bi kip viet kich ban steven sashen H2k

Trước tiên, đây là lần đầu tiên mình dịch sách, lại là sách chuyên ngành, vì thế ko tránh khỏi sai sót. Thực tế, mình đã phải cân nhắc rất lâu mới quyết định dịch nó, vì sợ quá sức, và thời gian ko cho phép.Thêm nữa, cuốn sách này khá dài, và mình đang khá bận, vì thế sẽ cố gắng dịch đc càng nhiều càng tốt, nhưng thời gian hoàn thành sẽ là...vô thời hạn Vì thế mong các bạn thông cảm. Bạn nào giỏi tiếng Anh, có thể đọc trực tiếp từ nguồn link mình post phía dưới, còn ko thì... ngồi mọc rễ, mọc lá, mọc cành gì đấy chờ mình dịchFPRIVATE "TYPE=PICT;ALT=" Thêm một chú ý là mình tự đánh số các phần của sách cho dễ nhìn.

Bí kíp viết kịch bản phim

Tác giả: Steven Sashen

Dịch: [email protected]

Nguồn: http://www.scriptwritingsecrets.com/contents.htm

A. Kiểm chứng từ thực tế

1. Tiêu chuẩn chung

Trog khi điểm mấu chốt của cuốn sách này(và mục tiêu của rất nhiều nỗi lo) là sáng tác kịch bản theo công thức "chuẩn", thì ko có những thứ như vậy đâu. Quả thật, ko có cái gì là công thức chuẩn cả. Đó là lí do tại sao mỗi quyển sách lại khác nhau một chút về luật viết kịch bản.

NHƯNG, vẫn có một công thức cơ bản chung.

Như vậy có nghĩa là gì? Đơn giản thôi, đó là ko phải chỉ có 1 kiểu viết kịch bản, mà là 1 loạt những kiểu được chấp nhận. Một số sách nói rằng 1 kịch bản phim sẽ để lề trái 1.5"(ko rõ là bao nhiêu cm nữa), trong khi những cuốn khác lại nói là 1.7". Cả 2 đều đúng cả. Chả có ai định nhìn vào kịch bản của bạn rồi cầm thước mà đo và hét lên "1.6 inches! Anh không được làm việc trong thành phố này nữa" cả. Nhưng 1" cho lề trái...thì ko đúng. Nó ra ngoài mức chấp nhận được, và có thể gây khó chịu cho nhà sản xuất vì nghĩ rằng bạn đang cố lừa ông ta là kịch bản của bạn thì ngắn hơn so với thực tế.

Tại sao lại có một loạt chứ ko phải là 1 cách nhất định? Ai biết được. Thường là sở thích cá nhân thôi. Người ta hay thay đổi sở thích theo thời gian mà. Nhưng đôi khi là lí do đáng ghét hơn. Một số show truyền hình có một số công thức đặc biệt mà họ chỉ nói ra nếu người viết kịch bản cho show đó hoàn thành xong nhiệm vụ của mình. Nếu kịch bản của người viết kịch ko theo công thức đặc biết đó, các nhà sản xuất có thể nói với bản thân rằng "Ồ, chúng ta hiển nhiên là ko đủ quan trọng nên đối với anh ta rồi, thế nên anh ta chả cần phải kiểm tra trước xem CHÚNG TA đã làm show như thế nào! Không, cảm ơn." Thật nhỏ nhen, nhưng mà sự thật là thế đấy. Nhưng đừng lo, chúng tôi sẽ nói cho bạn biết làm cách nào để tránh hoàn cảnh đó.

Giống như hầu hết các luật khác, những luật viết kịch bản ở đây sẽ được áp dụng hết mức có thể, nhưng có thể phá luật khi cần thiết. Không có cái gì là được tạc vào đá cả, nhưng bạn sẽ không thể viết sai nếu như bám sát theo những luật này. Nếu bạn thực sự có lí do chính đáng để viết khác đi, nếu sự lựa chọn viết phá luật đấy sẽ thể hiện câu chuyện của bạn tốt hơn bất cứ những gì chúng tôi nói...thì xin cứ tự nhiên. Chỉ cần đừng quá kiêu ngạo mà nghĩ rằng câu chuyện của bạn là có một không hai, vì thế nó CẦN một công thức cũng phải đặc biệt như thế. Nên nhớ, những kịch bản cá biệt tuyệt vời nhất mà bạn có thể nghĩ tới phải được viết theo những luật chung này, chứ không phải theo những cái bất thường, tùy tiện.

2. Hãy phô bày ra chứ đừng nói, và đừng đạo diễn nó...cho tới khi bạn cần phải

Chủ đề của phần này là một trong những bí kíp lớn nhất dẫn đến thành công trong việc viết kịch bản. Nó đề cập đến vấn đề phong cách hơn là vấn đề về luật viết kịch bản.

Là một người viết kịch bản, mục đích của bạn là kể một câu chuyện mà sẽ được xem, chứ ko phải là đọc.. Nhưng trước khi kịch bản được mua, nó sẽ được đọc, chứ ko phải xem. Vì thế, bạn phải kể câu chuyện làm sao để người đọc có thể "xem" được nó. Và bạn muốn họ cảm thấy như họ đang xem 1 bộ phim, chứ ko phải một slide show.

Người đọc kịch bản coi một kịch bản tốt như là "sự đọc lướt". Và họ hàm ý như thế theo nghĩa đen. Tức là họ có thể đọc rất nhanh từ trang 1 tới trang 120, cảm nhận thấy kịch bản khá trôi chảy khi đọc và ăn khớp nhau khi chuyển qua trang khác. Và họ ko thấy bị tắc lại ở một trang nào để phải cố gắng hình dung ra cái gì sẽ được xảy ra.

Hai cách rất hữu dụng có thể giúp bạn làm được điều đó cho người đọc là "phô bày ra, đừng nói ra" và bằng cách ko đạo diễn. "Kể" phần lớn nói về các nhân vật diễn tả điều gì đó mà chúng ta chỉ có thể nhìn thấy. Nếu học đang miêu tả một sự kiện quá khứ, chúng ta có thể xem nó như một đoạn hồi tưởng. Nếu họ đang miêu tả về nhân vật làm một điều gì đó, có thể sẽ thú vị hơn nếu được thấy một nhân vật khác làm nó. Nếu nhân vật nói "Anh yêu em", sẽ tuyệt hơn nếu thấy anh ta hôn một cách dịu dàng vào trán người yêu và đặt một cành hoa lên môi cô ấy trước khi rời đi. Nếu 1 bức tranh có thể thay thế cho 1000 từ, thì một bức tranh động có thể thay thế gấp 10 lần như thế!

Trong Diễn xuất cũng vậy, dùng hình ảnh bất cứ khi nào có thể. Đọc một sự miêu tả về việc một người đàn ông rất bực tức (cụ thể là cách anh ta hành động) khi ngồi trên máy bay, với một người hành khách ầm ĩ, sẽ hay hơn rất nhiều khi đọc:

Người đàn ông đang cố kìm nén sự khó chịu bởi người hành khách ầm ĩ bên cạnh.

Tất nhiên, đôi khi cách tốt nhất lại là nói ra. Nhưng một trong những vấn đề phổ biến nhất trong kịch bản là mọi thứ được nói ra chứ không phải phô bày ra.

