Tóm tắt đủ các triều đại Trung Hoa

Để các bạn khỏi phân vân triều đại nào tới triều nào rối mù cả lên, mình đã làm một phép liệt kê căn bản cho ai cần.

[TÓM TẮT CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG HOA TỪ THUỞ BAN ĐẦU ĐẾN KHI CHẤM DỨT]

1) TRIỀU HẠ (bắt đầu từ những năm 2750 TCN đến thế kỉ 16 TCN) là triều đại sơ khai thường được nói đến trong truyền thuyết, không có chứng tích lịch sử chứng minh thời này tồn tại. Nhưng nhiều người tin rằng vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa là Tam Hoàng Ngũ Đế nhà Hạ.

2) TRIỀU THƯƠNG sau đó mới xuất hiện những văn bản ghi chép như giáp cốt văn, về trang phục và địa vị xã hội còn đơn điệu, chưa có sự phân hóa rõ ràng giữa giàu nghèo.

Tiếp theo là 3) NHÀ CHU, rồi đến 4) XUÂN THU (770 - 746 TCN) truyền bá rộng rãi học thuyết của Bách Gia Chu Tử, người đẹp nhất trong tứ đại mỹ nhân Tây Thi cũng xuất hiện đương thời. Sau đó là giai đoạn 5) CHIẾN QUỐC.

Có bảy quốc gia tranh nhau làm bá chủ thiên hạ, gồm Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy và Tần. Thời Chiến Quốc chứng kiến sự ra đời của đại danh tác quân sự "Binh pháp Tôn Tử", còn có tứ thư, ngũ kinh, vốn là nền móng lý tưởng cho sự phát triển rực rỡ của các triều đại về sau.

Những nhân vật nổi bật trong thời này như Mạnh Thường Quân, Tín Lăng Quân, Ngụy Vô Kỵ... xuất hiện rất nhiều trong các tích, điển cố về sau.

Thời Chiến Quốc khép lại cũng mở ra một 6) ĐẾ QUỐC ĐẠI TẦN hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa, đỉnh cao của sự phát triển thần kì ở thời hoàng đế Doanh Chính, ông xưng Tần Thủy Hoàng Đế, chính là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất lãnh thổ Trung Hoa, từ ngôn ngữ, lễ giáo, quy tắc, sự phân hóa giữa các tầng lớp trở nên rõ rệt và khắc nghiệt.

Giai đoạn tiếp theo, 7) NHÀ HÁN với 400 năm tồn tại được xem là thời kì vĩ đại nhất lịch sử, Nho giáo lúc này phát triển cực thịnh. Các hoàng đế nổi bật là Hán Vũ Đế, Hán Chiêu Đế, Hán Chương Đế...
Kể từ thời Xuân Thu, phải đến triều đại này mới xuất hiện hai trong bốn tuyệt sắc giai nhân: Vương Chiêu Quân, Triệu Phi Yến, ngoài ra còn có Triệu Hợp Đức, đệ nhất hiền hậu Đại Hán Vệ Tử Phu... Bên cạnh đó là người đàn bà quyền lực của Trung Hoa, Lã Hậu.

Đến cuối thời Đông Hán, lãnh thổ lại bị chia cắt thành các thế lực lớn, quanh năm chinh chiến tranh giành ngôi vị bá chủ. Nổi bật là Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền. Tào Phi, con Tào Tháo đã phế Hán Hiến Đế, chấm dứt thời kì vàng son của nhà Hán, thế giới Trung Hoa cổ đại bước vào THỜI KỲ TAM QUỐC dài 60 năm, thời đại huy hoàng của các bậc anh hùng như Lữ Bố, Gia Cát Lượng, Triệu Tử Long... Cụ thể hơn thì các bạn đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa sẽ rõ. :-)

Nhà Hán sụp đổ, triều Lưỡng Tấn (sau Tam Quốc) sụp đổ, Trung Hoa bước vào hàng trăm năm loạn thế giữa BẮC NAM TRIỀU, nổi bật là hai nước Chu Tề giao tranh khốc liệt, bá tánh lầm than, người người đói khổ, dịch bệnh hoành hành.

Bấy giờ có một vị chiến thần Bắc Tề rất nổi tiếng, xưng là Lan Lăng Vương, tên thật Cao Trường Cung, về sau được xếp vào một ttrong tứ đại mỹ nam Trung Hoa, ông là nam tử có dung mạo ủy mị thanh tú ẩn sau chiếc mặt nạ đáng sợ trên chiến trường.

