Chương II. Người duy nhất ấy

Hoàn Nguyên ngồi đối diện tôi, trong ánh sáng mờ nhạt của buổi chiều nơi quán cà phê cũ. Khuôn mặt anh, giờ đã có thêm những nếp nhăn mờ, mang dáng vẻ trầm tĩnh của một người đàn ông từng trải. Dẫu thời gian đã phủ lên anh chút khắc nghiệt, ánh mắt ấy vẫn giữ nguyên vẻ sáng ngời, sắc bén như thuở nào.

Tôi khẽ nhấp ngụm cà phê, vị đắng thoảng qua đầu lưỡi, nhưng lòng lại dậy lên một cảm giác vừa quen thuộc vừa lạ lẫm. "Mọi thứ ở đây vẫn chẳng đổi thay nhiều," tôi nói, phá tan không khí im lặng.

"Có lẽ thế," Hoàn Nguyên đáp, giọng trầm và điềm tĩnh. "Nhưng người thì thay đổi rồi, phải không?"

Tôi mỉm cười, ánh mắt hướng ra khung cửa sổ nơi những hạt nắng cuối cùng của ngày đang trườn qua mặt đất. "Thay đổi là điều tất yếu thôi. Em giờ làm báo ở một tòa soạn nhỏ. Chỉ là công việc kiếm sống, nhưng cũng đủ giữ mình bận rộn."

Anh hơi nghiêng đầu, như để quan sát tôi rõ hơn. "Nhà báo ư? Nghe lạ nhỉ. Ngày xưa anh luôn nghĩ em sẽ viết sách, hoặc làm gì đó liên quan đến văn chương."

Tôi bật cười khẽ, lòng dâng lên chút tự hào kín đáo. "Viết sách thì khó sống lắm. Làm báo cũng là một cách để kể chuyện đời, mà chuyện đời thì em chưa bao giờ thiếu cảm hứng."

"Còn cuộc sống thì sao?" Anh hỏi, ánh mắt mang vẻ quan tâm chân thật. "Em sống một mình à?"

"Không," tôi đáp, nụ cười trở nên nhẹ nhàng hơn. "Em sống với Camille, con gái em. Con bé nay đã 16 tuổi, và đôi khi khiến em có cảm giác mình già đi nhanh hơn."

"Camille," anh nhắc lại, cái tên thoát ra từ môi anh nghe như một khúc nhạc du dương. "Tên đẹp đấy. Con bé chắc giống em nhiều lắm."

"Không, con bé mạnh mẽ hơn em nhiều. Nó có nét gì đó tự lập, thẳng thắn. Có lẽ... nó giống mẹ mình."

Tôi không nói thêm gì về mẹ của Camille. Ký ức ấy, với tôi, vẫn là một cái gai nhỏ nhói trong lòng, một nỗi đau mà tôi không muốn khơi lại trong buổi gặp gỡ hôm nay. Tôi chờ anh nói, và anh cũng không để tôi phải đợi lâu.

"Anh thì vẫn sống ở Việt Nam," anh bắt đầu, giọng điệu chậm rãi nhưng ấm áp. "Anh mở một doanh nghiệp nhỏ. Công việc không quá áp lực, đủ để chăm lo cho gia đình. Vợ anh – Lam Phương – hiện đang đi cùng anh. Hai đứa vừa đến Paris hôm qua, đang ở khách sạn gần đây."

"Chị ấy thế nào?" tôi hỏi, lòng không khỏi tò mò.

"Phương là người phụ nữ đặc biệt," anh cười, ánh mắt lấp lánh niềm tự hào. "Cô ấy thông minh, nhạy bén, lại dịu dàng. Nếu không có Phương, anh chắc không thể có được gia đình hạnh phúc như bây giờ."

Tôi gật đầu, một chút cảm phục len lỏi trong lòng. "Còn các con anh?"

"Hoàn Nam, thằng con trai đầu, nay đã 7 tuổi," anh đáp. "Nó là một đứa trẻ thông minh, hiếu động, nhưng cũng rất tình cảm. Còn đứa thứ hai thì..." Anh dừng lại, đôi mắt thoáng chút rạng rỡ. "Phương đang mang thai. Anh hy vọng đó là một bé gái."

