Chương 1
Đồng chí Trần tức, là cha tôi, đã chính thức nghỉ hưu vào tháng hai năm nay. Vất vả ngược xuôi cả một đời, mới phải chôn chân ở nhà có nửa tháng mà ông đã đứng ngồi không yên. Vừa hay Câu lạc bộ người cao tuổi trong huyện ra thông báo tuyển thành viên, ông bèn xách mông đi tham gia. Đến nơi mới hay, tuổi đời ngoài năm mươi như ông được coi là thành phần thanh niên cốt cán trong Câu lạc bộ có độ tuổi trung bình bảy mươi. Thế là, lòng nhiệt tình hăm hở bị chôn vùi từ lâu trong ông bỗng được nhóm lên. Cả ngày ông lóc cóc đạp xe đến câu lạc bộ tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho người cao tuổi, sống với ngọn lửa nhiệt tình hừng hực cháy bỏng.
Chỉ hiềm một nỗi ngọn lửa nhiệt tình ấy còn chưa đốt cháy được năm tháng, thì đã bị năm thánh giáng đòn phủ đầu. Khi ông trèo lên ghế treo băng rôn hoạt động, hẳn may trượt chân ngã nhào một vố. Khi nhận được điện thoại của mẹ, tôi đang nhìn biển quảng cáo bên đường. Tiết trời nóng như đổ lửa mà tôi hốt hoảng tới độ toát mồ hôi lạnh. Ngày tôi còn nhỏ, tuy từng bị ông Trần tẩn cho lên bờ xuống ruộng như cơm bữa, cũng từng nghĩ đợi trưởng thành rồi nhất định sẽ trả món nợ này, nhưng tôi vẫn thật lòng yêu ông Trần vô vàn.
Trên đường chạy tới bệnh viện, tôi thút thít vừa lải nhải với anh tài xế cha tôi tốt như thế nào, khiến tài xế đường đường là một người đàn ông cao lớn, dũng mãnh phải kích động mãi không thôi, cả đoạn đường dùng sức nhấn ga. Khi thanh toán tiền, tài xế chủ động bớt số lẻ cho tôi rồi bảo tôi rằng: Em gái à, xin hãy nhớ biển số xe của tôi, xxxxxxx, lần sau tuyệt đối đừng bắt xe của tôi nữa nhé! Ở nhà tôi có một bà vợ lắm điều và một bà mẹ dông dài, bị hành đến độ cứ nghe thấy người ta huyên thuyên tán nhảm là toàn thân run lên bần bật, thông cảm nhé, chúc bác trai sớm ngày bình phục.
...
Khi tôi nước mắt ngắn nước mắt dài chạy tới bệnh viện thg thấy mẹ vừa gọt táo vừa càm ràm cha tôi, "Già cốc đế rồi còn cốt cán cái nỗi gì, cứ thử ngã lần nữa xem tôi có đẩy ông đi thiêu ngay không, cốt cán thành tro cốt luôn cho mà biết nhé."
Tôi vịn vào khung cửa, nước mắt giàn giụa, "Mẹ ơi, cha con sao rồi?"
Mẹ tôi ngẩng đầu lên nhìn tôi, "Thôi ngay đi cho tôi, có nín không thì bảo, khóc lóc cái nỗi gì! Tôi vất vả nuôi cô khôn lớn thành người, không phải là để cô cứ động một tí là nước mắt nước mũi tèm nhem đâu nhé!"
Tôi nín khóc, bước đến hỏi han người cha bị hà hiếp suốt thời gian dài kia, "Cha à, cha vẫn ổn đấy chứ?"
Cha tôi nhìn chòng chọc quả táo trong tay mẹ tôi, "Không ổn, mẹ con đã gọt cả thảy ba quả táo rồi mà cha chưa được ăn lấy một miếng."
Biết là không mời được thông tin gì từ họ, tôi cần phích nước lên bảo, "con đi lấy ít nước nóng đây."
Tôi xách phích nước nóng lên chạy thẳng tới bản tư vấn, mặc cho mẹ tôi đang lớn tiếng phía sau: Con bé này, phích vẫn còn đây nước mà!
Có lẽ là vì mặt mũi tôi quá ư dữ tợn, ý tá phải cuống cuồng tìm bác sĩ tới. Bác sĩ mặt mày băng giá nói về tình hình của cha tôi, rằng ông bị ngã gãy lưng, xương cột sống chèn vào dây thần kinh, tóm lại là phải phẫu thuật, bảo tôi chuẩn bị ba vạn tệ.
Tôi hỏi vài câu xem tình hình cụ thể thế nào, bác sĩ cho tôi một cái, bảo: "có nói cô cũng không hiểu, cô cứ lo mà chuẩn bị tiền đi, những việc khác sao cho bác sĩ chúng tôi là được."
Tôi lại hỏi: "Vậy khi nào có thể tiến hành phẫu thuật được?"
Anh ta nói với giọng mất kiên nhẫn: "Xếp hàng, khi nào tới lượt thì tiến hành."
Tôi hận một nỗi không thể nhổ bãi đờm đặc quánh lên mặy anh ta, rồi nói với anh ta rằng, thật ngại quá, tôi mắc bệnh lao phổi.
Nhưng tôi không thể làm nhe vậy, chỉ có thể moi mấy trăm tệ trong túi ra, khún núm dúi cho anh ta, "vậy thì cảm phiền anh chăm sóc cha tôi..."
Anh ta trừng mắt với tôi, đẩy tiền ra, "cô làm cái gì vậy hả! Tâm tình của người nhà các cô tôi có thể hiểu, nhưng làm như vậy là trái với quy định! Nếu cô quả thực không yên, tôi sẽ bớt chút thời gian giảng giải tỉ mỉ cho cô hiểu."
Tôi cảm thấy hổ thẹn ghê gớm vì đã lá dạ tiểu nhân đo lòng quân tử, bác sĩ người ta chỉ là tính khí cáu kỉnh từ thuở mới lọt lòng mà thôi. Khi tôi đang kiểm điêmt sâu sắc nhân cách của bản thân thì vị bác sĩ kia quay ngoắt người bỏ đi. Trước khi đi, an ta hất cằm nháy mắt ra hiệu. Tôi cứ nghiền ngẫm mãi, không biết anh ta bị co giật hay là có ý tứ gì khác. Cuối cùng, tôi học điệu hất cảm của anh ta, sau đó nới vỡ lẽ trên tường có lắp camera giám sát...
Tôi đang định hỏi y tá phòng làm việc của bác sĩ ban nãy nằm ở đâu thì điện thoại đổ chuông. Tôi lấy ra xem, tim đập nhanh như nhấn ga xuống dốc, xém tí nữa là phải đến khoa Tim mạch lấy số khám bệnh.
Giang Thần, bạn trai cũ của tôi.
Tôi run cầm cập, khúm na khúm núm nhận điện thoại, "Alo?"
Alo mãi mà chỉ nghe thấy một đống tạp âm, xem ra là anh không cẩn thận ấn vào điện thoại thôi. Tôi đang định cúp máy thì nghe thấy giọng nữ nũng nịu, "bác sĩ, ngực em đau quá!"
Giờ tôi mới sực nhớ ra Giang Thần là bác sĩ, nghe nói hiện tại còn có chút tiếng tăm. Tôi mất điện thoại, chần chừ hồi lâu, cuối cùng quyết định thà chuyển tới bệnh viện nơi Giang Thần làm việc còn hơn là ở đây cảm nhận bộ mặt đen tối trong sự nghiệp chữa bệnh của Tổ quốc, chí ít thì nể tình năm xưa tôi đã giúp anh bốc hàng 1000 quả trứng trà[1], ít nhiều anh sẽ chăm sóc cha tôi chu đáo hơn chứ...
[1] Trứng luộc trong nước trà.
Tôi quay về nói với mẹ chuyện này, bà nói: "Giang Thần là cái thằng chơi trò yêu sớm với cô năm xưa ấy hả?"
Ôi... trí nhớ của mẹ kỳ diệu thật đấy.
Mẹ tôi lại hỏi: "Chuyển tới bệnh viện của nó, liệu nó có giúp không? Ý mẹ là giờ chúng mày có còn tình cảm nữa không?"
Quả là một phát trúng tim, tôi lắp ba lắp bắp, "giúp thì chắc chắn sẽ giúp, chỉ có điều..."
"Chỉ có điều làm sao?"
"Chỉ có điều làm vậy hình như là không giống kiểu cắt không dứt, sửa vẫn loạn."
Bà khịt mũi khinh bỉ, "Bớt văn vẻ đi cho tôi nhờ, cắt không đứt thì cạo trọc! Giờ liên lạc với nó đi, ngày mai cha cô sẽ chuyển viện. Tôi không thể chịu đựng được lũ bác sĩ khốn nạn ở đây thêm một giây nào nữa."
Tôi vốn hy vọng mẹ có thể nói với tôi bằng giọng điệu yêu chiều rằng, con à, chúng ta có khí phách, đừng dây dưa với thể loại bạn trai cũ đó nữa. Quả nhiên là tôi đánh giá mẹ tôi quá cao rồi.
Khi nhận được điện thoại của tôi, Giang Thần không có vẻ kinh ngạc. Tôi nghĩ, người làm bác sĩ đều như vậy cả, đã quen với bao sóng gió lớn, ngay cả xác chết và nội tạng còn không thể hù doạ được anh nữa là cô bạn gái cũ như tôi đây.
Tôi lắp bắp nơi lại tình hình cho anh nghe, cuối cùng hỏi: "để cha tôi chuyển đến bệnh viện của anh có được không?"
"Được", anh trả lời nhanh nhẹn đưt khoát, hại tôi không còn mặt mũi nào nhắc tới chuyện bóc trứng trà cho anh.
Anh lại bảo: "chuẩn bị đi, tôi tìm xe tới đón cha em chuyển viện ngay."
Anh trầm lặng một thoáng, hỏi tôi: "em vẫn khoẻ chứ?"
"Vẫn khoẻ."
Ba tiếng sau, Giang Thần mang xe cấp cứu hú còi inh ỏi tới trước mặt tôi. Ba năm không gặp, tôi không dám ngẩng đầu nhìn anh, chỉ dán mắt vào chiếc bút máy có vẻ đắt đỏ trong túi áo blouse của anh, thầm nghĩ không biết anh đã học được cách viết chữ kiểu bác sĩ chưa.
Hồi đại học, tôi luôn lo lắng cho Giang Thần, chỉ sợ nét chữ tiểu Khải xinh đẹp kia sẽ khiến anh khó mà đứng vững trong giới bác sĩ được. Để bắt anh luyện được nét chữ cho dù có kê sai đơn thuốc vẫn có thể trốn tránh được trách nhiệm, tôi từng ép anh bắt chước chữ tôi. Tiếc là cuối cùng anh vẫn khổng thể học được.
Thủ tục xuất viện và nhập viện đều do một tay Giang Thần lo liệu. Tôi và mẹ rảnh rỗi vô cùng, một người một quat táo ngồi chồm hổm ở cổng bệnh viện tán gẫu.
Mẹ bảo: "thằng nhóc kia được lắm, không hổ là trưởng thành dưới sự chúng kiến của mẹ."
Đứng trước hành vi vô liêm sỉ vơ hết công lao về mình của bà, tôi chỉ biết bày tỏ sự khinh bỉ.
Bà lại nói:"Món hàng tốt thế này, năm xưa sao con lại bỏ lỡ thế? Rõ ràng là sắp thành rồi mà."
Tôi cắn miếng táo cái rộp, "một mình cha ở trong xe cấp cứu buồn chán lắm, mẹ đi ăn táo cho cha nhìn đi."
Mẹ tôi buông tiếng thở dài, rồi vui vẻ chạy lên xe, vừa chạy vừa bảo, "ông già à, con gái ông bảo tôi tới ăn táo cho ông nhìn đây này."
Khi Giang Thần cầm tập hóa đơn lớn nhỏ đi ra ngoài thì vừa hay nhìn thấy cảnh tượng này, anh cười, liếc tôi bảo:"Em hiếu thuận thật đấy!"
Tôi ngẩng đầu nhìn anh, anh khom người cúi đầu nhìn tôi, ngọn tóc rủ xuống ánh lên tia sáng dịu dàng trong làn nắng buôit sớm mai. Anh nở nụ cười quen thuộc với tôi, lộ ra lúm đồng tiềm sâu bên má trái, như mới hôm qua đây thôi, chúng tôi vừa cùng nhau ăn cơm, xem phim.
Tôi quay mặt đi chỗ khác lảng tránh ánh mắt anh. Đây là má lúm đồng tiền ác độc. Năm xưa, tâm hồn thiếu nữ mong manh của tôi đã đắm chìm trong lúm đồng tiền ấy. Dù rằng giờ nhớ lại, tôi chỉ cảm thấy mình sập bẫy vào cái hios trên gương mặt anh mới đúng.
Kể từ ngày tôi có ký ức, sự tồn tại của Giang Thần đã tự nhiên như cây cột điện nơi đầu ngõ. Anh sống trong căn nhà đối diện nhà tôi, là con trai của chủ tịch thị trấn, còn là lớp trưởng, tướng mạo đẹp, biết chơi đàn dương cầm, biết viết bút lông, thành học tập tốt, giọng điệu tiểu chuẩn dễ nghe.
Tivi và tiêut thuyết gọi đôi trai gái từ nhỏ sống gần nhà nhau như chúng tôi đây là thanh mai trúc mã, và thường chia làm hai loại: Một loại là tương thân tương ái, tính cảm khăng khít như anh em, cung nhau đi chọc tổ ong vò vẽ cùng bị ong vò vẽ đốt, cùng đi trộm dưa cùng bị ăn đòn, đợi khi quay đầu nhìn lại, bỗng phát hiện ra, tình bạn đã dần thăng hoa thành tình yêu từ bao giờ chẳng hay; một loại khác là cứ nhìn thấy nhau là ghét, đối chọi gay gắt, nhác thấy đối phương từ xa là hận không thể cắn đối phương một miếng, cứ có cơ hội là tháo van xe đạp của đối phương, đợi khi trưởng thành bỗng dưng phát hiện ra rằng: Ồ! Thì ra đây chính là tình yêu.
Đáng tiếc là tôi và Giang Thần không thuộc cả hai loại trên. Suốt một thời gian dài, tôi và anh chỉ là hàng xóm đơn thuần. Hàng ngày, anh chơi đàn của anh, tôi xem Nhóc Maruko của tôi. Thi thoảng quên nội dung bài tập, tôi sẽ chạy tới ấn chuông cửa nhà anh, anh luôn nói với tôi bằng giọng điệu mất kiên nhẫn rằng tại sao cậu không nhớ. Có thể bởi vì phải cầu xin người khác, nên tôi chưa từng so đo tính toán với anh. Đương nhiêm, cũng có thể là tử nhỏ tôi đã không thích so đo tính toán với người ta. Con người tôi đây, dưới lớp vỏ bình tĩnh cũng ẩn chứa chút siêu phàm.
Vào dịp nghỉ hè lớp Tám lên lớp Chín, sau khi thi xong, lớp chúng tôi giấu nhẹm thầy cô lén lút tổ chức buổi nấu cơm dã ngoại. Trong buổi dã ngoại, tôi và Giang Thần được phân công cdi rửa khoai lang. Trong lớp có 40 người, chúng tôi mua cả thảy là 40 củ khoai lang, Giang Thần chì rửa 4 củ lẻ, ở bên cạnh chơi trò lia đá trên mặt nước.
Tôi ngồi bên hồ, dằn cơn giận đang cuồn cuộn trong lòng để rửa khoai lang. Tôi càng rửa lửa giận càng bốc lên ngùng ngụt, bỗng một viên đá nhỏ xẹt qua, bắn nước tung tóe lên mặt tôi. Tôi ngẩng đầu lên nhìn, Giang Thần chưng ra bộ dạng điềm nhiên như không có chuyện gì, tiếp tục nâng tay lia đá lên mặt nước tạo ra một cú nhảy bốn bước liên tiếp đẹp mắt, làm cho nước gợn sóng lăn tăn, tản ra xa dần.
Theo lý mà nói thì tôi nên buông lời rủa sả anh, té nước vào người anh, ấn đầu anh xuống nước, hoặc là đẩy anh xuống hồ cho chết chìm.
Nhưng tôi không làm vậy, tôi chỉ nhìn đến độ ngơ ngẩn.
Gió nhẹ thổi bay vạt áo đồng phục màu trắng thùng thình anh đang mặc. Ánh nắng nhảy nhót trên hàng mi và mái tóc anh tạo thành quầng sáng vàng óng, khóe miệng, anh cong cong để lộ lúm đồng tiền đắc ý bên má trái.
Thời gian như ngừng lại, không gian như lắng đọng, chỉ còn tiếng tim đập thình thịch, thình thịch.
Sau kỳ nghỉ hèm chúng tôi bước vào lớp Chín bận rộn. Con người tôi đây trước giờ đều lấy việc lớn làm trọng, nên chuyện tình cảm nam nữ bị tôi gạt sang một bên, cộng thêm bấy giờ nhà đài đang phát sóng bộ phim "Vườn sao băng", tôi đã chuyển sang si mê Đạo Minh Tự.
Việc xác định mục tiêu của đời người - "kiên quyết thích Giang Thần" - là chuyện của nửa năm sau đó. Buổi tối trước ngày thi thử, trong tiếng mắng chửi "Tại sao tao lại sinh ra một đứa con gái đầu heo buông tung bỏ vãi như mày" của mẹ, tôi ba chân bốn cẳng, chạy tới hiện sách Bạn học mua bút chì 2B làm đề thi thử cho ngày hôm sau.
Hiệu sách Bạn học tuy nói là hiệu sách, nhưng bán đủ loại đồ dùngm từ sách vở, đồ dùng học sinh, đến giấy dán, dồ chơi, tóm lại là bán tất tần tật những thứ thịnh hành trong giới học trò. Sau này, lăn lộn ở bên này nhiều, tôi phát hiện hai chữ "Bạn Học" là tên mà các cửa hàng văn phòng, phẩm và hiệu sách lớn nhỏ trong cả nước điều chuộng dùng. Không biết là cái tên này khiến phần lớn các bạn học sinh cảm thấy thân thiết như bạn bè, hay là vì mọi người chẳng muốn động não nghĩ ra cái tên khác.
Tôi bước vào "Bạn Học", cầm một nắm bút chì 2B. Ngày ấy, việc chấm bài thi trên máy tính bắt đầu trở nên phổ biến, tôi cảm thấy trong tương lai không xa, bút chỉ 2B sẽ tăng giá vùn vụt, cho nên tôi phải tích trữ sẵn. Nhưng thực tế chứng minh, mặc dù bút chì có tăng chưa đầy 1 tệ nhưng người ta đã cho ra đời loại bút chì riêng để làm bài thi. trong khi lũ bạn nô nức dùng bút chì bấm 2B, thì tôi phải ngậm ngùi dùng dao gọt bút chì, đáng thương hết sức.
Quả nhiên người đi trước thời đại đều rất cô đơn.
Khi tôi cầm một nắm bút chì chuẩn bị thanh toán tiền thì Giang Thần từ ngoài cửa bước vào. Có lẽ là do tâm lý vụng trộm quỷ dị tuổi dậy thì, tôi lấy một cuốn sách từ bên trên giá xuống theo bản năng, che đi gương mặt để tiện thực thi công cuộc nhìn trộm.
Giang Thần Bước vào là đi thẳng tới quầy thanh toán bà chủ nhìn thấy anh, cười híp mắt ôm một chồng sách dưới quầy hàng lên, "Tứ đại danh tác phiên bản sưu tầm tú tượng[2] cậu cần đây, toii đã phải cất công vào tận thành phố để nhập hàng về đấy."
[2] Tiểu thuyết tú tượng là loại tiểu thuyết có thêm hình ảnh minh hoạ hoặc giới thiệu nhân vật.
Giang Thần cười, "Cảm ơn bà chủ, bao nhiệu tiền vậy ạ?"
"Tám trăm năm mươi ba tệ, tính cậu tám trăm năm mươi tệ thôi." Bà chủ nhận tiền của anh, "Thế này là tôi còn lỗ cả tiền xe đấy nhé!"
V
Giang Thần cười gật đầu, "Cảm ơn bà chủ."
Bấy giờ, học phí một kỳ của chúng tôi là hai trăm tệ. Giang Thần đã dùng tiền của bốn kỳ học để mua mấy quyển sách vớ vẩn, có nhiều tiền để không như thế chi bằng... Thực ra, tôi cũng không biết chi bằng làm gì, bởi lẽ tôi chưa có nhiều tiền như thế bao giờ nên không biết phải làm sao. Từng có nguòi kể cho tôi nghe một câu chuyện cười như thế này: Từng có nguoief hỏi một bà lão sống trong núi sâu rằng: Nếu cho bà mười vạn tệ bà sẽ làm gì? Câu trở lời: Ngày ngày ăn bánh bao nhân rau. Phóng viên lại hỏi: Nếu cho bà hai mươi vạn tệ bà sẽ làm gì? Câu trả lời: Ngày ngày ăn bánh bao nhân thịt. Cuối cùng phóng viên hỏi: Thế nếu cho bà một trăm vạn tệ? Câu trả lời: Ngày ngày ăn một bánh bao nhân rau, một bánh bao nhân thịt. Thú thực, tôi cũng đồng cảm sâu sắc với suy nghĩ của bà lão.
"Anh ơi, anh à!" Một bạn nhỏ không biết từ đâu chui ra kéo ống quần Giang Thần gọi.
Giang Thần ngồi xổm xuống, xoa đầu cậu bé, chớp mắt hỏi: "Bạn nhỏ, em là con trai hay con gái thế?"
Đứa nhỏ mút ngón tay cái, cất giọng nghiêm túc, "Con trai ạ."
Dm
Giang Thần chê bôi, "Anh không thích con trai."
Dứt lời toan đứng dậy thì cậu bé vội vàng kéo lấy áo anh, "em là von gái."
Giang Thần mỉn cười, "Thì ra là con gái à, được rồi, em gọi anh làm gì thế hả?"
Cậu bé lấy ra một hộp bút màu và hai tờ một tệ nhàu nhĩ trong túi quần yếm, giơ lên rất cao, thể hiện không với tới quầy thanh toán, "em mua cái này."
Giang Thần nhận lấy, đứng dậy đưa cho bà chủ, "bà chủ, bao nhiêu tiền ạ?"
"Bốn mươi tệ."
Giang Thần rút tiền ra trả rồi lại ngồi xổm xuống đưa cho cậu bé, vỗ đầu cậu, "Này, bút màu của em đây."m
Cậu bé cười hì hì nhận lấy, "em cảm ơn anh."
Giang Thần nói: "không cần khách sáo." Đang chuẩn bị đứng dậy thì cậu bé lại kéo gấu quần anh, anh đành phải ngồi xổm xuống một lần nữa. Cậu bé vụmg về mở hộp bút chì màu ra, chọn lấy chiếc bút lông màu hồng, "Vẽ tranh đẹp lắm."
"Anh không biết vẽ." Giang Thần cười nói: "Em giữ lại mà vẽ."m
Cậu bé lắc đầu, chỉ vào cuốn sách trong tay anh, "Không phải, em vẽ."
Giang Thần ngẩn người, nở nụ cười rồi rút cuốn, "Tam quốc diễn nghĩa" ra đưa tới trước mặt cậu bé.
Cậu bé cầm cuốn sách, đặt lên mông ngồi xuống đất, cúi đầu nghiêm túc vẽ gì đó, miệng lẩm bẩm, cuối cùng vỗ bàn tay nhỏ nói: "Xong rồi."
Tôi kiễng chân, thò đầu ra nhìn trộm. Hình như kia thoạt nhìn giống con thỏ, nhìn kỹ lại thấy giống con chó, nhưng thần thái lại tiết lộ nó địch thị là con hổ.
Giang Thần nhận lấy nhìn, nghiêm túc nói: "Con chó em vẽ đẹp lắm, cảm ơn em nhé!"
Cậu bé chớp chớp đôi mắt tròn xoe, "Là con mèo"
Giang Thần ngẩn người, cười, "Thì ra là con mèo à."
Tôi nhìn lúm đồng tiền của anh, hình như nó lại sâu thêm thì phải, thật muốn tiến đến chọc vào biết bao.
Đây chính là nét đẹp khiến người ta phải trầm trồ, giết người trong tích tắc.
Lý Bích Hoa[3] từng nói: Vẻ đẹp khiến người ta kinh ngạc trong giây phút ban đầu kia, hoàn toàn chỉ bởi vì ít thấy qua mà thôi. Nhưng tôi lại không thấy như vậy, trong quãng thời gian sau này, đầu óc tôi không ngừng trau chuốt hai cảnh tượng khiến trái tim tôi xao động kia, giống như việc biên tập hậu kỳ phim, điều chỉnh góc quay, thêm màu sắc ánh sáng, phối cùng âm thanh làm tăng hiệu quả...
"Em định ngồi ở cổng viện bao lâu nữa?"
"Á?" Sự nghiệp chế tác hậu kỳ phim bị cắt ngang, tôi thoán mơ màng, nhìn gương mặt mất kiên nhẫn của Giang Thần, tôi lại "Á" thêm một tiếng.
"Đứng lên." Anh chìa tay ra kéo tôi đứng lên dắt tới xe cấp cứu. Thực ra tôi muốn hỏi anh rằng có phải anh đã quên buông tay ra không. Còn nữa có phải là anh yếu quá không sao bàn tay lại rịn mồ hôi thế...
Bước lên xe cấp cứu, tài xế và mẹ tôi cùng lộ ra vẻ mặt hệt như bắt gian tại giường. Tôi đảo mắt, bất đắc dĩ vô cùng, thấp thỏm liếc trộm Giang Thần, nhưng anh lại không có vẻ gì là bị ảnh hưởng, chỉ thả người xuống bên cạnh tôi, "Tiểu Lý, lái xe đi.
Sau đó, anh quay đầu nói với mẹ tôi: "Cô à, chau đã nói với đồng nghiệp ở khoa Xương khớp rồi, tới bệnh viện chụp Xquang một lần nữa, nếu không có vấn đề gì thì buổi chiều sẽ tiến hành phẫu thuật.
Cô cứ yên tâm, đồng nghiệp của cháu là bác sĩ khao Xương khớp nhất nhì trong ngành."
Mẹ tôi cuống cuồng gật đầu, nợ nụ cười như người mẹ hiền từ, "Quả thực làm phiền cháu rồi."
"Không phiền gì đâu ạ, đây là việc cháu nên làm." Giang Thần nở nụ cười như câu con trai hiếu thuận.
"Ồn quá đi!" Cha tôi bỗng lớn tiếng.
Kể từ khi hay tin chúng tôi sẽ chuyển viện dưới sự giúp đỡ của Giang Thần, cha tôi luôn cáu kỉnh, gắt gỏng. Sau đó, sau khi mẹ tôi vừa đu khỏi ông đã mắng nhiếc tôi một trận té tát, nội dung không nằm ngoài hai chữ: Khí phách! Ông cho rằng năm xưa sau khi bị mẹ Giang Thần đối xử như vậy, tôi nên tránh anh càng xa càng tốt, hay nhất là khi gặp lại nhau phải nhổ nước miếng đầy mặt anh để tỏ vẻ khinh thường, không ngờ giờ còn đi tiếp nhận ân huệ của người ta!
Ba năm trước, tôi tốt nghiệp khoa Thiết kế Nghệ thuật Đại học X. Còn Giang Thần học khoa Y cử nhân, thạc sĩ liên tiếp bảy năm, nhưng vì biểu hiện tốt, năm thứ tư anh đã bắt đầu thực tập ở các phong khám lớn trong bệnh viện trực thuộc Đại học X.
Bấy giờ Giang Thần đối xử với tôi vô cùng tốt, vừa thấy tôi nhận được bằng tốt nghiệp đã nói muốn cưới tôi về làm vợ. Đương nhiên chủ yếu là do tôi luôn thừa dịp anh xoay anh mòng mòng vì công việc, bịa ra một đống phần tử tinh anh trong xã hội để hù doạ anh. Ví dụ, quản lý giúp tôi mở cửa hằng ngày (nguyên mẫu là bảo vệ của công ty chúng tôi, tôi thường xuyên quên mang thẻ ra vào cửa lớn); giám đốc thường xuyên tặng hoa cho tôi (nguyên mẫu là anh chàng bán hoa dưới tầng, buổi tối tôi tăng ca tới khuya lắc khuya lơ, khi về nhà thường gặp phải những bó hoa nát không bán được, dưới sự ám thị mãnh liệt của tôi, anh ta đã tặng cho tôi); khách hàng mời too đi xem phim ( nguyễn mẫu xác thực là khách hàng, tôi cũng đã đi xem phim, chỉ có điều xem xong phải viết phương án quảng cáo cho họ)... sáng tạo nghệ thuật cần phải có nguyên mẫu.
Giang Thần nghe thấy tôi được săn đón như thế thì sốt ruột lắm, anh bảo không thế để công sức bốn năm mang bữa sáng cho tôi hồi đại học thành công cốc được, chúng ta kết hôn đi.
Tôi chẳng biết xấu hổ mà nhận lời luôn. Suy nghĩ của tôi hết sức đơn giản, khoa Y trường đại học X đứng đầu toàn quốc, mà Giang Thần lại là sinh viên mỗi năm đều nhận được học bổng loại một ở đó, đây rõ ràng là cổ phiếu tiềm năng. Tôi phải nhanh chóng thu phục anh, đợi khi anh trở thành cổ phiếu thượng hạng rồi, tôi chính là người vợ chung thuỷ từ thuở nghèo hèn cùng anh chia sẻ ngọt bùi. Anh dám ly hôn với tôi thì tôi dám chia một nửa tài sản của anh...
Đương nhiên thực ra suy nghĩ đơn giản nhất chính là tôi yêu anh vô vàn, tôi sợ ngta cướp mất anh. Có lần tôi đến bệnh viện anh thực tập tìm anh chỉ vọn vẹn một tiếng đồng hồ thoo mà tôi đã nhìn thấy ba bệnh nhân để lại danh thiếp cho anh, trong đó có một người còn là đàn ông nữa. Xã hội này quá ư đáng sợ, mà sức hấp dẫn của Giang Thần lại có thể gục cả đàn ông lần phụ nữ.
Chỉ có điều tôi của ngày ấy đã bị phim truyền hình và tiểu thuyết đầu độc, tưởng rẳng tình yêu của tôi không gì cản nổi. Nhưng mẹ Giang Thần lại khiến tôi hiểu rằng, tình yêu của tôi chỉ cần khuấy loạn là có thể dễ dàng thay đổi.
Vào một buổi trưa trời trong nắng ấm, mẹ Giang Thần đã đến gặp mẹ tôi. Với vai trò là một người phụ nữ nội trợ của gia đình, địa vị trong nhà của mẹ tôi có thể so sánh với Võ Tắc Thiên, nhưng lần đầu tiên tôi nhìn thấy người mẹ dũng mãnh của mình luống cuống chân tay, ăn nói khép nép như thế. Xét một cách công bằng, thì mẹ Giang Thần không nói lời nói nào quá quắt cả, bà không rút tấm chi phiếu ra nói cô phải rời xa con trai tôi, muốn bao nhiêu tiền cứ nói với tôi. Bà lạnh lùng bàn bạc một số tập tục trong lễ cưới hỏi với mẹ tôi, chỉ có điều thái độ hạ cố tiếp chuyện của bà khiến mẹ tôi nơm nớp lo sợ. Tôi ở bên nhìn mẹ xoa tay nói chúng tôi nghe theo hết nghe theo hết mà, lòng chua xót như bị ngâm trong "Giấm hiệu ông Trần".
Mẹ Giang Thần lại tìm tôi nói chuyện riêng một lát, đưa cho tôi mấy tờ giấy bảo tôi xem cho kỹ nếu đồng ý thì ký tên vào. Đó là một tờ thoả thuận trước hôn nhân, nội dung đại khái là tôi và Giang Thần kết hôn không phải là vì tiền bạc của nhà anh, nếu ly hôn cũng không được chia tài sản...
Ngày ấy tôi thấy bối rối lắm, cha anh chỉ là chủ tịch một thị trấn nhỏ, có thể giàu tới mức nào? Có đến nỗi phải diễn sâu như phim truyền hình thế không? Sau này tôi mới hiểu quan không cần cao, biết tham tất giàu.
Tôi đã quên bấy giờ mình nghĩ gì, có thể là những thứ vĩ đại như tình yêu và lòng tự trọng, sau đó quả thực là không quyết định được, bèn đi hỏi cha. Tôi chỉ có thế nói, đây chính là sai lầm mang tính lịch sử.
Cha Giang Thần là lãnh đạo gián tiếp của cha tôi, cha tôi cảm thấy thường ngày bị mấy tay lãnh đạo ức hiếp đã đủ uất ức rồi, không ngờ người nhà lãnh đạo lại ức hiếp người nhà ông, đây là chuyện mà ông không chịu đựng được. Thế nên ông nói: "Con dám ký, cha sẽ đoạn tuyệt quan hệ cha con với con."
Thế là tôi lại làm một chuyện ngu xuẩn khác, ấy là cầm tờ thoả thuận đưa cho Giang Thần, bảo anh đưa trả mẹ anh.
Giang Thần đùng đùng giận dữ, quay về nhà cãi nhau với mẹ mình một trận. Sau đó mẹ anh gọi điện cho tôi, đại khái là, cô dám kết hôn với Giang Thần, thì tôi dám chết trong hôn lễ của các người. Bấy giờ trải nghiệm xã hội của tôi còn non nớt, đã bị bà hù doạ cho sợ mất mật, hoàn toàn không nghĩ tới phương pháp giải quyết khác, ví như không tổ chức đám cưới để bà không tìm được nơi chết chẳng hạn...
Chuyện kết hôn hạ màn như thế. Sau đó không biết là do đâu, có lẽ công việc bắt đầu trở nên bận rộn tôi bận ăn chửi của giám đóc, Giang Thần bận đi học và thực tập. Hơn nữa có thế là do trong lòng có khúc mắc, tôi không ngừng lấy mấy chuyện lông gà vỏ tỏi ra làm cớ gây sự với Giang Thần, thăm dò độ khoan dung của anh, xem như đang thăm dò tình yêu của chúng tôi.
Đến khi tôi nói: Giang Thần, chúng ta chia tay đi.
Trầm lặng một hồi lâu, anh nói: Em đừng có hối hận, sau đó sập cửa đánh "sầm" một tiếng bỏ đi.
Tôi tưởng rằng muốn hai người yêu nhau phải chia tay chí ít cần có chuyện lớn tày trời, ví như người thứ ba, ví như bỗng nhiên phát hiện ra tôi là con gái riêng của cha anh, ví như anh hoặc tôi mắc bệnh nan y... nhưng thực ra không cần. Bất an, bận rộn, mệt mỏi thế là đủ.
Chúng tôi đã chia tay như vậy. Vô cùng vi diệu. Hai người từng hứa sẽ bên nhau trọn đời trọn kiếp, thế mà chỉ chớp mắt đã chẳng còn liên quan gì đến nhau nữa. Suốt khoảng thời gian dài, tôi một mực hoài nghi, rằng có phải ai đó ấn công tắc tua nhanh cho chúng tôi, hại chúng tôi đã bỏ sót một số tình tiết khiến chúng tôi bắt buộc phải chia tay hay không.
Tôi và Giang Thần chia tay cha tôi là người vui nhất, có lẽ ông cảm thấy ông dã dành được phần thắng trong thế giằng co giữa mình và giai cấp lãnh đạo. Nhưng chuyện tôi sau này mãi không tìm đc bạn trai đã khiến ông cảm thấy thành quả thắng lợi đôi khi lại mang vị đắng chát.
Bởi vậy, tôi đoán suy nghĩ của cha tôi đối với Giang Thần rất phức tạp, một mặt ông hy vọng có người tiếp nhận món hàng ế là tôi đây, một mặt ông lại cảm thấy thà để tôi ế cũng không muốn bán cho Giang Thần. Nội tâm ông dằn vặt đau đớn giống như nhà tư bản thà đổ sữa bò xuống sông chứ không chịu chia cho người nghèo ở thời kì đại khủng hoảng trong sách giáo khoa chính trị cấp 2.
Tôi không nói cho cha tôi biết, rằng thực ra người ta vốn đâu mua hàng của cha.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top