Dù là một vị tướng quân anh minh đa tài, nhưng Cao Vỹ vì sợ võ tướng của mình tạo phản, nên đã ban rượu độc giết chết Lan Lăng Vương.
Chiến thần không còn nữa, nước Tề như con rắn mất đầu, cuối cùng bị vong quốc dưới tay Vũ Văn Ung, Vũ Văn Ung chiếm được Nghiệp Thành, tự xưng Chu Vũ Đế. Sau khi nước Tề diệt vong, Vương phi của Lan Lăng Vương là Trịnh Nhi cũng xuất gia đi tu.

Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung thống nhất Nam Bắc triều được hai năm thì bạo bệnh qua đời, Dương Kiên lên ngôi lập ra NHÀ TÙY, tuy chỉ tồn tại 40 năm (581 - 618 sau CN) và không để lại nhiều di sản văn hóa, nhưng đây là tiền để mở ra cánh cửa Đại Đường hưng thịnh.

Dương Kiên là vị hoàng đế tài giỏi, nhưng con ông lại quá nhu nhược nên khiến nhà Tùy suy vong, các anh hùng hảo hán trong thiên hạ lại tiếp tục tranh nhau vị trí bá chủ thiên hạ, nổi bật là 18 vị anh hùng (Tùy Đường thập bát hảo hán).

Lý Thế Dân được xem là người văn võ song toàn, biết dùng nhân tài, nổi bật nhất trong số thập bát hảo hán. Sau khi giành được chiến thắng, cha ông là Lý Uyên lên ngôi hoàng đế vào năm 618, lập ra NHÀ ĐƯỜNG. Công lao khai quốc của Lý Thế Dân nhưng người làm thái tử lại là Lý Kiến Thành. Vì e sợ, Kiến Thành hai lần mưu sát Thế Dân không thành, cuối cùng đã bị Thế Dân giết chết.

Lên ngôi hoàng đế, Lý Thế Dân xưng là Thái Tông, bắt đầu mở ra thời đại ấm no cực thịnh, hàng trăm năm loạn lạc trong chiến tranh của thời Nam Bắc triều đã lùi vào quá khứ, dưới thời Đường Thái Tông, kinh tế, quân sự phát triển tột độ, ông liên tục mở rộng lãnh thổ, đưa ra các chính sách cai trị hợp lý khiến lòng dân ấm no, thiên hạ thái bình. Trung Hoa bấy giờ đã thống nhất, trở thành nhà nước phong kiến tập quyền hùng mạnh.

Đến đời con trai ông Đường Cao Tông Lý Trị lại quá nhu nhược, nên quyền lực trị quốc rơi vào tay Võ hậu. Võ hậu không chỉ thao túng mọi quyền lực, bà còn tự xưng đế, bất chấp sự phản kháng của tất cả quan lại.
Sau khi bà lên ngôi, lấy hiệu Võ Tắc Thiên, làm nhà Đường bị gián đoạn (cai trị từ năm 690 - 705 TCN) tuy con đường đến với ngôi báu rất khắc nghiệt, nhưng nhà VÕ CHU do bà cai trị rất thịnh vượng, người dân không phải lo cái ăn cái mặc.

Sau khi bà chết, Lý Long Cơ kế vị xưng Đường Huyền Tông, lại một lần nữa viết nên 40 năm thịnh thế vào trang sử của Đại Đường.
Cũng vào thời đại nhà Đường này, nhiều anh tài được xuất hiện trong các điển cố về sau đã xuất hiện như Lí Bạch, Đỗ Phủ.

Quý phi của Đường Huyền Tông là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, Dương Ngọc Hoàn. Nàng là nguyên nhân quan trọng khiến loạn An Sử (do An Lộc Sơn cầm đầu) vào CN năm 755, kết thúc thời thái bình thịnh vượng hàng trăm năm của nhà Đường.

Các mầm mống loạn quốc thời này bắt đầu nhen nhóm nổi dậy, cực đại nhất vào khoảng năm 885, cuối cùng diệt vong vào CN năm 907, Trung Hoa một lần nữa lại bị chia cắt.

Về sau binh sĩ đưa Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lên ngôi, lập ra nhà Tống,

Em trai vua Tống Thái Tông lên ngôi, tiếp nối đại nghiệp. Lãnh thổ nhà Tống đã bị thu hẹp rất nhiều so với nhà Đường. Thái Tổ và Thái Tông văn võ song toàn, nhưng các vua Tống đời sau lại nhu nhược, trọng văn khinh võ, sợ hãi trong ngoại giao với quân Liêu và Tây Hạ, kinh tế yếu kém, quốc khố trống rỗng, bách tính lầm than, cuối cùng phải bước đến bờ vực diệt vong.

Thời Tống Nhân Tông có một nhân vật nổi tiếng Bao Chẩn. Tuy quân sự kinh tế không thể bì với thế hệ trước, nhưng thời Tống có một bước tiến văn hóa khá quan trọng, nghệ thuật thư pháp lên ngôi. Vì sự nhu nhược của Tống, người kim tộc Nữ Chân vùng lên đánh chiếm hầu hết các lãnh thổ phía Bắc, các vị danh tướng giai đoạn này không nhiều, nhưng dũng mãnh nhất phải kể đến Nhạc Phi.

Sau nhà Kim bị một tộc khác hùng mạnh hơn, là đế quốc Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thống nhất vào năm 1207, đã đánh bật Kim ra khỏi lãnh thổ Nam Tống, các hoàng thất nhà Tống đều tự vẫn chết vào năm 1279.

Đất nước Trung Hoa lại bước sang trang mới:
NHÀ NGUYÊN. Là triều đại do tộc người Mông Cổ là Nguyên Thái Tổ Hốt Tất Liệt khai quốc vào năm 1271, đóng ở Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay), Trung Hoa một lần nữa lại được thống nhất.
Nhưng bình an và thịnh vượng chỉ kéo dài đời các vị hoàng đế đầu, các hoàng đế về sau liên tiếp bại trận khi có tham vọng đánh chiếm Nhật Bản và Đông Nam Á.

Năm 1351 dưới thời cai trị của Nguyên Huệ Tông, khởi nghĩa Khăn Đỏ bùng nổ khắp cả nước, báo hiệu ngày tàn của nhà Nguyên.

Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, đây cũng là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập. Đầu triều Minh, do chính sách cai trị phù hợp của Chu Nguyên Chương, quốc lực dần được khôi phục, đời sống bách tính tuy không được sung túc như Hán, Đường nhưng nhìn chung vẫn ổn định đủ sống.

Tuy nhiên thời kì Anh Tông và Cảnh Thái Đế thì quốc lực suy kiệy, được Long Khánh tông chính và Vạn Lịch trùng hưng, nhà Minh lại trở về thời kì thịnh thế.

Tới thời Thần Tông, hoàng đế vô dụng, bỏ bê chính sự, triều cương hỗn loạn, khởi đầu cho sự kết thúc một triều đại không xa. Đến thời Tư Tông thì cuối cùng triều Minh đã diệt vong dưới tay Lý Tự Thành vào năm 1644. Chính quyền Nam Minh và Minh Trịnh tồn tại thêm vài thập niên như đèn treo trước gió, và chấm dứt khi Thanh triều chiếm lĩnh Đài Loan.

Tiếp theo là triều đại vua chúa cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, TRIỀU THANH. Được tộc người Nữ Chân xây dựng lấy quốc hiệu là Đại Kim, đến năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi và đổi thành Đại Thanh. Hưng thịnh đỉnh điểm thời Khang Hi, Càn Long.

Từ Gia Khánh trở về sau thì chính trị chịu nhiều biến loạn, sức mạnh quân sự giảm sút và phải đối mặt với sức ép ngoại giao, nhà Thanh trở nên tàn tạ từ nửa cuối thế kỉ 19. Cuối cùng bị lật đổ trong cuộc cách mạng Tân Hợi, vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi buộc phải thoái vị vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, thế là bánh xe lịch sử 5000 năm của Trung Hoa dừng lại trước cột mốc mới: Chế độ Cộng Sản.

Điểm danh lại, các triều đại nha:
1) Hạ (Thế kỉ 21 TCN - Thế kỉ 16 TCN)
2) Thương (1766 TCN - 1122 TCN)
3) Chu (1046 TCN - 250 TCN, tồn tại 777 năm, lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa)
4) Xuân Thu (771 TCN - 403 TCN) Giai đoạn thứ nhất của nhà Đông Chu.
5) Chiến Quốc (Thế kỉ 5 TCN - 221 TCN, thường được xem là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu)
6) Tần (221 TCN - 206 TCN)
7) Hán (206 TCN- công nguyên năm 220)
8)Tam Quốc (220 - 280)
9) Lưỡng Tấn (265 - 420)
10) Nam Bắc triều (420 - 589)
11) Tùy (581 - 619)
12) Đường (18/6/618 - 1/6/907)
13) Tống (960 - 1279)
14) Nguyên (1279 - 1368)
15) Minh (23/1/1368 - 25/4/1644)
16) Thanh.(1644 - 1911).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top