SNotes

Tuyên ngôn Độc lập (Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Là người đã viết "Bản án chế độ thực dân Pháp" năm 1925, Hồ Chí Minh cả thấy "sảng khoái nhất" khi cầm bút viết những lời kết thúc cho chế độ thực dân Pháp và khai sinh ra chế độ dân chủ cộng hòa tại Việt Nam. (Trần Đình Sử)
Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của bao nhiêu hi vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam. (Trần Dân Tiên)
2. Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

Và từ ấy đến nay, cho dù đã có biết bao người khác, vẽ và kể chuyện về sông Đà, làm thơ và ca hát với sông Đà thì có lẽ vẫn chưa ai vượt hơn được Nguyễn Tuân trong việc biến vùng sông nước ấy thành nghệ thuật, thành một gợi cảm mênh mông. (Đỗ Kim Hồi)
Qua bài tùy bút, đặc biệt là qua đoạn tả cuộc vượt thác của ông lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói với ta rằng: chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ có ở nơi chiến trường. Nó ở ngay trong cuộc sống của nhân dân ta hằng ngày phải vật lộn với thiên nhiên vì miếng cơm manh áo. Và trí dũng tài ba không phải tìm ở đâu đâu, mà ở ngay những người dân lao động bình thường kia. Cuộc đời ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. (Nguyễn Đăng Mạnh)
3. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến Huế và đã bị con sông này (sông Hương) mê hoặc. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa Hương Giang trở thành biểu tượng của đất cố đô. (Bùi Thị Hải Hạnh)
Hành trình của sông Hương từ thượng nguồn ra biển chính là hành trình của đời người, hành trình của tâm hòn xứ Huế, hành trình của nền văn hóa Huế... "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" chẳng khác nào một bài thơ văn xuôi thấm được vẻ đẹp trữ tình, nó cho ta thấy được: Huế là nhạc, là thơ, là họa, là tất cả những gì con người trận trọng họi lại bằng hai chữ Nghệ Thuật. Đây thực sự là bài ca về tình yêu xứ sở, tình yêu quê hương đất nước của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (Nguyễn Văn Bính)
4. Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Cuộc đấu tranh trong bản thân con người để làm chủ những nhu cầu và ham muốn, nhất là khi bị hoàn cảnh tác động. Ở đây, cuộc đấu tranh này cũng cảnh báo khả năng lấn át của thế xác cả những nhu cầu tầm thường đối với linh hồn, tức là đối với khát vọng sống cao khiết. (Đặng Hiền)
... là cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người nà chúng ta đang tiến hành hiện nay theo đòi hỏi không chỉ của ý thức đạo lí mà còn của chính nhu cầu tồn tại của con người, là quan niệm nhân sinh trong môi trường đạo đức xã hội mới.
Hy vọng rằng, các thí sinh có thể chọn cho mình những câu nhận xét hay nhất để vận dụng vào bài thi. Chúc các bạn thi tốt!

5. Tây Tiến (Quang Dũng)

Quang Dũng vào "làng" thơ cách mạng với bài Tây Tiến. Như có mối duyên gì ràng buộc, bài thơ ấy gắn bó với người làm ra nó đến mức cứ nói đến Quang Dũng là người ta nhớ đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại. (Trần Lê Văn)
Ngòi bút của Quang Dũng khi dựng lên hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lý tưởng, của tinh thần lãng mạn. (Trần Đăng Suyền)

6. Việt Bắc (Tố Hữu)

Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình chính trị. Nhưng như mọi bài thơ trữ tình chính trị sâu sắc xưa nay, bài thơ không chỉ có chính trị. Cùng với nội dung chính trị yêu nước, yêu sự nghiệp chung, tự hào dân tộc, bài thơ còn chan chứa tình người. Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ. (Trần Đình Sử)
Với tầm nhìn của một nhà thơ cách mạng, một nhà tư tưởng, Tổ Hữu đã phản ánh sâu sắc hiện thực kháng chiến 15 năm của Việt Bắc và dự báo những diễn biến tư tưởng trong hòa bình. (Nguyễn Đức Quyền)
3. Đất Nước (Trích trường ca "Mặt đường khát vọng" – Nguyễn Khoa Điềm)

Cái đặc sắc trong đoạn thơ Đất Nước là sự cảm nhận về đất nước trong một cách nhìn trọn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện và nổi bật là tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. (Nguyễn Đăng Mạnh)
Nguyễn Khoa Điềm đã làm cho mọi người cảm nhận Đất Nước một cách sâu sắc và hoàn toàn mới mẻ nhưng lại bình dị: Đất Nước, văn hóa, con người, cuộc sống là một thể toàn vẹn muôn đời... (Trần Đình Sử)

7. Sóng (Xuân Quỳnh)

Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn với hình tượng sóng. Cả bài thơ là những cơn sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn, vô hồi. (Nguyễn Văn Long)
Chị muốn vĩnh viễn hóa tình yêu, để tình yêu sống mãu với muôn đời. Hành trình của con sóng tìm ra tận bể là hành trình chối bỏ những giới hạn chật hẹp để tìm đến một tình yêu vĩnh hằng, tuyệt đích. (Nguyễn Văn Bính)
5. Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)

"Tôi hay xâu chuỗi vào nhau
Những chữ rời rạc như xâu hạt cườm
Có khi dùng sợi chỉ thường
Có khi là một chuỗi cườm không dây."

Đó không chỉ là công việc xâu hạt cườm cụ thể mà còn thể hiện một nỗ lực tì tòi, cách tân thơ, một thể nghiệm táo bạo và hiện đại trong quá trình sáng tạo. Thanh Thảo được biết đến như một gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ, đồng thời cũng là một cây bút ưa tìm tòi, đổi mới hình thức nghệ thuật. Thi phẩm Đàn ghi ta của Lorca được xem như một minh chứng cho những tìm tòi ấy. (Nguyễn Văn Bính)

Bằng tấm lòng dũng cảm, thái độ ngưỡng mộ và sự tiếc thương sâu sắc, Thanh Thảo đã ca ngợi vẻ đẹp hình tượng Lorca, một nghệ sĩ yêu tự do, yêu Tổ quốc Tây Ban Nha và hơn hết là yêu con người, yêu cuộc sống. (Nguyễn Văn Bính)


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: