Gpb cau 13

Câu 3: Xung huyết chủ động và xung huyết thụ động khác nhau như thế nào về nguyên nhân, hình ảnh và hậu quả, cho ví dụ về xung huyết thụ động do suy tim tráI và hình ảnh của tổn thương đó

Bài làm

1. Định nghĩa

+ Xung huyết là hiện tượng máu ứ lại nhiều quá mức bình thường trong các mạch ngoại vi hoặc trong các tạng.

2. xung huyết chủ động và xung huyết thụ động

* Xung huyết chủ động

- Xung huyết xảy ra ở động mạch do ĐM chủ động giãn ra

- Cơ quan hoạt động nhiều, cần nhiều máu đến nuôi

- Do yếu tố hormon, thần kinh

- Nhiễm trùng , nhiễm độc nặng (nhiễm xoắn khuẩn thương hàn, nhiễm độc phospho, thạch tín...)

- Các tác nhân vật lí (nhiệt độ, ánh sáng, tia xạ),cơ học (chọc hút dịch màng phổi ), hoá học

- Da và niêm mạc vùng xung huyết có màu đỏ, sờ thấy nóng

- Cắt qua tạng xung huyết thấy chảy nhiều máu

- Không nghiêm trọng. Khi lưu lượng máu tăng , TB được cung cấp nhiều O2 và chất dinh dưỡng nên có thể quá sản ở tổ chức quanh vùng xung huyết

- Có thể thoái hoá tổ chức xung huyết do máu đưa đến nhiều độc tố, vi khuẩn

- Xung huyết kéo dài dẫn tới thoái hoá TB nội mô

* Xung huyết thụ động

- Xung huyết xảy ra ở tĩnh mạch do dòng máu bị ngăn trở làm cho TM thụ động giãn ra

- Xung huyết thụ động toàn thân thường do suy tim

suy tim trái : máu ứ lại ở phổi

suy tim phải : máu ứ lại ở mạch ngoại vi và ở gan

ở phổi : do giãn phế nang, xơ hoá phổi

- Xung huyết cục bộ do chướng ngại vật cơ giới (khối u, cục nghẽn, dị vật ...)

- Vùng xung huyết bị xanh tím (do thiếu O2) và lạnh (do quá trình oxy hoá giảm)

- Dòng máu chảy chậm hoặc ngừng hẳn gây thiếu O2 nuôi dưỡng tổ chức thành mạch --> thoái hoá TB nội mô, dẫn tới thoát huyết tương (phù) hoặc thoát hồng cầu (xuất huyết)

- Xung huyết ở gan (gan tim)

- Xung huyết ở phổi (phổi tim)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #câu