GPS

3.2

Đo GPS trong trắc địa công trình được tiến hành theo các trình tự sau: 

-

Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc;

-

Chọn hệ thống tọa độ và thời gian;

-

Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt;

-

Chọn điểm và chôn mốc;

-

Lựa chọn máy móc và thiết bị

-

Đo ngắm;

-

Ghi sổ đo ngoại nghiệp;

-

Xử lý số liệu;

-

Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.

3.3

Các cấp đo và phương pháp đo GPS nêu trong phương án kỹ thuật được chọn tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác xác định đại lượng cần bố trí, đại lượng dịch chuyển và đặc điểm của từng đối tượng công trình.

3.4

Khi sử dụng kết hợp công nghệ GPS và toàn đạc điện tử trong việc lập lưới khống chế thi công và quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình cần tham khảo thêm Tiêu chuẩn "Công tác trắc địa trong xây dựng nhà và công trình – Yêu cầu chung".

4.

Hệ thống tọa độ và thời gian

4.1

Hệ thống tọa độ     

4.1.1

Đo GPS sử dụng hệ thống tọa độ toàn cầu WGS – 84 (Hệ tọa độ trắc địa Quốc tế) khi có yêu cầu sử dụng hệ tọa độ HN-72 hoặc hệ tọa độ nào khác thì phải tính chuyển tọa độ. Các tham số hình học cơ bản của Elipxoid toàn cầu và Elipxoid tham khảo của các hệ tọa độ phải phù hợp với quy định ở bảng 1. Hệ tọa độ VN-2000 có các tham số hình học cơ bản của Elipxoid hoàn toàn giống với hệ tọa độ trắc địa Quốc tế WGS – 84.

4.1.2

Khi đo GPS có yêu cầu sử dụng hệ tọa độ địa phương hoặc hệ tọa độ độc lập thì phải tính chuyển đổi tọa độ và cần phải có các tham số kỹ thuật sau:

-

Tham số hình học của Elipxoid tham khảo;

-

Độ kinh của kinh tuyến giữa múi chiếu;

-

Hằng số cộng vào tung độ, hoành độ;

-

Độ cao thường của mặt chiếu;

-

Tọa độ điểm khởi tính và phương vị khởi tính;

4.1.3

Khi tính chuyển từ hệ tọa độ trắc địa Quốc tế của lưới GPS sang hệ tọa độ khu vực, cần phải đảm bảo yêu cầu : Bình sai lưới GPS trong hệ tọa độ vuông góc phẳng theo phép chiếu Gauss (Ko = 1),có kinh tuyến trục Lo cách khu đo không quá 20 km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 6 độ (Ko = 0.9996) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 160km đến 200km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 3 độ (Ko = 0.9999) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 70km đến 110km. Khi chọn phép chiếu Gauss phải sử dụng Ellipxoid Krasovxky, còn nếu dùng phép chiếu UTM thì sử dụng Ellipxoid WGS – 84.

5.2

Nguyên tắc thành lập và thiết kế lưới

5.2.1

Trước khi thiết kế mạng lưới GPS cần phải thu thập các tài liệu sau:

-

Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn nhất đã có trong khu vực xây dựng công trình;

-

Tài liệu về lưới khống chế mặt bằng và độ cao đã có trong khu đo, kèm theo báo cáo tổng kết về kỹ thuật thành lập lưới;

-

Các tài liệu về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, giao thông, thuỷ hệ và các tài liệu liên quan đến qui hoạch phát triển của khu đo.

5.2.2

Việc thiết kế lưới GPS phải căn cứ vào yêu cầu thực tế và trên cơ sở điều tra nghiên cứu kỹ các tài liệu gốc, số liệu gốc hiện có tại khu vực xây dựng công trình. Trong lưới GPS giữa các điểm không cần nhìn thấy nhau, nhưng để có thể tăng dày lưới bằng phương pháp đo truyền thống, mỗi điểm GPS cần phải nhìn thông đến ít nhất một điểm khác.

5.2.3

Khi thiết kế lưới, để tận dụng các tư liệu trắc địa, bản đồ đã có, nên sử dụng hệ tọa độ đã có của khu đo. Các điểm khống chế đã có nếu phù hợp với yêu cầu của điểm lưới GPS thì tận dụng các mốc của chúng.

5.2.4

Lưới GPS phải được tạo thành 1 hoặc nhiều vòng đo độc lập, tuyến phù hợp. Số lượng cạnh trong vòng đo độc lập, tuyến phù hợp trong các cấp lưới GPS phải tuân theo qui định nêu trong bảng 3.

6.

Chọn điểm và chôn mốc GPS

6.1

Chọn điểm GPS

6.1.1

Người chọn điểm phải tìm hiểu yêu cầu, mục đích nhiệm vụ, điều kiện tự nhiên và xã hội của khu đo, dựa vào thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt để tiến hành khảo sát, chọn điểm lưới GPS ngoài hiện trường.

6.1.2

Vị trí các điểm GPS được chọn phải thoả mãn các yêu cầu sau:

-

Vị trí điểm được chọn phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối và cho các công tác đo đạc tiếp theo.

-

Điểm chọn phải được đặt ở nơi có nền đất, đá ổn định, sử dụng được lâu dài và an toàn khi đo đạc.

-

Vị trí điểm chọn phải thuận tiện cho việc lắp đặt máy thu và thao tác khi đo, có khoảng không rộng và góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 150 ;

-

Vị trí điểm chọn phải thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tượng nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa đường dẫn (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh điểm đo. Vị trí điểm chọn phải cách xa nguồn phát sóng vô tuyến công suất lớn (như tháp truyền hình, trạm vi ba) lớn hơn 200m và cách xa cáp điện cao thế lớn  hơn 50m;

-

Đi lại thuận tiện cho đo ngắm.

-

Cần tận dụng các mốc khống chế đã có nếu chúng đảm bảo các yêu cầu nêu trên;

6.1.3

Công tác chọn điểm phải tuân theo các qui định sau:

-

Vẽ sơ đồ ghi chú điểm ngay ở ngoài thực địa (kể cả các điểm đã có mốc cũ) đảm bảo mẫu ghi chú điểm GPS ở phụ lục A;

-

Tên điểm GPS có thể đặt theo tên làng, tên núi, địa danh, tên đơn vị, công trình. Khi tận dụng điểm cũ không đổi tên điểm. Số hiệu điểm cần được biên tập tiện lợi cho máy tính;

-

Khi điểm chọn cần đo nối thuỷ chuẩn, người chọn điểm phải khảo sát tuyến đo thuỷ chuẩn ngoài thực địa và đề xuất kiến nghị.

-

Khi tận dụng điểm cũ phải kiểm tra tính ổn định, sự hoàn hảo, tính an toàn và phù hợp với các yêu cầu của điểm đo GPS;

6.2

Chôn mốc

6.2.1

Quy cách của dấu mốc và mốc điểm GPS các cấp phải phù hợp với yêu cầu quy phạm hiện hành của Nhà nước.

6.2.2

Điểm GPS các cấp đều chôn mốc vĩnh cửu, khi chôn mốc đáy hố phải đổ gạch, sỏi hoặc đổ một lớp bê tông lót.

6.2.3

Mốc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép theo quy cách trong Quy phạm hiện hành của Nhà nước rồi đem chôn, hoặc có thể đúc ở hiện trường, hoặc có thể lợi dụng nền đá, nền bê tông khoan gắn thêm dấu mốc ở hiện trường.

6.2.4

Đất dùng để chôn mốc GPS phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý, người đang sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất và làm các thủ tục uỷ quyền bảo quản mốc.

6.2.5

Các tài liệu phải bàn giao sau khi chọn điểm chôn mốc

-  Ghi chú điểm GPS.

-   Sơ đồ lưới chọn điểm  GPS.

-   Hồ sơ cho phép sử dụng đất và giấy bảo quản mốc trắc địa.

-   Tổng kết công tác kỹ thuật chọn điểm, chôn mốc

Bảng 5- Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp

Hạng mục

Cấp hạng

Phương pháp

 đo

Hạng

II

Hạng

III

Hạng IV

Cấp

1

Cấp

2

Góc cao

của vệ tinh (0)

Đo tĩnh

tĩnh nhanh

³ 15

³ 15

³ 15

³ 15

³ 15

Số lượng vệ tinh

 quan trắc dùng được

Đo tĩnh

tĩnh nhanh

³ 4

³ 4

³ 5

³ 4

³ 5

³ 4

³ 5

³ 4

³ 5

Số lần đo lặp

trung bình tại trạm

Đo tĩnh

tĩnh nhanh

³ 2

³ 2

³ 2

³ 1.6

³ 1.6

³ 1.6

³ 1.6

³ 1.6

³ 1.6

Thời gian quan trắc: Độ dài thời gian thu tín hiệu ngắn nhất (phút)

Đo tĩnh

tĩnh nhanh

³ 90

³ 60

³ 20

³ 45

³ 15

³ 45

³ 15

³ 45

³ 15

Tần suất thu

tín hiệu (s)

Đo tĩnh

tĩnh nhanh

10

¸60

10

¸60

10

¸60

10

¸60

10 ¸60

Bảng 6- Thời gian tối thiểu ca đo

Độ dài cạnh đo

[km]

Độ dài thời gian ca đo

[phút]

0-1

20-30

1-5

30-60

5-10

60-90

10-20

90-120

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #sonba