Tôi nhìn anh, cảm nhận rõ niềm hạnh phúc đang lan tỏa trong lời nói của anh. Hoàn Nguyên đã tìm được một gia đình vững vàng, điều mà tôi từng mơ ước nhưng chưa bao giờ thực sự nắm được.

"Thế tình hình ở Việt Nam bây giờ ra sao?" Tôi hỏi, chuyển chủ đề để giấu đi những cảm xúc lẫn lộn đang cồn cào trong lòng.

"Đất nước thay đổi nhiều, nhưng cũng còn nhiều thử thách," anh trả lời, giọng mang theo chút nặng nề. "Kinh tế phát triển, nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Người dân thì vẫn phải bươn chải, nhưng anh tin vào tương lai. Mọi thứ sẽ tốt hơn."

Tôi lặng im, để những lời nói của anh thấm vào lòng. Quê nhà, nơi tôi từng nghĩ rằng mình đã quên, giờ đây hiện lên rõ rệt qua giọng nói và ánh mắt của anh.

Chúng tôi ngồi đó, chia sẻ với nhau những câu chuyện cũ và mới, những nỗi niềm đã chôn giấu qua năm tháng. Và trong khoảng không gian nhỏ bé ấy, tôi nhận ra rằng, dẫu thời gian và cuộc đời có thay đổi đến đâu, giữa tôi và Hoàn Nguyên vẫn còn đó một sợi dây vô hình, nối liền quá khứ và hiện tại, không thể đứt rời.

"Thành phố này, nom cũng chẳng khác gì những năm tháng ấy" anh nói tiếp, tôi chắc đấy chỉ là câu hỏi lơi để anh ấy tiếp tục cuộc trò chuyện.

"Anh mà cũng quan tâm đến phố xa sao? Cuộc sống hôn nhân đã thay đổi anh rồi à?" Tôi trêu chọc anh, nhưng đúng, trong ánh mắt của anh, tôi không còn thấy Hoàn Nguyên tôi từng yêu.
"Em, em vẫn vậy, có vẻ thời gian không thể chạm đến em hay sao?" Anh ấy như đáp lại lời trêu chọc của tôi.
"Chúng ta đều là những ông chú 40 tuổi rồi, đừng đùa như bọn con nít nữa!" Tôi gượng cười đáp.

Khi nhìn kĩ vào dáng vẻ của Nguyên, tôi cũng ngờ ngợ về hình dáng của chàng trai năm ấy.
Hoàn Nguyên năm 23 tuổi là cậu trai điển trai, anh ấy cao hơn tôi nửa cái đầu dẫu cho tôi so với bạn bè đồng trang lứa đã là cao rồi. Anh ấy lúc đó để mái tóc dài rối màu nâu sẫm, mắt anh màu nâu đen, nét mặt đậm màu Á Châu khiến anh ấy không dễ dàng bị lẫn vào với mọi người chung quanh kể cả là người Pháp.

Hiện tại, Hoàn Nguyên trước mặt tôi, vẫn mang vẻ điển trai của chàng thanh niên năm ấy nhưng dấu vết thời gian đã in đậm trên nét mặt anh. Bây giờ anh đã cắt mái tóc gọn,"anh đã thay đổi phong cách của bản thân chăng?" Tôi tự nhẫm trong lòng.

Tôi và anh ấy tâm sự về những chuyện ngày xưa cũ, nói về những người bạn xưa

Hoàn Nguyên chậm rãi thưởng thức ly cà phê, ánh mắt hướng ra ngoài ô cửa kính, nơi những bóng người thoáng qua trên con đường lát đá. Paris hôm nay trời mù sương, những hàng cây bên đại lộ Saint-Germain trơ trụi lá, như ôm lấy bầu không khí cũ kỹ và trầm lặng của thành phố.
"Thành phố này thay đổi nhiều không?" anh hỏi, đôi mắt đượm chút hoài niệm.
Tôi khẽ cười, ngón tay gõ nhẹ lên thành cốc. "Thay đổi nhiều lắm, Nguyên. Nhưng mà, Paris vẫn giữ cái hồn riêng của nó. Vẫn những quán cà phê nhỏ bên đường, vẫn ánh đèn vàng dìu dịu phản chiếu xuống dòng sông Seine mỗi tối. Chỉ là... những con người đã khác."
"Khác như thế nào?"
Tôi ngừng lại một chút, như đang cân nhắc câu trả lời. "Có lẽ là nhịp sống nhanh hơn, vội vã hơn. Những người bạn cũ của chúng ta cũng đã tản mác khắp nơi. Anh Phan Duy giờ đã chuyển đến Bordeaux sống cùng gia đình, anh ấy mở một nhà hàng nhỏ. Anh biết không, nhà hàng của anh ấy lúc nào cũng đông khách. Anh Duy hay viết thư kể, anh ấy vẫn nhớ Paris, nhưng nói rằng không gì sánh được với những buổi sáng yên bình bên cánh đồng nho."
Hoàn Nguyên khẽ gật đầu, môi mỉm cười nhẹ. "Phan Duy vẫn giữ được cái khí chất ung dung ấy nhỉ. Anh ấy là người luôn biết cách tận hưởng cuộc sống."
"Còn Thu Nguyệt," tôi tiếp lời, ánh mắt thoáng lên một tia ấm áp. "Em ấy giờ đã trở thành giáo viên văn chương ở một trường học nằm ở ngoại ô thường dành cho người Việt. Em ấy từng nhắn với em rằng mỗi lần bước qua sân trường, em ấylại nhớ những buổi chiều chúng ta ngồi bên nhau ở công viên Luxembourg, thảo luận thơ ca, tranh luận cả buổi chỉ vì một câu thơ của Baudelaire."
Hoàn Nguyên cười lớn, đôi mắt anh ánh lên niềm vui thật sự. "Thu Nguyệt khi ấy nhỏ tuổi nhất trong nhóm, nhưng lại là người có tiếng nói mạnh mẽ nhất. Anh nhớ em ấy từng dám đứng lên phản biện cả giáo sư, làm cả lớp sững sờ."
"Đúng vậy," tôi nói, cười theo anh. "Nhưng em ấy giờ trưởng thành hơn nhiều. Vẫn cái tính thẳng thắn, nhưng lời lẽ mềm mại và sâu sắc hơn. Em ấy từng gửi tặng em một tập thơ của mình, viết về Paris và những ngày xưa cũ. Em đọc mà như nhìn thấy lại hình bóng của chính chúng ta trong những dòng thơ ấy."
Hoàn Nguyên đặt ly cà phê xuống, ánh mắt anh dịu dàng nhưng cũng thoáng chút trầm tư. "Thời gian trôi nhanh thật, Thái Anh. Mới đó mà mọi thứ đã thay đổi nhiều như vậy. Anh còn nhớ những buổi tối chúng ta lang thang trên phố Montmartre, dừng lại ở một quán cà phê nhỏ chỉ để nghe một nghệ sĩ đường phố chơi đàn."
"Và rồi anh Phan Duy nhất quyết phải đứng lên đọc một đoạn thơ, làm cả quán vỗ tay," tôi cười lớn. "Những kỷ niệm ấy không dễ quên, Hoàn Nguyên ạ. Paris là nơi giữ chúng ta lại, dẫu mọi thứ đã thay đổi, dẫu mỗi người đã đi một con đường riêng."
Anh nhìn tôi, ánh mắt ánh lên một sự đồng cảm. "Anh cũng nghĩ vậy. Có lẽ, không phải nơi nào hay con người nào đã thay đổi, mà chính là cách chúng ta nhìn nhận mọi thứ."
Tôi im lặng, cảm thấy lời anh nói chạm đến một góc sâu trong lòng mình. Paris vẫn là Paris, vẫn những con phố cổ kính, vẫn mùi hương bánh mì thoảng qua mỗi buổi sáng. Nhưng những ký ức ngày ấy giờ đây chỉ còn là những câu chuyện, những mảnh ghép mà chúng tôi chia sẻ khi gặp lại nhau.
Chúng tôi mãi nói về những câu chuyện xưa mà quên đi thời gian thực tại. Thoáng thấy bóng Camille đứng ở cửa quán cà phê, con bé vội vào trong quán
"Cha à, con đã đi tìm cha rất lâu đấy, cha làm gì ở đây vào giờ này thế?!" Giọng con bé có chút gay gắt — có lẽ tôi đã thật sự làm con bé phiền lòng.
"Vậy ra đây chính là Camille-con gái của em sao?"anh ấy hỏi tôi và tôi đáp "đúng, đây là con gái em"
Camille nhận ra cóngười đối diện, con bé bất giác cuối đầu và hối thúc tôi về nhà
"Chào anh, Hoàn Nguyên, chắc em phải về cùng con bé" tôi vội vả chào tạm biệt Hoàn Nguyên
"Thái Anh nếu được, anh mong chúng ta có thể gặp lại, anh ở một khách sạn gần đây thôi" anh ấy gọi với theo khi tôi đang bước ra cửa quán.
Trong bản thân tôi lúc ấy, tôi cũng muốn gặp lại anh ấy, nhưng nếu thực sự không gặp, cũng có thể tôi sẽ không thổn thức về thứ cảm xúc này lần nào nữa
Tôi cùng Camille trở về nhà, ngôi nhà của chúng tôi nằm trong một con ngõ nhỏ, yên tĩnh. Mặc dù không rộng, nhưng đủ để hai người chúng tôi sống thoải mái. Căn nhà có một phòng khách giản dị, với chiếc bàn gỗ cũ và những chiếc ghế đơn sơ. Tường nhà không còn mới mẻ, nhưng vẫn giữ được màu sáng nhờ những lần lau chùi cẩn thận. Cửa sổ mở ra một khoảng trời hẹp, nơi ánh sáng chiếu vào mỗi buổi sáng, làm không gian thêm phần ấm áp.
Bếp nhỏ nằm ở góc nhà, luôn tỏa ra mùi thơm của những bữa cơm gia đình. Chiếc tủ gỗ trong bếp đựng đủ mọi thứ cần thiết, dù không quá nhiều, nhưng luôn gọn gàng. Trong phòng ngủ, chiếc giường giản đơn nhưng êm ái, những chiếc chăn cũ được gấp ngay ngắn. Đâu đó trong ngôi nhà, những đồ vật quen thuộc luôn khiến tôi cảm thấy bình yên, như một phần không thể thiếu trong cuộc sống.
Mọi thứ trong nhà đều đơn giản, không cầu kỳ, nhưng mang lại cảm giác gần gũi và ấm áp, như chính cuộc sống của chúng tôi vậy.
Camille ngồi xuống ghế ở bếp, con bé trách móc tôi vì đã lơ đãng về giờ giấc. Đành chịu thôi, con bé thực sự không khác gì mẹ của nó cả. Camille bắt đầu dừng lại và
"Cha, người đàn ông ngồi với cha là ai thế? Đâu phải bác Duy hay cô Nguyệt?"-cô bé hỏi
"Chỉ là một người quen, một người quen cũ đã quá lâu không gặp" tôi tránh ánh mắt con bé và trả lời nó.
"Thôi đừng quan tâm nữa, mau đi nghỉ đi, ngày mai con còn vài bài tiểu luận phải hoàn thành mà?" Tôi cố tình hối thúc để khiến con bé quên đi chuyện này.
May là con bé cũng không nghỉ nhiều, nó chúc tôi ngủ ngon và bước vào căn phòng riêng của nó. Tôi mở tủ, chiếc tủ đầy mùi cacao, con bé sẽ lại mắng tôi khi tôi cứ uống nhiều cacao đây. Tôi pha ly cacao nóng rồi ngồi thẩn thờ ở phòng khách. Đã đến lúc, tôi bật khóc, khóc vì những chuyện cách đây 20 năm.
Những ngày tháng ấy, tôi vẫn thường nghĩ về chúng như một giấc mơ dài, đẹp đẽ và chẳng bao giờ phai nhạt. Đó là quãng thời gian tôi và Hoàn Nguyên sống trong căn phòng nhỏ bé của ký túc xá, nơi mà mọi âm thanh của cuộc đời dường như lắng lại, nhường chỗ cho những tiếng cười vang trong trẻo, những câu chuyện thâu đêm, và những khoảnh khắc không cần ngôn từ cũng đủ để hiểu nhau.
Căn phòng ấy không rộng rãi, chỉ vỏn vẹn hai chiếc giường đơn kê sát tường, một chiếc bàn gỗ cũ kỹ đặt dưới cửa sổ, và vài món đồ dùng cá nhân rải rác. Nhưng với chúng tôi, nó như một thế giới riêng biệt, nơi thời gian ngưng đọng, và những lo toan của đời sống thường nhật chẳng thể len lỏi vào.
Buổi sáng, Hoàn Nguyên thường dậy trước. Anh có thói quen gấp chăn rất gọn gàng, như thể sợ làm phiền tôi đang ngủ say. Có lần, tôi giả vờ nhắm mắt nhưng lại hé môi cười khi thấy anh cẩn thận pha một ấm trà, mùi trà thơm ngát lan tỏa khắp phòng. Khi tôi ngồi dậy, anh quay sang với nụ cười tươi như nắng mai. "Trà sáng đây, Thái Anh. Uống đi, hôm nay chúng ta còn một ngày dài phía trước."
Những buổi tối, chúng tôi thường cùng nhau ngồi bên cửa sổ, ngắm nhìn ánh đèn lấp lánh từ xa. Hoàn Nguyên hay kể cho tôi nghe về quê nhà của anh, về những cánh đồng lúa bạt ngàn ở Sài Gòn, nơi ánh hoàng hôn đỏ rực như muốn thiêu cháy cả bầu trời. Tôi thì kể cho anh nghe về những ngày thơ ấu ở Hà Nội, những con phố nhỏ quanh co và mùi phở bốc lên trong những buổi sáng mùa đông.
Có những đêm mưa lớn, tiếng mưa rơi rì rầm trên mái nhà như một bản nhạc nền cho những câu chuyện dài bất tận. Hoàn Nguyên thường ngồi trên giường, cầm cây đàn guitar cũ mà anh mua từ một tiệm đồ cũ gần trường, và bắt đầu ngân nga một bài hát. Tôi không biết anh học chơi đàn từ khi nào, nhưng những giai điệu ấy, dù đôi khi vụng về, lại có sức hút kỳ lạ. Tôi thường ngả người xuống giường, lắng nghe, cảm thấy lòng mình bình yên hơn bao giờ hết.
Cũng có những ngày cả hai đứa đều mệt nhoài vì bài vở và áp lực học hành. Nhưng ngay cả trong những khoảnh khắc ấy, chúng tôi vẫn tìm thấy niềm vui từ những điều nhỏ bé. Một đĩa bánh mì kẹp thịt chia đôi, một chén canh nóng hổi anh nấu cho tôi khi tôi bị cảm, hay đơn giản là những mẩu giấy nhỏ Hoàn Nguyên để trên bàn với dòng chữ "Cố lên, Thái Anh! Chúng ta sẽ vượt qua hết."
Tôi không bao giờ quên được một lần, khi cả hai cùng ngồi ngoài ban công nhỏ của ký túc xá vào lúc gần nửa đêm. Hoàn Nguyên chỉ lên bầu trời, nơi những vì sao thắp sáng nền trời đen thẳm, và nói với tôi bằng giọng dịu dàng: "Thái Anh, cậu có nghĩ rằng chúng ta may mắn không? Giữa một thành phố xa lạ, giữa hàng triệu người, chúng ta lại tìm thấy nhau."
Tôi nhìn anh, ánh mắt ánh lên niềm xúc động mà tôi không thể che giấu. "Có lẽ không phải là may mắn, anh Nguyên. Có lẽ, chúng ta đã thuộc về nhau từ lâu rồi, chỉ là số phận đưa đẩy để chúng ta gặp lại."
Những ngày tháng ấy trôi qua nhanh như một giấc mơ. Nhưng giấc mơ ấy, dẫu có tan biến, vẫn để lại trong tôi những dấu ấn sâu đậm nhất, những kỷ niệm mà tôi sẽ mang theo suốt cuộc đời.
Và với những mộng tưởng tuổi đôi mươi, tôi chìm vào giấc ngủ say.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: