương vẫn chưa chết...
Cửa căn phòng gã ăn mày hấp hối được mở ra.
Một lát sau. Friquet. đi ra, tay cầm một túi da lớn mà hắn mở ra xem ngay khi ra khỏi phòng, và hắn hết sức ngạc nhiên thấy đựng đầy vàng.
Gã ăn mày đã giữ lời hứa và cho hắn thừa kế.
- A! Mẹ Nanette ơi. - Friquet. nghẹn ngào kêu - A! Mẹ Nanette ơi!
Nó không thể nói gì hơn. Nhưng không đủ sức nói năng, nó lại có sức hành động. Nó ra phố chạy một cách tuyệt vọng. Và giống như người lính Hy Lạp chạy từ làng Marathon khi đến quảng trường Aten thì ngã gục xuống, cành nguyệt quế cầm trong tay, Friquet. chạy đến cửa, nhà ông tham nghị Broussel cũng ngã gục xuống làm vung vãi khắp sàn nhưng đồng louis vàng óng từ trong túi rơi ra.
- Bà mẹ Nanette nhặt những đồng louis trước, rồi sau mới đở Friquet. vào.
Trong thời gian ấy, đoàn hộ, giá đi vào hoàng cung. Ông vua trẻ nói:
- Mẹ ơi, ông d Artagnan thật là một người anh dũng.
- Đúng đấy con ạ. Ông ta đã từng làm nhiều việc lớn giúp cha con. Hãy giữ gìn ông ấy trong tương lai.
Khi bước xuống xe, ông vua nhỏ nói với d Artagnan:
- Ông đại uý, Hoàng hậu muốn tôi mời ông và Nam tước Du Vallon bạn ông đến ăn bữa trưa nay.
Đó là một vinh dự lớn cho d Artagnan và Porthos, cho nên Porthos mừng quýnh lên. Tuy nhiên trong suốt bữa ăn vị quý tộc danh giá ấy tỏ ra rất bận tâm.
Lúc xuống thang ở Hoàng cung, d Artagnan hỏi nhỏ:
- Nam tước ơi, có chuyện gì thế, cậu có vé băn khoăn suốt cả bữa ăn.
- Tôi cố nhớ xem, - Porthos đáp, - Kẻ ăn mày mà tôi chắc đã giết ấy, không biết tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải.
- Thế cậu không nhớ ra nổi à?
- Không.
- Vậy thì cậu cứ nhớ xem, bạn ạ. Khi nào nhớ ra thì cậu sẽ nói cho tôi biết nhé.
- Mẹ kiếp! Bực thật! - Porthos nói.
Alexandre Dumas
Hai mươi năm sau
Dịch giả: Anh Vũ
Đoạn kết.
Khi trở về nhà, đôi bạn thấy một bức thư của Arthos hẹn gặp nhau ở khách sạn Grand-Roi-Charlemagne. vào sáng hôm sau. Hôm sau vào giờ đã định, họ đến chỗ Arthos và thấy anh cùng Aramis vận quần áo du hành.
- Này, Porthos nói, - chúng ta đi tất cả à? Tôi cũng vậy, tôi đã sửa soạn từ sáng nay rồi.
- Phải rồi, ôi lạy Chúa? - Aramis nói, - chẳng có việc gì phải làm ở Paris cả, khi mà phong trào La Fronde không còn nữa. Bà de Longueville có mời tôi qua chơi Normandie mấy ngày và nhờ tôi sửa soạn chỗ ở cho bà ở Rouen trong khi người ta làm lễ rửa tội cho con trai bà. Tôi đi làm xong mấy việc ấy; rồi sau đó nếu không có gì mới, tôi sẽ trở lại tu viện của tôi ở Noisy le Sec.
- Còn tôi, - Arthos nói, - tôi trở về Bragelonne. D Artagnan vẫn biết đấy, tôi chỉ còn là một gã nhà quê thật thà chất phác mà thôi. Raoul chẳng có tài sản nào khác ngoài tài sản của tôi, tội nghiệp thằng bé. Và tôi phải trông nom tài sản ấy, bởi vì tôi chỉ như là một kẻ cho mượn tên họ.
- Còn Raoul thì anh định cho nó làm gì? - D Artagnan hỏi.
- Tôi để nó cho cậu đấy, bạn ạ. Sắp sửa có chiến tranh ở Flandre, cậu sẽ mang nó đi theo. Tôi e rằng những ngày nghỉ ở Blois sẽ nguy hiểm cho cái đầu xanh non trẻ của nó. Cậu hãy đem nó đi và dạy dỗ cho nó thành dũng cảm và trung thực như cậu ấy.
- Còn tôi, - D Artagnan nói, - Tôi không có anh nữa, Arthos ơi, nhưng ít ra tôi sẽ có cái đầu tóc hoe thân yêu ấy. Và Arthos ạ; dù nó chỉ là một đứa bé, nhưng linh hồn anh hoàn toàn sống lại ở nó, và tôi luôn luôn tưởng tượng rằng anh vẫn luôn ở bên tôi, dẫn dắt tôi, nâng đỡ tôi.
Bốn người bạn ôm nhau, nước mắt rưng rưng.
Rồi họ chia tay không biết bao giờ mới lại gặp nhau.
D Artagnan trở lại phố Tiquetonne cùng với Porthos, Porthos vẫn băn khoăn cố nhớ xem kẻ bị anh giết là ai.
Khi về đến khách sạn "La Chevrette thì thấy xe ngựa của vị nam tước đã sẵn sàng và Mousqueton ngồi trên yên.
- Này, d Artagnan ơi, - Porthos bảo, - cậu hãy giải ngũ và về ở với tôi ở Pierrefonds, Bracieux hoặc Vallon: chúng ta sẽ cùng nhau sống đến già và nói chuyện về các bạn đồng đội của chúng ta.
- Không đâu! - D Artagnan đáp. - Gớm thật! Người ta sắp mở chiến dịch và tôi muốn tham dự, biết đâu chẳng kiếm chác được cái gì.
- Thế cậu mong trở thành gì đấy?
- Thống chế Pháp quốc, mẹ kiếp!
- Ái chà! - Porthos vừa nói vừa nhìn d Artagnan và những chuyện huênh hoang của chàng Gascon anh chẳng bao giờ bắt chước được hoàn toàn.
- Cậu cứ ở với tôi Porthos ạ, tôi sẽ cho cậu làm quận công.
- Không được - Porthos nói - Mousqueton không muốn đi đánh nhau nữa, với lại người ta đã sửa soạn cho tôi một lễ vinh qui long trọng, nó sẽ khiến cho bọn hàng xóm của tôi phải tức hộc máu ra.
Biết rõ sự tự phụ của nam tước mới, d Artagnan nói:
- Về điều này thì tôi chẳng có ý kiến gì nữa. Tạm biệt anh bạn.
- Tạm biệt đại uý thân mến, - Porthos nói, - cậu nhớ rằng khi nào cậu muốn đến thăm tôi, bao giờ cậu cũng sẽ là khách quí ở lãnh ấp nam tước của tôi.
- Được - D Artagnan đáp - đi trận về, tôi sẽ đến cậu.
- Ngựa xe của ngài Nam tước đang đợi ạ, - Mousqueton thưa.
Đôi bạn siết chặt tay nhau và từ giã nhau, d Artagnan đứng trước cửa mặt rầu rầu nhìn theo.
Porthos ra đi. Nhưng đi được hai chục bước, Porthos dừng phắt lại, vỗ lên trán và quay trở lại.
- Tôi nhớ ra rồi, - anh nói.
- Cái gì cơ? - D Artagnan hỏi.
- Gã ăn mày, mà tôi giết là ai nào? Đó là cái thằng súc sinh Bonacieux(1).
Và vui mừng vì đầu óc mình đã thanh thản, Porthos đuổi theo Mousqueton và cùng khuất ở góc phố. D Artagnan đứng yên lặng và trầm ngâm một lát. Rồi quay vào anh trông thấy mỹ nhân Madeleine đang đứng trước ngưỡng cửa, lo lắng về vinh quang mới của d Artagnan.
- Nàng Madeleine ơi, - chàng Gascon nói, - hãy dành cho tôi gian phòng ở lầu một; bây giờ tôi là đại uý ngự lâm quân rồi tôi cũng phải tỏ thế nào cho xứng đáng chứ. Nhưng vẫn cứ giữ cho tôi phòng ở lầu năm nhé, ai mà biết được điều gì có thể xảy ra.
Chú thích:
(1) Trong "Ba chàng ngự lâm" Bonacieux là một gã lái buôn vì tham tiền nhận làm do thám cho tể tướng Richelieu, đã tham gia bắt cóc và hãm hại vợ mình. Vợ Bonacieux là người hầu phòng của hoàng hậu Anne d Autriche, bảo vệ hoàng hậu và yêu d Artagnan sau bị Milady đầu độc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top