"Đạo diễn" trong viết kịch bản nghĩa là bạn miêu tả các phân cảnh, góc máy, cách diễn viên nên nói thế nào ngay cả khi ko cần thiết hay khi bạn có thể thể hiện nó một cách tinh tế hơn với cách viết tốt hơn. Đạo diễn trong viết kịch bản làm chậm lại tốc độ đọc, bởi vì bạn đang cố tạo ra một hình ảnh về tinh thần cụ thể trong tâm trí người đọc. Tạo ra một hình ảnh tốn nhiều thời gian hơn là bạn để đầu óc người đọc tự tưởng tượng ra cái gì đó đủ gần với ý đồ của ban. Sự thực, người đọc thường có những hình ảnh sẵn trong đầu trước khi bạn chỉ đạo phần kịch bản của mình. Nếu sự tưởng tượng của anh ta ngược lại với sự chỉ đạo của bạn, thì việc đọc sẽ không được tốt. Hãy nghĩ về sự khác nhau giữa đọc một cảnh thoát y hài hước và xem nó khi được vẽ ra? Bạn có thể biết làm sao mà những âm thanh trong phim hoạt hình ko bao giờ giống với cái bạn nghĩ trong đầu khi bạn đọc cảnh thoát y ấy? Bạn ko muốn thêm vào quá nhiều sự chỉ đạo trong kịch bản mà bạn sáng tạo và người đọc cũng thế thôi.

Hãy chú ý tới điều gì xảy ra khi bạn đọc 2 câu sau:

Mũi của Jim đỏ ửng lên.

với

NHÌN GẦN VÀO CÁI MŨI CỦA JIM ĐI vì nó đang đỏ ửng lên kìa.

Cả 2 câu đều miêu tả cùng một sự việc. Ngoài ra câu thứ 2 miêu tả nhiều hơn mức cần thiết, nó bảo bạn chú ý hơn vào cái mũi của Jim, để chắc chắn rằng bạn có thể ghi nhớ hình ảnh cái mũi của Jim trong đầu. Bạn có tự động ghi nhớ như thế khi bạn đọc câu đầu tiên ko? Liệu chiếc máy ảnh trong đầu bạn có "QUAY GẦN" cái mũi của Jim không nếu chúng tôi ko đề cập đến?

Tôi có thể thật ngớ ngẩn khi gợi ý như vậy, dù rằng bạn có thể ko bao giờ nói hay chỉ đạo trong kịch bản của bạn cả. Nhưng sẽ có nhiều lần bạn cần phải! Hãy nghĩ tới những cảnh cuối cùng trong những phim thám tử, khi nhà điều tra họp tất cả những người bị tình nghi quanh 1 cái bàn và giải thích việc phạm tội đã xảy ra thế nào. Những thứ được nói đến đều cần thiết...bây giờ nếu bạn bỏ cảnh đó đi trước khi tên tội phạm thú tội và nhảy bổ vào nhân viên điều tra, rồi nhảy qua một cảnh khác khi viên cảnh sát nói:

Cảnh sát

Tôi ko thể tin là anh có thể bắt tên Smiley thú tội! Và rồi hắn nhảy vào anh! Chàng trai!

Cách kể như thế mới là tệ hại nhất.

Đạo diễn kịch bản cũng vậy. Có rất nhiều lần nếu bạn ko chỉ đạo phần kịch bản, người đọc sẽ ko nắm đc một vài điểm, chỗ gây cười hay manh mối. Chúng ta sẽ lỡ mất dịp tạo ra sự gay cấn trong phim trinh thám nếu trước khi tên tội phạm tấn công nhân viên điều tra, chúng ta ko có những chỉ dẫn như là:

Dưới bàn, chúng ta thấy ai đó cầm một con dao được dấu trong tất.

Nhưng, sẽ là quá mức nếu chúng ta chĩ dẫn như thế này:

CẮT ĐOẠN TỚI:

PHÒNG KHÁCH

KÉO MÁY XUỐNG NHÌN DƯỚI GẦM BÀN

Nơi chúng ta THẤY một đôi tay.

THEO ĐÔI TAY ẤY

Chúng chuyển động xuống ống quần, tới con dao được dấu.

QUAY GẦN VÀO LƯỠI DAO.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một đạo diễn đang đọc một kịch bản có quá nhiều chỉ dẫn. Họ sẽ lẩm bẩm hàng giờ "Đừng có bảo tôi phải đạo diễn thế nào và chỗ nào thì phải để cái máy quay chết tiệt! Đó là việc CỦA TÔI!"

Ừ, và với diễn viên còn tệ hại hơn nhiều. Họ thực sự ko thích bị người viết kịch bản(và cả đạo diễn hay nhà sản xuất nữa) bảo phải làm gì. Hãy viết đoạn hội thoại sao cho bản thân nó đã có sự chỉ dẫn cho diễn viên làm sao để đọc nó. Hãy so sánh:

JACK

Em có yêu anh không?

JILL

(mỉa mai)

Tất nhiên là em có yêu anh.

Với

JACK

Em có yêu anh không?

JILL

Ồ, có chứ, Ngài thích cam kết ạ.(1)

Hiển nhiên là đôi khi bạn cần dùng ngoặc đơn để nêu lên 1 đặc điểm về 1 dòng nào đấy, nhưng có nhiều ngoặc đơn sẽ tạo thành "người viết kịch bản tồi" đối với hầu hết người đọc.

Cuối cùng, hãy dùng những đánh giá và chỉ dẫn trên khi bạn muốn dùng chữ in nghiêng, đậm hay gạch chân để nhấn mạnh. Hãy làm thế nếu bạn cần, nhưng cố gắng viết sao cho những cái bạn đang cố nhấn mạnh là do cách bạn viết, chứ ko phải bạn cố làm nổi bật nó lên.

Chú thích:

(1): Nguyên văn là: Yeah, right, Mr. Commitment Mình ko biết dịch thế nào cho sát nghĩa, và cũng ko hiểu lắm tại sao lại dùng Mr. Commitment ở đây. Nhưng theo như mình biết thì có 1 cuốn sách tiêu đề là Mr. Commitment của Mike Gayle, nói về việc Mr. Irresponsible(Ngài thiếu trách nhiệm) có thể trở thành Mr.Commitment(Người hay cam kết làm những gì mình đã hứa) hay ko. Từ đó suy ra trường hợp trên có thể hiểu là Jill mỉa mai Jack là Ngài hay cam kết, bởi vì anh ta chẳng bao giờ thực hiện lời nói của mình mặc dù anh ta nói thì nhiều lắm.

B. Công thức 101

1. Kịch bản là yếu tố

Từ quan điểm công thức và phong cách, một kịch bản chỉ đơn giản là một sự thu thập các yếu tố. Nhìn vào kịch bản dưới đây, bạn sẽ hiểu tôi muốn nói gì.

(ảnh bên ngòai)

Chìa khóa dẫn tới viết một kịch bản có công thức và cách viết thành công là phải biết được những yếu tố đó là gì, làm thế nào và khi nào dùng chúng, và trông chúng như thế nào.

Hãy ghi nhớ rằng các loại kịch bản khác nhau có các công thức viết khác nhau. Ví dụ, kịch bản phim sitcom sẽ nhìn khác với kịch bản phim phía trên. Đừng lo, chúng ta sẽ nói về các loại kịch bản sau khi bàn về những điểm cơ bản của kịch bản phim.

Trong những chương tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về các yếu tố này và cách sử dụng chúng. Những yếu tố thường được sử dụng nhiều nhất trong các kịch bản phim là:

• Hành động

• Tiêu đề các phân cảnh

• Tên nhân vật

• Sự mở rộng

• Hội thoại

• Phần trong ngoặc đơn

• Sự chuyển tiếp

• Cảnh quay

• Các hội thoại đồng thời

Chúng ta cũng sẽ nói về các yếu tố điển hình chỉ đc dùng trong kịch bản phim truyền hình và kịch:

• Số hồi(phân đoạn)

• Số cảnh

• Danh sách diễn viên chính

2. Hành động

Định nghĩa

Hành động còn được gọi là "Cách diễn xuất" hay "Sự diễn tả". Đó là những gì chúng ta thấy trên màn ảnh hay sân khấu. Nó thể hiện những điều xảy ra hoàn toàn bằng cách làm cho chúng ta nhìn thấy bằng mắt.

Mô tả

Hành động nói về cái gì? Đây là một điển hình:

Mark bước xuống căn phòng lớn. Anh ta nhìn cái giường và, chẳng thấy gì hết, liền đưa tay gãi đầu. Anh ta tiếp tục tiến vào trong căn phòng với sự tò mò biểu hiện trên khuôn mặt.

Chú ý là hành động phía trên kia ko đọc giống thế này:

Mark bước xuống phòng lớn. Anh ta nghĩ có thể có gì đó trên cái giường, vì thế anh ta nhìn vào nó. Anh ta tự hỏi tại sao lại chả nhìn thấy gì cả và rồi gãi đầu. "Hmmm", anh ta nghĩ và tiếp tục đi vào căn phòng.

Khác nhau chứ? Ví dụ đầu tiên vẽ ra câu chuyện, còn cái thứ 2 thì kể câu chuyện. Chúng ta ko thể thấy được ý nghĩ của nhân vật. Nhưng chúng ta biết họ sẽ hành động thế nào khi họ đang nghĩ một điều gì đó. Chúng ta miêu tả hành động, chứ ko phải quá trình tâm lí ko thể thấy được.

Trong Hành động, bạn có nhiều chỗ hơn để sáng tạo kịch bản so với các yếu tố khác, nhưng tôi khuyên bạn nên dùng sự sáng tạo đó để kể câu chuyện thật tốt, đừng khoe mẽ khả năng từ vựng hay kĩ năng viết văn. Bạn muốn người đọc bị ấn tượng và chìm đắm vào câu chuyện, chứ ko phải mê cách hành văn của bạn. Tin tôi đi, nếu bạn thêm vào quá nhiều những yếu tố thu hút trong câu chuyện dài 120 trang của bạn, cô diễn viên sẽ vô cùng ấn tượng với bạn hơn là nếu các Hành động của bạn đc viết như của Hemingway.

Dùng các đoạn văn miêu tả hành động một cách thật khôn ngoan. Dựa vào cái bạn muốn tạo ra, bạn có thể hoặc đặt những hành động riêng rẽ vào đoạn văn đó hoặc gộp một loạt các hành động lại thành 1. Ví dụ, đoạn dưới đây thể hiện hiệu của việc tách đoạn văn:

Người ngoại quốc bước hiên ngang qua những thủy thủ còn sống sót, chậm chạp đứng vào hàng ngũ của họ.

Trung tá Walker, kiểm tra máy rada xem có tín hiệu sống nào ko.

Chẳng có gì cả.

Thử để ý xem đoạn trên đã xây dựng xự căng thẳng và giữ các hình ảnh tách biệt nhau như thế nào trong đầu bạn. Tiếp theo, hãy xem hiệu ứng của việc đặt quá nhiều hành động trong 1 đoạn văn:

Quả bóng bay cao thẳng vào giữa.

Miller đuổi theo nó, trượt trên đám cỏ ướt.

Halloway cũng chạy lại từ bên trái về phía quả bóng.

Các fan hâm mộ vươn ra phía bức tường ngăn với sân bóng, đánh nhau để chụp bằng được quả bóng đang rơi xuống.

Miller lao xuống. Halloway nhảy qua.

Các fan xô đẩy nhau.

Bạn sẽ phải xem phim để tìm xem cái gì sẽ xảy ra tiếp theo. Nhưng bạn có thấy rằng sự căng thẳng là khác nhau khi bạn đặt tất cả các hành động cùng nhau ko? Vì vậy, hãy dùng Hành động để tạo ra hiệu ứng mà bạn muốn tạo ra trong đầu người đọc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: