H.luongchat
Câu 1 : Hãy trình bày nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại?
Chất: Là 1phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính để làm cho các sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
Cần phân biệt chất của sự vật với các thuộc tính của nó.
- Chất tồn tại khách quan không lệ thuộc vào ý kiến chủ quan của con người.
- Chất biểu hiện cho trạng thái tương đối ổn định của sự vật, chất chỉ mất đi khi thuộc tính cơ bản của nó mất đi.
- Chất của sự vật không những chỉ quy định bởi các yếu tố, các thuộc tính mà còn bởi quy định phương thức liên kết hay kết cấu giữa các sự vật.
Lượng: - Là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về quy mô, số lượng, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
Lượng mang tính khách quan.
Lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng như kích thước dài ngắn,quy mô lớn nhỏ …Song bên cạnh đó có những đại lượng biểu diễn dưới dạng trừu tượng.
*) Chú ý: Sự phân biệt giữa lượng và chất chỉ mang tính tương đối phụ thuộc vào mối quan hệ xác định.
Mối quan hệ:
Bất kì sự vật nào cũng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất,sự thay đổi của lượng và chất không diễn ra động lập vs nhau mà trái lại nó có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Chiều thuận: Lượng đổi dẫn đến chất đổi
- Độ dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật/
- Điểm nút: là thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi chất của sự vật.
- Bước nhảy: là dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây lên.
Chiều ngược: Chất mới ra đời quy định lượng mới
- Chất mới ra đời có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật qua đó sẽ quy định lượng mới tương ứng vói nó.
Nội dung duy luật này được phát biểu như sau :
Mọi sự vật hiện tượng đều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.
c) ý nghĩa phương pháp luận.
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tích lũy về lượng để làm thay đổi về chất. Phương pháp đó giúp chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan, nôn nóng muốn thực hiện ngay sự thay đổi về chất trong khi chưa thay đổi về lượng.
- Khi đã có sự tích lũy đủ về lượng, cần phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy. Phương pháp đó giúp chúng ta tránh được tư tưởng trì trệ, bảo thủ, không muốn thực hiện bước nhảy.
- Trong hoạt động thực tiễn, cần phải biết vận dụng linh họat các hình thức của bước nhảy để tùy theo những điều kiện hoàn cảnh cụ thể chúng ta sẽ lựa chọn được những hình thức bước nhảy phù hợp để đem lại chất lượng và hiệu quả cao.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top